Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn đặc điểm truyện ngắn lưu trọng lư​...

Tài liệu Luận văn đặc điểm truyện ngắn lưu trọng lư​

.PDF
119
139
82

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hoài Ngọc ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hoài Ngọc ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 602 234 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP ....................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 10 4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 11 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ ..... 14 1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945 ...... 14 1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng ............................................. 14 1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945 .................. 18 1.2. Lưu Trọng Lư và truyện ngắn của ông ............................................... 23 1.2.1. Lưu Trọng Lư – tiểu sử, sự nghiệp sáng tác ................................. 23 1.2.2. Vị trí của truyện ngắn trong sáng tác của Lưu Trọng Lư ............. 25 1.2.3. Chất thơ trong truyện ngắn của Lưu Trọng Lư ............................ 32 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ .................................................................................................................... 38 2.1. Đề tài trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ............................................. 38 2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư .................... 40 2.2.1. Cảm hứng trữ tình ......................................................................... 41 2.2.2. Cảm hứng thế sự............................................................................ 54 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN LƯU TRỌNG LƯ...................................................................................................... 69 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 69 3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và tạo dựng tình huống truyện ........... 77 3.2.1. Tổ chức cốt truyện ......................................................................... 77 3.2.2. Tạo dựng tình huống truyện .......................................................... 79 3.3. Kết cấu ................................................................................................ 81 3.3.1. Kết cấu tuyến tính .......................................................................... 81 3.3.2. Kết cấu phi tuyến tính .................................................................... 88 3.4. Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ........................ 94 3.5. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư ................ 100 KẾT LUẬN .................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112 4 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Nền văn xuôi hiện đại Việt Nam ra đời từ khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong giai đoạn giao thời của nền văn học (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930), văn xuôi chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Nhưng bước sang giai đoạn 1930 – 1945, nó phát triển mạnh mẽ chưa từng có và gặt hái nhiều thành quả to lớn. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại kết tinh thành tựu của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chưa bao giờ truyện ngắn nước ta lại phong phú và đặc sắc như thế: truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh; truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân; truyện ngắn viết về cái đẹp một thời vang bóng của Nguyễn Tuân; truyện ngắn viết về người nông dân và người trí thức nghèo mang tư tưởng sâu sắc, ý nghĩa khái quát rộng lớn với những trang miêu tả, phân tích tâm lí đạt tới trình độ bậc thầy của Nam Cao,… Mỗi nhà văn mỗi phong cách đã góp phần tạo nên một diện mạo đa dạng và đầy sức sống của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh các cây bút truyện ngắn đã thực sự khẳng định được tài năng và có một vị trí vững vàng trong nền văn học dân tộc và trong lòng công chúng, vẫn còn không ít tác giả mà mấy chục năm qua, vì lí do này khác, ít được nhắc đến, chỉ tới gần đây một số mới được phát hiện lại như Xuân Diệu, Thế Lữ, Thanh Châu, Ngọc Giao, Trần Tiêu,… Lưu Trọng Lư có lẽ cũng là một trường hợp như thế. Ông vốn là một thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nhắc tới Lưu Trọng Lư, chúng ta không thể không nhớ đến những vần thơ đa tình và ảo mộng, trong đó có Tiếng thu từng làm thổn thức, ngân vang, vương vấn trái tim bao thế hệ. 5 Không chỉ có một di sản thơ đặc sắc, Lưu Trọng Lư còn sáng tác một khối lượng văn xuôi phong phú, trong đó có nhiều truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, cũng như văn xuôi của ông nói chung, ít được chú ý so với thơ của ông. Có lẽ vì thế mà có rất nhiều truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, sau lần đầu tiên công bố cách đây hơn nửa thế kỉ, đã rơi vào quên lãng. Mãi đến năm 2011, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả, các truyện ngắn đó mới được sưu tầm và công bố lại đầy đủ. Bấy giờ, độc giả mới được tiếp xúc gần như toàn bộ truyện ngắn Lưu Trọng Lư, từ đó chú ý hơn đến ông với tư cách một cây bút viết truyện ngắn. Truyện ngắn của Lưu Trọng Lư đã bị lãng quên trong một thời gian dài, có thể do chúng không thành công như thơ của ông hay cũng không đặc sắc như truyện ngắn của các nhà văn cùng thời. Nhưng dù sao đi chăng nữa, việc tìm hiểu truyện ngắn Lưu Trọng Lư một cách toàn diện, hệ thống nhằm phát hiện và ghi nhận lại những giá trị của nó cũng là việc đáng làm. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài tìm hiểu Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Đây cũng là cách chúng tôi bày tỏ tấm lòng yêu quý trước tài năng đa dạng của ông và sự trân trọng đối với những di sản văn chương của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Con đường hoạt động nghệ thuật của Lưu Trọng Lư trải dài hơn nửa thế kỉ. Ở đó, Lưu Trọng Lư nhận được nhiều sự yêu thương, quan tâm ưu ái của độc giả, giới văn sĩ và những người nghiên cứu. Cho nên, có nhiều công trình, bài viết đã nghiên cứu về quê hương, con người và cuộc đời nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Tuy nhiên, trong các công trình, bài viết này, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung, đi sâu vào những sáng tác thơ của Lưu Trọng Lư, đặc biệt là thơ trước Cách mạng tháng Tám. 6 Lưu Trọng Lư với tư cách một nhà thơ đã được ghi nhận và đánh giá. “Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ của Lưu Trọng Lư vào hai chữ tình và mộng. Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng. Ông say sưa tất cả những cái đẹp của người và của tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, trí não ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những lời thơ huyền ảo vô cùng” [52, 672]. Thơ Lưu Trọng Lư còn là những vần thơ chứa đựng nhiều cảm xúc chân thành và rất giàu nhạc điệu: “Âm nhạc là đặc trưng nổi bật, là nhịp mạnh của Thơ mới. Đó là một sự sáng tạo kì diệu của nó. Và trong Thơ mới, Lưu Trọng Lư là nhà thơ, nhạc sĩ hơn cả, thơ Lưu Trọng Lư hầu như chỉ là những bản nhạc thuần túy, những bản nhạc mờ ảo trên nền những bức tranh cũng mờ ảo” [27, 287288]. Về thơ Lưu Trọng Lư sáng tác sau năm 1945, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long nhận xét: “Lưu Trọng Lư là một trong số những nhà thơ lớp cũ đã sớm tìm được tiếng nói mới cho thơ ở những ngày đầu kháng chiến. Từ bỏ những cảm xúc, những hình ảnh và ngôn từ quen thuộc của “thơ mới”, Lưu Trọng Lư đưa thơ mình về gần với tâm tư, tiếng nói và cách diễn tả của quần chúng. Trong xu hướng đại chúng hóa của thơ ca kháng chiến, Lưu Trọng Lư đã sớm góp được tiếng thơ khỏe khoắn, chân thực” [27, 92]. So với thơ, truyện ngắn của Lưu Trọng Lư ít được quan tâm hơn. Cho nên, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào lấy truyện ngắn Lưu Trọng Lư làm đối tượng nghiên cứu. Truyện ngắn thường chỉ được nhắc đến cách rất sơ lược trong các bài viết về sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư. Các ý kiến nhận định cũng chỉ xoay quanh ba truyện ngắn đầu tay in trong tập Người sơn nhân, còn những truyện ngắn viết sau đó hầu như không được nhắc tới. Có thể điểm qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu nhận định về truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, như sau: 7 Năm 1933, khi tập truyện Người sơn nhân ra mắt công chúng, Phan Khôi đã nhận định truyện ngắn Người sơn nhân (của Lưu Trọng Lư) và Hồn bướm mơ tiên (của Khái Hưng) là hai tác phẩm văn học khá nhất trong năm 1933 [42, 5]. Trong loạt bài mang tiêu đề chung Văn học Việt Nam hiện đại đăng nhiều kì trên tuần báo Loa ở Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 10/1935, nhà phê bình Trương Tửu đánh giá cao các truyện ngắn Người sơn nhân, Ly Tao tuyệt vọng và coi Lưu Trọng Lư là một trong ba nhà văn có lối tả cảnh mới mẻ nhất, tính đến thời điểm ấy. “Bốn truyện Người sơn nhân, Tiếng địch trong rừng sim, Hương giang sử, Ly Tao tuyệt vọng đã thiết lập cho ông một vị trí chức sắc trong làng văn hiện đại” [56, 146]. Năm 1942, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cho rằng truyện Người sơn nhân “cũng cảm động, nhưng cũng không phải tốt đẹp quá như lời Phan Khôi đã phê bình”. “Trong tập truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, Người sơn nhân có thể coi là một truyện kết cấu khéo léo. Thế thôi. Còn hai truyện kia là thứ truyện tầm thường, không có gì đặc sắc cả. Ngay những truyện ngắn về sau này của Lưu Trọng Lư cũng đều tầm thường cả” [52, 684]. Mục từ “Lưu Trọng Lư” trong Từ điển văn học (1983) chỉ nhắc qua về tập truyện ngắn Người sơn nhân: “1933, xuất bản tập Người sơn nhân, gồm ba truyện ngắn và mười bài thơ, gây được chú ý” [18, 904]. Trong Thơ – những gương mặt, tác giả Thiếu Mai nhận xét: “Lưu Trọng Lư, ngoài thơ ra còn viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn. Truyện của anh phần lớn có tính chất hoài cổ (Chiếc cáng xanh, Dòng họ) hoặc đi sâu vào tình ái lãng mạn (Huế, một buổi chiều, Cô gái hái dâu), hoặc miêu tả những chuyện thần tiên ma quái (Huyền không động), nói chung thuộc xu hướng lãng mạn tiêu cực. Tuy vậy trong số đó nổi bật lên vài truyện phảng phất đôi 8 chút tinh thần dân tộc và ý thức phản kháng chế độ (Con voi già của vua Hàm Nghi, Người sơn nhân), hoặc trân trọng đối với cuộc sống cay cực của người nghèo (Con chim sổ lồng, Khói lam chiều) [27, 208]. Trong Lời giới thiệu Lưu Trọng Lư tuyển tập (thơ, văn xuôi, kịch thơ) năm 1987, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long có những nhận xét về ba truyện ngắn trong tập Người sơn nhân: “Người sơn nhân là một tiếng nói phản kháng, một khao khát tự do nhưng khá mơ hồ và bế tắc (…) Truyện Con chim sổ lồng có sự cảm thông với số phận của một đứa trẻ nghèo, bút pháp của truyện gần với tả thực hơn, có pha một chút chua chát. Ly Tao tuyệt vọng đậm màu sắc lãng mạn huyền hoặc, nhưng mang được mối đồng cảm xót xa với thân phận những kẻ sĩ bạc mệnh” [39]. Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỉ XIX đến 1945) xuất bản năm 2001 có bảy mục từ lược thuật bảy tác phẩm tự sự của Lưu Trọng Lư, trong đó có đề cập đến tập truyện Người sơn nhân với ba truyện ngắn Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly Tao tuyệt vọng. Bên cạnh việc tóm tắt ba câu chuyện trên, các tác giả còn nhận xét: “Trong tập truyện này, Người sơn nhân là truyện hay hơn cả. Kết cấu của truyện khéo léo, chặt chẽ, những đoạn đối thoại giữa ông cố đạo và ngươi sơn nhân giàu tính triết lý và có kịch tính” [2, 236]. Trong bài viết Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư in trong Lưu Trọng Lư, tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (năm 2011), nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã đưa ra một số nhận xét về mảng văn xuôi Lưu Trọng Lư viết trước năm 1945. Trước tiên, nhà nghiên cứu đã điểm lại lịch sử nghiên cứu, đánh giá văn xuôi của Lưu Trọng Lư từ trước đến nay. Theo ông, “sự nghiệp văn nghệ của Lưu Trọng Lư với tư cách nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam thế kỉ XX, thoạt nhìn, cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, tưởng chừng 9 như được ghi nhận và đánh giá ổn thỏa; nhưng nhìn kỹ, ta lại thấy nhiều nét trái ngược. Chẳng hạn, theo một nền nếp “phân vùng” có từ thời bao cấp, Lưu Trọng Lư được nghiễm nhiên coi như một “nhân sự” thuộc giới sân khấu nên giới chức quản lý văn học đôi khi tặc lưỡi bỏ qua ông, hoặc người ta xem ông chỉ như nhà thơ để khỏi phải tính đến ông như người viết văn xuôi, viết truyện, bất chấp cái thực tế là: số truyện ngắn truyện dài của Lưu Trọng Lư đã viết và đã in ra trong toàn bộ đời văn của mình nhiều gấp vài ba lần số tập thơ hay số vở kịch ông đã viết, đã dàn dựng” [42, 9]. Kế đến, tác giả bài viết liệt kê các nguồn tư liệu sách, báo mà ông và người bạn đã sử dụng trong công việc sưu tầm các tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư để hoàn thành bộ sưu tập Lưu Trọng Lư tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết. Cũng trong bài viết này, Lại Nguyên Ân đã đưa ra nhiều nhận xét đi sâu vào các phương diện nội dung và nghệ thuật của văn xuôi Lưu Trọng Lư. Theo Lại Nguyên Ân, “thế giới thơ của Lưu Trọng Lư thật ra không tách rời, mà ngược lại, có sự tiếp nối với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó là cuộc sống trong các truyện ngắn, truyện dài ông viết” [42, 14]. Truyện của Lưu Trọng Lư có nhiều loại: truyện thần tiên, ma quái; truyện truyền thuyết, dã sử; truyện tâm lý xã hội hoặc truyện thế sự. Trong những truyện thần tiên, ma quái, Lưu Trọng Lư thường dùng lời văn kể chuyện và lối mô tả khá ước lệ và gần gũi với giọng thơ lãng mạn của ông; còn đề tài hầu hết những truyện thần tiên này là đề tài tình yêu, những tình yêu không bị giới hạn bởi ranh giới tiên – tục, thần – người, thầy tu – gái điếm. Khả năng cảm nhận và biểu hiện đời sống đương thời của ngòi bút viết truyện Lưu Trọng Lư cũng được nhắc đến. Theo tác giả bài viết, những dáng nét đời sống đương thời, cụ thể như dáng nét của giới học sinh Hà Thành những năm 1930, của nam nữ học sinh xứ Huế ở tác phẩm Lưu Trọng Lư “có lẽ còn rõ rệt hơn thậm chí so với không ít tác phẩm của các tác gia trong Tự Lực văn đoàn, hoặc so với một vài đàn anh trong số những người 10 cùng cộng tác với nhà Tân Dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố” [42, 17]. Về thế giới nhân vật trong truyện của Lưu Trọng Lư, theo Lại Nguyên Ân, kiểu nhân vật nổi bật là những con người thất bại. Sau cùng, Lại Nguyên Ân khẳng định, lãng mạn là nét phong cách khá nổi bật ở văn xuôi tự sự trước 1945 của Lưu Trọng Lư. Trên đây là một số ý kiến nhận xét của các nhà nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài. Qua đó có thể khẳng định rằng chưa có một công trình nghiên cứu nào lấy truyện ngắn của Lưu Trọng Lư làm đối tượng nghiên cứu độc lập và toàn diện. Những nhận định về truyện ngắn Lưu Trọng Lư từ trước đến nay còn khá ít ỏi và mang tính sơ bộ. Tuy nhiên, đáng ghi nhận ở chỗ mặc dù các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn thống nhất trong việc đánh giá khả năng viết truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, song đều công nhận một số truyện ngắn của ông là khá đặc sắc. Những ý kiến của nhà nghiên cứu đi trước, đặc biệt ý kiến của Lại Nguyên Ân, là những định hướng quý báu cho việc tìm hiểu truyện ngắn Lưu Trọng Lư nói riêng, văn xuôi Lưu Trọng Lư nói chung của những người nghiên cứu tiếp sau. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những ý kiến và thành tựu nghiên cứu đó, chúng tôi sẽ nỗ lực khảo sát, phân tích những truyện ngắn của Lưu Trọng Lư nhằm phát hiện, lí giải, khái quát những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trước năm 1945, Lưu Trọng Lư sáng tác khá nhiều truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông được được in thành sách hoặc đăng trên các báo thời bấy giờ. Phần lớn truyện ngắn này được sưu tầm và tập hợp lại trong Lưu Trọng Lư – tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết (tập 1) do Nhà xuất bản Lao động Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông tây phát hành năm 2011. Bao gồm 26 truyện ngắn: Người sơn nhân, Con chim sổ lồng, Ly tao tuyệt vọng, Cô bé hái 11 dâu, Chân ái tình, Cái đời hát xẩm, Anh Neo, Bạn tôi, Cái chết hiếu danh, Chiêm Thành, Con vú em, Thi sỹ, Con sáo, Chiếc áo rét, Bó lan trắng, Người mua hoa, 15 truyện ngắn, Nàng Vân may áo chồng, Sầm Sơn vui thú xiết bao, Tình trong giây lát, Cái vò sữa của cô Perrette, Một lần tôi đi qua, Bạn tôi cưới vợ, Em hãy còn thơ, Cắm neo, Khỏi truông. Các truyện ngắn vừa kể trên là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ những giá trị nổi bật của chúng, chúng tôi cũng sẽ so sánh, đối chiếu với một số sáng tác thơ và văn xuôi khác của Lưu Trọng Lư, cũng như truyện ngắn của một số nhà văn cùng thời như Khái Hưng, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nam Cao… Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung tìm hiểu một số phương diện thuộc nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư như đề tài và cảm hứng nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm. Những yếu tố này sẽ giúp chúng tôi thấy được một cách tương đối khái quát những nét đặc sắc, riêng biệt trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư. 4. Mục đích nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, mục đích của chúng tôi là tìm kiếm, phát hiện và ghi nhận lại những giá trị nổi bật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc đem đến một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc hơn về truyện ngắn Lưu Trọng Lư; góp phần làm phong phú những hiểu biết về Lưu Trọng Lư, không chỉ như nhà thơ tài năng mà còn như nhà viết truyện ngắn đặc sắc. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu văn học. Đó là việc nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với bối 12 cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội; xem xét tác phẩm trong mối quan hệ giữa nhà văn – cuộc sống và bạn đọc; chú ý qui luật thống nhất nội tại giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Chúng tôi cũng vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành như lý luận văn học, thi pháp học, phong cách học, phương pháp luận nghiên cứu văn học,… trong quá trình nghiên cứu. Ngoài những vấn đề có tính chất phương pháp luận như trên, trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu, cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích –tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Đi từ việc khảo sát, phân tích từng truyện ngắn, từng yếu tố nổi bật trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và nghệ thuật, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét khái quát về đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư. - Phương pháp hệ thống: khi xem xét các yếu tố trong mỗi truyện ngắn của Lưu Trọng Lư, chúng tôi luôn đặt chúng trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm. Đồng thời đặt mỗi tác phẩm trong hệ thống lớn hơn là những sáng tác cùng thể loại, rộng hơn nữa là toàn bộ sáng tác của tác giả để thấy được cái riêng của từng truyện cũng như cách viết truyện ngắn của tác giả. - Phương pháp so sánh cũng được chúng tôi sử dụng trong phạm vi nhất định. Để thấy cái riêng độc đáo và sự đóng góp của Lưu Trọng Lư trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với một số cây bút truyện ngắn khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh,… về từng vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp lịch sử,… 13 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn được trình bày thành ba chương: Chương 1: Khái quát về truyện ngắn của Lưu Trọng Lư. Ở chương này, ngoài việc nhắc lại khái niệm truyện ngắn và vài nét về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945, chúng tôi sẽ tìm hiểu sơ lược về vị trí của truyện ngắn trong toàn bộ di sản văn học của Lưu Trọng Lư. Chương 2: Đặc điểm nội dung của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Ở chương này, luận văn tập trung miêu tả đặc điểm của hai phương diện thuộc về nội dung của truyện ngắn Lưu Trọng Lư là đề tài và cảm hứng nghệ thuật. Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lưu Trọng Lư. Ở đây, người viết sẽ tìm hiểu đặc điểm của cách xây dựng nhân vật, cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lưu Trọng Lư. 14 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU TRỌNG LƯ 1.1. Truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước năm 1945 1.1.1. Truyện ngắn – khái niệm, đặc trưng Truyện ngắn là một thể loại không thể thiếu trong bất kì nền văn học dân tộc nào. Đây là một thể loại hết sức gần gũi và có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện và vững chắc của văn học, cũng như đối với sự rèn luyện mài dũa ngòi bút của các nhà văn. Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc nhưng tìm một định nghĩa duy nhất, đầy đủ, chính xác về nó thì không dễ. Trong Từ điển văn học bộ mới, truyện ngắn được xác định là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện đời sống của con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [18, 1846-1847]. Mục truyện ngắn trong Từ điển thuật ngữ văn học ghi nhận truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [22, 370]. Các nhà văn, với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm nhận cụ thể và một số đúc kết đa dạng. Aimatov đã phát biểu: “Truyện ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Đây là một việc vô cùng tinh tế. Xoay xỏa trên một mảnh đất hẹp, đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác” [49, 146]. 15 Nhấn mạnh đến chi tiết, Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [63, 186]. Các quan niệm trên đều thống nhất nhận diện truyện ngắn ở những tiêu chí cốt lõi sau: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Hình thức “nhỏ”, “ngắn” là dấu hiệu đầu tiên để người đọc nhận diện truyện ngắn. Dung lượng truyện ngắn kéo dài từ vài chục chữ đến khoảng 20000 chữ. Nếu tính theo số trang, dung lượng của một truyện ngắn thường co giãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Dưới con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini”, “truyện ngắn trong lòng bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa; trên 100 trang là tiểu thuyết. Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm “đoản thiên tiểu thuyết” (truyện ngắn), “trung thiên tiểu thuyết” (truyện vừa) và “trường thiên tiểu thuyết” (tiểu thuyết) vốn phổ biến ở nước ta thời kì đầu văn xuôi tự sự hiện đại. Tuy nhiên, tính chất “nhỏ” của truyện ngắn không chỉ nằm trong dung lượng, mà quan trọng hơn là ở cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Truyện ngắn không có tham vọng ôm vào mình một hiện thực rộng lớn, hoành tráng. Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc. Nguyên tắc chung nhất của truyện ngắn không cho phép dồn ép hoặc nhồi nhét rút gọn nội dung của một truyện dài, hoặc một hình thức tương đương như thế, thành một truyện ngắn. Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ. Sekhov, một bậc thầy truyện ngắn thế giới đã ví: “Truyện ngắn cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu vào đấy, không có cái gì được thừa. Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt gọn gẽ”, “toàn truyện là một vòng tròn khép kín không quá dài, không quá ngắn, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào” [60, 365]. 16 Bên cạnh đặc điểm “ngắn”, các nhà nghiên cứu còn khu biệt truyện ngắn ở tính chất giới hạn trong việc phản ánh đời sống và ở hiệu quả nghệ thuật mà nó tạo ra khi so sánh với một thể loại gần gũi là tiểu thuyết. Cùng thuộc về loại hình tự sự hư cấu, truyện ngắn gần gũi tiểu thuyết ở chỗ nó cũng có khả năng phản ánh hầu hết các phương diện của đời sống như đời tư, thế sự hay sử thi. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, do đó truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè,… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn định. Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó thì truyện ngắn lại là mặt cắt của dòng đời. Nếu tiểu thuyết diễn tả một quá trình vận động của cuộc sống thì truyện ngắn lại tập trung vào một tình thế thể hiện một 17 bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Truyện ngắn “khái quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh khắc để nối cái vĩnh cửu” [62]. Để đạt tới tầm cao và chiều sâu của ý tưởng mà vẫn sống động tự nhiên, truyện ngắn phải “lựa chọn được một cách nhìn và một điểm nhìn tập trung, giống như cái tiêu điểm của thấu kính, tập trung ánh sáng mặt trời để có thể đốt cháy đám bùi nhùi” [73, 14]. Cốt truyện của truyện ngắn có thể nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện là gây ra một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng nhiều tuyến như tiểu thuyết mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Kết cấu của truyện ngắn đòi hỏi phải có sự chặt chẽ, sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, để có thể tạo nên hiệu quả nghệ thuật duy nhất, từ đó tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. “Cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo – kĩ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên” [7, 251]. Chi tiết là yếu tố rất quan trọng trong truyện ngắn. Chi tiết góp phần tạo dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa hành động, tính cách, tâm tư nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [17, 33]. Chi tiết trong truyện ngắn thường cô đúc và có dung lượng lớn. Cùng lối hành văn mang nhiều ẩn ý, chúng tạo cho tác 18 phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ tượng trưng, tạo sức ám ảnh” [63, 84]. Tóm lại, với những đặc điểm cơ bản vừa nêu, có thể khẳng định truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, có tác dụng và ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. 1.1.2. Vài nét về truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945 Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một thời kì rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Với không đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc chưa từng thấy. Vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt là ở giai đoạn 1930 – 1945, các đặc điểm của thời kì văn học đều được đẩy lên một bước cao nhất, sâu sắc nhất, toàn diện nhất, do đó cũng nổi rõ nhất. Trong bức tranh đa dạng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, truyện ngắn là một trong những mảng màu chủ đạo. Nền truyện ngắn hiện đại Việt Nam được hình thành từ cuối thế kỉ XIX với tác phẩm mở đầu là Thầy La-za-rô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản. Sáng tác văn xuôi quốc ngữ đầu tiên này tuy còn vụng về, non yếu nhưng lại là “con chim lạ từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại”; “nổi lên như một ốc đảo chơi vơi vào nửa sau thế kỉ XIX, không riêng ở Nam Kì mà ở cả Việt Nam” [19, 303]. 19 Bước sang những năm 1920 – 1930, với sự xuất hiện của hai cây bút truyện ngắn nổi bật là Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học, truyện ngắn nước ta đã có những bước tiến nhất định trên con đường hiện đại hóa. Tuy nhiên, số lượng truyện ngắn ở giai đoạn này còn khá ít ỏi. Yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại phổ biến từ nội dung đến hình thức tác phẩm. Đến giai đoạn 1930 – 1945, nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Cùng với thơ và tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn này đã phát triển với một tốc độ như vũ bão. Về lượng, số truyện ngắn đã xuất bản thành tập hoặc đăng tải rải rác trên báo chí khắp cả nước chắc chắn phải lên đến con số hàng ngàn. Riêng một nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đã có khoảng hai trăm truyện ngắn. Về chất, thật không khó để kể tên những cây bút truyện ngắn tài năng và những tác phẩm đặc sắc, trong đó một số truyện xứng đáng gọi là kiệt tác. Như vậy, chỉ trong vài ba mươi năm, thể văn xuôi mới mẻ này từ chỗ chập chững tập dượt, đã trưởng thành vượt bậc để trở nên thành thục, đạt tới cao độ nghệ thuật, thực sự hoàn thiện. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam trước 1945 không chỉ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng theo hướng hiện đại, mà còn phân hóa theo nhiều xu hướng phức tạp. Trong đó nổi lên hai xu hướng chính là lãng mạn trữ tình và hiện thực phê phán. Hai xu hướng này tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau. Xu hướng lãng mạn trữ tình được khơi nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và về trí tưởng tượng. Nó coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, đề cao đến những số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư. Xu hướng văn học này thường tìm đến các đề tài tình yêu, về thiên nhiên 20 và quá khứ thể hiện khát vọng vượt trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Về hình thức nghệ thuật, có thể xem truyện ngắn trữ tình là hình thức thơ trong văn xuôi, bởi có sự du nhập khá mạnh mẽ của các yếu tố thơ vào văn xuôi, làm cho văn xuôi tự sự trở thành những bài thơ văn xuôi với sự gợi ám và lắng đọng. Tiêu biểu là truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân,… Thạch Lam được coi là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học giai đoạn 1930 - 1945. Truyện ngắn của ông thường viết về những con người bé nhỏ ở phố huyện nghèo hay ở vùng ngoại ô Hà Nội với tấm lòng trắc ẩn, thương xót chân thành. Văn Thạch Lam giản dị, trong sáng, nhẹ mà thấm, nhiều dư vị. Rất gần gũi với cách viết của Thạch Lam là Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh. Tuy thế giới nghệ thuật của ba nhà văn này khác nhau (Thanh Tịnh thường hướng ngòi bút của mình về những người dân ở một cái làng Mĩ Lí thơ mộng thuộc miền Trung; còn Hồ Dzếnh chỉ viết người thân trong gia đình mình, một gia đình người Việt gốc Hoa), nhưng sở trường chung của họ là diễn tả rất đạt đời sống nội tâm thầm kín của nhân vật, những tình cảm, cảm giác tinh vi, những ước mơ nhỏ bé hiền lành mà thường không bao giờ đạt được của con người thuộc tầng lớp tiểu tư sản hay dân nghèo ở thành thị và nông thôn. Nguyễn Tuân cũng là một cây bút truyện ngắn đặc sắc của khuynh hướng văn học lãng mạn 1930 – 1945. Vang bóng một thời (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Với tập truyện này, Nguyễn Tuân đã ghi đậm dấu ấn của mình trong lòng độc giả. Đó là một Nguyễn Tuân nghệ sĩ hết lòng trân trọng, say mê cái đẹp trong quá khứ, một Nguyễn Tuân ngông nghênh, khinh bạc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan