Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ...

Tài liệu TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ

.PDF
109
770
134

Mô tả:

TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 66 22 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH SÂM Thành Phố Hồ Chí Minh- 2012 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 13 1.1. Cần Thơ ............................................................................................... 13 1.1.1. Vùng đất, con người..................................................................... 13 1.1.2. Báo Cần Thơ ................................................................................ 14 1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí .............................................................. 15 1.2.1 Các quan điểm khác nhau về phong cách ngôn ngữ báo chí ........ 15 1.2.2 Chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách ngôn ngữ báo chí ............ 17 1.3. Lý thuyết giao tiếp của Roman Jakobson và việc nhận diện phong cách và thể loại ............................................................................................ 21 1.4. Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí ..................................... 25 1.5. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí ................................................................. 29 1.5.1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện ........................................ 29 1.5.2. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự tương tác ......................... 29 1.5.3. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự hấp dẫn ............................ 30 1.6. Một số thể loại báo chí tiêu biểu ......................................................... 31 1.7. Màu sắc địa phương và màu sắc địa phương Nam Bộ ........................ 35 1.7.1. Màu sắc địa phương ..................................................................... 35 1.7.2. Màu sắc địa phương Nam Bộ ...................................................... 37 1.8. Tiểu kết ................................................................................................ 39 Chương 2 : NGÔN NGỮ NHẬT BÁO CẦN THƠ ................................... 41 2.1. Tiêu đề ................................................................................................. 41 2.1.1. Cấu tạo của tiêu đề ....................................................................... 42 2.1.2. Sự phân bố 5W + 1H ở đơn đề .................................................... 50 2.1.3. Mối quan hệ về mặt nội dung trong hệ thống đa đề .................... 54 2.1.4. Một số thủ pháp nghệ thuật sử dụng ở tiêu đề ............................. 57 2.2. Dẫn đề .................................................................................................. 58 2 2.2.1. Mô hình dẫn đề theo lý thuyết của F. Danes ............................... 58 2.2.2. Mô hình dẫn đề theo T- R- I ........................................................ 67 2.2.3. Mô hình dẫn đề theo cấu trúc 5W + 1H....................................... 73 2.3. Đoạn văn .............................................................................................. 79 2.4. Văn bản ................................................................................................ 82 2.5. Màu sắc địa phương Nam Bộ .............................................................. 87 2.5.1. Từ biến thê ngữ âm ...................................................................... 88 2.5.2. Từ ngữ địa phương...................................................................... 88 2.5.3. Từ ngữ xưng hô ............................................................................ 89 2.5.3. Địa danh ....................................................................................... 90 2.5.4. Sản vật địa phương....................................................................... 90 2.5.5. Thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ ..................................................... 92 2.5.6. Một só biểu thức diễn đạt............................................................. 93 2.6. Tiểu kết ................................................................................................ 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm các loại như báo nói, báo hình, báo ảnh, báo chữ đều có bước phát triển nhảy vọt. Hầu như ở thành phố nào, tỉnh nào cũng có các đài truyền hình, đài phát thanh, báo đảng. Và các cơ quan thông tấn địa phương bên cạnh những cái chung, xét riêng về mặt ngôn ngữ nó cũng có những yêu cầu riêng ví dụ như đáp ứng cho một bộ phận công chúng trên một địa bàn cụ thể. Và như vậy, liệu các phương ngữ địa lý, các phương ngữ xã hội có vai trò gì trong việc chuyển tải thông tin, chuyển tải các đường lối chính sách của nhà nước đến với người dân. Tiếng Việt khác với tiếng Hán hiện đại, tiếng Việt đang tồn tại dưới dạng các phương ngữ và ít nhất theo một quan niệm phổ biến. Tiếng Việt có 3 phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Giữa chúng ít nhiều có sự khác biệt, rõ nhất là về mặt ngữ âm và một ít là từ vựng. Tuy nhiên, cư dân của 3 phương ngữ này có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng. Điều đó cho thấy rằng, tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên thế đa dạng. Sự đa dạng gắn liền với các phương ngữ, liên quan đến vấn đề ở đây là gắn liền với các cơ quan truyền thông ở địa phương. Và giữ gìn, phát triển sự đa dạng của phương ngữ cũng như giữ gìn sự đa dạng sinh học, sinh thái thiên nhiên. Vậy liên quan đến chuẩn mực ngôn ngữ thì việc xử lý các yếu tố phương ngữ đối với một tờ báo, đối với các cơ quan thông tấn ở địa phương như thế nào? - Phương ngữ Nam Bộ là một phương ngữ khá thống nhất, có thể dễ dẫn thấy là từ Ninh Thuận trở vào Cà Mau hầu như là không có sự khác biệt nhiều. Trong hệ thống phương ngữ đó, thành phố Cần Thơ với tư cách là một cơ quan địa hành chính mà mọi người gọi là thủ phủ của Tây Đô, xét trên 2 nhiều phương diện là có sức lan tỏa. Do vậy, có thể nói, nghiên cứu ngôn ngữ trên báo Cần Thơ là một nghiên cứu có tính chất điển hình và chắc chắn rằng, kết quả thu gặt được từ các ngữ liệu sẽ là những gợi ý lý thú và bổ ích cho cả phương ngữ Nam Bộ. - Là một người công tác tại báo đảng Cần Thơ, chúng tôi muốn có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về việc sử dụng ngôn ngữ. Từ những khái quát đúc kết sẽ đề xuất một số gợi ý trong việc phát huy thế mạnh cũng như hạn chế những nhược điểm xét thuần túy về mặt ngôn ngữ của tờ báo mình hiện đang công tác. Từ tất cả những điều nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Trước hết, cần minh định rõ cái đối tượng mà luận văn trực tiếp khảo sát. Khi xác định đề tài luận văn, đặc trưng ngôn ngữ của báo Cần Thơ, trong nhận thức của chúng tôi, là ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, là các ngữ liệu khảo sát được sưu tập trên tờ báo này. Đương nhiên, là một tờ báo tại địa phương, với yêu cầu phục vụ một công chúng cụ thể, về mặt ngôn ngữ, hiển nhiên ít nhiều có sự khác biệt so với các địa phương khác cũng như ở các báo trung ương. Mặt khác, trong quá trình tiếp cận để làm rõ một số đặc trưng nào đó, luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với một số ngữ liệu ở một số báo khác. Cũng cần lưu ý là, không phải tất cả các văn bản xuất hiện ở trên mặt báo nói chung, báo Cần Thơ nói riêng đều thuộc phong cách báo chí. Vì vậy cần phải xác định rõ hơn đối tượng mà luận văn khảo sát. 2.2 Đặc trưng ngôn ngữ của một tờ báo nhìn khái quát có thể được thể hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ dù tiếp cận từ trên xuống hay từ dưới lên. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các đơn vị sau đây: i) tiêu đề, đề dẫn, đoạn văn và văn bản; ii) màu sắc địa phương là những thành tố có khả năng thể hiện rõ nhất. Ở 3 i), là những thực thể thuộc cấp độ ngôn ngữ, còn ở ii), là các biểu thức ngôn từ thuộc về lời nói theo lý thuyết của Saussure. 2.3 Về mặt thể loại báo chí, xét từ góc độ ngôn ngữ học cũng như truyền thông học, hiện nay có nhiều nghiên cứu rất khác nhau. Hệ thống thể loại này nhiều hay ít là tùy thuộc vào quan niệm và các tiêu chí phân loại. Đó là chưa kể có một khoảng cách rất lớn từ lý thuyết và việc vận dụng ngay ở cách định danh ở các tòa soạn báo. Đây là một vấn đề hết sức lý thú nhưng không phải là trọng tâm của luận văn. Để tiện làm việc, xuất phát từ cách định danh của tòa soạn, ngữ liệu mà chúng tôi sưu tập gồm các thể loại sau đây: - Tin tức: bao gồm tin vắn, tin dài, tin tổng hợp, tin tường thuật, tin trong nước, tin thế giới, tin có tiêu đề, tin không có tiêu đề. Trong thể loại này, luận văn tập trung chú ý nhiều nhất là tin địa phương bởi vì nó có nhiều khả năng thể hiện được đặc trưng ngôn ngữ ít nhất là lời ăn tiếng nói của Nam Bộ. Đương nhiên, thể loại tin tức khó xuất hiện các yếu tố ngôn ngữ địa phương, tuy nhiên không phải là không có. - Phóng sự: như chúng ta biết, phóng sự hình thành từ những tình huống có vấn đề. Đối với một tờ báo địa phương, phóng sự thường gắn liền với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống trên một địa bàn địa phương cụ thể. - Phỏng vấn: về phỏng vấn, nếu như ở một số tờ báo lớn ở trung ương, phỏng vấn thường rơi vào hai trường hợp: i) các chính khách, chính trị gia và ii) một số nhân vật nổi tiếng về các lĩnh vực nào đó ( văn hóa, văn nghệ, thể thao). Thuộc nhóm trước, chủ đề thường liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng xã hội của lãnh đạo và nhóm thứ 2 trao đổi về lĩnh vực chuyên môn nào đó ví dụ như phỏng vấn huấn luyện viên, vận động viên, bác sĩ, v.v. về một số vấn đề chuyên môn mà xã hội quan tâm, thì ở các báo địa phương, phỏng vấn thuộc loại i). Cần nói ngay, phỏng vấn báo in thường có một khâu chuẩn bị trước mặc dầu có thể được biên tập, tỉa tót cẩn thận 4 nhưng do đề cập đến những vấn đề địa phương nên cũng có khả năng thể hiện đặc trưng ngôn ngữ riêng của một vùng đất. - Phản ánh, ghi nhanh: Ngoài 3 thể loại rất phổ biến vừa đề cập, khi sưu tập ngữ liệu trên mặt báo Cần Thơ, chúng tôi còn chú ý đến các thể loại sau đây: về phản ánh: thực ra cách gọi tên này không thật nghiêm ngặt, nó thể hiện cách thức cung cấp thông tin, so với phóng sự thì phản ánh đáp ứng được yêu cầu kịp thời, sốt dẻo nhưng về mặt quy mô, không thể nào bằng được phóng sự. Do vậy, có thể nói được cái phản ánh là dạng thô của phóng sự, là các sự kiện ban đầu làm xuất phát điểm của phóng sự. Giữa phản ánh và phóng sự có đặc điểm chung là đều xuất phát từ những tình huống có vấn đề. Còn ghi nhanh, như tên gọi, đó là một nhát cắt của sự kiện, một khoảnh khắc của sự kiện, mà người phóng viên nắm bắt được. Và do vậy, nó không đòi hỏi phải nêu nguyên nhân, đó cũng là một dạng thông tin ở dạng thô. - Cuối cùng, còn có một thể loại cũng khá quan trọng, đó là ký nhân vật và ký sự kiện mà các tòa soạn thường tập trung ở mục là gương điển hình. Có thể nói, đây là thể loại tập trung nhiều đặc điểm ngôn ngữ nhất. Bên trên, ngoài việc nhận diện 3 thể loại đầu là khá hạn hữu và phổ biến, cách gọi tên các thể loại thuộc nhóm sau xuất phát từ tính quen dùng và thực tiễn ở tòa soạn báo. Chúng tôi hiểu là, sự phân loại ở đây chỉ có tính chất tương đối, chủ yếu là để tiện làm việc. 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của báo Cần Thơ, bao gồm những đặc trưng có tính chất phổ biến cũng như những đặc trưng riêng là mục tiêu mà luận văn hướng đến. Về phương diện thứ nhất, như đã nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất, các đặc trưng ngôn ngữ thuộc kiểu này có thể thể hiện trên nhiều cấp độ ngôn ngữ. Kết quả của luận văn này góp phần làm rõ thêm 5 một số đặc trưng chung của báo chí hiện đại. Về phương diện thứ 2, ở đây, chúng tôi không hoàn toàn dùng thủ pháp đối lập có không mà đặc biệt chú ý đến độ đậm nhạt của các phương tiện ngôn ngữ. Xin lưu ý, một số từ ngữ của từ ngữ địa phương Nam bộ lúc đầu chỉ xuất hiện ở trong vùng sau đó được một số báo chí địa phương sử dụng và lâu dần, nó hoàn toàn nhập vào hệ thống tiếng Việt toàn dân. Và đến lúc nào đó, người sử dụng quên mất gốc gác của nó, đó là các trường hợp sau: chìm xuồng, trùm mền, rút ruột, quyết liệt, nở nồi, chiên, xào, .v.v… Bên cạnh đó, hiện nay cũng xuất hiện một số từ ngữ mang màu sắc địa phương trong quá trình hội nhập, chẳng hạn như: đinh tặc, nhớt tặc, game tặc, v.v… Nói rộng ra, lớp từ ngữ trong phong cách báo chí nói chung, báo Cần Thơ nói riêng chúng thể hiện bộ mặt ngôn từ mà ở đó người ta có thể nhận ra xu hướng phát triển từ vựng. Đương nhiên, báo Cần Thơ không tránh khỏi tình trạng du nhập khá nhiều từ vựng hoặc mô phỏng hoặc dịch nghĩa hoặc dùng nguyên dạng. Bên cạnh đó, do nhiều lý do khác nhau, các từ ngữ địa phương cũng tràn vào trang báo. Luận văn bên cạnh hướng tới các ngữ liệu trung tâm, cũng không bỏ sót các ngữ liệu thuộc ngoại vi, mặc dầu về mặt sử dụng tính tích cực và tiêu cực không như nhau. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Ngoài các thủ pháp nghiên cứu mà bất kỳ một khảo sát nào cũng vận dụng như nhận diện, sưu tập, phân loại, miêu tả, luận văn này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: 6 - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê các đối tượng ( từ ngữ, câu, văn bản các thể loại, v.v. ) và phân loại theo chủ điểm nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các mối liên hệ giữa các đối tượng. - Phương pháp đối chiếu, so sánh: so sánh, đối chiếu các đơn vị cùng loại; so sánh, đối chiếu cứ liệu ngôn ngữ trên báo Cần Thơ với một số báo khác để tìm ra những tương đồng và khác biệt; từ đó các kết luận có được vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát. - Phương pháp phân tích cú pháp- ngữ nghĩa: là phương pháp đặc trưng để nghiên cứu ngữ nghĩa, cấu trúc của các đối tượng đã thống kê ( các yếu tố được đặt trong hệ thống và xem xét trên nhiều bình diện). - Phương pháp mô hình hóa: để trình bày một cách có hệ thống; mô hình các thể loại văn bản, cách tổ chức ngôn ngữ của từng thể loại và miêu tả quan hệ của các đối tượng khảo sát ( qua các sơ đồ, bảng biểu). Trong quá trình nghiên cứu, các thủ pháp, phương pháp được vận dụng, kết hợp; tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng chủ yếu một phương pháp thích hợp. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử nghiên cứu phong cách học diễn ra trong một thời gian khá lâu dài. Trong “Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” của Hữu Đạt (2000), tác giả chia ra hai giai đoạn trong lịch sử nghiên cứu phong cách học: giai đoạn trước Ch.Bally và giai đoạn sau Ch.Bally. Giai đoạn truớc Ch.Bally: trước khi các lý thuyết về ngôn ngữ học đại cương của F.de.Saussuse ra đời, việc nghiên cứu phong cách học chưa có tính hệ thống, chưa phải là một bộ môn khoa học thực sự vì nó chưa có được những phương pháp nghiên cứu cụ thể. Thậm chí, ngay cả những đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nó vẫn còn là một vấn đề rất mơ hồ. 7 Có thể nói rằng, trong nhiều thế kỷ hình thành và phát triển của ngôn ngữ học thế giới, phong cách học chưa hề xác lập được cho mình một chỗ đứng với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập. Phải đợi đến thế kỷ thứ XX sau khi F.de.Saussuse tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại trong ngôn ngữ học với công trình lý thuyết về ngôn ngữ học đại cương, phong cách học mới có những điều kiện để trở thành một bộ môn khoa học độc lập thật sự với đầy đủ ý nghĩa của nó. Tiếp đến là giai đoạn sau Ch.Bally. Chính nhờ một hệ thống các khái niệm được từng bước hoàn chỉnh và một hệ thống các phương pháp nghiên cứu được định hình, phong cách học bắt đầu có cơ sở để xây dựng cho mình những cách thức làm việc, phương pháp luận và nội dung nghiên cứu. Từ đây, phong cách học trở thành ngành học mới đáp ứng những tiêu chuẩn cần có của một môn khoa học thật sự. Người ta gọi phong cách học từ giai đoạn này trở về sau là giai đoạn phát triển của phong cách học hiện đại. Người đặt nền móng đầu tiên cho phong cách học hiện đại chính là một trong các học trò xuất sắc nhất của Saussuse: Ch.Bally, đánh dấu một chặng đường mới của lịch sử nghiên cứu phong cách học. Phương pháp nghiên cứu của ông là đẳng nhất hóa các sự kiện ngôn ngữ. Ông chú ý nhiều tới “tính biểu cảm, gợi cảm” ở các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ và đặc biệt quan tâm tới sự phối hợp các sự kiện lời nói để tạo nên hệ thống các phương tiện này. Có thể nói Ch.Bally trở thành người mở đầu của nền phong cách học hiện đại chính là do cách tiếp cận rất mới của ông về các đối tượng nghiên cứu cũng như xây dựng phong cách nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Sau Ch.Bally, việc nghiên cứu phong cách học vẫn được tiếp tục ở Pháp và phát triển ở nhiều nước như Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc. 8 Trên đây là nội dung về lịch sử nghiên cứu phong cách học trên thế giới mà Hữu Đạt đã trình bày trong công trình nghiên cứu của mình. Còn truyền thống phong cách học ở Việt Nam cũng có một tiến trình phát triển riêng. Trước những năm 60, bộ môn phong cách học ở Việt Nam chưa xuất hiện. Trong khi đó trên bình diện thực tế, ta gặp không ít những lời hay ý đẹp nói đến ý thức rèn luyện phong cách nói năng, giao tiếp, biểu hiện nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam rất cần được nghiên cứu từ góc độ phong cách học. Từ sau năm 1960, môn phong cách học tiếng Việt được hình thành ở Việt Nam (1964). Lúc đầu nó được gọi với cái tên “tu từ học”. Có thể xem đây là bộ môn kế thừa những kết quả ban đầu của việc vận dụng các lý thuyết về phong cách học của thế giới (chủ yếu của Liên Xô cũ) vào nghiên cứu thực tiễn Việt Nam. Trong công trình của mình, Hữu Đạt nêu ra những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu phong cách học, bao gồm: khái niệm phong cách và phong cách học, phân biệt các hiện tượng đúng và hiện tượng chuẩn trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (chuẩn ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp,…). Đặc biệt tác giả đề cập đến cơ sở phân chia các phong cách chức năng. Theo tác giả, tiếng Việt được chia làm 6 loại phong cách chức năng, mỗi loại lại chia ra ở hai hình thức nói và viết. Cụ thể: phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật. Ở “Phong cách học tiếng Việt” của tác giả Đinh Trọng Lạc (1997) và “Phong cách học tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc (chủ biên, 1997) và Nguyễn Thái Hòa thì phân chia ra: i) các phong cách chức năng gồm: các phong cách chức năng của hoạt động lời nói và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và ii) trên cơ sở đối lập với ngôn ngữ phi nghệ thuật. Các phong cách chức năng 9 của hoạt động lời nói trong tiếng Việt bao gồm: phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt. “Phong cách học tiếng Việt” của nhóm tác giả Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hòa – Võ Bình (1982) thì chia ra các phong cách chức năng tiếng Việt làm hai loại đó là i) phong cách khẩu ngữ và ii) phong cách văn hóa. Trong phong cách văn hóa lại chia ra: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí – tin tức, phong cách hành chính công vụ, phong cách cổ động, phong cách nghệ thuật. Phong cách học văn bản của Đinh Trọng Lạc (1994) cũng là một công trình có giá trị trong việc luận bàn về vấn đề phong cách học xét từ góc độ văn bản. Mục đích của giáo trình này là nêu lên sự cần thiết phải mở rộng phạm vi nghiên cứu phong cách học, đồng thời đi sâu vào những vấn đề mà sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản đã đặt ra cho bộ phận này. Khi vượt qua giới hạn của câu – mà ngữ pháp truyền thống cho là loại đơn vị ngữ pháp thuộc bậc cao nhất – để đi đến những đơn vị quy mô và kích thước lớn hơn những văn bản, thì ngôn ngữ học văn bản đã thật sự làm một cuộc cách mạng, vì nó đã được ngôn ngữ học nâng lên một tầm khoa học bao quát hết đối tượng của mình. Trong lĩnh vực phương ngữ học, “Phương ngữ học tiếng Việt” của Hoàng Thị Châu ( 2004 ) được xem là một công cụ thiết thực cho người nghiên cứu ngôn ngữ học. Giáo trình thật sự là một cẩm nang bổ ích giúp người nghiên cứu bổ sung nền tảng kiến thức ngôn ngữ học nói chung, phương ngữ học nói riêng. Những vấn đề trong giáo trình được trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu xoay quanh khái niệm phương ngữ học, đặc trưng phương ngữ cũng như bước đường diễn tiến của các phương ngữ, được 10 xem xét trong thế đối lập giữa các phương ngữ với nhau cũng như giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân. Đặc biệt hơn cả, qua công trình nghiên cứu này, người nghiên cứu luận văn hiểu thêm cái hay cái đẹp của tâm hồn quê hương mỗi vùng miền chất chứa đằng sau ngôn từ mỗi phương ngữ, bởi lẽ “phương ngữ là biểu hiện vật chất cụ thể” cho vốn văn hóa của người dân bản xứ. Trên cơ sở lý luận mà giáo trình cung cấp, người viết ứng dụng vào việc xem xét lý giải các văn bản báo chí trên nhật báo Cần Thơ để thấy được bản sắc địa phương miền Tây thông qua các tác phẩm báo chí. Ngoài ra, phải kể đến các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, các sách tham khảo nghiệp vụ, chuyên ngành báo chí, từ lý luận chung đến từng thể loại riêng thuộc phong cách báo chí. Từ nền kiến thức này, người nghiên cứu có một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể, vừa khách quan vừa chủ quan về vấn đề mình quyết định nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu dạng này như: “Đi tìm bản sắc tiếng Việt” của Trịnh Sâm (2011), Nhà xuất bản Tuổi trẻ. “Ngôn ngữ báo chí”, Vũ Quang Hào ( 2007 ), Nhà xuất bản Thông tấn. “Tác phẩm báo chí ” của Trần Thế Thiệt ( 1995), Khoa báo chí – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” của Nguyễn Trọng Báu ( 2002 ), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện báo chí và tuyên truyền, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. “Công việc của người viết báo” của Hữu Thọ (1997), Nhà xuất bản Giáo dục. “Các thể ký báo chí” của Đức Dũng ( 1996 ), Nhà xuất bản Văn hóa Thể thao. “Công tác biên tập”, Claudia Mast ( 2003 ), Nhà xuất bản thông tấn. … 11 Bên cạnh những công trình về phong cách, về ngôn ngữ báo chí và một số nghiên cứu về phương ngữ trong đó có phương ngữ Nam bộ nói trên, khoảng 20 năm gần đây, trên cơ sở tiếng Việt, trào lưu phân tích diễn ngôn nói chung, phân tích diễn ngôn báo chí nói riêng cũng đạt được một số kết quả khả quan. Đặc điểm chung của trào lưu này là bên cạnh cách hình dung mỗi diễn ngôn là một chỉnh thể, việc phân tích cấu trúc của nó, bao gồm cả cấu trúc nội dung và cấu trúc hình thức, việc gắn diễn ngôn với quá trình hành chức với ngữ cảnh ( ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp). Nói một cách khái quát, những yếu tố như quan hệ giữa diễn ngôn với hiện thực, diễn ngôn với người sử dụng, đã đặt ra nhiều vấn đề lý thú và bổ ích. Luận văn này, trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình đi trước, bao gồm một số lĩnh vực vừa nêu trên, mạnh dạn triển khai việc tìm hiểu đặc trưng trên nhật báo Cần Thơ một cách toàn diện và có hệ thống. 5. Đóng góp của luận văn 5.1 Luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề lý thuyết phức tạp của truyền thông học và ngôn ngữ báo chí. Bởi đây là những vấn đề mà thành tựu nghiên cứu trên cứ liệu tiếng Việt là rất lớn. Vả lại là một công việc quá sức đối với người nghiên cứu. Tại đây, thông qua những nhận xét, đúc kết cụ thể, luận văn muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về vai trò và chức năng của phương ngữ ( nhất là phương ngữ Nam bộ từ Ninh Thuận trở vào), một phương ngữ tương đối thuần nhất về mặt ngôn ngữ lại được số người sử dụng nhiều nhất đối với những phạm vi giao tiếp trên địa bàn, trong đó có giao tiếp bằng báo chí. 5.2 Là một người công tác trong ngành báo chí, khi tiến hành đề tài này, người viết trước hết xem đây là cơ hội để học tập, nâng cao trình độ về mặt lý thuyết cũng như khả năng xử lý thực tiễn và thông qua những đúc kết, những nhận xét cụ thể, hy vọng góp sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao 12 những công việc báo chí có tính chất bếp núc và gợi ra một số gợi ý tương đối với những ai quan tâm đến đề tài. 6. Bố cục của luận văn Đây có thể coi là phần lý thuyết, tiền đề làm xuất phát điểm mà luận văn dựa vào để tiếp tục khảo sát những vấn đề cụ thể ở chương tiếp theo. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn chia làm 2 chương chính: Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết chung, mang tính khái quát, bao gồm: vùng đất và con người Cần Thơ, lịch sử báo Cần Thơ, đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí, cách phân chia và nhận diện các thể loại thuộc phong cách báo chí, đặc biệt là vai trò của phương ngữ trong giao tiếp xã hội cũng như trong việc tạo bản sắc văn hóa vùng, miền cho từng địa phương. Chương 2: Ngôn ngữ nhật báo Cần Thơ Trình bày những kết quả nghiên cứu cụ thể trên cả hai bình diện ngôn ngữ và lời nói trong đó đặc biệt chú ý là các nhân tố làm nét riêng về mặt ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ. 13 Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG Trước khi đi vào khảo sát những đặc trưng ngôn ngữ của báo in Cần Thơ không thể không đề cập đến một số tri thức nền liên quan đến đề tài. Ở chương này luận văn lần lượt đề cập đến các vấn đề sau đây: - Tổng quan về vùng đất Cần Thơ - Phong cách ngôn ngữ báo chí - Chức năng ngôn ngữ báo chí - Đặc điểm ngôn ngữ báo chí - Lý thuyết về giao tiếp của Roman Jakobson và việc nhận diện các phong cách và thể loại - Nhận diện một số thể loại trong báo chí, màu sắc địa phương và màu sắc địa phương Nam bộ 1.1. Cần Thơ 1.1.1. Vùng đất, con người “Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về” Đó là câu ca dao quen thuộc ngợi ca xứ sở Tây Đô tươi đẹp. Với diện tích 1.389,59 km2 nằm bên bờ phải sông Hậu, Cần Thơ hiền hòa với những luồng gió mát thổi vào từ hai con sông là sông Hậu và sông Cần Thơ. Mỗi năm hai mùa mưa nắng cho Cần Thơ nhiều cây xanh trái ngọt, tạo nên đặc trưng của một xứ sở miệt vườn. Thiên nhiên ưu đãi, Cần Thơ trù phú nhiều sản vật. Đất đai màu mỡ, người dân nơi đây yên tâm chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no giàu đẹp. Sự ưu đãi của thiên nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con người Cần Thơ. 14 Người Cần Thơ chân chất thật thà, hiền hòa, chí tình chí nghĩa. Trong đối nhân xử thế, tình người luôn được xem làm trọng. Vì lẽ đó, ai một lần đến Cần Thơ đều lưu luyến trước tình đất tình người của đất Tây Đô. 1.1.2. Báo Cần Thơ Phát huy truyền thống, thành tích báo chí Cách mạng trong các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ ngày tái lập tỉnh Cần Thơ (1992), báo Cần Thơ được tách ra từ báo Hậu Giang cũ, trong hoàn cảnh mới vẫn tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng lực lượng, từng bước trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng tờ báo, tạo bước đi lên vững chắc. Sau 7 năm (1992- 1999), phấn đấu xây dựng và phát triển, báo Cần Thơ luôn giữ vững tôn chỉ mục đích tờ báo của cơ quan ngôn luận của đảng bộ và diễn đàn của nhân dân địa phương. Báo Cần Thơ bám sát sự chỉ đạo và định hướng tuyên truyền của Đảng, các quy định của nhà nước, không ngừng cải tiến nội dung, cách tân hình thức, thông tin kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng, phản ánh trung thực, sinh động mọi lĩnh vực đời sống xã hội, những tiềm lực của quê hương đất nước trong những năm đổi mới. Từ chỗ kế thừa báo Hậu Giang (cũ) định kỳ xuất bản 2 số/ tuần, 8 trang/ khổ 30 x40 cm, đến tháng 4 năm 1996, báo Cần Thơ tăng lên 3 số/ tuần, tháng 8 năm 1997 cả 3 kỳ báo trong tuần tăng từ 8 trang lên 12 trang và từ tháng 1 năm 1999 tăng thêm kỳ chủ nhật, 16 trang in 4 màu. Số lượng ấn bản phát hành ngày càng tăng lên. Hiện nay báo Cần Thơ là món ăn tinh thần không chi của cán bộ, công nhân viên chức và của nhân dân địa phương. Cùng với việc chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ, báo Cần Thơ từng bước đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt nhất việc chuyển tải thông tin, đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước đến với đông đảo bạn đọc. 15 Đi đôi với việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các kỳ báo Cần Thơ, kể từ ngày 01-01-2001, báo Cần Thơ trở thành nhật báo 1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí 1.2.1 Các quan điểm khác nhau về phong cách ngôn ngữ báo chí Như chúng ta đã biết, phong cách học trên thế giới đã có lịch sử từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu này còn khá mới mẻ, bắt đầu từ những thập niên 60 của thế kỷ trước. Chưa có một công trình nghiên cứu phong cách học thật sự xét một cách toàn diện các cấp độ ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu còn tranh luận với nhau nhiều vấn đề thuộc phong cách học. Thậm chí, riêng bản thân một nhà ngôn ngữ học cũng có sự thay đổi quan điểm theo thời gian. Do đó việc phân chia các phong cách chức năng của tiếng Việt còn là một vấn đề rối rắm, chưa thống nhất. So với các phong cách khác, về mặt lí luận và nhận thức, phong cách báo chí được nhìn nhận như một phong cách độc lập là khá muộn. Các tài liệu như Tu từ học tiếng Việt hiện đại (Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ, 1975) hay Phong cách học tiếng Việt (Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Võ Bình, 1982) không đề cập đến phong cách báo chí. Mãi đến 1982, Nguyễn Thái Hòa mới đề cập trong cuốn Phong cách học tiếng Việt. Như vậy, đến thập niên 80 của thế kỉ XX, phong cách chức năng báo chí tiếng Việt mới được nhìn nhận như một phong cách độc lập, mặc dù báo chí tiếng Việt đã có từ năm 1865, năm Gia Định Báo ra đời. Nhóm tác giả Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hòa – Vũ Bình (1982) chia tiếng Việt toàn dân ra hai thế đối lập là phong cách khẩu ngữ và phong cách văn hóa (văn học). Trong phong cách văn hóa lại bao gồm các phong cách chức năng: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí - tin tức, phong cách hành chính - công vụ, phong cách cổ động và phong cách nghệ thuật. 16 Trong cả hai công trình nghiên cứu của mình năm 1991 và năm 1997, tác giả Đinh Trọng Lạc đều quan niệm các phong cách chức năng tiếng Việt bao gồm hai loại là phong cách chức năng của hoạt động lời nói và phong cách hoạt động nghệ thuật đối lập với phong cách ngôn ngữ phi nghệ thuật. Các phong cách chức năng của hoạt động lời nói trong tiếng Việt bao gồm: phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt. Xét từ phương diện truyền thông tác giả Vũ Quang Hào cho rằng không có sự phân biệt một phong cách báo chí riêng biệt, trong thế đối lập với các phong cách chức năng khác của hệ thống tiếng Việt. Theo ông, báo chí thường sử dụng ba phong cách chủ yếu là: phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính. Quan niệm của tác giả Hữu Đạt (2000) trong công trình nghiên cứu “Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” thì đứng từ một góc độ khác để phân chia các phong cách chức năng tiếng Việt. Hữu Đạt chia tiếng Việt ra làm sáu phong cách chức năng theo cách nhìn từ trong ra ngoài, bao gồm: phong cách sinh hoạt hằng ngày, phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học - nghệ thuật. Trong đó, mỗi phong cách lại có hai dạng nói và viết. Song song đó, cũng từ công trình nghiên cứu này, theo cách nhìn từ ngoài vào Hữu Đạt lại phân chia tiếng Việt thành hai thế đối lập, bao gồm: phong cách khẩu ngữ toàn dân và phong cách văn chương (còn gọi là phong cách gọt giũa). Trong phong cách văn chương lại phân ra các phong cách: phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật. Có sự khác biệt đáng chú ý trong hai cách phân chia vừa nêu trên. Ở cách phân chia thứ nhất, nói và viết chỉ coi là các dạng biểu hiện của phong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan