Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người việt...

Tài liệu Luận văn lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người việt

.PDF
101
101
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI HỒI ĐÁP TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI HỒI ĐÁP TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Năng THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Quang Năng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Thùy Dương i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình… Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS. Hà Quang Năng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, tổ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 12 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thùy Dương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát.......................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 3 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT...........5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 5 1.1.1. Những nghiên cứu chung về tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ............... 5 1.1.2. Những nghiên cứu về lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt ......... 6 1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................... 7 1.2.1. Lí thuyết hội thoại ..................................................................................... 7 1.2.2. Lí thuyết hành động ngôn ngữ................................................................. 14 1.2.3. Giới thiệu khái quát về lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao của người Việt ................................................................................................ 19 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 23 Chương 2. LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI HỒI ĐÁP TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT - DẠNG ĐẦY ĐỦ ......................................................... 24 2.1. Kết cấu của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng đầy đủ ............. 24 2.1.1. Các dạng lượt lời của bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ........................... 24 2.1.2. Kiểu câu được sử dụng trong ca dao tỏ tình có lời hồi đáp..................... 27 iii 2.1.3. Các mô típ thường gặp ............................................................................ 29 2.2. Cách thức thể hiện của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng đầy đủ ...................................................................................................... 31 2.2.1. Thể hiện bằng các hình ảnh, biểu tượng.................................................. 31 2.2.2. Thể hiện trong bối cảnh giao tiếp ............................................................ 34 2.2.3. Thể hiện qua các nhân vật giao tiếp ........................................................ 38 2.3. Nội dung của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng đầy đủ .......... 43 2.3.1. Lời tỏ tình và lời hồi đáp thuận tình ........................................................ 43 2.3.2. Lời tỏ tình và lời hồi đáp không thuận tình ............................................. 51 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 53 Chương 3. LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI HỒI ĐÁP TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT - DẠNG KHÔNG ĐẦY ĐỦ ........................................ 55 3.1. Kết cấu của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ......... 55 3.1.1. Các dạng lượt lời của bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ...................................................................................................... 55 3.1.2. Kiểu câu được sử dụng trong ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ........................................................................................... 57 3.1.3. Các mô típ thường gặp ............................................................................ 58 3.2. Cách thức thể hiện của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ........................................................................................... 60 3.2.1. Thể hiện bằng các hình ảnh, biểu tượng.................................................. 60 3.2.2. Thể hiện trong bối cảnh giao tiếp ............................................................ 63 3.2.3. Thể hiện qua các nhân vật giao tiếp ........................................................ 65 3.3. Nội dung của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ..... 69 3.3.1. Nội dung của các bài ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp .......................... 70 3.3.2. Nội dung của những bài ca dao là lời hồi đáp khuyết lời tỏ tình ............ 79 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 iv DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT HĐH : Hành động hỏi HĐML : Hành động mượn lời HĐNN : Hành động ngôn ngữ HĐOL : Hành động ở lời HĐOLGT : Hành động ở lời gián tiếp HĐTL : Hành động tạo lời Sp1 : Người nói Sp2 : Người nghe iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Về sự luân phiên lượt lời trong bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp.......... 24 Bảng 2.2. Các kiểu câu được sử dụng trong ca dao lời tỏ tình có lời hồi đáp ...... 27 Bảng 2.3. Kiểu câu hỏi trong các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ............... 27 Bảng 2.4. Từ chỉ không gian trong các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ...... 34 Bảng 2.5. Từ ngữ chỉ thời gian trong các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ...... 36 Bảng 2.6. Thống kê về chủ thể trong ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ............... 39 Bảng 2.7. Các từ xưng hô trong bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp ................. 41 Bảng 2.8. Các từ để hỏi trong các bài ca dao tỏ tình có hồi đáp thuận tình ....... 43 Bảng 3.1. Các kiểu câu được sử dụng trong ca dao lời tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ............................................................... 57 Bảng 3.2. Từ ngữ chỉ không gian trong các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ............................................................... 63 Bảng 3.3. Chủ thể trong ca dao tỏ tình có lời hồi đáp - dạng không đầy đủ ...... 65 Bảng 3.4. Từ xưng hô trong bài ca dao là lời tỏ tình khuyết lời hồi đáp ...... 66 Bảng 3.5. Các nhóm nội dung cơ bản trong ca dao tỏ tình khuyết lời hồi đáp ........................................................................................... 70 Bảng 3.6. Lời hồi đáp thuận tình và lời hồi đáp không thuận tình trong các bài ca dao là lời hồi đáp khuyết lời tỏ tình ............................. 79 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ xưa đến nay, ca dao Việt Nam được ví như cây đàn muôn điệu, dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân trải qua nhiều thế hệ. Ca dao còn là viên ngọc quý sáng lấp lánh trong kho tàng vô giá của văn học dân gian. Trải qua sự sàng lọc khắc nghiệt nhưng công bằng của thời gian, ca dao dân ca vẫn luôn được khẳng định là: “kho báu trí tuệ của nhân dân”. Như một thanh nam châm chứa trong mình trí tuệ, nếp sống, tâm lí, tình cảm, kinh nghiệm của người đi trước, ca dao luôn thu hút sự tìm tòi, khám phá, mang đến niềm say mê cho bao thế hệ đến sau. 1.2. Ở bài viết “Lời nói đầu” trong Kho tàng ca dao người Việt, nhóm biên soạn đã khẳng định: “Ca dao của người Việt hết sức phong phú và có giá trị, đã có nhiều cuốn sách phản ánh được khối lượng thơ ca dân gian này”. Thực ra, việc sưu tầm, nghiên cứu ca dao, dân ca từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, giống như một kho báu còn rất nhiều điều quí giá chưa được khai phá, ca dao vẫn là mảnh đất màu mỡ để những cây trí tuệ gieo mầm. Bài học từ ca dao, câu chuyện của ca dao, tình yêu cuộc sống, con người trong ca dao…sẽ mang đến cho chúng ta bao điều quí giá, thiết thực, bồi đắp trong ta tình yêu tiếng Việt, tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt là, trong hoàn cảnh ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ khiến cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi. Nhiều người, nhất là giới trẻ mải mê với những trò chơi giải trí, mạng xã hội và đang dần dần quên lãng những giá trị tinh tế, sâu sắc của các loại hình văn hóa dân gian, trong đó có ca dao, dân ca. Là một người thầy, nhiều năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, chúng tôi thấy cần có trách nhiệm giúp cho học trò của mình hiểu, yêu mến, có thái độ hợp lý, biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhất là hình thành cho học sinh thói quen sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca trong cuộc sống hàng ngày để lời nói được hay hơn, đẹp hơn, tinh tế và sâu sắc hơn. 1 Chúng tôi tin chắc rằng, rất nhiều người Việt Nam ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đã được đắm mình trong thế giới bay bổng của những câu chuyện cổ tích, trong lời ca dao, dân ca trữ tình ngọt ngào, tha thiết từ lời ru ầu ơ của bà, của mẹ và cả những câu nói bình dị, dân dã mà nặng nghĩa, sâu tình của những người sống xung quanh ta. Đó là lý do khiến mỗi người Việt Nam ít nhiều đã mang trong mình một niềm yêu mến, tự hào với những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mượt mà, hàm súc. Vậy làm thế nào để sự am hiểu của mọi người về ca dao được sâu sắc hơn, tình yêu mến, tự hào với ca dao được lan tỏa hơn là điều chúng tôi luôn trăn trở. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy thích thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn về những câu ca dao là lời tỏ tình và lời hồi đáp của người Việt. Xuất phát từ những lí do trên, qua thực tế đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào trùng với vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao, tìm ra những đặc trưng về hình thức, nội dung của lời tỏ tình, lời hồi đáp trong ca dao người Việt để thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt được bộc lộ trong những bài ca dao này. Từ đó góp phần lưu giữ, bảo tồn những vẻ đẹp của ngôn ngữ, tâm hồn dân tộc Việt. Đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong ca dao. 2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi là: - Xác lập một khung lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Thống kê, phân loại lời tỏ tình và lời hồi đáp trong kho tàng ca dao người Việt. - Miêu tả, phân tích đặc điểm của lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: nghiên cứu lời tỏ tình và hồi đáp trong kho tàng ca dao người Việt trong cuốn Kho tàng ca dao Người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) Nxb văn hóa. - Nội dung nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn là: + Cấu tạo hình thức của các bài ca dao tỏ tình có lời hồi đáp. + Hành động ngôn ngữ trong các bài cao dao tỏ tình có lời hồi đáp. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê phân loại Chúng tôi dựa vào phương pháp này để thu thập ngữ liệu trong từng vấn đề cụ thể theo định hướng của luận văn. Phương pháp này cũng được sử dụng để tập hợp định lượng những hiện tượng ngôn ngữ ẩn chứa trong ca dao trữ tình, từ đó có sự phân tích định tính và đưa ra những nhận xét, đánh giá hay những kiến giải phù hợp. 4.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này lấy xuất phát điểm là lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể; do vậy cần phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể, vào chủ thể tham gia giao tiếp để xác định, miêu tả và phân tích hình thức, nội dung, từ đó hiểu sâu sắc các ý nghĩa của lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao của người Việt. 4.3. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả, phân tích diễn ngôn với nguồn tư liệu đã lựa chọn, từ đó có những nhận xét, kết luận phù hợp. Phương pháp này tạo nên tính logic, chặt chẽ trong lập luận. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lý luận Đến với một vấn đề nghiên cứu còn nhiều mới mẻ mà năng lực và trình độ còn hạn chế nên những điều chúng tôi trình bày trong khóa luận chỉ là kết quả 3 của một bước khởi đầu. Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tục ngữ ca dao dân ca. Qua đó giúp người học hiểu và tiếp cận tục ngữ ca dao dân ca một cách trọn vẹn hơn. Vì thế, có thể xem luận văn này là một tư liệu tham khảo nhỏ bé về ca dao Việt Nam cho những ai quan tâm và yêu thích đề tài này. 5.2. Về thực tiễn Cùng với sự cuốn hút thú vị của vốn ca dao dân tộc, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp khẳng định các đặc điểm về cấu trúc, chủ thể, bối cảnh, hình thức và nội dung của lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao trữ tình người Việt. Nó là cơ sở để hiểu thêm về cách mà người Việt bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình qua ca dao; đồng thời qua đó cũng để hiểu thêm phong tục, tập quán và con người của dân tộc Việt Nam. Khóa luận còn có ý nghĩa sư phạm, kết quả của đề tài sẽ góp thêm một cứ liệu trong lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá, văn học dân gian và văn hoá dân gian; là nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngữ dụng học, văn học dân gian trong nhà trường. Từ đó, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Lời tỏ tình và lời hồi đáp - dạng đầy đủ. Chương 3: Lời tỏ tình và lời hồi đáp - dạng không đầy đủ. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu chung về tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam Từ xưa đến nay, vấn đề nghiên cứu tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ít nhiều đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và tiếp nhận. Tuy nhiên, phần lớn những công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao, dân ca chỉ dừng lại ở việc sưu tầm giới thiệu sơ lược. Được đánh giá cao là công trình sưu tầm nghiên cứu: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ Việt Nam của tập thể tác giả, Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Trù, Kho tàng ca dao Người Việt, 3 tập của tập thể tác giả Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang. Chu Xuân Diên trong “Văn học dân gian Việt Nam” đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về cả nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao. Theo tác giả “Ca dao phản ánh quan điểm tự do yêu đương, tự do hôn nhân của nhân dân lao động”. Mã Giang Lân trong “Tục ngữ, ca dao Việt Nam” đã có những nghiên cứu tổng quan về ca dao nhưng chưa có những diễn giải cụ thể. Còn Vũ Ngọc Phan cũng đã nghiên cứu về ca dao một cách hệ thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tập trung nhiều đến phương diện biểu hiện tình cảm của người bình dân ở các góc độ đấu tranh giai cấp. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn chú ý khai thác ca dao nói chung và ca dao trữ tình nói riêng trên nhiều phương diện như văn học dân gian, thi pháp học, ngôn ngữ học, văn hóa học. Có thể kể đến sự đóng góp của các tác giả như: + Trần Thị An (1990) với “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu”, Văn hóa dân gian. + Phan Huy Dũng (1991) với “Hình thức lấp lửng của lời tỏ tình trong bài ca xin áo”, Văn hóa dân gian). + Hoàng Tiến Tựu (1998) với “Bình giảng ca dao”, Nhà xuất bản Giáo dục. 5 + Đỗ Thị Kim Liên (2003) với “Cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao tình yêu”, Ngôn ngữ. + Nguyễn Xuân Kính (2006) với “Thi pháp ca dao”, Nhà xuất bản khoa học Hà Nội. + Hoàng Kim Ngọc (2009) với “So sánh ẩn dụ trong ca dao trữ tình”, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã tiếp cận ca dao trữ tình từ góc nhìn của lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn. + Hà Thị Hồng Mai (2013) với luận án “Hành động hỏi trong ca dao”. Tác giả đã tập trung làm rõ các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự. + Nguyễn Bích Hảo (2014) với “ Lời khen trong ca dao Việt Nam dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa”. 1.1.2. Những nghiên cứu về lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt Đến nay, trong số các tài liệu mà chúng tôi tham khảo và sưu tầm được, chưa phát hiện đề tài nào trùng tên với đề tài của luận văn này. Có thể trên thực tế, tùy theo khuôn khổ của từng bài viết, và tùy theo mục đích yêu cầu nghiên cứu cụ thể mà một vài khía cạnh của vấn đề đã được đề cập đến, nhưng chưa có nghiên cứu nào về “Lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt”. Trên cơ sở tiếp nhận và kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, với mong muốn góp phần làm rõ thêm mảng đề tài nghiên cứu một số hành động ngôn ngữ được thể hiện trong một thể loại của văn học dân gian là ca dao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao người Việt”. Qua đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn mang đến một cách nhìn, cách cảm mới về lời tỏ tình và lời hồi đáp trong ca dao của người Việt; góp một phần công sức nhỏ bé vào gìn giữ và phát huy những giá trị cao đẹp của ca dao, dân ca. Chúng tôi cho rằng đó cũng là cách thiết thực để bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 6 1.2. Cơ sở lí thuyết 1.2.1. Lí thuyết hội thoại 1.2.1.1. Khái niệm hội thoại Hội thoại là một vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và hiện nay ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia đều bàn đến hội thoại. Ở nước ta, kế thừa những thành quả của ngôn ngữ học thế giới, hội thoại đã trở thành mảng nghiên cứu hấp dẫn của ngôn ngữ học ứng dụng. Xoay quanh khái niệm “hội thoại”, chúng ta phải kể đến một số khái niệm sau: Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ thể và xác định, làm chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành thụ ngôn tạo thành một thể thống nhất” (dẫn theo [29, tr.13]). Còn Nguyễn Thiện Giáp thì khẳng định: “Giao tiếp hội thoại là hành chức cơ bản của ngôn ngữ. Giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hài hòa giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau” [19, tr.63]. Nhìn chung, khái niệm “hội thoại” được các nhà nghiên cứu nhắc đến đều bao gồm yếu tố chỉ nhân vật tham gia hội thoại và quy tắc luân phiên lượt lời giữa các vai giao tiếp thúc đẩy hội thoại phát triển. Riêng Đỗ Hữu Châu lại đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát rộng hơn, có thể áp dụng cho nhiều loại hình ngôn ngữ: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau” [8, tr.201]. Cũng theo Đỗ Hữu Châu thì hội thoại có một số đặc điểm sau: - Thoại trường khác nhau sẽ có cuộc hội thoại khác nhau. Tức là với một không gian - thời gian cụ thể sẽ tương ứng với hình thức hội thoại phù hợp với nó. - Số lượng tham gia hội thoại cũng khiến hội thoại mang những tính chất với những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, với hai người tham gia, chúng ta đặt tên 7 hình thức hội thoại là song thoại, ba người tham gia - tương ứng với nó là hình thức tam thoại, nhiều người tham gia hội thoại hơn nữa thì có hình thức đa thoại. - Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc thoại. Theo đó, vị thế giao tiếp sẽ trở thành nhân tố nhằm duy trì, thúc đẩy hoặc kết thúc cuộc thoại. - Các cuộc hội thoại đều có những “đích” cụ thể của mình. Để bắt đầu cuộc thoại, các đối tác đối thoại đã phải xác định mục tiêu giao tiếp mà mình cần đạt được từ đó xây dựng chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, đối với những cuộc tán gẫu thì “đích” này thường không cụ thể và mang tính tự phát. - Các cuộc hội thoại khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức. Căn cứ vào từng cuộc thoại mà hình thức thể hiện, quy trình tổ chức, dẫn dắt,... cũng khác nhau... có khi không cần hình thức tổ chức hỗ trợ nào cả. - Với những hình thức hội thoại khác nhau thì ngữ vực để thể hiện nó cũng khác nhau [8, tr.201]. 1.2.1.2. Cấu trúc hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu [8,tr.90] cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có ba trường phái với những quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (Conversation analysis) - Trường phái này cho rằng hội thoại có hai tổ chức cơ bản là lượt lời và cặp thoại. Thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis) - Trường phái này dựa trên mô hình cấu trúc bậc (rank) chia hội thoại thành năm bậc. Trong cấu trúc tầng bậc này, hành động (act) là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại tức cuộc tương tác. Các hành động tạo nên bước thoại, các bước thoại tạo nên cặp thoại và đơn vị lớn nhất, bao trùm là cuộc thoại. Trong đó, ba đơn vị cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại (dialogal) có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị có tính chất đơn thoại, có nghĩa là do một người nói ra là tham thoại và hành động ngôn ngữ. Thứ ba là trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp - Trường phái này đã phân định các 8 đơn vị cấu trúc hội thoại thành các đơn vị cơ bản: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, hành động ngôn ngữ và tham thoại. Do điều kiện và mục đích của đề tài, chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu các đơn vị cấu trúc của các trường phái khác mà chỉ xin trình bày một số đơn vị hội thoại theo trường phái lý thuyết hội thoại nhằm làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. a. Cuộc thoại Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương tác (interaction) là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất tính từ khi các nhân vật tham gia cuộc thoại gặp nhau, khởi đầu nói cho đến lúc chấm dứt [8, tr.312]. Một cuộc thoại được xác định bởi các nhân tố sau: - Nhân vật hội thoại: Một cuộc hội thoại được xác lập bởi sự đương diện liên tục của hai hay nhiều người tham gia. - Tính thống nhất về thời gian và vị trí diễn ra hội thoại: Thời gian có thể ban ngày, ban đêm, chiều tối, hôm qua. Không gian có thể là một khu vườn, bên bờ ruộng, trên đường đi, trên thuyền,... Tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối bởi vì trong quá trình hội thoại thời gian và không gian có thể thay đổi. - Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: “Đề tài là cái phạm vi hiện thực mà người nói đề cập đến” [24, tr.189]. “Chủ đề là cái chủ đích mà người nói, người nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại”. Một cuộc thoại có độ dài ngắn khác nhau song đòi hỏi phải có sự thống nhất về đề tài - tức các nhân vật tham gia cuộc thoại phải cùng hướng đến một vấn đề, một cái đích chung. Theo Grice một cuộc thoại phải theo một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc (dẫn theo [8, tr.312]). Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại rất nhiều cuộc thoại mà đề tài liên tục được thay đổi. Do tính chất không chặt chẽ của các tiêu chí trên, C.K. Orecchioni đã đưa ra một định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng” (dẫn theo [8, tr.313]). 9 Như vậy, để nhận diện một cuộc thoại điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật, nhóm nhân vật này cùng nói về một vấn đề - đề tài trong một phạm vi thời gian, không gian nhất định. b. Đoạn thoại Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề: một chủ đề duy nhất và về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích [8, tr.313]. Cấu trúc tổng quát trong một cặp thoại là: - Đoạn thoại mở thoại: Mang tính chất “đưa đẩy”, có chức năng mở ra cuộc thoại và nêu đề tài diễn ngôn. - Đoạn thân thoại: Là đoạn thoại phản ánh nội dung chính của cuộc thoại. - Đoạn kết thoại: Là đoạn thoại có chức năng tổng kết, kết luận về chủ đề hội thoại. Để kết thúc chúng ta có thể đưa ra những lời hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi, từ biệt... c. Cặp thoại Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên “Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một cá nhân nói ra cùng với tham thoại khác lập thành một cặp thoại” [8, tr.315]. Về nguyên tắc, một cặp thoại ít nhất phải do hai tham thoại tạo nên. Tham thoại thứ nhất ở lượt lời người trao là tham thoại dẫn nhập. Tham thoại thứ hai ở lượt lời người đáp là tham thoại hồi đáp. Trong giao tiếp, như đã biết, mỗi cặp thoại bình thường gồm ít nhất hai tham thoại. Tuy nhiên, trong giao tiếp vẫn có những cặp thoại chỉ có một tham thoại còn phổ biến là trường hợp cặp thoại có từ hai tham thoại trở lên. Gọi là cặp thoại một tham thoại là căn cứ vào hình thức biểu hiện của nó trên bề mặt diễn ngôn, còn thực tế quan hệ trao đáp trong cặp thoại luôn giả định sự thực tồn của tham thoại thứ hai. Quả thực những cặp thoại một tham thoại là cặp thoại đơn giản nhưng lại không bình thường về cấu tạo. Nó tạo ra cấu 10 trúc hẫng của cặp thoại (theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu) (gọi là cặp thoại hẫng) nhưng là một hiện tượng khá phổ biến. Hơn nữa, trong nhiều tình huống hội thoại, việc có những “tham thoại” không có lời lại mới là bình thường của sự trao đáp.Thông thường một cặp thoại ít khi kéo dài đến 5, 6 tham thoại. Tuy nhiên, sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho cấu trúc và chức năng của các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả [8, tr.328]. d. Tham thoại Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời và trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Vì thế, ông đã gộp hai khái niệm tham thoại và lượt lời làm một. Đỗ Hữu Châu lại phân biệt rạch ròi hai khái niệm tham thoại và lượt lời. Tác giả cho rằng, lượt lời khác tham thoại: “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật nói ra, kể từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời” [8, tr.205] và một lượt lời có thể có nhiều tham thoại, mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt lời). Trong các tham thoại, lời dẫn nhập và lời hồi đáp có những chức năng khác nhau: Chức năng ở lời dẫn nhập, là chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Chức năng ở lời dẫn nhập thường thuộc các tham thoại chủ hướng. Chức năng ở lời hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập. Chức năng này thuộc các tham thoại hồi đáp nói chung (đáp không chỉ có nghĩa là trả lời) và chỉ rõ mức độ thỏa mãn các trách nhiệm mà tham thoại ở lời dẫn nhập đặt ra. Theo tiêu chí này, các chức năng ở lời hồi đáp có thể chia thành ba nhóm: chức năng hồi đáp tích cực (khẳng định), chức năng hồi đáp tiêu cực (phủ định) và chức năng hồi đáp trung gian (không thể hiện rõ phủ định hay khẳng định). Các chức năng hồi đáp tiêu cực lại có chức năng hồi đáp tiêu cực đối với phát ngôn (tức đối với nội dung của phát ngôn) và hồi đáp tiêu cực đối với chính sự phát ngôn. 11 Một tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của tham thoại ở lời dẫn nhập, nó không chỉ thực hiện vế thứ hai của hiệu lực ở lời tức thực hiện trách nhiệm đối với tham thoại dẫn nhập. Tự nó khi thực hiện trách nhiệm thì cũng đồng thời đưa ra một quyền lực: quyền lực buộc người đối thoại (người đưa ra tham thoại dẫn nhập) phải tin vào, phải đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra (do trách nhiệm phải hồi đáp). Chính vì vậy khi một tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại. Như vậy trong một cặp thoại có các tham thoại sau: - Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng). - Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại. - Tham thoại hồi đáp. 1.2.1.3. Vận động hội thoại Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có 3 vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp và tương tác. a. Sự trao lời Vận động đầu tiên xuất hiện trong một cuộc hội thoại là vận động mà Sp1 (người nói) nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình vào Sp2 (người nghe) làm cho Sp2 nhận biết lượt lời đó là dành cho Sp2. b. Sự trao đáp Sau khi tiếp nhận phát ngôn của Sp1, Sp2 đưa ra phát ngôn để thể hiện quan điểm, ý kiến, tình cảm của mình để đáp lại lời trao từ Sp1, và cuộc thoại chính thức được bắt đầu. Đây gọi là vận động trao đáp. c. Sự tương tác hội thoại. Trong quá trình hội thoại, các đối ngôn sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động tác động đến cách ứng xử của nhau. Đây được xem là vận động tương tác xảy ra trong hội thoại. Trước khi hội thoại giữa các đối ngôn tồn tại một khoảng cách nhất định về sự hiểu biết lẫn nhau, về tâm lí, tình cảm… Sau khi hội thoại, nếu những khoảng cách ấy được thu hẹp lại, rút ngắn lại, khi ấy có 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan