Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ...

Tài liệu Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận

.PDF
144
963
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ PHAN THANH NAM VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ PHAN THANH NAM VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Phan Thanh Nam LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông ngành dân vận, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những ý kiến góp ý chân thành, sâu sắc cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót.Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến,hƣớng dẫn, bổ sung để tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Phan Thanh Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH DÂN VẬN .................................................................................. 13 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 13 1.2. Ngành dân vận ............................................................................................... 34 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và Ban Dân vận Trung ƣơng về các phƣơng tiện truyền thông mới .................................................................... 42 Tiểu kết chƣơng ................................................................................................. 148 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN ................................................................................................................ 50 2.1. Đánh giá vai trò của các phƣơng tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận ........................................................... 50 2.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông ngành dân vận .............................................. 77 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 84 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN ....................................................... 85 3.1. Dự báo sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới ....................................... 85 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông ngành dân vận ....................... 99 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 113 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 118 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Mô hình hoạt động truyền thông ngành dân vận hiện nay ......... 38 Biểu đồ 2.1: Đánh giá tốc độ lan truyền thông tin của mạng xã hội............... 51 Biểu đồ 2.2: Tần suất tham gia bình luận các sự kiện nóng trên mạng xã hội55 Biểu đồ 2.3: Đánh giá độ chính xác của thông tin trên mạng xã hội .............. 61 Biểu đồ 2.4: Về nắm bắt thông tin ngành dân vận ................................................... .81 Biểu đồ 3.1: Mô hình đổi mới hoạt động truyền thông của ngành dân vận ...102 BẢNG CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BDVTW : Ban Dân vận Trung ƣơng BDV : Ban Dân vận & : Và MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PGS : Phó Giáo Sƣ TS : Tiến sĩ TW : Trung ƣơng TT&TT : Thông tin và Truyền thông MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thập niên cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông dẫn tới sự ra đời của các loại hình truyền thông mới dựa trên nền tảng Internet. Cùng với những tác động của toàn cầu hóa và tiến trình Việt Nam hội nhập toàn diện với thế giới đã tạo điều kiện cho công nghệ thông tin, truyền thông trong nƣớc phát triển nhanh chóng. Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế.Cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp, các tầng lớp nhân dân thay đổi nhanh chóng; nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, về thông tin, về dân chủ cũng không ngừng tăng lên, bên cạnh đó cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề nhƣ sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng thiếu dân chủ, công bằng trong xã hội, ảnh hƣởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống, đến tâm tƣ, tình cảm, nhận thức, thái độ, hành động, cuộc sống của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong một thế giới ngày càng “phẳng”, công chúng Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với lƣợng thông tin vô cùng phong phú cả về số lƣợng, chất lƣợng, thể loại; nội dung mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực. Đối tƣợng tiếp nhậnthông tin cũng đã đƣợc chủ động liên kết, lựa chọn, sử dụng, cung cấp và tƣơng tác vào nội dung thông tin. Trong bối cảnh đó, các cơ quan truyền thông trong nƣớc cũng đã có sự thay đổi, tiến bộ vƣợt bậc cả về công nghệ; cách thức tổ chức, phƣơng thức hoạt động; bố trí, sử dụng nguồn nhân lực... để cạnh tranh thông tin và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. 1 Ngƣời làm công tác báo chí truyền thông, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Chiến sỹ cách mạng” trên mặt trận tƣ tƣởng - văn hóa; không chỉ tuyên truyền , vận động một chiều hay là “ngƣời gác cổ ng” thông tin đơn thuầ n nhƣ trƣớc đây mà phải chủ động ,tích cực tham gia trong hoạt động truyền thông, là cầu nối cung cấp thông tin hai chiều , thậm chí nhiều chiều; một mặt thông tin, tuyên truyền về các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, kiên quyết đấu tranh với các luận điểm sai trái; mặt khác phải phản ánh trung thực cuộc sống, nêu lên ý kiến, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, thông tin phản hồi, tham gia giám sát,phản biện xã hội để giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trƣơng, chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống, góp phần tạo sự đồng thuận, tạo nên dƣ luận xã hội tích cực. Ngành dân vậnbên cạnh nhiệm vụ chính làtham mƣu cho cấp ủy đảngvề chủ trƣơng, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận, mong muốn phát huy tối đa ƣu thế của hoạt động truyền thông mà trọng tâm là các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Hoạt động truyền thông củangành dân vận những năm qua đã đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quan tâm, chăm lo đầu tƣ trên tất cả các mặt, cả về vật chất, tinh thần, công tác cán bộ... Ngành dân vận đã áp dụng đa dạng các hình thức truyền thông, tuyên truyền nhƣ: tuyên truyền miệng, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp báo, xuất bản sách, làm phim tài liệu, tờ rơi, lôgô... để cung cấp thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới các đối tƣợng công chúng. Ban Dân vận Trung ƣơng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân về các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về 2 công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Tích cực phối hợp với các báo, tạp chí của Đảng, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của trung ƣơng và địa phƣơng để tuyên truyền về công tác dân vận, cũng nhƣ cung cấp thông tin của ngành tới xã hội. Các phƣơng tiện truyền thông mới có những ƣu điểm, tác động tích cực đối với công tác dân vận nhƣ: góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân; phát huy dân chủ; tuyên truyền, thuyết phục, vận động, nhân dân trong tuân thủ các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc; tổ chức, vận động các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc...Bên cạnh đó,cácphƣơng tiện truyền thông mới nói chung và mạng xã hội nói riêng trở thành phƣơng tiệncủa các thế lực thù địch trong thực hiện chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc”... phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân; làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của đời sống xã hội cũng nhƣ cá nhân ngƣời sử dụng, nhất là những ngƣời trẻ tuổi, thế hệ trẻ. Thực tế đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu vềcác phƣơng tiện truyền thông mới, vai trò của chúng với hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông ngành dân vận nói riêng để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của ngành dân vận. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận” làm luận văn thạc sỹ báo chí học. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 Trong kỷ nguyên văn minh thông tin số hóa hiện nay, các phƣơng tiện truyền thông mới là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc và có nhiều tài liệu nghiên cứu giá trị. Tuy nhiên nghiên cứu về truyền thông của ngành dân vận là một phạm vi nghiên cứu chuyên ngành hẹp, trên thế giới không có cơ quan và hệ thống ngành tƣơng đƣơng. Trong nƣớc cũng chƣa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động truyền thông ngành dân vận. Các nghiên cứu về truyền thông chính trị khá phong phú và đa dạng, song không có truyền thông liên quan đến Dân vận một cách cụ thể. Có chăng chỉ là thấp thoáng đâu đó trong một số công trình nghiên cứu đề cập gần đến lĩnh vực này. Truyền thông và truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng đối với xã hội vì những lợi ích thực tế mà nó mang lại, đặc biệt là trong những năm gần đây khi công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng phát triển rất nhanh ở nƣớc ta, kéo theo đó là nềnkinh tế tri thức, nhu cầu chia sẻ thông tin và các sản phẩm thông tin ngày càng phát triển cùng nhiều hiện tƣợng xã hội mới. Truyền thông và truyền thông đại chúngđã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhƣ: tâm lý học, lịch sử học, báo chí học…Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và truyền thông, thời gian vừa qua, đã có nhiều cuốn sách, tham luận, luận văn đề cập tới vấn đề này. Trong đó, nhiều tác phẩm đã đề cập tới sự tác động của các phƣơng tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội đối với truyền thông tại Việt Nam. Cuốn sách của tác giả Bùi Hoài Sơn (2008) mang tên “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội ở Việt Nam” doNxb Khoa học Xã hội đề cập tới sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông mới ở Việt Nam với hai đại diện tiêu biểu là điện thoại di động và Internet. Trong đó, tác giả điểm qua một số phƣơng diện lý thuyết trong việc nghiên cứu 4 phƣơng tiện truyền thông mới ở Việt Nam; phân tích những thay đổi văn hoá - xã hội dƣới ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông mới. Cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của tác giả Nguyễn Thành Lợi chỉ ra vai trò của truyền thông xã hội trong kỉ nguyên số, những đặc điểm của truyền thông xã hội, vai trò, ảnh hƣởng của truyền thông xã hội đối với báo chí hiện đại. Nội dung chính của cuốn sách cũng chỉ ra sự thay đổi, phát triển của các lý thuyết truyền thông trong môi trƣờng truyền thông Internet. Cuốn sách “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2014 đã đƣa ra nhiều bài viết giá trị về truyền thông đại chúng. Trong đó đề cập tới quan điểm tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, đa ngành khi nghiên cứu truyền thông; tác động của mạng xã hội với hoạt động truyền thông và văn hóa đại chúng; Ngôn ngữ mạng xã hội: “chính thống” hay “không chính thống”... Có thể nói, đây là công trình chỉ ra nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về các phƣơng tiện truyền thông mới giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, cuốn sách chuyên khảo mang tựa đề “Báo chí và mạng xã hội” của tác giả Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên) và Đinh Thị Thu Hằng xuất bản năm 2014 bởi Nhà xuất bản Lý luận Chính trị cũng là tài liệu rất có giá trị. Cuốn sách dày 224 trang, đƣợc chia thành 4 chƣơng, đi lần lƣợt từ những vấn đề chung của mạng xã hội và báo chí đến mối quan hệ hai chiều của hai loại hình truyền thông này. Trong tác phẩm chuyên khảo này, các tác giả cũng khẳng định rằng, mạng xã hội giúp thông tin báo chí đƣợc quảng bá rộng rãi. Đây là một kênh giao tiếp công cộng tạo liên kết dễ dàng, nhanh chóng mà không bị giới hạn bởi chiều không gian cũng nhƣ thời gian của đời sống thực. Thông qua sự quảng bá của mạng xã hội, thông tin báo chí đến đƣợc với 5 nhiều công chúng hơn, trở nên gần gũi hơn đồng thời, sức tác động cũng sẽ mạnh mẽ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Truyền thông xã hội – Truyền thông cổ điển và dƣ luận xã hội” do Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức tháng 10/2013. Trong đó có nhiều bài tham luận, nghiên cứu giá trị về truyền thông cổ điển, truyền thông xã hội và các tác động của nó tới các mặt của đời sống xã hội nói chung và tới hoạt động truyền thông nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về truyền thông đƣợc công bố trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng và Internet trong những năm gần đây. Cuốn sách “Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng…” do NXB Trẻ ấn hành năm 2014 khẳng định sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của Facebook đối với cuộc sống hiện đại. Tập sách đƣa ra cảnh báo về trào lƣu “mạng xã hội”, nơi mà con ngƣời đang dần bị phụ thuộc.Luận văn thạc sĩ của Bùi Thu Hoài (2014) “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, tìm hiểu thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ” đã chỉ ra thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ. Tác giả đã phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến đối tƣợng này trong lối sống, việc thu thập, tiếp nhận, kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin, cũng nhƣ quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống. Qua khảo sát cũng cho thấy, công tác dân vận và ngành dân vận là một đối tƣợng nghiên cứu khoa học khá phổ biến, song thuộc các chuyên ngành xây dựng Đảng và thƣờng đƣợc lựa chọn góc độ tiếp cận nghiên cứu nhƣ: tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, “Dân vận khéo” theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đổi mới công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay, dân vận và dân chủ, công tác dân vận trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, công tác dân vận chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các loại hình, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay... 6 Tuy nhiên,các nghiên cứu và bài viết về truyền thông của hệ thống các cơ quancủa Đảng, Nhà nƣớc thì thƣờng ở những góc độ,vấn đềrất cụ thể, theo chuyên ngành không thể lấy làm nền tảng để phát triển.Hoặc các bài viết về truyền thông mang tính vĩ mô nhƣ: PR chính trị, truyền thông chính trị, hoạt động tuyên truyền của tổ chức... nhƣng thông tin không mang tính thời sự. Gần nhƣ chƣa có nghiên cứu hay hội thảo khoa học chuyên ngành nào về truyền thông trong công tác dân vận, truyền thông của ngành dân vận. Trong chuyên ngành báo chí và truyền thông hầu nhƣ cũng không có một đề tài chuyên sâu, khóa luận, luận văn lựa chọntruyền thông của ngành dân vận làm đối tƣợng nghiên cứu. Chỉ có một số nghiên cứu, sách, báo, tài liệu liên quan đến truyền thông và truyền thông ngành dân vận nhƣ: Đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc về “Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới” do bà Hà Thị Khiết làm chủ nhiệm; Báo cáo tổng kết “Mối quan hệ Đảng – Dân qua 30 năm đổi mới (1986-2016)” của Ban Chỉ đạo tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới; cuốn sách Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thế Trung; Báo cáo tổng quan đề án “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền của tạp chí các Ban Đảng Trung ƣơng trong tình hình mới” do Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng chủ trì; tài liệu về Đƣờng lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc về báo chí, xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện; một số bài viết trên tạp chí Dân vận... Vì vậy, đề tài “Vai trò của các phương tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận”sẽ là một trong những công trình đầu tiên đề cập về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu 7 Luận văn làm rõđặc điểm, tính chất của các phƣơng tiện truyền thông mới;nêu lên thực trạng (những ƣu điểm, hạn chế) hoạt động truyền thông của ngành dân vận, qua đó từng bƣớc phân tích tác động, vai trò của các phƣơng tiện truyền thông mới đến hoạt động truyền thông của ngành dân vận; từ đó đề xuấtcác giải pháp, kiến nghị, đƣa ra mô hình truyền thông mới để ứng dụng cụ thể vào thực tiễn công tác truyền thông của ngành dân vận và công tác dân vận của Đảng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về các phƣơng tiện truyền thông mới, mối liên hệ giữa các phƣơng tiện truyền thông mới và truyền thông ngành dân vận. Qua đó hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản về các phƣơng tiện truyền thông mới, truyền thông ngành dân vận và vai trò của các phƣơng tiện truyền thông mới với truyền thôngngành dân vận. - Phân tích và khảo sát những tác động của các phƣơng tiện truyền thông mới đối với cách thức truyền thông của một số cơ quan Đảng, Nhà nƣớc tại Việt Nam đƣợc phản ánh qua mạng xã hội (Facebook)từ năm 2013 2015 , cả định lƣợng và định tính. - Phỏng vấn một số lãnh đạo, chuyên gia, nhà báo gắn bó với công tác dân vận để tìm hiểu quan điểm của họ vai trò của các phƣơng tiện truyền thông mới với báo chí truyền thông nói chung và truyền thông ngành dân vận nói riêng. - Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của các phƣơng tiện truyền thông mới với truyền thông ngành dân vận. - Kiến nghị các giải pháp, đề xuất nhằm phát huy những tác động tích cựccủa các phƣơng tiện truyền thông mới đối với hoạt động truyền thông của ngành dân vận. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vai trò của các phƣơng tiện truyền thông mới đối với truyền thông của ngành dân vận trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Các phƣơng tiện truyền thông mớiđang đƣợc ngành dân vận sử dụng mà trọng tâm làwebsite Dân vận, trang thông tin điện tử Dân vận và mạng xã hội Facebook. - Thời gian nghiên cứu:năm 2013 - 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Đề tài luận văn này đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về báo chí, truyền thông và lĩnh vực công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết về báo chí, truyền thông, mạng xã hội và các phƣơng tiện truyền thông mới làm cơ sở lý luận. 5.2. Phƣơng pháp cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu:Hoạt động cụ thể của phƣơng pháp này là sƣu tầm, thống kê, phân loại và phân tích tài liệu liên quan đến đề tài Luận văn. Phƣơng pháp này có ƣu điểm về tính hệ thống trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu, là bƣớc tạo dữ liệu tiền đề cho hoạt động nghiên cứu trong Luận văn. Các tài liệu gồm có: - Văn bản, chỉ thị, nghị quyết, của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó, Luận văn có đƣợc cách nhìn cụ thể về đƣờng lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cách thức tổ chức, quản lý của 9 Nhà nƣớc về các phƣơng tiện truyền thông mới nói riêng và đối với truyền thông ngành dân vận nói riêng. - Một số tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Thông qua đánh giá các tài liệu này, có thể xây dựng bức tranh tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa đƣợc những gì từ các nghiên cứu trƣớc, tác giả có thểvận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát đƣợc đểrút ra một số kết quả nghiên cứu mới trong luận văn; đồng thời, bƣớc đầu xây dựng khung lý thuyết liên quan và vận dụng những lý thuyết cụ thể vào thực tiễn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung cơ bản của đề tài, tác giả thiết kế các câu hỏi phỏng vấn sâu một số nhà lãnh đạo, quản lý, chuyên gia hoạt động trong ngànhdân vận và báo chí truyền thông. Tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá một vai trò và nhữngảnh hƣởng tích cực, tiêu cực của mạng các phƣơng tiện truyền thông mới đối với truyền thông của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc nói chung và cụ thể là ngành dân vận. Với kết quả thu đƣợc, tác giả tiếp tục sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để đƣa ra những nhận định khách quan về vấn đề đƣợc đƣa ra. - Phương pháp phân tích nội dung:là phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tác giả thu thập các tin, bài tiêu biểu đăng trên các phƣơng tiện truyền thông mới và mạng xã hội Facebook mang tính thời sự và chủ đề tƣơng đối trùng hợp để khảo sát, phân tích về nội dung, phƣơng pháp thông tin, truyền thông và qua đó đánh giá ƣu điểm, hạn chế của chúng. - Phương pháp nghiên cứu thống kê xã hội học:Các yếu tố định lƣợng từ hoạt động này dùng đểtham chiếu, tăng tính thuyết phụccho những phân tích trong luận văn. Tác giả tiến hành phát 200 bảng hỏi anket. Đối 10 tƣợng khảo sát là: cán bộ, công chức trong hệ thống dân vận, ngƣời làm công tác báo chí truyền thông (tập trung ở Ban Dân vận Trung ƣơng, ban dân vận các tỉnh, thành ủy). Cách thức: Gửi và nhận bảng hỏi qua mạng internet.Xử lý: Thiết kế và xử lý kết quả bằng chƣơng trình Google Docs. Bảng hỏi đƣợc thiết kế 9 câu, trong đó sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tập trung vào tác động của các phƣơng tiện truyền thông mới đối với truyền thông và truyền thông ngành dân vận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về lý luận:Công trình là sự bổ khuyết nhất định cho các khoảng trống lý thuyết truyền thông vềvai trò của các phƣơng tiện truyền thông mới, truyền thông ngành dân vậntrong nghiên cứu báo chí – truyền thông hiện nay; đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần định vị cho hoạt động truyền thông của ngành dân vận nói riêng và công tác dân vận của Đảng nói chung trong giai đoạn hiện nay. - Về thực tiễn:Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai trò của hoạt động truyền thông mới đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành dân vận nói riêng và truyền thông trong công tác dân vận của Đảng nói chung. Đƣa ra các đánh giá, khuyến nghị nhằm giúp ban dân vận các cấp, các tổ chức, cá nhân làm truyền thông có thể tham khảo, cân nhắc và điều chỉnh các chiến lƣợc truyền thông cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài gắn với chuyên ngành đƣợc đào tạo là Báo chí học, gắn với hệ thống dân vận, Ban Dân vận Trung ƣơng là cơ quan chủ quản của Tạp chí Dân vận, nơi học viên có quá trình công tác hơn 10 năm qua, chắc chắn sẽ giúp đúc rút nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích, đóng góp vào quá trình công tác của học viên và đồng nghiệp trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn 11 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng: - Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH DÂN VẬN - Chương 2:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN - Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH DÂN VẬN 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NGÀNH DÂN VẬN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1.Truyền thông Lịch sử loài ngƣời cho thấy, con ngƣời có thể sống đƣợc với nhau, giao tiếp và tƣơng tác lẫn nhau trƣớc hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ, hành vi… để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc). Qua quá trình truyền thông liên tục, con ngƣời sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền thông đƣợc xem là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, là nền tảng hình thành nên cộng đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ tổ chức xã hội nào. Mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời sẽ không thể duy trì nếu không có hoạt động giao tiếp trong đó chủ yếu là sự trao đổi thông tin giữa từng cá thể với nhau, giữa cá thể với cộng đồng hay giữa cộng đồng với nhau. Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúngđƣa ra định nghĩa: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”[35] Các tác giả cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản–các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng đã đƣa ra nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về truyền thông, trong đó định nghĩa đƣợc coi là chung nhất nhƣ sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan