Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “khởi sinh ...

Tài liệu Luận văn cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “khởi sinh của cô độc” (paul auster)

.DOCX
82
345
68

Mô tả:

1.1. Phạm trù cái “tôi” vốn luôn được xem xét trong không gian của thế giới riêng tư, một thế giới ẩn sâu chất chứa những nỗi niềm và cá tính khu biệt. Trong văn chương, cái “tôi”chính là cốt lõi của sự sáng tạo, là đáp số mà kẻ viết và người đọc đều muốn đi tìm. Tuy nhiên, nhà văn trên con đường tìm kiếm và xác lập chính mình cũng cần chấp nhận sự tạm lãng quên bản thân để đại diện cho những giá trị phổ quát và vững bền. Bởi thế, mặc dù thuộc sở hữu của riêng mỗi cá nhân, cái “tôi” vẫn luôn cất tiếng nói đại diện cho thời đại, cho nhân loại. Và đằng sau sự thể hiện, sự phô diễn cái “tôi” luôn là cả một thế giới bị bỏ ngỏ. Thế giới ấy bao gồm những yếu tố đã trở thành động lực, thành cơ sở để con người tự ý thức về mình trong mối dây liên hệ vô tận. Nghiên cứu cơ chế hình thành cái “tôi” chính là đi truy nguyên nguồn gốc, đi tìm nguyên cớ bản chất nhất để cái “tôi” trong tác phẩm được nảy sinh, được phát triển và hoàn thiện. 1.2. Cái “tôi” chấn thương là một trong những vấn đề nổi bật của văn chương hậu hiện đại, là đề tài đang được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Cũng như phạm trù cái “tôi”, cái “tôi” chấn thương tự mang trong mình nhiều nhân tố thúc đẩy, hình thành phức tạp. Cốt lõi của nó là sự tổng hòa nhiều phương diện liên quan như tâm lý, văn hóa, xã hội, văn chương. Đặc biệt, cái “tôi” chấn thương tìm thấy mình trong các hình thức văn chương của ký ức và tự thuật. Việc nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong các tác phẩm tự truyện vì thế cũng chính là con đường nhìn ra các giá trị lịch sử, văn hóa, văn chương cũng như các vấn đề của nhân loại, của thời đại. 1.3. Paul Auster ( 1947) là một đại diện nổi bật của văn chương hậu hiện đại Mỹ. Đồng thời, ông cũng thuộc thế hệ tiếp nối của dòng văn chương Do Thái – Mỹ (Jewish American literature). Sau nhiều năm làm công việc phê bình và dịch thuật, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn bằng tiểu thuyết tự truyện đầu tay “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Tác phẩm đã giúp Auster để lại một ấn tượng về một nhà văn pha trộn nhiều đặc điểm văn hóa thú vị. Đặc biệt, các yếu tố đời thường của ông được đưa vào làm chất liệu sáng tạo tác phẩm đã tạo nên một hướng tiếp cận tiểu thuyết đầy thú vị xuất phát từ những ảnh hưởng tâm lý, văn hóa, xã hội,... xung quanh nhà văn. Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố trong tác phẩm, trong đó có cái “tôi” - phạm trù tổng hợp những phẩm chất văn hóa, tính cách con người Paul Auster chính là một con đường khai thác, tìm hiểu tác phẩm một cách khá toàn diện. 1.4. Paul Auster là một tác giả hậu hiện đại dành được khá nhiều thị phần độc giả. Tại Việt Nam, các tác phẩm mang xu hướng trinh thám của ông được chuyển ngữ và nhận được nhiều sự quan tâm. “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude) là tác phẩm đầu tay của ông song lại đến với bạn đọc Việt muộn hơn hẳn. Tác phẩm lần đầu được Phương Huyên chuyển ngữ với nhan đề “Khởi sinh của cô độc” nằm trong tủ sách “Cánh cửa mở rộng” do Nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2013. Cuốn sách tập hợp nhiều vấn đề về quan điểm, phong cách văn chương của Auster trong suốt sự nghiệp của mình. Vì vậy, lựa chọn đi sâu nghiên cứu tác phẩm là một cách tiếp cận văn chương Paul Auster, xét xem nhà văn đã bắt đầu con đường viết của mình từ đâu. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết tự truyện “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là tiểu thuyết tự truyện “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Chúng tôi lấy bản dịch tiếng Việt của Phương Huyên với nhan đề “Khởi sinh của cô độc” [4] làm nguồn phân tích, khai thác chủ yếu. Khi dịch bản của Phương Huyên được ấn hành, đã có những tranh cãi về tên nhan đề của tác phẩm. Các tranh cãi chủ yếu xoay xung quanh việc chuyển nghĩa từ “invention”. Theo đó, các ý kiến phản bác cách dịch của Phương Huyên chỉ ra rằng: cách dịch “invention” thành “khởi sinh” được xem là chưa sát nghĩa về cả nghĩa gốc của từ lẫn ý nghĩa trong tác phẩm. “Invention” trong tiếng Anh là danh từ, mang nghĩa là phát minh, chỉ sự sáng chế, phát hiện ra một điều mới. Trong khi đó “khởi sinh” mang nghĩa sự bắt nguồn, chỉ cội nguồn xuất phát. Mặt khác, trong tác phẩm, Paul Auster cũng luôn hàm ý cô độc được phát minh ra trong mối dây liên kết thế giới chứ không đi truy tìm nguồn gốc của nó. Như vậy, tên nhan đề khi dịch sang tiếng Việt nên được để là “Sự phát minh/Sáng chế của cô độc”.
A - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phạm trù cái “tôi” vốn luôn được xem xét trong không gian của thế giới riêng tư, một thế giới ẩn sâu chất chứa những nỗi niềm và cá tính khu biệt. Trong văn chương, cái “tôi”chính là cốt lõi của sự sáng tạo, là đáp số mà kẻ viết và người đọc đều muốn đi tìm. Tuy nhiên, nhà văn trên con đường tìm kiếm và xác lập chính mình cũng cần chấp nhận sự tạm lãng quên bản thân để đại diện cho những giá trị phổ quát và vững bền. Bởi thế, mặc dù thuộc sở hữu của riêng mỗi cá nhân, cái “tôi” vẫn luôn cất tiếng nói đại diện cho thời đại, cho nhân loại. Và đằng sau sự thể hiện, sự phô diễn cái “tôi” luôn là cả một thế giới bị bỏ ngỏ. Thế giới ấy bao gồm những yếu tố đã trở thành động lực, thành cơ sở để con người tự ý thức về mình trong mối dây liên hệ vô tận. Nghiên cứu cơ chế hình thành cái “tôi” chính là đi truy nguyên nguồn gốc, đi tìm nguyên cớ bản chất nhất để cái “tôi” trong tác phẩm được nảy sinh, được phát triển và hoàn thiện. 1.2. Cái “tôi” chấn thương là một trong những vấn đề nổi bật của văn chương hậu hiện đại, là đề tài đang được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Cũng như phạm trù cái “tôi”, cái “tôi” chấn thương tự mang trong mình nhiều nhân tố thúc đẩy, hình thành phức tạp. Cốt lõi của nó là sự tổng hòa nhiều phương diện liên quan như tâm lý, văn hóa, xã hội, văn chương. Đặc biệt, cái “tôi” chấn thương tìm thấy mình trong các hình thức văn chương của ký ức và tự thuật. Việc nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong các tác phẩm tự truyện vì thế cũng chính là con đường nhìn ra các giá trị lịch sử, văn hóa, văn chương cũng như các vấn đề của nhân loại, của thời đại. 1.3. Paul Auster ( 1947) là một đại diện nổi bật của văn chương hậu hiện đại Mỹ. Đồng thời, ông cũng thuộc thế hệ tiếp nối của dòng văn chương Do Thái – Mỹ (Jewish American literature). Sau nhiều năm làm công việc phê bình và dịch thuật, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn bằng tiểu thuyết tự truyện đầu tay “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Tác phẩm đã giúp Auster để lại một ấn tượng về một nhà văn pha 1 trộn nhiều đặc điểm văn hóa thú vị. Đặc biệt, các yếu tố đời thường của ông được đưa vào làm chất liệu sáng tạo tác phẩm đã tạo nên một hướng tiếp cận tiểu thuyết đầy thú vị xuất phát từ những ảnh hưởng tâm lý, văn hóa, xã hội,... xung quanh nhà văn. Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố trong tác phẩm, trong đó có cái “tôi” - phạm trù tổng hợp những phẩm chất văn hóa, tính cách con người Paul Auster chính là một con đường khai thác, tìm hiểu tác phẩm một cách khá toàn diện. 1.4. Paul Auster là một tác giả hậu hiện đại dành được khá nhiều thị phần độc giả. Tại Việt Nam, các tác phẩm mang xu hướng trinh thám của ông được chuyển ngữ và nhận được nhiều sự quan tâm. “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude) là tác phẩm đầu tay của ông song lại đến với bạn đọc Việt muộn hơn hẳn. Tác phẩm lần đầu được Phương Huyên chuyển ngữ với nhan đề “Khởi sinh của cô độc” nằm trong tủ sách “Cánh cửa mở rộng” do Nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2013. Cuốn sách tập hợp nhiều vấn đề về quan điểm, phong cách văn chương của Auster trong suốt sự nghiệp của mình. Vì vậy, lựa chọn đi sâu nghiên cứu tác phẩm là một cách tiếp cận văn chương Paul Auster, xét xem nhà văn đã bắt đầu con đường viết của mình từ đâu. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết tự truyện “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là tiểu thuyết tự truyện “Sự phát minh của cô độc” (The invention of solitude). Chúng tôi lấy bản dịch tiếng Việt của Phương Huyên với nhan đề “Khởi sinh của cô độc” [4] làm nguồn phân tích, khai thác chủ yếu. Khi dịch bản của Phương Huyên được ấn hành, đã có những tranh cãi về tên nhan đề của tác phẩm. Các tranh cãi chủ yếu xoay xung quanh việc chuyển nghĩa từ “invention”. Theo đó, các ý kiến phản bác cách dịch của Phương Huyên chỉ ra rằng: cách dịch “invention” thành “khởi sinh” được xem là chưa sát nghĩa về cả nghĩa gốc của từ lẫn ý nghĩa trong tác phẩm. “Invention” trong tiếng Anh là danh từ, mang nghĩa là phát minh, chỉ sự sáng chế, phát hiện ra một điều mới. Trong khi đó “khởi sinh” mang nghĩa sự bắt nguồn, chỉ cội nguồn xuất phát. Mặt khác, trong tác phẩm, Paul Auster cũng luôn hàm ý cô 2 độc được phát minh ra trong mối dây liên kết thế giới chứ không đi truy tìm nguồn gốc của nó. Như vậy, tên nhan đề khi dịch sang tiếng Việt nên được để là “Sự phát minh/Sáng chế của cô độc”. Ở đây, chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến rằng nhan đề theo cách dịch của Phương Huyên là chưa thỏa đáng. Tuy nhiên, vì khóa luận này chủ yếu lấy dịch bản của Phương Huyên làm đối tượng nghiên cứu cũng như để đảm bảo tính thống nhất và tôn trọng dịch giả nên kể từ đây về sau, chúng tôi xin phép được giữ nguyên nhan đề “Khởi sinh của cô độc” trong mọi trích dẫn có tên tác phẩm. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung khảo sát, phân tích, làm rõ cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster). 4. Lịch sử vấn đề 4.1. Nghiên cứu về cái “tôi” chấn thương trong tự truyện Tự truyện là thể loại thu hút được khá nhiều mối quan tâm nghiên cứu. Nhất là trong bối cảnh hậu hiện đại với sự bùng nổ của các tác phẩm có yếu tố tự thuật, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, khai thác thể loại này. Trong các mảng nghiên cứu xoay quanh tự truyện, cái “tôi” là một phạm trù rất được quan tâm. Cùng với những chuyển biến trong quan niệm về thể loại tự truyện, cái “tôi” tự truyện cũng mang theo một lịch sử nghiên cứu của mình. Trước hết, đại diện cho quan niệm xem tự truyện là một thể loại nằm ngoài lĩnh vực văn chương là Philippe Lejune. Trong “Quy ước tự truyện” (The autobiographical pact) [25], ông cho rằng, với thể loại tự truyện, giữa tác giả và người đọc luôn có một cam kết ngầm rằng mọi thứ kể ra đều là sự thật. Quan niệm này đồng nghĩa với việc xem cái “tôi” đời thực và cái “tôi” trong tác phẩm là đồng nhất. Tác giả này cũng chỉ ra nếu cam kết này được thực hiện thì vẫn chấp nhận được một tự truyện ở ngôi số ba, thay thế cho ngôi thứ nhất thường thấy. Quan niệm đối lập với Philippe Lejune là quan niệm coi tự truyện là một thể loại văn học. Hiện nay, các nghiên cứu đều thiên về hướng quan niệm này. Với việc xếp tự truyện như một thể loại văn học giáp ranh đứng giữa những đường biên phức tạp, nghiên cứu cái 3 “tôi” trong tự truyện cũng mở ra nhiều hướng đi đầy triển vọng. Các nhánh, các hướng nghiên cứu cái “tôi” tự truyện trên thế giới vô cùng đa dạng: từ lý thuyết phân tâm học, phê bình chấn thương đến diễn ngôn tự truyện hay lý thuyết tự sự học,... Trong các nhánh rẽ đó, lý thuyết phê bình chấn thương có liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong tự truyện. Lý thuyết phê bình này gắn liền với tên tuổi của Cathy Caruth với hàng loạt các bài viết, công trình như:“ Kinh nghiệm không được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử” (Unclaimed Experience: Trauma and The Possibility of Histor), ), “Bạo lực và thời gian: những di chứng chấn thương” (Violence and time: : Traumatic Survivals) và bài dẫn luận “Vết thương và giọng nói (The Wound and the Voice) được in trong “Kinh nghiệm không được thừa nhận: chấn thương, truyện kể và lịch sử” (Unclaimed Experience: Trauma, Narrative, and History) Violence and Time,…đã nêu lên những vấn đề cốt lõi của chấn thương và văn học. Từ đó mở đầu cho hàng loạt các nghiên cứu về cái “tôi” chấn thương trong tự truyện như: “Những giới hạn của tự truyện: chấn thương và sự làm chứng” (The limits of autobiography: trauma and testimony) [22] của Leigh Gilmore. Trong đó, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa cái “tôi” chấn thương và hình thức tự truyện có liên quan đến việc làm chứng. Theo đó, quá trình cái “tôi” kể lại câu chuyện của mình nhằm mục đích làm chứng cho mình và làm chứng cho cả kẻ khác nữa. Hay dưới góc độ của tự sự học, Amos Golberg trong “Chấn thương, tự sự và hai hình thức của cái chết” [9] cho rằng tự sự chấn thương nhằm giúp cho chủ thể, cái “tôi” đi sâu vào trạng thái “bị đóng khung” của vùng ký ức chấn thương, để tránh rơi vào cái chết bởi sự biểu đạt. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tự truyện và các vấn đề liên quan, bao gồm cả cái “tôi” chấn thương là một hướng đi không mới. Tuy nhiên các giá trị nghiên cứu còn rất hạn chế. Có một số bài viết, công trình đáng lưu ý như: “Tự truyện như một thể loại văn học” của Lê Tú Anh; “Tiếng nói của “cái tôi bị chấn thương” và tính khả dụng của yếu tố nhật ký, trinh thám trong tiểu thuyết (nhân đọc “Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần) của Nguyễn Thành Thi, luận án tiến sĩ Viện văn học Việt Nam của Đỗ Hải Ninh “Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại” 4 (2012),… Các lý thuyết cũng đang được tiếp nhận một cách linh hoạt. Và việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề xoay quanh chấn thương trong những tác phẩm mang tính tự truyện của thế giới thì vẫn chưa có một công trình nào đáng kể. 4.2. Các nghiên cứu về văn chương Paul Auster và tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc”. Trên thế giới, các tác phẩm của Paul Auster đã trở thành đối tượng quen thuộc đối với những nghiên cứu của văn chương hậu hiện đại. Cũng tương tự như nhiều tên tuổi hậu hiện đại khác, Paul Auster được xem xét từ nhiều các góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau. “Khởi sinh của cô độc” là tác phẩm đầu tay của Paul Auster, đồng thời là nguồn bao chứa những đề tài, những vấn đề nổi cộm mà ông triển khai và theo đuổi trong sự nghiệp văn chương của mình cho tới tận bây giờ. Do vậy, hầu như khi nghiên cứu về Paul Auster, tiểu thuyết tự truyện này luôn được lấy làm đối tượng để so sánh, trích dẫn, khái quát,… Dưới đây, chúng tôi xin tạm điểm qua các vấn đề và thành tựu nổi bật nhất trong hai góc nhìn khi nghiên cứu về Paul Auster và tác phẩm “Khởi sinh của cô độc”. Do rào cản về ngôn ngữ và những hạn chế về mặt tư liệu, những thống kê và nhận định của chúng tôi chắc chắn sẽ có những giới hạn nhất định. Bởi vậy, chúng tôi cố gắng khái quát sơ lược nhất những nét chính trong lịch sử nghiên cứu Paul Auster và tác phẩm của ông. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những nhận định về các nghiên cứu ở Việt Nam trong từng xu hướng và cách tiếp cận các vấn đề. 4.2.1. Paul Auster được xem xét nghiên cứu theo dòng chảy văn chương Do Thái – Mỹ (Jewish American literature) Xuất phát từ nguồn gốc trong tiểu sử của Paul Auster, các nhà nghiên cứu thường đặt ông trong một mạch phát triển của lịch sử văn chương Do Thái – Mỹ. Tương tự khi nghiên cứu các tác phẩm của nhiều tên tuổi của dòng văn học này như Saul Bellow, Jerome David Salinger, Bernard Malamud hay Philip Roth, những vấn đề nghiên cứu trong văn chương Paul Auster là: ám ảnh về thân phận, cuộc đời lưu vong; hành trình đi tìm căn cước; cách ứng xử đối với nguồn gốc của mình cũng như các vấn đề liên quan đến nhân dạng, bản ngã; sự khác biệt của Paul Auster với tư cách là một đại diện của thế hệ thứ ba trong một gia đình gốc Do Thái, sự pha trộn tính Mỹ và tính Do Thái,… 5 Thành tựu nổi bật lên trong những nghiên cứu theo xu hướng này là tiểu luận mang tên “Khát khao phải được bảo vệ bằng mọi giá: Một cách đọc hiểu “Khởi sinh của cô độc”” (The hunger must be preserved at all cost: A reading of The invention of solitude) của Derek Rubin [23] . Tiểu luận đã chỉ ra tính nước đôi trong căn cước của Paul Auster, trở thành một trong những chỉ dấu quan trọng trong việc nghiên cứu cũng như đọc hiểu tác phẩm “Khởi sinh của cô độc” và các tác phẩm khác của ông. 4.2.2. Paul Auster được nhìn nhận như một cây bút đại diện của các hình thức văn chương hậu hiện đại Nhiều năm sống tại Pháp, làm công việc dịch thuật và phê bình văn chương Pháp, Paul Auster đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết học cũng như văn học hậu hiện đại Pháp. Vì thế, các công trình nghiên cứu về ông cũng thường xoay quanh các đề tài liên quan đến các hình thức văn chương hậu hiện đại điển hình như: tự sự mê lộ, chất trinh thám, kĩ thuật liên văn bản, cấu trúc giải ngôn ngữ, yếu tố hư cấu trong văn bản tự thuật,… Một số những nghiên cứu đáng kể đến là:“Những đường biên: Tự truyện và hư cấu trong tác phẩm tự thuật hậu hiện đại” (Borderlines: Autobiography and Fiction in Postmodern Life Writing) [21] của Gunnthórunn Gudmundsdóttir lấy tác phẩm của Paul Auster bên cạnh những sáng tác của các tác giả hậu hiện đại khác làm đối tượng nghiên cứu để chỉ ra mối quan hệ của kí ức, hư cấu, tiểu sử,… trong đời sống văn chương hậu hiện đại hay bài viết“Paul Auster như là một nhà tiểu thuyết đại chúng hậu hiện đại” (Paul Auster as a popular postmodern fiction writer) của Bent Sorensen, … 4.2.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, các độc giả không còn xa lạ với những sáng tác của các nhà văn thuộc dòng văn học Do Thái – Mỹ. Đặc biệt, số lượng các tác phẩm của Paul Auster được dịch sang tiếng Việt khá nhiều và nhận được sự đón nhận khá tốt từ phía công chúng, nhất là bộ ba tác phẩm “Bộ ba New York” (The New York Trilogy) do dịch giả Trịnh Lữ tiến hành chuyển ngữ với tên gọi “Trần trụi với văn chương” do NXB Phụ nữ ấn hành. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về dòng văn học này cũng như về Paul Auster với tư cách như một đại diện còn rất khiêm tốn và hạn chế. Những vấn đề thường chỉ được gợi ra hoặc điểm xuyết trong các bài giới thiệu hay phân tích tác phẩm. Có thể nói, về cách tiếp 6 cận Paul Auster từ góc nhìn dòng văn chương Do Thái – Mỹ chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu tiếng Việt nào đáng lưu ý. Ngược lại với xu hướng nghiên cứu trên, hướng nghiên cứu đặt Paul Auster trong văn chương hậu hiện đại thu hút được nhiều sự quan tâm hơn hẳn. Số lượng các bài viết, công trình có phần nhỉnh hơn so với xu hướng thứ nhất. Có thể kể đến bài viết “Paul Auster và Nhạc đời may rủi” của Lê Huy Bắc đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học; cuốn sách “Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam”( Lê Huy Bắc làm chủ biên) do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành với hai bài viết về Paul Auster là: “Siêu hư cấu và Thành phố thủy tinh” của Nguyễn Thị Thanh Hiếu, “Bộ ba New York của Paul Auster và tiểu thuyết phản trinh thám trong văn học hậu hiện đại” của Đặng Thị Bích Hồng; luận văn thạc sĩ tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh “Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết Paul Auster”(2011) của Võ Thị Mỹ Lam,… 4.3. Vấn đề tiềm năng Thông qua việc thống kê các vấn đề và thành tựu nghiên cứu trên, có thể thấy: - Việc nghiên cứu cái “tôi” trong tự truyện mở ra nhiều hướng đi khác nhau, song chưa có công trình nào mô tả và đi sâu nghiên cứu cơ chế thúc đẩy sự hình thành nó trong cách nhìn tổng hợp nhiều yếu tố. - Việc nghiên cứu Paul Auster từ nhiều góc độ mở ra nguồn khai thác đầy triển vọng để dẫn đến sự tổng hợp thành một cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết tự truyện của ông. - Tại Việt Nam, việc tiếp nhận và nghiên cứu Paul Auster trên nhiều phương diện còn hạn chế. Trong khi đó, các tác phẩm của ông đang được dịch thuật và ngày càng phổ biến trong đời sống văn hóa đọc của một bộ phận không nhỏ độc giả yêu văn chương. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết tự truyện “Khởi sinh của cô độc” theo hướng tổng hợp các yếu tố tâm lý, lịch sử, văn hóa, xã hội,…mặc dù hướng đi này khá phức tạp. Hướng đi này bước đầu sẽ đóng góp vào việc hình thành nên những cơ sở tiếp nhận văn chương Paul Auster, mở rộng hơn nữa là dòng văn chương Do Thái – Mỹ và văn học hậu hiện đại. 5. Mục đích nghiên cứu 7 Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này, mục đích của chúng tôi là: - Thứ nhất: tổng hợp các yếu tố liên quan đến cái “tôi” chấn thương trong tác phẩm của Paul Auster trên các phương diện tâm lý, lịch sử, văn hóa, văn chương,… - Thứ hai, trên nền tổng hợp các yếu tố liên quan, tiến hành xâu chuỗi, chỉ ra cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết tự truyện “Khởi sinh của cô độc”. 6. Phương pháp nghiên cứu Để xác lập một cơ chế hình thành nên cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết của Paul Auster, chúng tôi lấy các phương pháp sau làm chủ yếu: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nghiên cứu sự kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong “Khởi sinh của cô độc” trên cơ sở kết hợp, tổng hòa các nghiên cứu từ các ngành liên quan như tâm lí, văn hóa, lịch sử. - Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để nhìn ra bản chất cốt lõi của cái “tôi” của tác phẩm thông qua sự pha trộn của nhiều yếu tố tâm lý, lịch sử, văn hóa, văn chương,… - Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phương pháp so sánh để xác định vị trí của Paul Auster trong dòng chảy của văn chương Do Thái Mỹ, qua đó thấy được những tiếp thu và biến đổi của Paul Auster trong cách ứng xử đối với nguồn gốc, căn cước của mình so với các thế hệ trước của dòng văn chương này. - Phương pháp phân tích văn bản và liên văn bản: phương pháp này được sử dụng để đi sâu tìm hiểu, phân tích, cắt nghĩa những chi tiết, sự kiện cụ thể của tác phẩm “Khởi sinh của cô độc” trong mối liên hệ tổng hợp của các trích dẫn, liên tưởng từ các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật khác. 7. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận của chúng tôi gồm có ba chương: Chương I: Cái “tôi” chấn thương và những mối liên hệ Chương II: Những chiều kích của cái “tôi chấn thương Chương III: Cái “tôi” chấn thương và những hình thức tự sự 8 9 NỘI DUNG Chương I Cái “tôi” chấn thương và những mối liên hệ Trước khi đi vào nghiên cứu trực tiếp cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc”, trong chương này, chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề lý thuyết cần thiết xoay quanh chấn thương để đi vào làm rõ cơ chế kiến tạo cái “tôi” chấn thương trong tác phẩm của Paul Auster. Các vấn đề bao gồm: mối quan hệ giữa chấn thương và tự truyện, sự xuất hiện của chấn thương trong văn chương Do Thái – Mỹ và các hình thức của văn học hậu hiện đại dung nạp cái “tôi” chấn thương. 1. Chấn thương và tự truyện 1.1. Chấn thương – những điểm neo của ký ức Thế kỷ XX đầy biến động đã chứng kiến những bước đi sai lầm của lịch sử loài người, để lại biết bao nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Những ký ức bám đuổi, bủa vây lấy con người trở thành những ám ảnh về thần kinh như một trạng thái của bệnh lý. Hiện tượng con người bị đeo bám bởi những chấn động trong quá khứ không phải chỉ là vấn đề riêng của nhân loại thế kỷ XX, nhưng chỉ sau những thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít, sự bùng nổ thế chiến II, sự hủy diệt của thời kì kĩ trị,… người ta mới bắt đầu đi lý giải cội nguồn của những nhu cầu thức tỉnh mạnh mẽ, nhìn nhận lại những nỗi khổ đau không thể chấm dứt. Bắt đầu từ thuật ngữ “vết thương” (trauma) trong y học, có gốc nghĩa từ tiếng Hy Lạp chỉ những tổn thương trên cơ thể con người, Sigmund Freud dưới góc độ phân tâm học đã sử dụng nó để gọi tên cho những lỗ hổng và nỗi đau trong tinh thần. Cũng theo đó, khi một sự kiện có tính chất đường đột và vượt quá kinh nghiệm kiểm soát của chủ thể xảy ra, nó sẽ tiếp tục được tái hiện trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc đời, chi phối từng nhận thức, hành động của con người. Hành động lặp lại dưới sự áp chế của ký ức được gọi là “hành động về sau” (belateness).1 1 “Belateness”: xuất phát từ khái niệm “Nächtraglichkeit”của Sigmund Freud được in trong cuốn “Dự án cho một tâm lý học khoa học” (Project for a Scentific Spychology ) – 1985 [14] 10 Từ nghiên cứu phân tâm học về chấn thương và những lý giải về khái niệm “hành động về sau” của S. Freud, Cathy Caruth đã mở ra một hướng phê bình mới cho văn học của thế kỷ XX: phê bình văn học chấn thương. Hàng loạt các bài viết của bà về chấn thương và văn học như đã bước đầu tạo dựng nền tảng lý thuyết, xác lập những khái niệm, định nghĩa về “chấn thương” trong văn học cũng như cơ chế và trạng thái hoạt động của nó. Trong “Vết thương và giọng nói”(The wound and the voice), từ việc phân tích hành động của Tancred, nhân vật chính của câu chuyện mà Tasso kể trong thiên sử thi lãng mạn Gerusalemme Liberata, Cathy Caruth đã chỉ ra rằng: “Câu chuyện về chấn thương, do đó, là câu chuyện về một thứ kinh nghiệm đến muộn, nó hoàn toàn không phải là sự kể lại việc thoát ly một hiện thực – chạy trốn cái chết, hay áp lực tính quy chiếu của chấn thương, mà đúng hơn, nó là sự chứng nhận cho cái tác động vô hạn của chấn thương lên một cuộc đời.” [11] Như vậy, với sự quy chiếu của mình, chấn thương in hằn dấu vết lên những không gian, thời gian khác sau điểm mốc diễn ra sự kiện gây ám ảnh. Suốt khoảng thời gian còn lại của cuộc đời, chấn thương vẫn hiện diện như một lỗ khoét không thể hàn gắn và lấp đầy. Liên quan đến chấn thương và các tự sự xung quanh nó, Amos Goldberg đã đề xuất một góc độ tiếp cận khác song vẫn cho ta thấy được sự in dấu của chấn thương trong dòng ký ức miên man của cuộc đời con người. Trong “Chấn thương, tự sự và hai hình thức của cái chết” (Trauma, Narrative and Two Forms of Death) [9], Goldberg chỉ ra chấn thương giống như một điểm mốc có nguy cơ ăn mòn bản thể tự nhiên. Tại thời điểm xảy ra chấn thương, con người đứng trước một khả năng bị “đóng khung” cuộc đời trong những thứ kinh nghiệm tồi tệ, trong những hình thức biểu đạt mà kẻ hủy diệt muốn áp đặt lên họ. Quãng thời gian sau chấn thương, con người ta luôn cố gắng đi tìm kiếm bản thân trong sự chi phối bởi suy nghĩ rằng cuộc đời mình chỉ gắn liền với trải nghiệm tàn bạo mà họ đã từng kinh qua. Từ những phân tích về khái niệm “chấn thương” trên đây, có thể thấy rằng: Trong chuỗi dài nối các sự kiện liên kết lại với nhau của cuộc đời một con người, chấn thương chính là những điểm neo của dòng ký ức. Tính chất nghiêm trọng và dư chấn mạnh mẽ 11 của một ký ức nào đó sẽ mãi lưu đọng trong não bộ con người. Thực chất, chấn thương mãi mãi ở lại trong cuộc đời của con người. Nó chiếm lấy một vị trí trong ký ức để rồi tiếp tục di chuyển theo thời gian, quy chiếu lên những khoảng không – thời gian khác… 1.2. Hậu ký ức – những chấn thương bị giãn cách “Chấn thương” rõ ràng luôn kéo theo những hệ quả liên lụy của nó đối với chủ thể. Ngay tại thời điểm kết thúc sự kiện tạo tác nên “chấn thương”, con người đã phải bước ra khỏi nó, rời bỏ nó như một hành động bắt buộc. Những di chứng liên tục tái diễn như là một cơ chế duy trì chấn thương vĩnh viễn trong thế giới ký ức một con người. Tuy vậy, chấn thương và những hệ lụy của nó liệu có phải chỉ đeo đuổi và ám ảnh trong cuộc đời của một cá nhân, trong kinh nghiệm của một cá thể hay không? Vấn đề quy chiếu của những chấn thương sẽ trả lời cho câu hỏi này. Trong “Kinh nghiệm không được khẳng định: chấn thương và những khả năng của lịch sử” (Unclaimed Experience: Trauma and The Possibility of Histor) [10], Caruth thông qua việc đọc – hiểu tác phẩm “Moses và Nhất thần luận” (Moses and Monotheism) của Sigmund Freud đã phủ nhận tính quy chiếu trực tiếp, đơn giản của một chấn thương. Và từ câu chuyện Moses giải phóng người Do Thái thoát khỏi mảnh đất Ai Cập được S.Freud hàm ý rằng đó vừa là sự trở về với quá khứ vừa là sự xuất phát đi tới tương lai của tôn giáo nhất thần luận, Caruth đã đưa đến khẳng định tính quy chiếu gián tiếp của chấn thương, mở ra những khả năng của lịch sử. Theo đó, chỉ trong và sau khi “thời kỳ tiềm tàng” (latency)[10], thời kỳ mà hệ quả của những kinh nghiệm chưa phát tác diễn ra, những chấn thương mới bắt đầu sự trải nghiệm của nó. Và bằng cách thức ấy, tương lai chính là hành trình trải nghiệm của quá khứ chấn thương đã qua. Đồng thời, Caruth cũng chỉ ra lịch sử Do Thái chính là sự chịu đựng những nỗi đau của kẻ khác thông qua bản chất của cuộc hành trình mà người Hebrew thực hiện như là để sửa chữa và hàn gắn chấn thương đến từ mặc cảm tội lỗi giết chết người cha nguyên thủy. Từ sự phân tích của Caruth, ta nhận thấy một chấn thương bắt đầu hoạt động bao giờ cũng đi kèm với sự khởi nguồn quay về quá khứ. Sự khởi nguồn này mặc dù được tái hiện bởi những hình ảnh, sự kiện đã trôi qua song luôn diễn ra trong những phân khu không gian - thời gian của hiện tại và tương lại. Từ đó, lịch sử bám đuổi hiện tại và tương 12 lai; con người tiếp tục sự sống bằng cách gánh chịu những tội lỗi của kẻ khác gây ra trong quá khứ. Sự quy chiếu của chấn thương không chỉ đi kèm với sự thay đổi không gian, thời gian mà còn kéo theo sự biến đổi trong mối dây liên hệ giữa những con người trong chấn thương ấy. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài chủ thể trải nghiệm trực tiếp những chấn thương của bản thân, bao giờ cũng tồn tại một/một vài chủ thể khác liên đới cùng những dư chấn tưởng như không thuộc về họ thông qua mối liên hệ với kẻ sở hữu chấn thương. Lịch sử của chấn thương kéo dài nhờ sự quy chiếu của nó lên những phân vùng khác cùng cái cách mà các chủ thể sở hữu nó liên đới, chịu đựng nỗi đau của nhau. Để làm sáng rõ thêm tính quy chiếu của chấn thương tạo ra sự gián đoạn và sự liên kết nỗi đau xuyên suốt lịch sử của nhân loại, ta tìm hiểu định nghĩa“hậu ký ức” mà Marianne Hirsch trong “Thế hệ hậu ký ức” (The Generation of Postmemory) đã đưa ra khi nói đến sự tiếp nhận chấn thương lịch sử của thế hệ thứ hai từ sau những trải nghiệm về Holocaust như sau: “Hậu ký ức mô tả mối liên hệ giữa thế hệ thứ hai với những trải nghiệm có sức nặng, thường là những trải nghiệm mang tính chấn thương đã xảy ra trước khi họ ra đời; tuy nhiên chúng vẫn được chuyển giao tới họ một cách đầy mạnh mẽ như để cấu thành nên những ký ức theo quy luật riêng của nó.” [24; tr.103] Tại đây, Hirsch đã cho thấy phạm vi nằm ngoài sự biết trong ký ức của chủ thể “hậu ký ức”. Trong dòng ký ức của thế hệ thứ hai, những trải nghiệm chấn thương không đến với họ một cách trực tiếp. Họ bị tước đi tư cách người làm chứng vốn dĩ phải có như một điều kiện bắt buộc để hình thành chấn thương. Những chấn thương bủa vây lấy họ dường như nằm ngoài sự chủ động và mong muốn của bản thân. “Hậu ký ức” cho thấy khả năng quy chiếu gián tiếp của những chấn thương, vượt ra ngoài vòng vây một cá nhân. Sự chuyển giao thần bí của những ký ức Holocaust đến thế hệ này chính đến từ quá trình tiếp diễn sự sống của họ dựa trên mục đích hàn gắn những mất mát mà thế hệ những người cha, người mẹ từng gánh lấy, chịu đựng những nỗi đau trong quá khứ do tội ác thảm họa mà kẻ khác đã gây ra cho lịch sử nhân loại. 13 “Chấn thương” và “hậu ký ức” là hai khái niệm liên quan đến nhau thông qua sự dắt nối của những giãn cách, của những khoảng trống bỏ ngỏ. Nếu “chấn thương” là những điểm neo trong ký ức của con người thì “hậu chấn thương/hậu ký ức” chính là nơi những điểm neo bị giãn cách về hai mặt: một là sự giãn cách của không – thời gian, hai là sự giãn cách của quá trình chuyển tiếp chủ thể sở hữu, chịu đựng những chấn thương. Những nhận định, phân tích của Cathy Caruth và Marianne Hirsch đã cho thấy khả năng tồn tại vĩnh viễn của những chấn thương lịch sử và chỉ ra khoảng cách thế hệ của những chấn thương đó, ở đó, thế hệ sau luôn phải gánh chịu những chấn thương và tội lỗi của thế hệ trước cũng như của tổ tiên xa xôi loài người đã phạm phải. 1.3. Tự truyện như là một hình thức của chấn thương Trong phần này, chúng tôi sẽ không bàn luận nhiều về quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thể loại “tự truyện”. Chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu chung về khái niệm thể loại“tự truyện” và chủ yếu chỉ ra khả năng chứa đựng những chấn thương của thể loại này. Về khái niệm, “Từ điển Oxford dành cho người học” (Oxford advanced learner’s dictionary) giải nghĩa “tự truyện” (autobiography) là “câuchuyện về cuộc đời của một người, được viết bởi chính người đó” [19; tr. 85]. Còn “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên đưa ra quan niệm: “Tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình.”, đồng thời phân biệt hai khái niệm “tự truyện” và “bản tự thuật về tiểu sử” [1; tr.389]. Từ hai cách giải nghĩa trên, ta có thể đi đến thống nhất cách hiểu khái niệm này như sau: “tự truyện” là một thể loại văn học kể về cuộc đời mình của chính tác giả, trong đó luôn tồn tại một sự hư cấu trên cơ sở những yếu tố đời thực. Khái niệm “tự truyện” (autobiography) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Thuật ngữ này bao gồm ba yếu tố: auto (tự động), bio (tiểu sử), graphy (viết). Như vậy, ta có thể thấy ngay đây là một thể loại giáp ranh, đứng giữa ranh giới tranh chấp của nhiều yếu tố. Trước hết, yếu tố quan trọng để khu biệt “tự truyện” với thể loại khác là “tiểu sử”. Nó đóng vai trò cung cấp những chi tiết, tình tiết để tác giả tạo ra tác phẩm của mình. Yếu tố này liên quan mật thiết với những ký ức trong cuộc đời nhà văn. 14 Viết là một hoạt động sáng tạo ngôn từ dựa trên những xúc cảm đòi cất tiếng nói trước hoàn cảnh cần kíp của hiện tại. Rõ ràng, khi viết, chủ thể cần làm chủ những hiểu biết, những trải nghiệm của bản thân đã được đúc kết trong thứ gọi là kí ức. Do vậy, thể loại văn chương nào cũng bước ra từ sâu thẳm kí ức trong trí não chủ thể viết. Suy cho cùng, mọi hình thức văn chương cũng chỉ nhằm để chủ thể sáng tạo tự thuật bộc lộ những xúc cảm và câu chuyện của riêng mình. Và cứ thế, văn chương xét ở một góc độ nào đó luôn thuộc về vùng miền của ký ức. Hình thức văn chương tự thuật có chăng khác với các hình thức khác là bởi nó sử dụng chất liệu kí ức riêng tư trực tiếp thêu dệt nên tác phẩm, hay nói cách khác, ít nhiều các yếu tố, sự kiện đời thực sẽ xuất hiện nguyên vẹn, tạo sự liên tưởng tức khắc với đời thực nhà văn. Với hai yếu tố còn lại: “tự động” và “sự viết”, “chấn thương” chính là nhân tố tác thành nên sự viết tự động, hay chính là những tự sự mang tính tự thuật. Giữa thể loại tự truyện và những chấn thương có một mối dây liên hệ kết nối, đó là ký ức. Tự truyện lấy ký ức làm chất liệu, trong khi đó, chấn thương lại là một yếu tố nằm trong ký ức. Như vậy, chấn thương cũng là một yếu tố quan trọng của tự truyện. Tính quan trọng của yếu tố này có liên hệ trực tiếp với tính tự động. Tại sao lại tự động kể ra, viết ra những câu chuyện trong cuộc đời mình? Ký ức là tập hợp một chuỗi dài những sự kiện neo đọng lại trong tâm trí con người. Nó tạo thành một động lực khiến con người luôn khao khát được giải tỏa, được cất lên tiếng nói từ trong quá khứ từ cái nhìn của hiện tại. Khi viết về một ký ức là đồng nghĩa rằng não bộ ta đã chọn lựa nó và tạm loại bỏ, để lại những ký ức khác ở phía sau. Như vậy, viết về ký ức luôn gắn liền với một sự lựa chọn có lý do. Những chấn thương làm nên lý do của sự lựa chọn đó. Những ký ức được chọn lựa sẽ luôn nằm trong vùng kiểm soát, chi phối bởi những chấn thương. Một ký ức gây ấn tượng mạnh lưu đọng lại trong trí nhớ với một lực trấn áp buộc nhà văn phải viết để giải tỏa, để cất tiếng nói u uất từ trong sâu thẳm bản thể. Một ký ức đủ mạnh để thúc đẩy sự viết đó chỉ có thể là do “chấn thương” gây ra. 15 Đối với các thể loại của tự truyện, sự viết trở thành một quá trình gồm hai giai đoạn diễn ra song song nhau: một là sự tự đào sâu những mảng kí ức riêng tư, hai là khai thác, kiểm nghiệm khả năng của sự viết về những kí ức đó. Việc viết tự truyện luôn buộc nhà văn phải men theo trí nhớ của bản thân, và trong sự tuân theo lối đó, người viết thử lửa độ hằn sâu của một kỉ niệm hay sự kiện nào đó. Điều này có nghĩa rằng trong quá trình viết tự truyện, những kỷ niệm/sự kiện có ấn tượng, tác động mạnh mẽ sẽ chứng minh sức mạnh của mình bằng cách chi phối sự viết của nhà văn. Những chấn thương sẽ dần bộc lộ vị thế mạnh mẽ của mình trong hành trình tự thuật ký ức. Trong “Chấn thương, tự sự và hai hình thức của cái chết”, Amos Goldberg nhận định: “những câu chuyện được các nạn nhân kể lại là nơi mà chấn thương bị “đóng khung” để nó không rơi vào hai hình thức triệt để hơn rất nhiều của cái chết – cái chết của chủ thể nạn nhân bởi cái biểu đạt của kẻ huỷ diệt (annihilator’s signifier) và “cái chết tượng trưng” (symbolic death) của nạn nhân” [9]. Nhận định chỉ ra vai trò quan trọng của “tự truyện” đối với “chấn thương”. Đó là một thể loại dành cho những giãi bày của ký ức, là nơi để con người ít nhất có được nỗ lực vượt thoát khỏi những định hình đóng khung khắc nghiệt của cái chết. Qua việc phân tích mối liên hệ giữa ba yếu tố của “tự truyện” trên đây, chúng tôi thấy rằng “tự truyện” không chỉ là mảnh đất dành cho ký ức, nó còn là thể loại phù hợp để truyền tải những chấn thương cũng như những kiểm chứng sự đóng dấu của chấn thương lên những vùng ký ức riêng của con người. Và cũng chỉ có những chấn thương mới có đủ khả năng thúc giục, thúc đẩy sự viết tự truyện của nhà văn. 2. Chấn thương trong văn chương Mỹ - Do Thái Cùng với các làn sóng di cư đến nước Mỹ kể từ lần đầu tiên vào năm 1654, dân tộc Do Thái đã mang những truyền thống, văn hóa của họ hòa nhập vào cuộc sống nơi đất khách. Cho đến nay, người Do Thái đã đóng góp một phần không nhỏ cho những thành tựu lớn của nước Mỹ cũng như của nhân loại. Trong văn học cũng vậy, một bộ phận lớn các thành tựu văn chương đều do những tên tuổi nổi tiếng, lừng danh mang trong mình chất Mỹ - Do Thái tạo dựng. 16 Dòng văn chương Do Thái – Mỹ nằm trong bộ phận văn học Do Thái nói chung, cũng như là một yếu tố cấu thành bề dày văn hóa người Do Thái. Thực chất, dòng văn học Do Thái – Mỹ là dòng văn học pha trộn các yếu tố văn hóa, khởi nguyên từ sự tranh chấp bên trong căn cước của các chủ thể cầm bút. Và sự tranh chấp này thường đi kèm với tình trạng di cư. Bởi vậy, để thấy rõ được những chấn thương trong dòng văn học này, ta cần bắt đầu bằng việc đi tìm hiểu lịch sử của dân tộc Do Thái và sự khởi đầu của những tranh chấp khi chủ thể Do Thái va chạm với môi trường, căn cước Mỹ. Lịch sử dân tộc Do Thái gắn liền với sự ra đời của Do Thái giáo và được ghi chép trong Kinh Thánh. Vùng đất Israel được xem là quê nhà của người Do Thái. Dân tộc này định cư tại đây vào khoảng 1800 năm TCN. Sau đó, họ di chuyển sang đất Ai Cập sinh sống. Tại đây, người Do Thái đã trở thành nô lệ cho dân Ai Cập và bị ngược đãi trong khoảng mấy trăm năm cho đến khi xuất hiện một bậc thánh triết là Moses dẫn họ quay trở về quê nhà. Thế nhưng vào năm 722 TCN, dân Do Thái buộc phải rời khỏi mảnh đất quê hương mình khi Israel bị chinh phục và xâm chiếm bởi người xứ Assyria. Và bắt đầu từ đây, dân tộc này phải chịu đựng cuộc sống tha hương đồng thời xây dựng một cộng đồng Do Thái lưu vong. Người Do Thái trở thành những kẻ tị nạn luôn bị nghi ngờ và dòm ngó với sự mỉa mai, cảnh giác lẫn thương cảm. Cộng đồng Do Thái di cư tiếp tục phát triển cho tới ngày nay. Như vậy, lịch sử dân tộc Do Thái luôn gắn liền với trạng thái di dân và lưu vong. Tình trạng di dân bao giờ cũng bắt nguồn từ những sự kiện mang tính tranh chấp, gây ra sự hỗn loạn, phá vỡ trật tự tại một mảnh đất nào đó, đồng thời đưa con người vào thế phải ra đi, rời bỏ nơi chốn thân thuộc. Những điểm mốc di dân sẽ trở thành một ký ức gắn chặt với các vấn đề di chuyển, lưu lạc, các vấn đề về thay đổi điều kiện, môi trường, ngôn ngữ, văn hóa,… Và tại đó, những chấn thương bùng nổ. Có thể nói, các sự kiện di dân luôn là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và khơi nguồn những chấn thương. Điều này đã tạo nên những chấn thương và mặc cảm trong văn chương của người Do Thái. Nhưng những chấn thương của dân tộc Do Thái cũng chính là chấn thương trong dòng văn chương Do Thái – Mỹ không chỉ dừng lại ở mức độ xoay quanh các vấn đề cơ 17 bản của tình trạng lưu lạc, di dân do mất nước. Thực chất, những chấn thương của dân tộc Do Thái như S.Freud đã chỉ ra trong tác phẩm “Moses và Nhất thần luận” (Moses and Monotheism) được Cathy Caruth phân tích trong “Kinh nghiệm không được khẳng định: chấn thương và những khả năng của lịch sử” (Unclaimed Experience: Trauma and The Possibility of Histor) [10] luôn đến từ mặc cảm tội lỗi giết Moses hay chính là người cha nguyên thủy. Sự đổ vỡ niềm tin, sự sợ hãi nguyên thủy trong tôn giáo Do Thái mới chính là vấn đề thiết yếu của những chấn thương trong lịch sử và văn chương dân tộc. Không có tài liệu nào nói rằng dân tộc Do Thái là dân tộc đầu tiên và chắc chắn không phải là duy nhất bị buộc rời bỏ mảnh đất quê hương của mình. Song, người Do Thái đã khiến lịch sử vong quốc, lịch sử di cư của họ trở nên vẻ vang, khiến nỗi đau mất nước trở thành một chấn thương điển hình được nhắc mãi cho đến tận hôm nay, đồng thời duy trì được niềm tin về sự tái hợp của dân tộc, của đất nước lan tỏa và kéo dài bằng chính tội lỗi, chấn thương nguyên thủy của họ. Những chấn thương này vẫn tồn tại trong cộng đồng di dân Do Thái nhờ quy ước, tục lệ của họ từ sau sự kiện mất nước. Mỗi năm vào ngày kỷ niệm vong quốc, những người Do Thái còn ở lại trong đất nước, bất luận già trẻ trai gái, đều về cả tại thành Jerusalem, ôm lấy tường thành mà khóc. Đồng thời, họ luôn nhắc tới câu nói: “Năm sau ở Jerusalem” (Next year in Jerusalem) như một lời hứa, lời nhắc, lời hi vọng vào sự tái hợp đất nước. Điều này cho thấy sự bám đuổi vĩnh cửu của những chấn thương trong từng mạch máu của người Do Thái. Đồng thời cho thấy mặc cảm tội lỗi của họ và khát khao hàn gắn, sửa chữa sai lầm vẫn không ngừng tiếp tục. Tại đây, chấn thương của người Do Thái trở thành chấn thương chung của nhân loại: những sai lầm nguyên thủy không thể sửa chữa đang ngày càng ngấm sâu, ăn mòn cuộc sống của loài người chúng ta. Văn chương Do Thái – Mỹ bởi thế cũng mang trong mình những chấn thương ấy, những chấn thương chung của nhân loại, của dân tộc mình. Song những chấn thương chung về mặc cảm tội lội nguyên thủy, về quá khứ mất nước đi vào dòng văn chương này có sự biến đổi trước cuộc di dân, đổ bộ vào nước Mỹ của người Do Thái. 18 Cụm từ “Do Thái – Mỹ” xuất hiện trong văn học Mỹ lần đầu tiên gắn liền với cuộc đổ bộ của người dân Do Thái vào đảo Ellis vào cuối thế kỷ XIX. Sau đó, những tài liệu văn chương nói về cuộc đổ bộ này được tập hợp trong hợp tuyển “Dòng thủy triều vĩ đại” (The Great Tide) (tên do các nhà biên soạn của “Hợp tuyển văn chương Norton” (Norton Anthology) đặt) [29]. Và chính điều này đã dẫn đến sự phát triển ổn định của những cây bút Do Thái – Mỹ trong sự tiến sâu vào lĩnh vực sân khấu nhạc kịch Broadway, vào thế giới của Hollywood, vào làn sóng phổ biến của phát thanh và công nghiệp truyền hình cũng như sự gia nhập vào dòng chính của văn chương Mỹ. Trong “Đảo Ellis – mô tả một dự án”, Georges Perec viết: “Mở cửa năm 1892 trên một hòn đảo nhỏ xíu rộng vài mẫu tây nằm cách Đảo Liberty vài trăm mét, trung tâm tiếp nhận Đảo Ellis đánh dấu sự cáo chung của một kiểu di cư hầu như là hoang loạn và khởi xướng một kiểu di cư chính thức hoá, theo thể chế, và do đó, trở thành công nghiệp. Phần lớn chỉ ở lại đây có vài tiếng đồng hồ; chỉ từ hai đến ba phần trăm trong số là bị đẩy lui. Tóm lại, Đảo Ellis không gì khác hơn một nhà máy chế tạo người Mỹ, một nhà máy biến những dân di cư thành dân nhập cư, một nhà máy kiểu Mỹ, nhanh chóng và hiệu quả như một lò heo ở Chicago: ở đầu này dây chuyền, người ta nhét một người Ái-nhĩ-lan, một người Do-thái ở Ukraine hay một người vùng đông nam nước Ý, ở đầu kia sau khi kiểm tra mắt, kiểm tra các bọc túi, chích ngừa, tẩy uế - một người Mỹ ló ra. ” [12] Sự mô tả này của Perec đã chỉ ra tính chất khắc nghiệt của những luật lệ kiểm soát, máy móc hóa con người của Chính Phủ Mỹ đối với người nhập cư lúc bấy giờ. Những ký ức về sự kiện bị Mỹ hóa này đã ăn sâu vào tâm trí những cây bút Do Thái Mỹ để họ không ngừng thổn thức và băn khoăn khi đứng trước bi kịch phải tước bỏ bản sắc truyền thống và hòa nhập với những thế tục trên mảnh đất sinh sống mới. Kể từ đây, những chấn thương về một thời kỳ lưu vong, đánh đổi quyền được lưu giữ căn cước Do Thái của mình, chấp nhận bị công nghiệp hóa để được gia nhập môi trường nước Mỹ thực dụng bắt đầu được hình thành trong tâm trí con người. 19 Bên cạnh đó, với hàng loạt các sự kiện mang đậm tính hủy diệt của chiến tranh thế giới II đã khiến nỗi ám ảnh khiếp sợ bị truy đuổi, bị triệt tiêu của dân tộc Do Thái từ trong quá khứ quay trở về. Bởi thế, thế kỷ XX trở thành thế kỷ bùng nổ của những tiểu thuyết mang đậm tính Do Thái – Mỹ gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng như: Saul Bellow, Bernard Malamud, J. D.Salinger,Norman Mailer, Chaim Potok và Philip Roth. Những nhà văn này đã ghi dấu trong lịch sử văn chương Do Thái bằng những vấn đề lưu vong hay về những đề tài liên quan đến các sự kiện như Holocaust, Nazi, thế chiến XX… được đặt ra trong các sáng tác của mình. Thậm chí, sự kiện gây ra tác động mạnh mẽ Holocaust đến nỗi nó đã tạo nên một nhánh trong dòng văn học Do Thái – Mỹ, được gọi là “văn học Holocaust” (Holocaust literature). Thế hệ nhà văn Do Thái – Mỹ ngày nay bao gồm cả Paul Auster bên cạnh những tác giả khác như Nicole Krauss, Michael Chabon, Jonathan Safran Foer, Art Spiegelman, … đứng trước những thay đổi của thời đại, của lịch sử vẫn đang tiếp tục đi sâu vào trăn trở về bản sắc nước đôi giống như các tiền bối đi trước. Nhưng họ cũng cho thấy một tâm thế sẵn sàng dung hòa tính Mỹ và tính Do Thái như một cách bảo vệ truyền thống, căn cước, nguồn gốc của mình. Thông qua lịch sử của dòng văn chương Do Thái – Mỹ, có thể thấy những sự kiện chung của nhân loại, của thế giới cũng như các dấu mốc riêng trên đất nước Mỹ từ sau thế kỷ XIX chính là điều kiện tạo nên cái “tôi” chấn thương trong những sáng tác của các nhà văn thuộc dòng này. Đó là cái “tôi” vừa mang trong mình những tổn thương chung về một lịch sử lưu vong từ những tội lỗi nguyên thủy của loài người, vừa mang nặng những mặc cảm về sự truy đuổi, di cư, lưu lạc trong các sự kiện tàn sát dã man và cả những chấn thương từ cuộc nhập cư mang đậm tính Mỹ bắt đầu bằng sự kiện diễn ra trên đảo Ellis. 3. Cái “tôi” chấn thương trong các hình thức văn chương hậu hiện đại Văn học hậu hiện đại đã và đang chứng kiến sự gia tăng và bùng nổ của những tác phẩm viết về đề tài chấn thương. Đặc biêt là kể từ sau những chuyển biến lớn và khủng khiếp của lịch sử như nạn diệt chủng của phát xít, thế chiến II,… nhu cầu nhìn lại và đánh giá những bước đi sai lầm của lịch sử dâng cao, con người bắt đầu cất lên những 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan