Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn giọng điệu nghệ thuật thơ tản đà...

Tài liệu Luận văn giọng điệu nghệ thuật thơ tản đà

.PDF
51
109
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** NGUYỄN THỊ CẨM TÚ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT THƠ TẢN ĐÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc biệt là tới Thạc sĩ Nguyễn Phương Hà người đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội,ngày 05 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Tú LỜI CAM ĐOAN Khoá luận Giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà là kết quả nghiên cứu của riêng mình tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước và dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Phương Hà. Khóa luận không phải là sao chép từ một tài liệu hay công trình có sẵn nào. Kết quả khóa luận ít nhiều có những đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy tác giả Tản Đà trong chương trình phổ thông. Hà Nội,ngày 05 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Tú MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 4 8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4 NỘI DUNG....................................................................................................... 5 Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG ............................................................ 5 1.1. Giọng điệu nghệ thuật ................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật ............................................................ 5 1.1.2. Vai trò của giọng điệu nghệ thuật trong thơ ........................................... 5 1.2. Tác giả Tản Đà ........................................................................................... 6 1.2.1. Cuộc đời .................................................................................................. 6 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................. 7 1.2.3. Vị trí Tản Đà trên tiến trình thơ ca Việt Nam ......................................... 8 Chương 2: NHẬN DIỆN GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT THƠ TẢN ĐÀ ......................................................................................................................... 13 2.1. Các kiểu giọng điệu .................................................................................. 13 2.1.1. Giọng điệu ngông, khinh bạc ................................................................ 13 2.1.2. Giọng hài hước tự trào .......................................................................... 18 2.1.3. Giọng điệu tâm tình………………………………………………….. 21 2.2. Các phương thức biểu hiện giọng điệu thơ Tản Đà ................................ 24 2.2.1. Sự đan xen giữa ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng với ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ ............................................................................................ 24 2.2.2. Sử dụng đại từ nhân xưng .................................................................... 29 2.2.3. Kết cấu................................................................................................... 33 KẾT LUẬN .................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tản Đà được xem là nhà thơ của văn học buổi giao thời. Nói đến Tản Đà là nói đến “một cá tính độc đáo, một nhân cách thanh cao” (GS.Nguyễn Đình Chú). Ông cũng là một trong số những nhà thơ khép cánh cửa văn học trung đại và đặt nền móng, “dạo những bản nhạc mở đầu cho cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa” (Hoài Thanh). Bởi vậy, nghiên cứu thơ Tản Đà là công việc cần thiết giúp chúng ta đánh giá cụ thể hơn, đúng đắn hơn vị trí và công lao to lớn của ông trong quá trình vận động và đổi mới thơ ca Việt Nam, văn học Việt Nam. Cuộc đời và thơ ca Tản Đà không chỉ là niềm say mê của bao độc giả mà còn là đối tượng khám phá của nhiều công trình khoa học, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tìm hiểu thơ ca Tản Đà, chúng ta không thể không nói tới giọng điệu nghệ thuật. Chính giọng điệu đã góp phần tạo nên giá trị thơ văn ông đồng thời còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về những cảm xúc phong phú trong một hồn thơ và những cách tân mới mẻ của một phong cách nghệ thuật độc đáo. Thơ Tản Đà được giảng dạy, học tập khá nhiều trong nhiều cấp nhà trường của chúng ta hiện nay: Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở… Vì thế, nghiên cứu thơ Tản Đà nói chung và giọng điệu nghệ thuật nói riêng sẽ là hành trang kiến thức bổ ích cho chúng tôi trong việc học tập và công tác giảng dạy ở trường phổ thông sau này. Đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận: Giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà. Hi vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu, khám phá các tác phẩm của Tản Đà nói chung và giọng điệu nghệ thuật nói riêng. 1 2. Lịch sử vấn đề Tản Đà là hiện tượng phức tạp trong lịch sử văn học Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông trải qua nhiều thăng trầm. Đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu, chuyên luận về thơ ca Tản Đà, thu hút đông đảo sự quan tâm, đánh giá của các nhà phê bình văn học và những người yêu thơ văn. Khi Tản Đà xuất hiện trên văn đàn năm 1916 với tập thơ “Khối tình con” đã đem đến cho độc giả một “luồng gió lạ”. Trên Nam Phong tạp chí (số 7 năm 1918), tác giả Phạm Quỳnh đã khen Tản Đà: “Từ khi xuất bản tập “Khối tình con” được mấy bài thơ, văn, từ khúc có giọng mới, ý lạ được quốc dân nhiều người cổ võ cũng là để tưởng lệ, mong cái văn nghiệp của ông mỗi ngày tinh tiến mãi lên”. Nhưng cũng chính Phạm Quỳnh đã phê phán thơ Tản Đà “đem cái ngông ra mà phô diễn trong mấy chục tờ giấy thì thật là quá đáng vậy”. Nhà nghiên cứu Hoài Thanh - Hoài Chân mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam đã nhận xét: “Đôi bài thơ của tiên sinh đã ra đời hơn hai mươi năm trước đã có giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” [13]. Điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ Tản Đà, tác giả Phạm Văn Diêu trong Tạp chí văn học Sài Gòn (số 107 - 1970) đã bàn đến ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ Tản Đà. Ông cho rằng: “Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà là một ngôn ngữ dân tộc bình dị, trong sáng, duyên dáng, giàu khả năng gợi cảm, đạt tới mức điêu luyện”. Đánh giá về tài năng của Tản Đà, tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam khẳng định: Tản Đà đã “đem đến một tiếng nói trẻ trung với một tình cảm chân thực và tứ thơ phóng túng” [10]. Nhận xét về giọng điệu thơ Tản Đà, tác giả Dương Quảng Hàm trong Văn học Việt Nam sử yếu cho rằng: “Lời thơ Tản Đà có một giọng điệu nhẹ 2 nhàng, du dương cách dùng chữ (thường dùng tiếng nôm) và đặt câu lại uyển chuyển êm đềm” [7]. Điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ Tản Đà, hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ ra giọng điệu riêng trong thơ ông. Tuy nhiên, theo chúng tôi các bài viết, công trình nghiên cứu còn riêng lẻ, gợi mở, mang tính khái quát. Trên cơ sở kế thừa những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: Giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà giúp người đọc có cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn về con người cũng như thơ ca của Tản Đà trong nền văn học dân tộc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi của khóa luận, chúng tôi đi tìm hiểu: Giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra, chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà qua văn bản: “Tuyển tập Tản Đà” do Nguyễn Khắc Xương tuyển chọn, NXB Hội nhà văn, 2002. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến các mục đích sau: - Tìm hiểu về giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà. - Thấy được vị trí, vai trò của Tản Đà trong sự vận động thơ ca nửa đầu thế kỉ XX và trên tiến trình thơ ca Việt Nam nói chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: Khảo sát, thống kê và tìm hiểu các giọng điệu trong thơ Tản Đà. Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện giọng điệu thơ Tản Đà (sử dụng đại từ nhân xưng, kết cấu, đan xen ngôn ngữ tượng trưng với ngôn ngữ đời thường…). 3 6. Phương pháp nghiên cứu Giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau : Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích và bình giảng văn học 7. Đóng góp của khóa luận - Khẳng định tài năng của Tản Đà. - Góp phần thiết thực cho việc giảng dạy và học tập về Tản Đà ở trường phổ thông sau này. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia thành 2 chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Những biểu hiện của giọng điệu nghệ thuật thơ Tản Đà Kết luận Tài liệu tham khảo 4 NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Giọng điệu nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [134-135, 8]. Có thể thấy, giọng điệu là một phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Đây là hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn, nhà thơ. 1.1.2. Vai trò của giọng điệu nghệ thuật trong thơ Bàn về vai trò của giọng điệu trong sáng tạo văn chương, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà cho rằng: “Giọng vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, thậm chí có khi mới mẻ hơn” [14]. Trên thực tế, để nhận diện chính xác giọng điệu của nhà thơ trong tác phẩm không phải là việc đơn giản. Nó cần tới trực cảm nhưng đồng thời cần cái 5 nhìn lí tính để kiểm định và phân tích sự cảm nhận ấy một cách cụ thể. Giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng của thể loại, phong cách mỗi nhà văn, nhà thơ. Giọng điệu văn học là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, nó biểu hiện thái độ cảm xúc của chủ thể đối với đời sống. Trong các tác phẩm nghệ thuật, giọng điệu bao giờ cũng mang cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Giọng điệu chính là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Nhưng thực tế là bên cạnh giọng điệu cá nhân còn có giọng điệu thời đại. Giọng điệu cá nhân chịu sự quy định, ảnh hưởng của giọng điệu thời đại mặt khác giọng điệu cá nhân góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu thời đại. Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương. Trong nghệ thuật, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức công phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu trở thành một yếu tố cấu thành, phụ thuộc vào hệ thống không phải là ngẫu hứng. Không chỉ hàm chứa cảm xúc, thái độ của người nói, giọng điệu còn thể hiện nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính của chủ thể phát ngôn. Tóm lại, giọng điệu chính là chất kết dính tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Tìm hiểu về giọng điệu giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về cá tính, phong cách nhà thơ đồng thời tạo ra cảm xúc thẩm mĩ cao hơn, rộng mở hơn với giá trị tư tưởng tác phẩm. 1.2. Tác giả Tản Đà 1.2.1. Cuộc đời Tản Đà (1889 - 1939) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên. Chính vì thế, ông mới lấy tên hiệu là Tản Đà: 6 Nước dợn sông Đà con cá nhảy Mây trùm non Tản cánh diều bay. Dòng họ của Tản Đà có truyền thống khoa bảng. Thân phụ của ông Nguyễn Danh Kế đỗ cử nhân, làm quan đến chức Án sát Ninh Bình, ngự sử trong kinh. Mẹ Tản Đà là Nhữ Thị Nghiêm, một đào hát tài sắc ở Nam Định. Bà là người hát hay và có tài làm thơ Nôm, lấy lẽ Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường và được gọi là bà phủ ba. Cuộc đời của Tản Đà trải qua nhiều thăng trầm. Lên ba tuổi, bố mất. Vì bất hòa với gia đình chồng, bà Nhữ Thị Nghiêm, trở lại nghề ca xướng, bỏ lại Tản Đà sống với bà cả và bà hai. Vì thế, Tản Đà luôn sống với sự dằn vặt, mặc cảm về thân phận vợ lẽ con côi. Cuộc đời Tản Đà còn lận đận trong thi cử. Mặc dù ngay từ khi mười lăm tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây nhưng Tản Đà liên tiếp trượt cả hai kỳ thi hương năm 1909 và 1912. Cũng mùa xuân năm 1912, ông không qua được kỳ thi vào trường Hậu bổ vì trượt môn vấn đáp tiếng Pháp. Thất bại trong khoa cử gắn liền với đổ vỡ trong tình duyên đã khiến cuộc đời ông rẽ sang một ngả khác. Đó chính là con đường tạo nên Tản Đà một nhà nho tài tử. Năm 1939, Tản Đà mất tại nhà số nhà 71 đường Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Hà Nội (nay là nhà số 47 đường Nguyễn Trãi) và an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện (Hà Nội ngày nay). 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Nói đến Tản Đà là nói đến một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, dịch thuật. Nhưng phần tinh túy nhất, không thay thế được của ông đó chính là thơ ca. Ông sáng tác rất nhiều thơ, thuộc nhiều thể loại. Thơ Tản Đà thường diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỉ xa xôi, song cũng có những bài mang 7 tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực. Thơ ông thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi theo thể đường luật, đường luật phá thể, hay thể lục bát, song thất lục bát. Ngoài ra thể loại hát nói, phong dao cũng là một lĩnh vực nổi bật trong sáng tác của ông. Nội dung của nó thể hiện triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế. Tản Đà đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm vô cùng giá trị. Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm: “Khối tình con I, II, III”, “Giấc mộng con” , “Giấc mộng lớn” “Đài gương”, “Thần tiền”, “Thề non nước”, “Lên sáu”, “Lên tám”, “Tuồng Tây thi”, “Lưu Nguyễn nhập thiên thai”. Tản Đà còn dịch truyện “Liêu trai chí dị”, dịch thơ Đường, Kinh thi, Đại học… và ông đã nhiều năm làm chủ bút báo Hữu Thanh, An Nam tạp chí, Đông Pháp thời báo. Đặc biệt, từ khi có bài được đăng trên “Nam Phong tạp chí” cho đến về sau Tản Đà luôn cho người đọc thấy được mình là một cây bút đầy tài năng. Chỉ tiếc thay cho sự nghiệp báo chí ấy cũng gian nan như chính cuộc đời ông vậy. Với một tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn Tản Đà có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. Đúng như Xuân Diệu từng khẳng định: “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi” [173, 3]. 1.2.3. Vị trí Tản Đà trên tiến trình thơ ca Việt Nam Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một xã hội phong kiến. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ 8 máy thống trị ở Việt Nam. Việt Nam đã bị biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mất hẳn quyền độc lập, phụ thuộc vào nước Pháp về mọi mặt. Xã hội ấy với những đổi thay về kinh tế, chính trị, đời sống, văn hóa tất yếu dẫn đến nhu cầu đổi mới về văn học, đặt biệt là trong sự cách tân về thơ ca. Sự cách tân này diễn ra do hai nguyên nhân. Thứ nhất, văn học truyền thống (thơ Đường luật) tồn tại lâu đời với những niêm, luật, vần với mục đích giãi chí, tỏ lòng giờ đây đã không còn phù hợp với tình hình xã hội đương thời. Hơn nữa, nó còn là sự cản trở cho việc sáng tạo thơ ca của giới văn nghệ sĩ. Thứ hai, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp du nhập vào xã hội lúc bấy giờ xuất hiện lớp công chúng mới, tri thức du học từ phương Tây về. Trong văn chương, người ta cần phải sống với những cái có thật, những chi tiết gây được sự thỏa mãn, tò mò. Người đọc muốn tự mình rút ra những kinh nghiếm sống từ những sự nếm trải qua hình tượng nghệ thuật, từ cảm xúc trong văn chương chứ không phải từ những giáo lí khô khan, có sẵn. Hơn nữa, cả nghệ sĩ và công chúng đều đòi hỏi phải được phát triển về cảm thụ văn chương với những cảm xúc cá nhân. Tản Đà là con người của hai thế hệ cựu học và tân học, là nhà nho sống giữa xã hội đang trên con đường tư sản hóa. Ông cũng là người mở đường, đi đầu trong lĩnh vực đổi mới thơ ca hiện đại. Tản Đà sáng tác văn chương gắn với môi trường đô thị từ năm 1916 cho đến khi kết thúc cuộc đời. Với cốt cách của nhà nho tài tử, quan niệm mới mẻ về văn chương, Tản Đà đã thổi vào thơ ca những luồng gió mới lạ. Ông trở thành cầu nối giữa hai thời đại văn học. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, Tản Đà trở thành thi sĩ đầu tiên đem văn chương bán phố phường, coi văn chương trở thành nghề kiếm sống. Không 9 những thế ông còn trình diễn cái tôi cá nhân, cái tôi tự ý thức bản thân, thoát khỏi lễ giáo phong kiến, hăm hở muốn được khẳng định, tự giới thiệu mình: Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chửa bao nhiêu, văn rất hùng Sông Đà núi Tản ai hun đúc? Bút thánh câu thần sớm vãi vung Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh Khuyên khuyên điểm điểm có hay không Bởi ông hay quá ông không đỗ Không đỗ, ông càng tốt bộ ngông. (Tự trào) Thậm chí trong cái ngông của Tản Đà vẫn toát lên vẻ đẹp của con người, nhân cách thanh cao, vượt ra khỏi danh lợi tiền bạc: Bạc tiền gió thoảng, thơ đầy túi Danh lợi bèo trôi, rượu nặng vai. (Tự vịnh) Trời sinh ra bác Tản Đà Quê hương thời có cửa nhà thời không Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly Túi thơ đeo khắp ba kỳ Lạ chi rừng biển thiếu gì gió trăng Thú ăn chơi cũng gọi rằng Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian. (Thú ăn chơi) Không những thế, Tản đà còn mang hồn thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn: Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu 10 Bốn phương mây nước, người đôi ngả Hai chữ tương tư, một gánh sầu. (Tương tư) Con người đa tình ấy luôn tìm về với thiên nhiên, cõi mộng, cõi tiên để được thỏa sức tự do, phóng túng: Gió hỡi gió, phong trần ta đã chán Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong. (Hỏi gió) Kiếp sau xin chớ làm người Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay. (Hơn nhau một chén rượu mời) Thể hiện những cảm xúc mới, Tản Đà còn có những cách tân về phương diện nghệ thuật khi mang hình thức lời nói vào thơ ca, chuyển thơ trữ tình từ điệu ngâm sang điệu nói. Nhờ sự sáng tạo thơ ca dân gian giúp Tản Đà mang lời nói vào thơ một cách tự nhiên, tài tình: Người ta đi ngược đi xuôi Sao em đội nón ra ngồi gốc cây Lạnh lùng gió táp mưa bay Lấy chồng làm lẽ có ngày oan gia. (Phong dao) Mình ơi, có nhớ ta chăng? Nhớ mình đứng tựa bóng trăng ta sầu Trăng kia soi nửa vòng cầu Mà ai tìm cái phong hầu thấy chưa?. (Phong dao) Thơ Tản Đà bên cạnh những đổi mới về nội dung, thể loại vần bị ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, đặc biệt là về ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ ông vẫn mang tính ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố: 11 Xương mai một nắm hao gầy Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương Trời tây ngả bóng tà dương Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha. (Thề non nước ) Từ vào thu đến nay: Gió thu hiu hắt, Sương thu lạnh Trăng thu bạch Khói thu xây thành. (Cảm thu, tiễn thu ) Lá đào rơi rắc lối thiên thai, Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!. (Tống biệt ) Nhìn lại toàn bộ văn học ba mươi năm đầu thế kỉ, Tản Đà sống trọn trong giai đoạn văn học giao thời. Có thể thấy, Tản Đà góp phần không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa văn học. Đồng thời, bản thân ông cũng là sản phầm của thời đại văn học đó. Vì thế, sáng tác của Tản Đà thể hiện rõ tính giao thời của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. 12 Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT THƠ TẢN ĐÀ 2.1. Các kiểu loại giọng điệu Nhận xét về Thơ mới, nhà phê bình Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã khẳng định: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [13]. Để làm được “cuộc cách mạng” này, công đầu tiên thuộc về thi sĩ Tản Đà. Tản Đà đã mang vào thơ ca đương thời một “luồng gió lạ”, trước hết ở giọng điệu mới mẻ trong các sáng tác của ông. Giọng điệu đó không đơn giản là tín hiệu âm thanh có âm sắc riêng mà chính là một thứ giọng chuyên chở nội dung tình cảm, thái độ, thẩm mỹ. Đó cũng là yếu tố làm nên sự đa dạng về giọng điệu trong thơ Tản Đà. Có khi là giọng điệu ngông, khinh bạc, có lúc là giọng điệu hài hước, tự trào, giãi bày, thở than, tâm tình… 2.1.1. Giọng điệu ngông, khinh bạc Trong dòng chảy văn học Việt Nam, Tản Đà là “người của hai thế kỉ”, mở đầu cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông cũng là người đầu tiên đã có can đảm làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, ông dám giữ một bản ngã, một cái tôi riêng mình.(Xuân Diệu). Cái tôi cá nhân trong thơ Tản Đà được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau, đó là cái tôi đa sầu, đa cảm, cái tôi đa tình và cái tôi ngông nghênh, khinh bạc. Tản Đà không phải là một trường 13 hợp “ngông” cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… đều ngông. Nguyễn Du đã từng ngậm ngùi mà xưng tên: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. (Độc Tiểu Thanh kí ) Hồ Xuân Hương trong Mời trầu cũng tự khẳng định: Này của Xuân Hương mới quệt rồi… Hay Nguyễn Công Trứ : Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng… (Bài ca ngất ngưởng ) Nhưng có lẽ Tản Đà là một nhà thơ ngông hơn cả trên đàn văn giao thời hai thế kỉ XIX - XX: Vùng đất Sơn Tây nảy một ông Tuổi chửa bao nhiêu, văn rất hùng Sông Đà núi Tản ai hun đúc? Bút thánh câu thần sớm vãi vung. (Tự trào) Giọng điệu ngông, khinh bạc là giọng điệu chủ đạo trong nhiều bài thơ của Tản Đà, đi liền với quan niệm sống của ông với xã hội đương thời. “Ngông” là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác. Người Trung Hoa hiểu ngông là cuồng, là loạn. Xét đến cùng, ngông thể hiện một cá tính đặc biệt. Khái niệm “ngông” trong văn học thường được dùng để chỉ định một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường của những nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. Tất nhiên, ý thức cá nhân ấy cũng chỉ được phát triển mạnh mẽ trong những điều kiện xã hội nhất định, gắn liền với tổng thể những quan niệm khá mới mẻ (trong khuôn khổ trung đại) về vũ 14 trụ, nhân sinh và nghệ thuật. Đối với Tản Đà, cái ngông ấy không nên hiểu đơn thuần chỉ là cái ngông của những nhà nho tài tử, của đám văn nhân, mà phải hiểu theo góc độ khác, từ nhân sinh quan. Trước hết, khi thể hiện mình ngông, nghĩa là khi con người sống thật với mình nhất, thể hiện cá tính không trộn lẫn với người khác, dù người khác ấy có sự chi phối mạnh mẽ đến bản thân mình. Xã hội phong kiến là xã hội không cho cá tính phát triển, người có tài trong xã hội phong kiến là người chỉ được múa một tay. Con người trong xã hội phong kiến phải tuân theo các phép tắc của cộng đồng, phải hòa mình vào số đông của tập thể. Sự phát triển cá tính trong xã hội phong kiến là một mầm họa. Vì thế, mọi phép tắc ứng xử trong xã hội phong kiến, suy cho cùng là để bóp chết cá tính của con người. Trong xã hội ngột ngạt như thế mà có những tính cách trỗi dậy thì rõ ràng không thể xem đó là sự ương ngạnh. Mặt khác trong những năm hai mươi của thế kỉ XX, trước luồng gió của chủ nghĩa cá nhân tư sản và trào lưu văn học lãng mạn trên thế giới, xã hội nảy sinh nhu cầu đòi giải phóng bản ngã, đòi tự do và đời sống tình cảm riêng tư chống lại sự kiềm hãm, đè nén của xã hội phong kiến. Cái “ngông” của Tản Đà thực chất là sự phản ứng của xã hội đương thời ở góc độ nhân sinh quan. Sự phản ứng đó là hết sức táo bạo, thể hiện bản lĩnh của một nhân cách sống. Tản Đà được ví là nhà thơ của say, ngông và mộng. Tản Đà đã thể hiện cái ngông trong cuộc sống và trong cả thơ văn. Ngay trong lời tự bạch, Tản Đà đã hiện lên với hình ảnh của một lữ khách chơi ngông nhất: Trời sinh ra bác Tản Đà Quê hương thời có, cửa nhà thời không Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly Túi thơ đeo khắp ba kỳ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan