Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn hoa dọc chiến hào của xuân quỳnh từ góc nhìn thẩm mĩ...

Tài liệu Luận văn hoa dọc chiến hào của xuân quỳnh từ góc nhìn thẩm mĩ

.PDF
52
101
113

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ------------------- ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO HOA DỌC CHIẾN HÀO CỦA XUÂN QUỲNH TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ------------------- ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO HOA DỌC CHIẾN HÀO CỦA XUÂN QUỲNH TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ La Nguyệt Anh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tiến hành. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Đặng Thị Phương Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ La Nguyệt Anh. Kết quả khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2018 Người cam đoan Đặng Thị Phương Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................ 5 NỘI DUNG ............................................................................................... 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM MĨ VÀ THƠ XUÂN QUỲNH ....................................................................................... 6 1.1. Những vấn đề lí luận .......................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm thẩm mĩ .......................................................................... 6 1.1.2. Những quan điểm tiếp cận vấn đề thẩm mĩ .................................... 7 1.1.3. Thơ ca như một hình thái thẩm mĩ đặc thù ................................... 10 1.2. Xuân Quỳnh và hành trình sáng tạo ................................................. 11 1.2.1. Tác giả Xuân Quỳnh ..................................................................... 11 1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ ................................................................. 12 1.2.3. Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh và quan niệm thẩm mĩ thời kháng chiến ............................................................................................. 14 Chương 2. VẺ ĐẸP NỘI DUNG TRONG TẬP THƠ HOA DỌC CHIẾN HÀO CỦA XUÂN QUỲNH ...................................................... 17 2.1. Vẻ đẹp tâm hồn người công dân kháng chiến .................................. 17 2.1.1. Tinh thần yêu nước nồng nàn của những công dân kháng chiến .. 17 2.1.2. Tinh thần lạc quan của những công dân kháng chiến ................... 21 2.2. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thời kháng chiến .............................. 24 2.2.1. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ với thiên chức làm mẹ .................. 24 2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ với vai trò là người yêu ................ 27 Chương 3. VẺ ĐẸP HÌNH THỨC TRONG TẬP THƠ HOA DỌC CHIẾN HÀO CỦA XUÂN QUỲNH ...................................................... 30 3.1. Ngôn ngữ giản dị, giàu tính nhạc, tính biểu cảm ............................. 30 3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, đời thường ....................................................... 30 3.1.2. Ngôn ngữ giàu tính nhạc, tính biểu cảm ....................................... 32 3.2. Giọng điệu trữ tình, nhiều sắc thái ................................................... 34 3.2.1. Giọng điệu chủ đạo đậm chất trữ tình ........................................... 34 3.2.2. Sắc thái phong phú ........................................................................ 37 KẾT LUẬN ............................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, khi nhắc đến Xuân Quỳnh ai cũng biết đến bà với một phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Xuân Quỳnh đã sống và lao động nghệ thuật hết mình trên con đường sáng tác văn thơ, bà đã để lại cho dân tộc một di sản văn học có giá trị. Bà là một gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ Việt Nam tham gia và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc sống khắc nghiệt của chiến tranh đã tạo cho bà cảm hứng viết những bài thơ về bom đạn, nhưng rõ hơn cả là mạch cảm hứng cuộc sống đời thường với vai trò của một người mẹ, người vợ khi đất nước hòa bình – xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ngòi bút của Xuân Quỳnh được thử thách qua năm tháng với nhiều thể loại khác nhau. Thơ bà là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ thông minh đầy nữ tính, là những tâm trạng, cảm xúc của một người vợ hết lòng với chồng, là tình yêu, sự lo lắng, chở che của người mẹ dành cho con cái, của người thiếu nữ dũng cảm chiến đấu vì đất nước vì độc lập dân tộc. Thơ Xuân Quỳnh cứ thế đi vào lòng bạn đọc với những sự cảm nhận riêng. Trong các tập thơ của Xuân Quỳnh, tập Hoa dọc chiến hào có một vị trí đặc biệt trên hành trình nghệ thuật của bà và là một trong các sáng tác tiêu biểu của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hoa dọc chiến hào gồm 28 bài thơ, nó vừa là cảm hứng chiến trận lại vừa là cảm hứng từ tình mẫu tử thiêng liêng, mang một giá trị thẩm mĩ cao. Một vinh dự lớn của Xuân Quỳnh là hai trong số các bài thơ của tập Hoa dọc chiến hào được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông: Tiếng gà trưa được giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 [13;148], Sóng được giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 12 [7;154]. Các tác phẩm này của Xuân Quỳnh được tiếp cận từ nhiều góc độ, hướng tới các năng lực của người học. Với mong muốn 1 tìm hiểu và bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ của người học và với vai người tiếp nhận, tác giả khóa luận đã lựa chọn đề tài: “Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh từ góc nhìn thẩm mĩ”. Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kì vọng sẽ góp phần bồi đắp cho học sinh những kiến thức, tình cảm, những điều mới mẻ đối với thi ca nói chung và với tập thơ Hoa dọc chiến hào nói riêng. Tạo thêm cảm hứng, lòng yêu nghề cho những người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn và những người yêu thích thơ Xuân Quỳnh. 2. Lịch sử vấn đề Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ và có chỗ đứng riêng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Quỳnh ra đi khi tài năng đang nở rộ, nhưng bà đã kịp để lại rất nhiều tác phẩm thơ có giá trị cho đời. Sáng tác của bà đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm, yêu mến. Các công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Xuân Quỳnh không chỉ đi sâu khám phá về nội dung, hình thức, phong cách riêng, cá tính riêng mà đặc biệt quan tâm đến cả vẻ đẹp thơ bà. Trong “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh” tác giả Nguyễn Xuân Nam đã chỉ ra những nét đẹp của thơ Xuân Quỳnh qua các tập thơ Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng và Lời ru trên mặt đất. Qua những phân tích và dẫn chứng ta sẽ có thêm những cách cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm trong các tập thơ. “Nếu trong tập thơ Chồi biếc, Xuân Quỳnh có mấy bài thơ về tình yêu xuất sắc, thì trong tập Hoa dọc chiến hào, mấy bài thơ về các con nổi hơn cả. Đó cũng là điều hợp quy luật: Khi mới lớn lên, tình yêu là xứ ước mơ, hy vọng. Và khi ước mơ hy vọng người ta thường thiết tha sôi nổi. Khi đã là mẹ, người phụ nữ lại dồn hết tình cảm cho con, kết tinh máu huyết của mình. Những lời hát ru thể hiện rõ điều đó. Thật ra khi người mẹ nghiêng xuống vành nôi hát ru, cái nhịp điệu êm đềm là dành để cho con dễ đi vào giấc ngủ, còn lời hát chính 2 là để tự nói với lòng mình” [10; 119]. Nguyễn Xuân Nam phải là người nghiên cứu rất kĩ về Xuân Quỳnh mới có thể đưa ra những lời nhận xét chuẩn và sâu sắc như vậy sau khi đọc xong các tập thơ và có sự đối chiếu, so sánh. Trong bài “Nghĩ về Xuân Quỳnh – Con người và nhà thơ” nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân viết: “Hai chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào lòng người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ nếp cảm của tâm hồn người Việt Nam tự xa xưa ” [10;161]. Tác giả Lưu Khánh Thơ trong bài “Xuân Quỳnh – Cuộc đời gửi lại trong thơ” có viết: “Đọc những tác phẩm của Xuân Quỳnh, chúng ta gần như hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương day dứt những gì? Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các sáng tác của Xuân Quỳnh là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống” [3;147-148]. Trong bài “Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh” Nguyễn Thị Tình viết: “Trong muôn vàn phong cách thơ hiện đại, nữ sĩ Xuân Quỳnh để lại một dấu ấn đặc biệt bởi một trái tim hồn hậu, đầy nữ tính và rất nhạy cảm trong thơ. Đó là một hồn thơ đầy trăn trở, khắc khoải, lo âu. Ngay cả khi viết về những điều bình dị nhất hay thể hiện những khát khao đời thường nhất thì thơ chị vân mang bao dự cảm về cuộc đời chảy trôi vô định” [10;142]. Nói đến khía cạnh thẩm mĩ trong các tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh cũng chính là nói đến cái đẹp, đa số các bài thơ đẹp về nội dung, hình ảnh, đẹp cả về ngôn từ được sử dụng. Tác giả Sao Thụy có viết trong bài “Thơ Xuân Quỳnh – Tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”: “Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong dàn đồng ca ấy, chị nổi lên với một tiếng thơ đầy nữ tính. Vẻ đẹp ấy ở thơ Xuân Quỳnh là sự hội tụ của thiên 3 tính tự nhiên và ý thức phái tính của người phụ nữ hiện đại mà vẫn bảo lưu được những giá trị truyền thống. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đáng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử” [10;197]. Nhưng để nghiên cứu về giá trị thẩm mĩ của riêng một tập thơ nào đó của Xuân Quỳnh thì vẫn chưa có nhiều công trình, bài viết. Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về giá trị thẩm mĩ qua tập Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh. Trên cơ sở những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả khóa luận tập trung làm rõ giá trị thẩm mĩ của thơ Xuân Quỳnh qua đề tài: “Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh từ góc nhìn thẩm mĩ”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận đi tìm hiểu và khẳng định những giá trị thẩm mĩ của tập thơ Hoa dọc chiến hào. Bên cạnh đó khóa luận còn giúp nâng cao hiểu biết, nhận thức, năng lực khám phá, cách tiếp cận và phân tích tác phẩm khác của Xuân Quỳnh từ góc độ thẩm mĩ. Khóa luận nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thơ Xuân Quỳnh nói chung và cho sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, chuyên ngành Văn học trong nghiên cứu, giảng dạy nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiếu lý thuyết thẩm mĩ và những quan điểm tiếp cận vấn đề thẩm mĩ. - Tìm hiểu vẻ đẹp nội dung (vẻ đẹp tinh thần) và vẻ đẹp hình thức của tập thơ Hoa dọc chiến hào. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoa dọc chiến hào từ góc nhìn thẩm mĩ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tập thơ Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh (1968). 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp liên ngành. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung về thẩm mĩ và thơ Xuân Quỳnh Chương 2. Vẻ đẹp nội dung trong tập thơ Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh Chương 3. Vẻ đẹp hình thức trong tập thơ Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh 5 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM MĨ VÀ THƠ XUÂN QUỲNH 1.1. Những vấn đề lí luận 1.1.1. Khái niệm thẩm mĩ Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thẩm mĩ là cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp” [12;580]. Đấy là cách hiểu chung về thẩm mĩ. Qua khái niệm này, có thể thấy thẩm mĩ là một hiện tượng mang tính chủ quan. Sự cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, hai yếu tố cơ bản là nhận thức về cái đẹp và sự thụ hưởng cái đẹp. Theo V.Belinsky, cảm xúc thẩm mĩ hay cảm xúc về cái đẹp – cái kiều diễm “là một điều kiện làm nên phẩm giá con người”. Ông khẳng định: “phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tuởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc những hoài vọng cá nhân, lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó con người mới không qụy ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công. Thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại một thứ đầu óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho thói sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen của bệnh ích kỉ” [17;1]. Ý kiến của V. Belinsky nhấn mạnh yếu tố cốt lõi trong phẩm giá con người chính là sự thức nhận các giá trị từ góc độ cái đẹp, từ qui luật của cái đẹp. Cái đẹp đã xuất hiện từ rất lâu, nó có mặt trong mọi phương diện của cuộc sống, từ tự nhiên, xã hội, tinh thần, vật chất. Ở mỗi lĩnh vực lại có những quan điểm khác nhau về cái đẹp – về vấn đề thẩm mĩ. 6 1.1.2. Những quan điểm tiếp cận vấn đề thẩm mĩ 1.1.2.1. Từ quan niệm của mỹ học Chúng ta biết rằng, mỹ học là một khoa học nghiên cứu bản chất của ý thức thẩm mĩ và hoạt động thẩm mĩ của chính con người. Qua đó, khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở qui luật của cái đẹp. Cũng chính vì vậy, trong mỹ học, cái đẹp được xem là phạm trù mỹ học cơ bản và cũng là phạm trù mỹ học trung tâm.  Xét về nguồn gốc của cái đẹp từ quan điểm của mỹ học:  Theo Kant thì “cái đẹp theo quan điểm chủ quan của con người”. Các tư tưởng về vấn đề này được trình bày trong tác phẩm “Phê phán khả năng phán đoán”. Kant khẳng định: “không có khoa học về cái đẹp, chỉ có phán đoán cá nhân về cái đẹp”. Đẹp hay không còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Ông chia cái đẹp thành bốn phương diện: cái đẹp về chất lượng; cái đẹp về số lượng; cái đẹp về tương quan và cái đẹp về hình thái. Tất cả bốn phương diện về cái đẹp đều do chủ quan của con người quyết định [8;11].  Khác với Kant, G.Hegel lại xuất phát từ những quan điểm trong hiện tượng luận tinh thần để nghiên cứu về cái đẹp. Theo G.Hegel: “bản chất của cái đẹp là biểu hiện của ý niệm tuyệt đối”. G.Hegel khẳng định ý niệm vận động đến tuyệt đối thì sản sinh ra cái đẹp đầy đủ. Cái đẹp là biểu hiện đầy đủ của ý niệm chung trong một hiện tượng cá biệt. Cái đẹp của nghệ thuật là sự biểu hiện của tinh thần tuyệt đối trong hình tượng [8;11].  Theo Tsécnưsépxki “cái đẹp là cuộc sống”. Một thực thể đẹp là thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng như quan niệm của chúng ta. Một đối tượng đẹp là đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nhắc ta nghĩ đến cuộc sống [8;12].  Khác với ba khuynh hướng trên và tiếp thu một số thành tựu cơ bản của ba khuynh hướng trên, xây dựng hệ thống lý luận về giá trị, C.Mác và 7 Ph.Ăngghen đã tiếp cận cái đẹp từ lao động, từ bản chất xã hội, từ quan hệ giá trị.  Cái đẹp ra đời từ lao động: “Trong quá trình lao động, trong quá trình tác động giữa đối tượng và chủ thể nghệ thuật ra đời. Nghệ thuật xuất hiện vừa biểu hiện nhu cầu cao quý của con người trong lao động vừa đánh dấu bước nhảy vọt lớn của lao động thành thạo. Nghệ thuật là nơi tập trung cái đẹp và cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự phản ánh cái đẹp trong hiện thực mà còn gắn với cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người” [8;13].  Cái đẹp là một giá trị: “Thông qua quá trình tác động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo bản thân mình, con người dần dần phát hiện ra các giá trị của tự nhiên trong đó có giá trị thẩm mĩ mà biểu hiện tập trung nhất là cái đẹp. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, cái đẹp không phải là cái vốn có trong thiên nhiên thuần túy, cũng không phải là cái được nhận thức một cách tùy tiện do cảm giác chủ quan của cá nhân. Cái đẹp là một phạm trù giá trị. Nó xuất hiện và không ngừng phát triển từ trong thực tiễn sản xuất và chiến đấu của xã hội, con người. Trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen cái đẹp ra đời, tồn tại và phát triển trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội. Bản chất của cái đẹp là do những quan hệ xã hội quy định. Nhưng bản chất của cái đẹp không phải sinh thành bất biến mà luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển của cuộc sống đặc biệt là của các quan hệ thẩm mĩ. Trong học thuyết giá trị của C.Mác, C.Mác cho rằng cái đẹp phải có các thước đo xã hội. Học thuyết giá trị là cơ sở quan trọng nhất không chỉ để minh chứng cho nguồn gốc và bản chất của cái đẹp mà còn làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của chính sự vận động lịch sử của cái đẹp trong đời sống xã hội” [8;14].  Cái đẹp mang tính xã hội: 8 “Trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, những sự biến thiên của mọi quan hệ xã hội kể cả quan hệ thẩm mĩ. Do đó cái đẹp cũng có số phận thăng trầm cùng với những sự đổi thay của xã hội. Với việc phát hiện ra lao động là nguồn gốc của cái đẹp, C.Mác còn phát hiện ra bản chất của cái đẹp. Bản chất này không chỉ đơn thuần gắn với lao động mà còn gắn với các quá trình lịch sử xã hội với những thước đo khác nhau của dân tộc, giai cấp, thời đại…” [8;14].  Xét về bản chất của cái đẹp nhà nghiên cứu Đào Duy Thanh có một bài Blog bàn về bản chất cái đẹp, ông viết: “Cái đẹp là một phạm trù trung tâm của mỹ học. Bởi vì, một mặt mỹ học phải giải thích nguồn gốc, bản chất và quy luật chung của cái đẹp; mặt khác, trong thế giới hiện thực có rất nhiều những hiện tượng thẩm mĩ cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của mỹ học có quan hệ với cái đẹp như: cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn. Cái đẹp giữ vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mỹ, dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực, khách quan, rộng rãi của hiện thực thẩm mỹ, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cụ thể – cảm tính phù hợp với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mĩ của xã hội nhất định. Như vậy, ngọn nguồn của bản chất vươn tới cái đẹp, sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, đầu tiên nằm trong bản chất tự nhiên, sinh học rồi phát triển rộng ra xã hội trong tiến trình lịch sử của con người. Có hiểu như vậy mới khắc phục được tính phiến diện trong sự cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp” [16;1]. Nghiên cứu của Đào Duy Thanh nhấn mạnh bản chất của cái đẹp. Xét từ quan niệm của mỹ học thì cái đẹp được nghiên cứu theo nhiều phương diện, trong đó phần lớn được tìm hiểu từ nguồn gốc, sự vận động đến bản chất. Có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu cái đẹp và mỗi người lại có những cách nhìn nhận, ý kiến khác nhau từ phạm trù thẩm mĩ. Khi nghiên cứu ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về cái đẹp. 1.1.2.2. Từ quan niệm của lí luận văn học 9 Nghệ thuật phản ánh hiện thực, tất cả các phạm vi của nghệ thuật đều dựa trên mối quan hệ với con người. Nếu các ngành khoa học tìm đến các sự vật, hiện tượng thẩm mĩ ở góc độ bản chất, quy luật của nó thì trong văn học là đi khám phá, tìm hiểu mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Đối tượng chính của nghệ thuật là con người. Văn học nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng thì đều phải có giá trị thẩm mĩ. Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ góp phần định hướng tư duy theo tiêu chí Chân – Thiện – Mỹ. Những người nghệ sĩ, qua hoạt động nghệ thuật của mình, đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ, nhằm phục vụ cho những điều tốt điều thiện và những thứ cao cả đẹp đẽ. Luôn khát khao vươn tới cái đẹp, nếu thiếu nó thì nghệ thuật sẽ mất đi sức mạnh cơ bản, sẽ không thể thanh lọc tâm hồn con người và cải tạo xã hội. Cho nên, nghệ thuật không những phản ánh qui luật của đời sống mà còn phản ánh cách đánh gía thẩm mĩ về đời sống. 1.1.3. Thơ ca như một hình thái thẩm mĩ đặc thù Văn học nói chung, vốn là một hình thái ý thức xã hội như chính trị, tôn giáo, đạo đức… Song đó là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một hình thái phản ánh thẩm mĩ. Đây cũng là cội nguồn tạo ra văn học, nghệ thuật, trong đó có thơ ca. Sự hình thành và phát triển của thơ xuất phát từ xúc cảm thăng hoa của con người, là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau. Trạng thái tột cùng của cảm xúc sẽ tạo thành năng lượng đặc biệt mà ở những chủ thể tài năng sự phát khởi cảm xúc đó sẽ được kết lại trong ngôn ngữ đẹp, có vần điệu. Thơ quyến rũ người đọc bằng cả niềm vui và nỗi buồn. Vì vậy trong thơ không chỉ niềm vui mới đem đến cảm xúc đẹp, ngay cả nỗi buồn cũng có sức lay động, không chỉ niềm vui an ủi ta, ngay cả nỗi buồn cũng động viên ta. Trong thơ, các nhà lí luận cho rằng: “Lí tưởng thẩm mĩ là tiền đề và khởi điểm của phản ánh thẩm mĩ”, là “tâm thế phản ánh nghệ thuật” của nhà văn” 10 [13;35]. Những vần thơ của Tố Hữu khi viết về Người con gái Việt Nam hay Hãy nhớ lấy lời tôi đã “chạm đến gan ruột của nhiều người” (Vũ Quần Phương) bởi đó là những xúc cảm chân thành về những người con anh hùng của đất nước. Điểm chung trong lí tưởng thẩm mĩ của nhà thơ qua các bài thơ trên và nhiều bài thơ khác của Tố Hữu là sự xúc động trước những tấm gương của người anh hùng dân tộc, những người con kiên trung, bất khuất làm nên “thành đồng Tổ quốc”. Ở một phương diện khác thì lý tưởng thẩm mĩ cũng được cho là quyết định, chi phối tính chất và phương thức phản ánh. Chính Tố Hữu đã có lần nói về việc lựa chọn hình thức thể thơ khi ông viết trường ca Theo chân Bác. Cũng theo các nhà lí luận, sự phản ánh thẩm mĩ luôn được tiến hành trong quá trình tìm kiếm một sự thể hiện lí tưởng thẩm mĩ một cách hữu hiệu. Việc lựa chọn một câu thơ đẹp, một từ đắt hay còn gọi là “nhãn tự” của bài thơ cũng là kì vọng về sự hoàn mĩ trong hình thức thơ. Chính vì thế hình thức đẹp trở thành điều kiện tất yếu để hoàn thiện phản ánh thẩm mĩ. E.Cassirer - Nhà văn hóa Đức cũng cho rằng: “Nội dung của một bài thơ không thể tách rời khỏi hình thức của nó là vần, điệu, luật, những hình thức này không phải là biện pháp bề ngoài thuần túy để chép lại một cái gì trực quan cảm tính mà là bộ phận hợp thành cơ bản của bản thân sự trực quan nghệ thuật” [13;37]. Nói cách khác thì hình thức thẩm mĩ đã phân biệt nghệ thuật với các hình thức khác của thực tại. Hay ngay trong văn học, đó cũng là yếu tố cơ bản phân biệt giữa thơ và văn xuôi. 1.2. Xuân Quỳnh và hành trình sáng tạo 1.2.1. Tác giả Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh có tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, sớm mồ côi nên 11 lớn lên thiếu tình thương của mẹ, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Lên 13 tuổi (năm 1955), Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã đi biểu diễn ở nước ngoài và nhiều nơi. Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh theo học lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá I của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, Xuân Quỳnh làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công violon của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Ngày 29 tháng 8 năm 1988, định mệnh đã cướp đi mạng sống của Xuân Quỳnh, một người nghệ sĩ đầy tài năng đang ở đỉnh cao văn học trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương , tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ . Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng. 1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ Trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh có thể chia thành hai giai đoạn là trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, Xuân Quỳnh là ngòi bút chiến đấu, xây dựng tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Các sáng tác vừa là những suy nghĩ, trăn trở về vận mệnh dân tộc vừa là những xúc cảm trong tình yêu của người phụ nữ trẻ đầy nhiệt huyết. Có thể kể tên các tập thơ tiêu biểu của giai 12 đoạn này: Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung, 1963); Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968); Gió lào cát trắng (thơ, 1974). Giai đoạn sau năm 1975, lúc này Xuân Quỳnh đã có những sự chiêm nghiệm về cuộc sống, cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn. Xuân Quỳnh sáng tác ở thời hậu chiến với sự trưởng thành trong tình yêu, yêu hết mình nhưng vẫn lo lắng về sự chia cắt, lúc này Xuân Quỳnh cũng là người mẹ với những sáng tác cho con. Có thể kể tên các tập thơ tiêu biểu của giai đoạn này: Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978); Sân ga chiều em đi (thơ, 1984); Tự hát (thơ, 1984); Hoa cỏ may (thơ, 1989); Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994). Tập thơ đầu tay Tơ tằm – Chồi biếc giống như giấy thông hành để Xuân Quỳnh bước vào làng thơ. Chồi biếc ra đời đã gây được sự chú ý của các nhà thơ khác và bạn đọc, nó mang một cái chất tươi trẻ, hồn nhiên và nhận được nhiều bài viết động viên để Xuân Quỳnh tự tin hơn. Với Xuân Quỳnh viết thơ như là một cái “nghiệp”. Trước đây Xuân Quỳnh theo nghề diễn viên múa nhưng đã đánh đổi tất cả để theo cái “nghiệp” thơ. Bà đưa hiện thực cuộc sống vào thơ, khi đất nước chiến tranh chống đế quốc Mỹ bà viết Hoa dọc chiến hào và Gió Lào cát trắng vừa để thể hiện tình cảm, tình yêu của chính mình dành cho quê hương, đất nước, cho những người thân yêu. Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã khắc họa tất cả những cảm xúc, tâm hồn của chính tác giả thành thơ, nơi chứa đựng những tình cảm sâu sắc nhất cho đất nước, gia đình, người thân, tình yêu, niềm khát khao hạnh phúc và những nỗi niềm lo lắng, khắc khoải của bản thân. Bà được đi đến nhiều nơi, sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau cả khắc nghiệt, cả hòa bình. Xuân Quỳnh có điều kiện thuận lợi để trau dồi thêm vốn sống, kiến thức, hiểu biết điều đó là một phần làm cho thơ bà phong phú, đa dạng hơn khi viết về thiên nhiên, văn hóa và bối cảnh nước ta. Thành công của Xuân Quỳnh tăng dần theo tháng năm vì những cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân: “Từ khi in bài thơ đầu tiên cho 13 tới giữa 1988, sửa soạn in tập thơ cuối cùng, Xuân Quỳnh đã có một chặng đường thơ khoảng một phần tư thế kỉ. Nhìn vào thơ thấy con người này khá thông thoáng. Cứ đều đều vài ba năm lại có một tập thơ ra đời. Trong khi nhiều người bạn cùng trang lứa đã bỏ cuộc, nhiều người già đi, cũ đi hay tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được cái duyên riêng và có được cái hơi trẻ trung tươi tắn” [5;120]. Trong khi các tác giả cùng trang lứa ngày càng mờ nhạt đi thì thơ Xuân Quỳnh vẫn còn mãi và có một giá trị to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại: “Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn hóa thật đáng quý. Ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao. Dù đi vào vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo đầy nữ tính” [3;147]. Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh là vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đã đi qua những thiệt thòi, mất mát cá nhân, rồi những năm tháng đất nước chiến tranh. Ngày đất nước giải phóng, bà cũng đã tắm mình trong niềm hân hoan của dân tộc và rồi lại bộn bề trong những lo toan thường nhật. Thơ Xuân Quỳnh cho ta một cảm nhận, sự khâm phục về người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. 1.2.3. Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh và quan niệm thẩm mĩ thời kháng chiến Trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ, tập thơ Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968) đã ghi dấu ấn thành công của Xuân Quỳnh về cả tài năng và khẳng định được vị trí của mình trong văn học kháng chiến cũng như nền văn học Việt Nam hiện đại. Tập thơ này được Xuân Quỳnh viết trong những 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan