Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ngành báo chí báo đảng địa phương đồng bằng sông cửu long với công tác ...

Tài liệu Luận văn ngành báo chí báo đảng địa phương đồng bằng sông cửu long với công tác xây dựng đảng​

.PDF
111
10
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THANH TÂM BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THANH TÂM BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƢƠNG Vĩnh Long - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng. Các khảo sát, nghiên cứu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả luận văn Bùi Thanh Tâm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn „Báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng Sông Cửu Long với công tác xây dựng Đảng”, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô là giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn hà Nội, đặc biệt là PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng- Viện trƣởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã hƣớng dẫn nhiệt tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo báo báo Vĩnh Long, báo Trà Vinh, báo Đồng Khởi và các anh chị đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả. Trong quá trình thực hiện dù rất cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của Hội đồng khoa học, quý thầy cô nhằm hoàn thiện luận văn đƣợc tốt hơn. Vĩnh Long, tháng 10 năm 2020 BÙI THANH TÂM MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 12 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG ................................................................................................................. 14 1.1 Khái niệm, thuật ngữ cơ bản ..................................................................... 14 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xây dựng Đảng .............. 18 1.3. Đặc điểm của báo in và vai trò của báo Đảng địa phƣơng ĐBSCL trong công tác xây dựng Đảng .................................................................................. 24 1.4 Những yêu cầu và tiêu chí đánh giá công tác truyền thông về công tác xây dựng Đảng ....................................................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................................................................ 34 2.1 Giới thiệu về 3 tờ báo khảo sát.................................................................. 34 + Báo Vĩnh Long ......................................................................................... 34 + Báo Trà Vinh............................................................................................ 36 + Báo Đồng Khởi ........................................................................................ 36 2.2 Tần suất, mức độ thông tin về xây dựng Đảng trên 3 tờ báo .................... 38 2.3. Những nội dung chính đƣợc thể hiện ....................................................... 42 2.3.1. Các chỉ thị, nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách của Đảng ............... 42 2.3.2. Vấn đề xây dựng Đảng về công tác tổ chức, cán bộ ......................... 45 2.3.3. Thông tin cuộc vận động Học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ............................................................................ 48 2.3.4. Gƣơng cơ sở đảng, gƣơng đảng viên tiêu biểu ................................. 54 2.4. Hình thức chuyển tải nội dung thông điệp ............................................... 58 2.4.1 Hình thức chuyển tải .......................................................................... 58 2.4.2. Kết cấu và hình thức các chuyên trang, chuyên mục ........................ 70 2.5 Đánh giá thành công và hạn chế trong công tác xây dựng Đảng trên báo in Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................. 73 2.5.1 Ƣu điểm .............................................................................................. 73 2.5.2 Hạn chế ............................................................................................... 77 2.5.3 Nguyên nhân hạn chế ......................................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 82 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG ................................................. 84 3.1. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................. 84 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về xây dựng Đảng trên báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................ 86 3.2.1 Giải pháp về tăng cƣờng sự lãnh đạo và quản lý đối với cơ quan báo chí ................................................................................................................ 86 3.2.2 Giải pháp về nội dung ........................................................................ 91 3.2.3. Giải pháp về hình thức thể hiện ........................................................ 95 3.2.4. Giải pháp về phẩm chất, năng lực ngƣời làm báo............................. 97 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 99 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 100 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Báo đảng địa phƣơng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành trực thuộc Trung ƣơng. Báo có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đƣờng lối, chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng; tham gia phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nƣớc, phát hiện, nêu gƣơng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; tham gia tổng kết thực tiễn, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, góp phần bổ sung, hoàn thiện và hiện thực hóa đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của địa phƣơng; là diễn đàn của nhân dân; đấu tranh với những âm mƣu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc... Trong những năm qua, báo chí cả nƣớc nói chung và báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực truyền thông, cổ vũ, động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị một cách sâu rộng, nhanh chóng, thƣờng xuyên, thiết thực. Thông qua báo chí, các nghị quyết về xây dựng Đảng đã đƣợc triển khai kịp thời đến tận cơ sở, cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, thông qua đó Đảng đã tìm thấy lời giải từ nhân dân cho các câu hỏi về chủ trƣơng, biện pháp và cách thức xử lý các tình huống trong công tác xây dựng Đảng. Tại Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định, tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức, tích cực đổi mới phƣơng thức lãnh đạo là những vấn đề cơ bản, là cơ sở để xây dựng Đảng ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong cả nhiệm kỳ 2016- 2020, thì 2 nhiệm vụ đầu tiên là về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đó là: Tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện 1 “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lƣợc, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Có thể nói, nội dung về công tác xây dựng Đảng đƣợc nhấn mạnh và đặt đúng tầm quan trọng, vị trí then chốt của nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi Đảng phải thƣờng xuyên tự chấn chỉnh. Cụ thể, về công tác cán bộ, vẫn còn một số cán bộ thoái hoá biến chất về đạo đức lối sống, số này có nguy cơ tăng lên. Mơ hồ, giao động về lý tƣởng cách mạng, không chịu khó học tập, kiến thức và năng lực hạn chế, tham nhũng tiêu cực. Về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, các đoàn thể còn lúng túng, bất cập trên nhiều mặt, chƣa theo kịp công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó công tác lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện. Chƣa thực sự đổi mới phong cách, lề lối làm việc, thực hiện nói đi đôi với việc làm. Tình trạng nói nhiều làm ít, né tránh đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nƣớc còn cồng kềnh kém hiệu quả, chức năng còn chồng chéo…Từ những yếu tố trên, đòi hỏi và đặt ra cho Đảng phải tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng, đây là nhiệm vụ then chốt đảm bảo cho Đảng ta vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức đủ sức lãnh đạo đất nƣớc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại đƣa nƣớc ta đi lên chủ nghĩa, xứng đáng với vai trò mà nhân dân giao phó. Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá XI) khẳng định "Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm đƣợc khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không đƣợc sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ". Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá XII) tiếp tục 2 khẳng định tính: "Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; giữ vững bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ Đảng, của cán bộ đảng viên… ". Do vậy, để Đảng luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị ngang tầm với thời đại, xứng đáng với vị trí, vai trò lãnh đạo giai cấp, dân tộc thì Đảng phải luôn tự đổi mới, "xây dựng và chỉnh đốn". Đó là quy luật tồn tại và phát triển của một Đảng Mác xit chân chính. Trong bối cảnh nhƣ vậy, hiện nay báo Đảng địa phƣơng các tỉnh, thành ĐBSCL đã, đang và sẽ tham gia truyền thông về công tác xây dựng Đảng nhƣ thế nào? Theo quan sát thực tế của bản thân, báo Đảng địa phƣơng các tỉnh, thành ĐBSCL sẽ có nhiều lợi thế để truyền thông về tình hình xây dựng Đảng ở địa phƣơng. Vì theo quy định mỗi Chi, Đảng bộ và cán bộ, đảng viên phải mua và đọc báo Đảng, do đó báo chí là kênh thông tin vô cùng quan trọng và hữu hiệu. Không chỉ đơn thuần là thông tin, báo chí ĐBSCL còn là diễn đàn, tƣ vấn, phản ánh những mặt đƣợc và chƣa đƣợc và là kênh thông tin phản biện từ thực tiễn trong xây dựng Đảng cho chính quyền địa phƣơng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kịp thời đƣợc phát hiện, phản ánh, qua đó giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng có những điều chỉnh kịp thời hoặc kiến nghị lên cấp trên để tháo gỡ những khó khăn, bất cập. Có thể nói, báo in ĐBSCL nói chung đã góp phần quan trọng trong việc ghi nhận những cách làm hay, phản ánh những bất cập trong quá trình xây dựng Đảng tại địa phƣơng. Tuy nhiên, vai trò, tác động đó, đến nay vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu, đánh giá và phân tích một cách sâu sắc, căn cơ. Chính vì thế, cần có những công trình nghiên cứu về báo in với công tác xây dựng Đảng. Từ đó nhận dạng báo in ĐBSCL trong xu hƣớng vận động và phát triển của báo chí Việt Nam. Ƣu thế, triển vọng, cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn cần khắc phục của báo in ĐBSCL để công tác truyền thông ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong tình hình hiện nay. 3 Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn trên, tác giả luận văn chọn nghiên cứu vấn đề “Báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long với công tác xây dựng Đảng” (Khảo sát tại Báo Vĩnh Long, Báo Trà Vinh, Báo Đồng Khởi). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập (3-2-1930), Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: Xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nƣớc ta và Đảng. Xây dựng Đảng là vấn đề rất rộng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, chính vì vậy, đã có rất công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng đảng Trong toàn bộ di sản tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm về Đảng và XDĐ chiếm vị trí quan trọng, có nội dung phong phú, đặc sắc, toàn diện và hoàn chỉnh. Qua các cuốn sách “Tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng” nêu những quan điểm cơ bản từ việc phân tích sự cần thiết phải có Đảng lãnh đạo đến nguyên tắc chung về XDĐ; những yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên trong rèn luyện tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cách mạng. Tác giả Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách “Xây dựng chỉnh đốn Đảng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã đánh giá khách quan những thành tựu đạt đƣợc và chỉ rõ hạn chế, yếu kém về suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng vien… Sách “Kỷ yếu tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975-1995” đã đánh giá mặt đƣợc, chƣa đƣợc của công tác xây dựng Đảng 20 năm qua và những bài học kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng đảng. Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức xây dựng đảng” đã tập hợp những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức, cán bộ, về phẩm chất, đạo đức của ngƣời cán bộ, đảng viên, ngƣời làm công tác tổ chức - cán bộ… Cuốn sách “Tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, 4 vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”; năm 2011, Nhà xuất bản Lao động - xã hội xuất bản cuốn sách của PGS,TS. Nguyễn Thế Thắng về “Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nƣớc ta hiện nay”... Những cuốn sách này là tƣ tƣởng của Ngƣời thể hiện từ những nguyên tắc chung về xây dựng đảng đến yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể ở mỗi giai đoạn cách mạng, những đòi hỏi cụ thể đối với ngƣời cán bộ, đảng viên. Các nghiên cứu về vai trò của báo chí trong xã hội Nghề báo là một nghề đặc biệt, bởi lẽ, thông tin mà nhà báo đƣa ra có ảnh hƣởng đến đông đảo công chúng và góp phần quan trọng tạo nên dƣ luận xã hội. Báo chí ra đời là để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con ngƣời và xã hội. Chức năng cơ bản, khởi nguồn của báo chí là thông tin nhƣng báo chí thông tin để thực hiện chức năng tƣ tƣởng, giáo dục, văn hóa, giải trí và thực hiện vai trò quản lý, giám sát, phản biện xã hội… Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí. Cho đến nay, đã có nhiều cuốn sách nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí. Các tác giả Tạ Ngọc Tấn, Trình Đình Thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh, Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang, Nguyễn Văn Dững, Hoàng Đình Cúc… trong các cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí”, “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội”, “Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, “Báo chí và dƣ luận xã hội”, “Những vấn đề của báo chí hiện đại”… đã cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội và trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Đây là lý luận cơ bản nhằm nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong sự vận hành của hệ thống báo chí. Đồng thời, làm rõ các khái niệm cơ bản, chức năng, nguyên tắc cơ bản của báo chí. Từ đó, tìm ra mối quan hệ vận động qua lại giữa báo chí với các tiến trình xã hội khác. Qua đây phát hiện ra tính quy luật, phƣơng pháp, nguyên tắc, con đƣờng nhằm tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của 5 mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí và hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng với các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kỷ niệm 80 Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, cuốn sách “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam” với 44 bài viết của các chuyên gia, nhà báo lão thành và các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí đã đánh giá, phân tích những thành tựu đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế của báo chí Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, trong đó nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí với XDĐ. Trong tác phẩm “Những việc cần là ngay với sự nghiệp đổi mới và cuộc đấu tranh chống tiêu cực” của nhà báo Hữu Thọ đăng trên đặc san, 55 năm ngày truyền thống báo Nhân Dân 11-32006 đã khẳng định “Những việc cần làm ngay” tính hấp dẫn của báo Đảng rất cao, thu hút nhiều công chúng bạn đọc. Tác phẩm “80 năm báo chí cách mạng phát triển - một thành tựu quan trọng của cách mạng Việt Nam” của nhà báo Phạm Khắc Hải, đăng báo Nhân Dân số 21-6-2005 nêu rõ vai trò của báo chí nói chung và báo chí truyền thông về công tác xây dựng Đảng nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Tác phẩm “Nghề báo thời nay” của tác giả Yến Chi, đặc san 55 năm ngày truyền thống báo Nhân dân 11-3-2006, tác giả nêu sự ảnh hƣởng rất lớn của những tờ báo Ngƣời cùng khổ, Thanh niên, Việt Nam độc lập... thu hút nhiều độc giả. Tác giả nêu rõ: Muốn thu hút bạn đọc nhà báo phải là một ngƣời có lƣơng tâm, có ý thức, trách nhiệm. Sách “Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn” do GS. Hà Minh Đức (chủ biên) giới thiệu những bài viết chuyên sâu về báo chí truyền thống và các vấn đề cơ bản nhƣ Đảng lãnh đạo báo chí, tự do của báo chí… Trong đó vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí đƣợc xem là điểm nhấn. Báo chí có trách nhiệm vào quá trình phát triển của dân tộc, vào quá trình lãnh đạo của Đảng, góp phần vào xây dựng Đảng. Cuốn sách “Báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Dƣơng Xuân Sơn cho biết báo chí luôn có vai trò quan trọng trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm tháng chuẩn bị và tiến tới thành lập Đảng 6 Cộng sản Việt Nam, báo chí là một trong những lực lƣợng có ảnh hƣởng tích cực, mạnh mẽ tới sự phát triển của Đảng và đất nƣớc Việt Nam. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới của đất nƣớc, báo chí đã thực sự đổi mới trên nhiều mặt cơ bản. Trƣớc hết là mặt đổi mới thông tin. Tin tức mới mẻ, có sức thuyết phục, có định hƣớng và hàm lƣợng kiến thức cao. Báo chí ngày càng làm tốt chức năng “diễn đàn của nhân dân” và góp phần phê phán đắc lực cái xấu tồn tại ở những cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, tổ chức đảng, trong mỗi cán bộ, đảng viên. Báo chí trong thời kỳ đổi mới đã biết dựa vào dân và đƣợc nhân dân quan tâm theo dõi, ủng hộ… Có thể khẳng định, báo chí trong thời kỳ đổi mới khởi sắc nhất, cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Những thông tin, đánh giá của tác giả trong cuốn sách này đã gợi mở, giúp phần quan trọng cho việc xây dựng, nhìn rõ quá trình phát triển của báo chí trong từng giai đoạn lịch sử, nhất là những quan niệm, định hƣớng của các cơ quan báo chí trong việc phản ánh thông tin, tiếp cận thông tin, bày tỏ quan điểm khi tuyên tuyền về xây dựng Đảng nói chung. Sách “Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý” do Vũ Đình Hòe chủ biên đã phân tích vai trò của báo chí trong đời sống xã hội. Báo chí có vai trò, là lực lƣợng quan trọng giúp Đảng lãnh đạo và Nhà nƣớc quản lý tốt nhiệm vụ của mình, đƣa xã hội phát triển. Cuốn sách “Vai trò của báo chí trong định hƣớng dƣ luận xã hội” của Đỗ Chí Nghĩa đã chỉ ra báo chí có vai trò không thể thay thế trong định hƣớng dƣ luận xã hội, góp phần thúc đẩy giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống. 95 năm qua, đặc biệt thời kỳ đổi mới đất nƣớc, báo chí đóng vai trò quan trọng vào việc củng cố niềm tin trong nhân dân. Báo chí là lực lƣợng chủ chốt trong nắm bắt định hƣớng dƣ luận xã hội và làm tốt công tác tƣ tƣởng cho nhân dân; góp phần làm sáng tỏ vai trò xã hội của báo chí trong công cuộc đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng… Nhƣ vậy, suốt gần một thế kỷ qua, báo chí đã làm tốt chức năng truyền thông thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; phát hiện nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội; phê phán các hiện tƣợng 7 tiêu cực, uốn nắn nhận thức lệch lạc, đấu tranh với quan điểm sai trái… báo chí đã làm tốt tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Các nghiên cứu về vao trò của báo chí đối với công tác xây dựng Đảng Trong các luận án tiến sĩ, thạc sĩ đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí đối với Xây dựng Đảng nhƣ: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Sinh về “Tính hấp dẫn của báo đảng ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay”, năm 2012 đã nêu rõ vai trò của các tờ báo đảng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam thời gian qua. Đồng thời đánh giá ƣu điểm, hạn chế của các tờ báo đảng địa phƣơng - cơ quan ngôn luận của các đảng bộ tỉnh, thành phố trên cả nƣớc truyền thông về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác xây dựng đảng. Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” năm 2014 của Phạm Thị Thu Huyền, chỉ rõ vị trí, vai trò, tác động truyền thông về xây dựng Đảng của các tờ tạp chí chuyên ngành của các ban đảng ở Trung ƣơng - các cơ quan tham mƣu của Đảng. Luận án đã đề cập tới một phần thế mạnh và hạn chế của nội dung truyền thông về xây dựng Đảng; đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò, vị trí, chất lƣợng truyền thông . Luận án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam” của Chử Kim Hoa, năm 2009 đã làm rõ vai trò, vị trí, đặc điểm, thực trạng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in Việt Nam. Trong một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đến vai trò của báo chí với một khía cạnh của xây dựng Đảng: “Báo chí Bạc Liêu với vấn đề truyên truyền về xây dựng đảng giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Lâm Anh, 2015; “Báo chí truyền thông về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở tỉnh Bến Tre” (Luận văn Thạc sĩ báo chí Vƣơng Thị Đỗ Quyên). “Nâng cao chất lƣợng truyền thông trên Báo chí về xây dựng cơ sở đảng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ” (Luận văn Thạc sĩ Báo chí - Lê Thị Thu Thủy, 2006); “Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở” (Luận văn Thạc sĩ Báo chí - Trần Thị Thu Thủy, 2008); “Báo đảng các tỉnh 8 đồng bằng sông Cửu Long” (Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng - Đoàn Nam Phƣơng, 2008); “Thông tin thời sự trên báo đảng các tỉnh miền núi phía Bắc” (Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, 2009); “Nâng cao hiệu quả truyền thông xây dựng đảng trên sóng Đài truyền hình Việt nam” (Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, 2005); “Truyền thông xây dựng đảng trên báo Vĩnh Phúc” (Luận văn thạc sĩ báo chí học, 2012)... đều phân tích vai trò, vị trí, chức năng của báo chí trong truyền thông về công tác xây dựng đảng… Các luận văn trên đã đề cập đến thực trạng của các tờ báo (chủ yếu báo in) truyền thông về một góc độ của xây dựng Đảng. Các luận văn đã nêu mặt đƣợc và hạn chế của các tờ báo khi truyền thông về xây dựng Đảng. Thời gian qua, có nhiều cuộc hội thảo xoay quanh chủ đề vai trò của báo chí với Xây dựng Đảng. Nhiều cuộc hội thảo cấp quốc gia, khu vực và từng địa phƣơng, nhƣ Hội thảo báo đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc tại Hà Nội với chủ đề “Báo đảng địa phƣơng với việc truyền thông đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” (7-2006); Hội thảo “Báo đảng địa phƣơng truyền thông đƣa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống” (3-2010); Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc tại Thái Nguyên có chủ đề “Làm gì để nâng cao tính hấp dẫn của báo Đảng địa phƣơng” (11-2010); Hội thảo báo đảng khu vực miền Trung - Tây Nguyên có chủ đề “Truyền thông về xây dựng đảng trong tình hình mới” (3-2014). Hội thảo “Báo chí cách mạng với công tác xây dựng đảng trong thời kỳ đổi mới” (6-2015) của Hội Nhà báo Việt Nam và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ƣơng; Hội thảo “Báo chí với công tác xây dựng đảng” (3-2016) của Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp chí Cộng sản một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt bề dày lịch sử.… Những cuộc hội thảo tại đã tập trung làm rõ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan báo chí địa phƣơng, trung ƣơng. Đặc biệt phân tích tình hình hoạt động thực tiễn, những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất ra tác phẩm báo chí. Các cuộc hội thảo đều rút ra những kinh nghiệm 9 và bài học thiết thực, giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả truyền thông về xây dựng Đảng. Qua đây, gợi mở cho tác giả luận văn suy nghĩ sâu sắc hơn và đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong các chƣơng của luận văn. Qua kênh báo chí, Đảng và Nhà nƣớc kịp thời điều chỉnh các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách trong quá trình lãnh đạo, điều hành. Vì vậy, trong Nghị quyết Trung ƣơng 6 (lần 2, khóa VIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã xác định báo chí, công luận là một trong bốn hệ thống giám sát CB, ĐV. Nghị quyết Trung ƣơng IV (khóa XI) “một số vấn đề cấp bách trong CTXDĐ trong tình hình hiện nay” đề cao vai trò của báo chí. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi có tiếp cận luận văn về “Vấn đề xây dựng Đảng trên báo Hà nội mới hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Huyền. Theo đó, tác giả đã khái quát sơ bộ hệ về tầm quan trọng của báo chí trong truyền thông về xây dựng Đảng, trong đó có khảo sát và phân tích thực trạng công tác truyền thông về xây dựng Đảng trên báo in Hànộimới, chỉ ra những yếu tố tác động lên hoạt động này nhƣ đặc thù của hoạt động tòa soạn báo, những quan điểm chỉ đạo về Xây dựng Đảng của báo để phân tích, đánh giá hiệu quả truyền thông trong lĩnh vực Xây dựng Đảng của báo. Luận văn đánh giá chung về hiệu quả truyền thông về Xây dựng Đảng của báo Hà nội mới, đƣa ra những vấn đề còn tồn tại, những hạn chế của ánh báo chí trên báo Hà nội mới hàng ngày, Hànộimới hàng tuần và tháng, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lƣợng truyền thông về Xây dựng Đảng trên báo Hà nội mới nói chung và báo chí Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên ở luận văn này, chƣa đánh giá đƣợc sự tác động của báo chí truyền thông trong công tác xây dựng Đảng, bởi đó là kênh thông tin hiệu quả để giải quyết những tồn tại trong quá trình thực hiện. Có thể nói, đề tài nghiên cứu về báo chí hiện nay rất ít đề cập vai trò, tác động của báo in với công tác xây dựng Đảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 10 Vì thế, tôi mong muốn đây sẽ là một trong những đề tài nghiên cứu khai phá “vùng báo in” ĐBSCL trên phƣơng diện báo chí học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin về xây dựng Đảng trên báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ ra thành công, hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giúp cho các tờ báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ khái niệm về vai trò báo in, các cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của báo chí đối với công tác xây dựng Đảng. - Khảo sát, phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng, vấn đề xây dựng Đảng trên báo Đảng địa phƣơng Đồng bằng sông Cửu Long. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả truyền thông về xây dựng Đảng ngày càng tốt hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: báo Đảng địa phƣơng với công tác xây dựng Đảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu là khảo sát các tờ báo in địa phƣơng (khảo sát tại Báo Vĩnh Long, Báo Trà Vinh, Báo Đồng Khởi), từ năm 2018-2019. Lý do chọn 3 cơ quan báo in: Báo Vĩnh Long, Báo Trà Vinh, Báo Đồng Khởi vì các tờ báo trên đã có thành lập chuyên trang, chuyên mục về xây dựng Đảng định kỳ, có chú ý đối tƣợng phát hành đến tận ấp thông qua các chi bộ. 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống, quan điểm, đƣờng lối phƣơng hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác xây dựng Đảng và báo chí. Trong quá trình tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp khảo sát tài liệu: Đƣợc sử dụng để tiếp cận các giáo trình, các tài liệu và các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc rút ra những vấn đề lý luận cần thiết. - Kết hợp và vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Sƣu tầm tài liệu, thống kê, phân loại, hệ thống hóa các sự kiện để đánh giá thông tin và đƣa ra nhận xét. Xử lý tƣ liệu kết hợp phân tích kết quả khảo sát. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo địa phƣơng, tổng biên tập (hoặc phó tổng biên tập), các phóng viên chuyên trách mãng đề tài xây dựng Đảng các địa phƣơng, khảo sát để tìm hiểu thông tin, thu thập các số liệu, ghi nhận đánh giá về vai trò, tác động của báo Đảng địa phƣơng với công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đề ra giải pháp truyền thông cho các bài viết, chuyên trang, chuyên mục theo hƣớng gần gũi, sát thực và dễ hiểu nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông . 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trò của truyền thông trong mối tƣơng quan với công tác xây dựng Đảng. Sự vận động của báo Đảng địa phƣơng ĐBSCL thể hiện rất rõ trong những năm qua chính là không ngừng nâng cao vai trò, tác động trên mọi lĩnh vực đời sống, nhất là trong quá trình xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Vai trò của báo in trong giai đoạn “bùng nổ” truyền thông tƣơng tác, truyền thông đa phƣơng tiện. 12 Về thực tiễn, những đúc kết từ thực tế của luận văn hy vọng phác thảo đƣợc rõ nét tác động của báo in ĐBSCL để có thể đƣa ra những mô hình truyền thông trong công tác xây dựng Đảng các địa phƣơng nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất. Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả truyền thông để phục vụ nhu cầu cấp ủy, chính quyền về tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lƣợc, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo đảng địa phƣơng đồng bằng sông Cửu Long với công tác xây dựng Đảng Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề xây dựng đảng trên báo Đảng địa phƣơng đồng bằng sông Cửu Long Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả truyền thông của báo đảng địa phƣơng đồng bằng sông Cửu Long với công tác xây dựng Đảng 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG 1.1 Khái niệm, thuật ngữ cơ bản 1.1.1. Báo chí Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, báo chí là hiện tƣợng xã hội phổ biến, phát triển từng ngày và tác động, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Báo chí trong trƣờng hợp này đƣợc dùng, đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử và hãng thông tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự. Báo chí là hiện tƣợng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau. Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống. Khi nhìn nhận xã hội nhƣ một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần đƣợc tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí nhƣ một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng nhƣ sự tác động của các tiểu hệ thống. Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu ra khái niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hê giữa các thành tố ấy nhƣ sau: Mô hình khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng, cần đƣợc nhận thức đúng, vận dụng hiệu quả. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là các chức năng thông tin, chức năng tƣ tƣởng, chức năng khái sáng - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan