Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn đặc điểm hát ru người việt...

Tài liệu Luận văn đặc điểm hát ru người việt

.PDF
64
93
123

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *************** VŨ THỊ HƢƠNG ĐẶC ĐIỂM HÁT RU NGƢỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam – Khoa Ngữ văn – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm hát ru người Việt là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Kết quả đạt đƣợc trong khóa luận là trung thực, rõ ràng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Sinh viên Vũ Thị Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................5 6. Cấu trúc của khóa luận .....................................................................................5 NỘI DUNG............................................................................................................6 CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ HÁT RU .......................................................6 1.1. Khái niệm và phân loại hát ru .......................................................................6 1.1.1. Khái niệm hát ru .........................................................................................6 1.1.2. Phân loại hát ru ...........................................................................................7 1.2. Chức năng và diễn xƣớng của hát ru ..........................................................13 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG HÁT RU ............................................16 2.1. Hát ru chứa đựng kiến thức về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội ........16 2.1.1. Kiến thức về thế giới tự nhiên..................................................................16 2.1.2. Kiến thức về đời sống xã hội ..................................................................20 2.2. Hát ru hàm chứa tình cảm âu yếm, chở che của ngƣời lớn đối với trẻ .....24 2.2.1. Tình cảm của mẹ đối với trẻ ....................................................................24 2.2.2. Tình cảm của chị đối với trẻ ....................................................................30 2.3. Hát ru là lời giãi bày tâm trạng của ngƣời mẹ............................................34 2.4. Hát ru phản ánh hiện thực đời sống của ngƣời nông dân xƣa...................39 2.4.1. Đời sống sinh hoạt ....................................................................................39 2.4.2. Đời sống tình cảm .....................................................................................41 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT HÁT RU ......................................45 3.1. Ngôn ngữ ......................................................................................................45 3.1.1. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị ...................................................................45 3.1.2. Ngôn ngữ có tính nhịp điệu ......................................................................46 3.2. Thể thơ ..........................................................................................................48 3.2.1. Lục bát .......................................................................................................48 3.2.2. Thể hỗn hợp ..............................................................................................49 3.3. Các thủ pháp nghệ thuật trong biểu hiện và miêu tả..................................50 3.3.1. Phép lặp .....................................................................................................50 3.3.2. Nhân hóa ...................................................................................................50 3.3.3. So sánh ......................................................................................................52 3.3.4. Ẩn dụ .........................................................................................................53 KẾT LUẬN .........................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hát ru là một trong những “biệt loại” bài ca trữ tình dân gian ra đời sớm, đƣợc truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành di sản văn hóa tinh thần của nhân loại nói chung và của ngƣời Việt Nam nói riêng. Không phải ngẫu nhiên, hát ru đƣợc xem là “những bài ca hay nhất thế gian” và “trên đời này có loại bài ca nào, có cuộc hát nào mà mối quan hệ giữa ngƣời hát với ngƣời nghe lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng nhƣ ở hát ru…”[7;339]. Hát ru còn là phƣơng tiện hữu hiệu để diễn tả tâm hồn, tình cảm con ngƣời, góp phần hình thành bản lĩnh và tính cách con ngƣời. Đến với những câu hát ru, chúng ta thả hồn theo những giai điệu nhẹ nhàng của bà, của mẹ… gác lại những lo toan của cuộc sống, trở về với vùng kí ƣớc tuổi thơ bình dị. Đằng sau những câu hát ấy là kho kiến thức khổng lồ, làm hành trang tri thức cho các em bƣớc vào đời, là tình cảm âu yếm chở che, là lời giãi bày thấm đẫm tình mẫu tử, là hiện thực đời sống của ngƣời bình dân Việt Nam… Có thể thấy, hát ru với những biểu hiện về đề tài, chủ đề, chức năng, phƣơng thức diễn xƣớng… từ lâu đã trở thành đối tƣợng khám phá của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng trong quá trình khảo sát và thu thập tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy, việc tìm hiểu hát ru với những dấu hiệu nổi bật ở hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật vẫn chƣa thực sự có tính hệ thống. Vì thế, với mong muốn nhận diện đƣợc những đặc điểm của biệt loại bài ca đặc sắc này, chúng tôi lựa chọn Đặc điểm hát ru người Việt làm đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp đại học. Mặt khác, nghiên cứu về hát ru ngƣời Việt giúp bản thân ngƣời viết – một sinh viên năm cuối ngành Sƣ phạm Ngữ văn hiểu cặn kẽ hơn những giá trị văn hóa lâu đời của cha ông để lại. Đồng thời, góp phần bồi dƣỡng tâm hồn 1 và ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh trong nhà trƣờng phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Hát ru là biệt loại bài ca xuất hiện sớm trong đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Trên Tạp chí Tao Đàn (số 8/1939) tác giả Lâm Tuyền Khách đã viết: “Nếu câu thơ đầu tiên của nhân loại là một lời cầu nguyện gửi trƣớc đấng Thần Minh thì câu hát đầu tiên của nhân loại có lẽ là lời hát ru con, ru em đã thốt ra ở cái miệng tƣơi xinh của một ngƣời mẹ, một ngƣời chị bồng bế con em” [Dẫn theo 5;2]. Hát ru với các phƣơng diện nghiên cứu cụ thể đã đƣợc khai thác ở các mức độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình, bài viết nhƣ sau: Năm 1987, trong cuốn Mẹ hát ru con tác giả Nguyễn Hữu Thu đã nhận định: “Toàn bộ hệ thống những bài hát ru, những câu hát, trò chơi của trẻ thơ, đặc biệt âm điệu hát ru con, chính là sản phẩm của truyền thống văn hóa gia đình bắt nguồn từ tấm lòng mẹ con. Tiếng hát ru là một hình thức âm nhạc và thơ ca ra đời cùng với ngƣời con, không những chỉ thích hợp với giấc ngủ tuổi thơ mà còn mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, thẩm mỹ sâu sắc, cần đƣợc đem lại cho con cháu chúng ta ngay từ lúc còn bế ngửa trên tay” [9;15]. Ý kiến của nhà nghiên cứu đã bƣớc đầu chỉ ra vai trò và chức năng của hát ru trong đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Năm 1994, tác giả Phạm Phúc Minh trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam cho rằng: “Hát ru còn gọi là hát ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc ở trên khắp mọi miền đất nƣớc. Tuy mỗi miền, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru đƣợc gọi bằng các tên gọi khác nhau và âm nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhƣng có những điểm chung nhƣ: giai điệu êm dịu, du dƣơng, trìu mến; tiết tấu đều đặn, nhịp nhàng; lời ca giàu hình tƣợng, dào dạt tình thƣơng yêu tha thiết đối với em 2 thơ, tất cả những yếu tố đó đã nhƣ đôi cánh nhẹ nhàng đƣa em bé vào giấc ngủ yên lành”[6;1996]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nhấn mạnh đến phƣơng thức diễn xƣớng của hát ru đồng thời chỉ ra những nét tƣơng đồng cũng nhƣ đặc thù của hát ru ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Năm 1997, trong Bình luận văn học, Niên giám số 1, Bùi Mạnh Nhị có bài viết Những bài ca hay nhất thế gian. Theo đó,“Hát ru có chức năng đặc biệt. Chức năng này chi phối những đặc điểm khác của nó”. Đề cao vai trò của hát ru, tác giả cho rằng: “Ai lớn lên mà không đƣợc nghe hát ru thì ngƣời ấy không đủ hoàn thiện. Văn minh hiện đại ngày càng trang bị cho con ngƣời đủ thứ. Catset, đĩa hát, băng hình là hay và tiện lợi đấy, nhƣng dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế đƣợc sữa âm thanh, sữa tâm hồn tự nhiên của hát ru”. [7;342]. Năm 1998, trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao Phạm Thu Yến khi nói về hát ru đã phân tích: “Hát ru là minh chứng rất rõ cho chức năng thực hành, sinh hoạt của văn học dân gian. Nó tồn tại trong cuộc sống với tƣ cách là một thứ nghệ thuật thực dụng. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lƣợng thẩm mỹ mà chú ý trƣớc hết đến mục đích ru cho bé ngủ. Ru cho bé ngủ mà bé mãi không ngủ, còn khóc thét lên thì nói làm gì. Hát ru là làm sao cho bé thôi khóc, cho bé ngủ ngon để bà, để mẹ, để chị còn ra đồng cấy gặt, để làm trăm việc không tên trong nhà hay đƣợc nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả.”[15;166]. Ở đây tác giả đã có những phân tích khá cụ thể về chức năng và đặc điểm diễn xƣớng của hát ru. Năm 2006, cuốn Hành trang gia đình trẻ tập hợp một số bài viết tham dự hội thảo “Giao lƣu tiếng hát ru - hành trang gia đình trẻ” với thành phần là các tác giả đang làm việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ ca sĩ, cán bộ nghiên cứu, quản lí văn hóa, bác sĩ, cô giáo và các nhà chuyên môn nhƣ: nhạc sĩ Phạm Tuyên, TS Lê Văn Toàn. Các bài viết đem đến cái nhìn tổng quan từ 3 nhiều góc độ về vai trò, giá trị của hát ru trong xã hội, thực trạng hát ru hiện nay, biện pháp bảo tồn hát ru... Năm 2014, Bùi Thị Minh Lan trong luận văn thạc sĩ Hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của đồng bào Tày, Thái, Mường ở miền núi phía Bắc, đã nhận xét: “Trong đời sống văn hóa dân gian, hát ru là một bộ phận sinh hoạt tinh thần có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố cấu thành đời sống văn hóa xã hội. Hát ru đƣợc định hình từ mốc đầu tiên của đời ngƣời” [5;27]. Đây là công trình nghiên cứu khá cặn kẽ về hát ru trong đời sống văn hóa dân gian của một số dân tộc miền núi phía Bắc. Những phát hiện của tác giả đã giúp chúng tôi có cơ sở để so sánh với hát ru ngƣời Việt. Ngoài ra, hát ru còn đƣợc giới thiệu trong một số giáo trình văn học dân gian, hoặc bài viết trên các tạp chí, các trang báo điện tử... Nhìn chung, hát ru mặc dù đã nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu song vẫn còn nhiều vấn đề có thể khai thác cụ thể và hệ thống hơn nữa. Từ những gợi ý có tính chất tiền đề của ngƣời đi trƣớc, chúng tôi triển khai đề tài với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu và khẳng định những giá trị to lớn của hát ru. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Khai thác một cách có hệ thống tƣ liệu về hát ru ngƣời Việt, từ đó chỉ ra những biểu hiện độc đáo nhất của hát ru ngƣời Việt trên cả hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật. Nâng cao khả năng tƣ duy và tiếp cận các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy sau khi tốt nghiệp. - Nhận diện và phân tích các đặc điểm nổi bật của hát ru – một trong những biệt loại bài trữ tình dân gian, gắn với môi trƣờng sinh hoạt gia đình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 4 Hát ru ngƣời Việt với các đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Tƣ liệu Phạm vi nghiên cứu tƣ liệu của khóa luận giới hạn ở hát ru ngƣời Việt. Hát ru gồm cả hai yếu tố: ngôn từ và âm nhạc song trong khóa luận, chúng tôi chỉ tìm hiểu hát ru trên phƣơng diện ngôn từ. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã thống kê và lựa chọn 200 bài hát ru ngƣời Việt làm đối tƣợng khảo sát, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong đó, lời ru của bà: 22 bài (11%), lời ru của mẹ: 113 bài (56,5%), lời ru của chị: 57 bài (28,5 %), lời ru của bố: 8 bài (4%). Trên cơ sở đó, chúng tôi chủ yếu phân tích lời ru của mẹ và của chị. 4.2.2. Nội dung Hát ru ngƣời Việt chứa đựng những giá trị to lớn trên nhiều phƣơng diện. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật của hát ru. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này ngƣời viết đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Tiếp cận hệ thống - Phân tích, bình giảng - So sánh, đối chiếu - Tổng hợp 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết về hát ru Chƣơng 2: Đặc điểm nội dung hát ru Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật hát ru 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ HÁT RU 1.1. Khái niệm và phân loại hát ru 1.1.1. Khái niệm hát ru Trong các sáng tác dân gian, ca dao là một hình thức nghệ thuật độc đáo, phản ánh chân thực và sống động về đời sống tâm hồn của con ngƣời. Trong những bài ca trữ tình dân gian, có một biệt loại bài ca thuộc đề tài sinh hoạt gia đình gắn với đời sống mỗi con ngƣời, mỗi gia đình, mỗi dân tộc, đó là những bài hát ru. Có lẽ tuổi thơ của ai cũng đều gắn với khúc hát ru của bà, của mẹ... Chắc hẳn chẳng ai còn xa lạ gì với lời ru “Cái cò bay lả bay la” của khúc hát ru đồng bằng Bắc bộ, “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ” của những miệt vƣờn xanh mƣớt phƣơng Nam... Bài nào cũng thiết tha, chan chứa tình yêu thƣơng vô bờ bến của mẹ dành cho con. Vậy hát ru là gì? Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khái niệm hát ru. Tác giả Võ Quang Nhơn trong Lịch sử văn học Việt Nam - văn học dân gian các dân tộc ít người Việt Nam cho rằng: “Hát ru là một bộ phận dân ca sinh hoạt liên quan đến thế giới của trẻ con”[8;271]. Tác giả Vũ Anh Tuấn trong Giáo trình văn học dân gian đƣa ra định nghĩa: “Hát ru là một biệt loại của ca dao, gắn bó chặt chẽ với đời sống của mỗi con ngƣời, mỗi gia đình, mỗi dân tộc” [12;199]. Bùi Thị Minh Lan trong Hát ru trong đời sống văn hóa các dân tộc Tày, Mường, Thái ở miền núi phía Bắc cho rằng: “Hát ru là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, thuộc bộ phận dân ca sinh hoạt liên quan đến thế giới của trẻ thơ, là những lời hát dân ca dùng để ru trẻ nhỏ và truyền cho trẻ những cung bậc tình cảm từ ngƣời lớn.” [5;9]. Trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng có định nghĩa: Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian đƣợc truyền miệng từ bà xuống 6 mẹ, thế hệ trƣớc sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phƣơng, gần nhƣ mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.[20]. Chúng tôi cũng có cùng quan điểm với ý kiến này. 1.1.2. Phân loại hát ru Dựa vào đề tài hát ru, có thể chia hát ru thành 2 loại: Những bài hát ru đích thực và những bài hát ru tùy hứng. a, Những bài hát ru đích thực Loại bài ca này thƣờng bắt đầu bằng các mô típ: “Cái ngủ mày ngủ”; “Con ơi con ngủ cho ngoan”;... do ngƣời lớn sáng tác, với mục đích ru trẻ. Với cha mẹ thì giấc ngủ an lành của con nhƣ chính niềm hạnh phúc đƣợc nuôi dƣỡng từng ngày và những lời hát ru da diết thấm đƣợm tình quê hƣơng, thấm đƣợm tình mẫu tử thiêng liêng luôn đƣợc chuyển tải bằng những lời ca vỗ về cho giấc ngủ con trẻ. Trong hát ru thƣờng chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhƣng vẫn gây ấn tƣợng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời ngƣời con. Và lời hát ru của ngƣời mẹ sẽ rất quan trọng để góp phần nuôi dƣỡng tâm hồn con trẻ cùng tình mẫu tử ngay từ khi còn bé. Ngƣời ru nêu lên lí do vì sao bé cần ngủ ngoan, ngủ sâu: Ru em em ngủ cho ngoan Để mẹ đi chặt cây chuối trên nƣơng xa Em ngủ đừng khóc nữa Ngoài đồng xa cha đang đi kiếm măng non Nín đi hỡi em ơi Nơi xa mẹ nhặt đƣợc nhiều ngọn rau non Đừng khóc nữa hỡi em ơi [24] Bé ngủ ngoan, ngủ sâu thì cha mẹ mới làm đƣợc việc: chặt cây chuối, kiếm măng non, nhặt rau. Công việc ba mẹ làm xuất phát từ tình yêu thƣơng 7 con, muốn con đƣợc hƣởng đầy đủ sự ấm no, hạnh phúc. Nghe con khóc mà lòng cha mẹ xót xa, những giai điệu : “đừng khóc nữa”, “nín đi hỡi em” vang lên để đƣa bé vào giấc ngủ. Lời ru ngọt ngào tha thiết, tuy đơn giản mà ấm áp tình yêu thƣơng. Mẹ còn dỗ bé ngủ say với lí do hết sức bình dị: Ru em cho théc cho muồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Nam Phổ, Mua trầu chợ Dinh Chợ Dinh bán áo con trai Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim [21] Ăn trầu là một nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt. Đối với ngƣời Việt xƣa thì “miếng trầu là đầu câu chuyện” đƣa mọi ngƣời đến gần với nhau hơn. Lời ru của mẹ còn nhƣ một lời giới thiệu về địa danh và sản vật, sản phẩm thủ công của địa phƣơng. Đó nhƣ những kiến thức đầu đời mà trẻ nhận đƣợc từ lời ru của mẹ. Ngoài ra mẹ ru bé ngủ vì nhiều mục đích khác nhau: “Để mẹ đi cấy đồng sâu”, “Để mẹ đi chăm cây lúa trên nƣơng”, “Để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy”... Nhƣng dù vì mục đích gì thì cũng đều bắt nguồn từ tình yêu thƣơng con, mẹ cố gắng làm tất cả điều đó để bé có đƣợc cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Yêu bé, bé ngủ ngoan để mẹ yên tâm làm việc. Nhƣ vậy, mẹ đã hạnh phúc lắm rồi. Sau khi đề cập tới mục đích ru bé ngủ, mẹ hứa với bé là nếu ngủ ngoan, khi ngủ dậy sẽ đƣợc ăn ngon: À ơi Em tôi buồn ngủ buồn nghê 8 Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà Buồn ăn bánh đúc, bánh đa Củ từ, khoai nƣớng cùng là cháo kê [24] Cơm nếp, cháo kê, thịt gà, củ từ, khoai nƣớng là những món ăn phổ biến của vùng nông thôn. Tất cả đều là “cây nhà lá vƣờn” chứa đầy đủ chất dinh dƣỡng để bé lớn khôn và phát triển. Điệp từ “buồn” nhắc lại 4 lần nhấn mạnh đến món ăn mà bé đƣợc thƣởng thức sau khi mẹ đi làm về. Hay: Cái ngủ mày ngủ cho ngoan Để mẹ đi cấy đồng xa trƣa về Bắt đƣợc con cá rô, trê Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn [17] Em ngủ ngoan, ngủ say không quấy khóc để mẹ “đi cấy”. Hình ảnh “con cá rô, trê” - những thứ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân lao động thôn quê. Trên những con mƣơng dẫn nƣớc vào ruộng có biết bao nhiêu cá, cua. Sau khi cấy xong hoặc nghỉ trƣa, mẹ dành ít thời gian bắt cá, lúc ấy đã có bữa ăn dinh dƣỡng cho cả nhà và cho bé “thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn”. Còn nhiều món ăn ngon mà bé sẽ đƣợc thƣởng thức sau giấc ngủ: “con dê đã mùi thì để em ăn”, “con thèm cá mát canh khoai”, “con thèm xơ mít, thèm tai quả hồng”... Bởi bé đƣợc mẹ dành cho tất cả tình yêu thƣơng, chở che, đùm bọc. Đặc biệt, bé còn đƣợc lớn lên, chơi đùa cùng bạn bè, ê a những câu hát đồng dao quen thuộc. Hạnh phúc lắm khi câu đầu tiên bé bi bô gọi tiếng “mẹ”. b, Những bài hát ru tùy hứng Những bài hát ru này tùy vào “lƣng vốn” thơ ca của bà, của mẹ mà “bẻ” theo điệu hát ru, có thể là ca dao, là trích đoạn truyện Kiều của Nguyễn Du, 9 hay bài ca đẫm nƣớc mắt Lỡ bước sang ngang, Cô lái đò của nhà thơ Nguyễn Bính... Bà, mẹ, chị đã lấy những bài ca dao để ru bé ngủ. Những bài ca dao thuộc nhiều chủ đề khác nhau, trở thành nguồn “chất liệu” dồi dào cho bà, cho mẹ dựa vào đó cất lên lời hát ru trẻ. Chẳng hạn, một bài ca dao tỏ tình: Hôm qua tát nƣớc đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em đƣợc thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà Áo anh sứt chỉ đƣờng tà Vợ anh chƣa có, mẹ già chƣa khâu Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mƣợn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công Đến lúc lấy chồng anh lại giúp cho Giúp cho một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rƣợu tăm Giúp cho đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo [24] Lời tỏ tình nhƣng vô cùng kín đáo, mƣợn chiếc áo, chàng trai nói những lời thổ lộ tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái. Chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chƣa thể khâu mà anh ta cũng chƣa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng nhƣ vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy, lúc cô gái lấy chồng anh ta sẽ giúp cho một thúng xôi vò, một con lợn béo, vò rƣợu tăm, chiếu để cho cô gái nằm. Ta có thể nhận thấy đây là những lễ vật rất có giá trị cho ngày cƣới của cô gái. Những vật này cũng là lễ vật mà 10 chàng trai sẽ mang đến hỏi cƣới cô gái, nếu nhƣ cô gái thuận lòng kết duyên cùng anh ta. Hai câu thơ cuối “Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cƣới lại đèo buồng cau” chính xác là những lễ vật dành cho đám hỏi. Hay ngƣời lớn còn ru bé ngủ bằng câu chuyện về mối tình lỡ dở: Trèo lên cây bƣởi hái hoa Bƣớc xuống vƣờn cà, hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở hoa xanh biếc Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay Ba đồng một miếng trầu cay Sao anh không hỏi những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng Nhƣ chim vào lồng, nhƣ cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng, biết thuở nào ra…[17] Chỉ hai câu ca dao đầu tiên mộc mạc mà gợi lên cả một trời thƣơng nhớ, sắc trắng tinh khôi, hƣơng thơm ngan ngát của hoa bƣởi ƣớp trong làn tóc. Nhƣng những hình ảnh ấy đều chỉ là ẩn dụ tƣợng trƣng cho những kỉ niệm đẹp đã qua. Chàng trai thất tình hồi tƣởng lại cảnh cũ ngƣời xƣa, để rồi chỉ biết thốt lên một câu nghẹn ngào chua xót: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay! Lời trách móc dịu dàng và âu yếm của cô gái: Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Nếu không thật lòng yêu thì cô gái không thể có những lời chân thành nhƣ vậy. Đó cũng là điều an ủi duy nhất đối với chàng trai lúc này. Câu Ba đồng một mớ trầu cay giản dị, tự nhiên nhƣng bao hàm nhiều ý nghĩa. Ba đồng (số ít) đối lập với một mớ (số nhiều). Trầu càng rẻ thì cái giá phải trả cho tình duyên lỡ làng càng đắt, sự tiếc nuối càng tăng. Do vậy mà chàng trai lại càng xót xa, ân hận! Cô gái trách chàng trai vì sao anh không hỏi cô làm vợ đúng lúc, để đến nỗi giờ đây cả hai phải lâm vào cảnh day dứt, khổ tâm. 11 Duyên tình chúng mình dang dở, lỗi ấy tại ai? Tại ai đi nữa thì bây giờ cũng đã muộn màng: Bấy giờ em đã có chồng/ Như chim vào lổng như cá cắn câu. Chim vào lồng, cá cắn câu là những thành ngữ quen thuộc hỏi về hoàn cảnh bị ràng buộc, mất tự do của ngƣời con gái đã có chồng. Dù muốn hay không thì cũng đành lòng vậy, cầm lòng vậy! Câu ca dao có âm điệu trầm buồn, thổn thức, giống nhƣ tiếng thở dài chua xót cho duyên phận lỡ làng. Những lời hát ru nhƣ vậy, không đơn thuần chỉ là lời ru trẻ mà ở đó còn chất chứa biết bao tình cảm, nỗi niềm của những ngƣời hát. Nhiều ông nội, ông ngoại lại lẩy Kiều hoặc tập Kiều khi ru cháu, vừa dạy dỗ vừa tỏ bày tâm sự : À ơi ới… à ạ ơi… Còn non còn nƣớc còn dài Nắng mƣa thui thủi quê ngƣời một thân Đoái trông muôn dặm tử phần Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa… À à ơi… ới à à ơi… Xót thay chiếc lá bơ vơ Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong! Bốn bề bát ngát mênh mông Triều dâng hôm sớm mây lồng trƣớc sau Bốn phƣơng mây trắng một màu Trông vời cố quốc biết đâu là nhà À à ơi… Từ phen chiếc lá lìa rừng Con tằm đến thác cũng còn vƣơng tơ Ru hời ru hỡi là ru…[19] 12 Âm điệu “ru hời” “à à ơi” cùng với sự ôm ấp, vỗ về nhẹ nhàng để đƣa trẻ nhanh vào thế giới của “những giấc mơ êm ái”. Còn biết bao bài ca dao khác cũng đƣợc bà, mẹ, chị dùng để ru bé ngủ. Lời ru ấy đã thấm đẫm tuổi thơ con những tình cảm thiêng liêng: tình cảm gia đình, tình yêu thƣơng giữa con ngƣời với nhau... Khúc hát ru đầu đời là hành trang để con vững bƣớc vào ngƣỡng cửa cuộc đời. 1.2. Chức năng và diễn xƣớng của hát ru Theo Phạm Thu Yến, hát ru là minh chứng rất rõ cho chức năng thực hành - sinh hoạt của văn học dân gian. Nó tồn tại trong cuộc sống với tƣ cách của một thứ nghệ thuật ích dụng. Hát ru không chỉ chú ý đến chất lƣợng thẩm mỹ mà chú ý trƣớc hết đến mục đích ru cho bé ngủ. Ru cho bé ngủ mà bé mãi không ngủ còn khóc thét lên thì nói làm gì. Hát ru là làm sao cho bé thôi khóc, cho bé ngủ ngon để bà, để mẹ, để chị còn ra đồng cấy gặt, để làm trăm việc không tên trong nhà hay dƣợc nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đối với trẻ thơ, hát ru là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dƣỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc, qua đó góp phần giáo dục trẻ về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình sƣu tầm và nghiên cứu về hát ru có thể mỗi tác giả với cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau, theo những cách nhìn nhận khác nhau đã định nghĩa hát ru theo những cách riêng của mình. Nhƣng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hát ru là những sáng tác dành cho trẻ em, có chức năng ru trẻ, đƣa trẻ vào giấc ngủ ngon. Đây cũng chính là đặc trƣng diễn xƣớng nổi bật của hát ru. 13 Văn học dân gian là nghệ thuật đa yếu tố - nghệ thuật diễn xƣớng. Loại nghệ thuật này nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp trực tiếp và đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện đặc sắc của hành động giao tiếp ấy. Các tác phẩm văn học dân gian thƣờng bộc lộ tình cảm trong các hình thức đối thoại của con ngƣời: nam - nữ; ngƣời dân - cộng đồng làng xóm; mẹ - con... và hát ru là một trong những hình thức diễn xƣớng đặc biệt. Diễn xƣớng hát ru không cồng kềnh, quy mô nhƣ một số hình thức diễn xƣớng văn nghệ dân gian khác nhƣ dân ca nghi lễ, hát đối đáp nam nữ hội hè dình đám, mà nó đơn giản ấm áp, thấm đẫm tình yêu thƣơng giữa các thành viên trong gia đình. Ở đây chỉ có mẹ và con, chị và em, bà và cháu... không phải là đối đáp mà là một nhân vật trữ tình (ngƣời hát) có đối tƣợng trực tiếp để trao gửi tâm tình. Hát ru thể hiện đậm đà khả năng giao đãi tình cảm của con ngƣời, mang tính thực hành và tính thẩm mỹ cao. Trẻ em thích đƣợc ru bởi trƣớc hết nó đƣợc hƣởng sự giao cảm trực tiếp, tình yêu thƣơng thuần khiết trong vòng tay âu yếm, tin cậy của bà, của mẹ. Vòng tay êm ái, vành nôi đu đƣa và lời ca dịu dàng... còn gì thanh bình hơn thế để đứa trẻ thiu thiu đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ của bé thật ấm áp và hạnh phúc khi có lời ru bên nôi hay bên võng của những ngƣời thân yêu: Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Tính tình tang, là tang tính tình Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi Rằng có nhớ, nhớ hay chăng Rằng có biết, biết hay chăng [23] Đó là hình ảnh con cò bay trên những cánh đồng rộng lớn, thẳng cánh cò bay. Hình ảnh ấy gắn với biết bao kỉ niệm tuổi thơ của mỗi ngƣời khi sinh ra và lớn lên trên những miền đồng bằng lúa nƣớc ấy. Chẳng còn lạ lẫm gì 14 hình ảnh cánh cò trắng phau đang vỗ từng phách nhịp nhàng trên nền trời xanh. Nó nhƣ làm cho cuộc sống và không khí chốn làng quê vốn dĩ thanh bình nay lại càng thanh bình hơn. Tính nhạc “tính tình tang, là tang tính tình” giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Nhƣ vậy, bé là đối tƣợng để ngƣời lớn gửi gắm, bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình. Trƣớc khi đứa trẻ hiểu đƣợc ý tứ lời ca, nó đã đƣợc sống trong không khí dịu dàng với những nét nhạc đồng quê êm ái. Còn tâm tình, ý tứ của bài ca là tiếng lòng của ngƣời lớn. Hát ru là lời ngƣời lớn hát với chính mình, hát về gia đình, hát về quê hƣơng và những ngƣời thân yêu nhƣng nhiều nhất là đứa con bé nhỏ yêu thƣơng của mình. Tiểu kết: Giới thuyết về hát ru ngƣời Việt, có thể thấy đƣợc những nhìn nhận và đánh giá cụ thể về vấn đề khái niệm và phân loại hát ru. Dù là hát ru đích thực hay hát ru tùy hứng thì cũng đều bộc lộ rõ vai trò của nó trong đời sống sinh hoạt của ngƣời bình dân xƣa. Hát ru tồn tại trong thực tế nhƣ một loại nghệ thuật mang tính ứng dụng trực tiếp, gắn liền với mục đích ru trẻ. Đây là đặc điểm diễn xƣớng vô cùng đặc biệt của hát ru. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan