Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên...

Tài liệu Luận văn cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên

.PDF
113
137
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ THỊ HƯỜNG CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ THỊ HƯỜNG CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trường THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Tác giả luận văn Đỗ Thị Hường i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình… Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS. Lê Văn Trường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, tổ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 06 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Thị Hường ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ...................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Sán Dìu .................................................. 7 1.1.3. Đánh giá chung đối với những nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ...... 9 1.2. Cơ sở lý thuyết......................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ, phân loại cảnh huống ngôn ngữ ... 10 1.2.2. Khái niệm song (đa) ngữ và vấn đề song ngữ bất bình đẳng .................. 13 1.2.3. Khái niệm “Chính sách ngôn ngữ” và các loại hình chính sách ngôn ngữ... 15 1.2.4. Khái niệm thái độ ngôn ngữ .................................................................... 18 1.2.5. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phương pháp xác định năng lực ngôn ngữ .................................................................................................. 19 1.2.6. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ ở cộng đồng đa ngữ ................................ 21 1.2.7. Những đặc điểm về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam .......................... 22 1.3. Người Sán Dìu và tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên .................................... 25 iii 1.3.1. Khái quát về người Sán Dìu .................................................................... 25 1.3.2. Một số đặc điểm chung về tiếng Sán Dìu................................................ 27 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 33 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG TIẾNG SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN ................................................................................................ 34 2.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 34 2.2. Các yếu tố tác động đến cảnh huống người Sán Dìu ở Thái Nguyên ..... 34 2.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Thái Nguyên ......................................... 34 2.2.2. Đặc điểm của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ......................................... 37 2.2.3. Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ương và địa phương .......................................................................................... 40 2.3. Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ người Sán Dìu xét theo tiêu chí định lượng ................................................................................................ 43 2.3.1. Số lượng các ngôn ngữ của tỉnh Thái Nguyên ........................................ 43 2.3.2. Số lượng các phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp ........................ 44 2.4. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu xét theo tiêu chí định chất .................................................................................................. 48 2.4.1. Năng lực ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên .......................... 48 2.4.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ........... 50 2.5. Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu xét theo tiêu chí định giá .............................................................................................. 56 2.5.1. Thái độ đối với tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ............... 56 2.5.2. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng Sán Dìu ................................................. 60 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 70 Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN ..................... 71 3.1. Sự đánh giá về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ............................................................................................ 71 iv 3.2. Các phương hướng và giải pháp đối với cảnh huống ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên .................................................................................. 73 3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên hiện nay..................................................................................................... 73 3.2.3. Một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên ........................................................................... 75 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN....................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số PT - TH : Phát thanh truyền hình iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Tỉ lệ dân số người Sán Dìu chia theo xã năm 1960 và 1999 ........ 27 Thành phần dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên ....................................... 36 Tỉ lệ dân số người Sán Dìu chia theo xã năm 1960 và 1999 ........ 39 Tỷ lệ dân số người Sán Dìu phân bố ở Thành phố Thái Nguyên và các huyện thị ............................................................................. 44 Bảng 2.4: Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên..... 45 Bảng 2.5: Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên (theo độ tuổi)............................................................................................ 46 Bảng 2.6: Tình hình sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ..... 47 Bảng 2.7: Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu .......................... 49 Bảng 2.8: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người Sán Dìu (theo đối tượng giao tiếp) ................................................ 51 Bảng 2.9: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người Sán Dìu (theo ngữ cảnh giao tiếp)................................................. 52 Bảng 2.10: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi thực hiện các hoạt động cộng đồng ............................................................... 53 Bảng 2.11: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà ............................................. 55 Bảng 2.12: Thái độ của người Sán Dìu với mục đích học tiếng Việt .............. 57 Bảng 2.13: Thái độ của người Sán Dìu với lý do học tiếng Việt .................... 59 Bảng 2.14: Thái độ đối với việc học chữ viết Sán Dìu .................................... 61 Bảng 2.15: Thái độ đối với việc học chữ viết Sán Dìu .................................... 62 Bảng 2.16: Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng Sán Dìu ................................ 64 Bảng 2.17: Thái độ đối với cách thức học chữ Sán Dìu và chữ quốc ngữ ...... 66 Bảng 2.18: Thái độ đối với phạm vi sử dụng tiếng người Sán Dìu ................. 67 Bảng 2.19: Thái độ ngôn ngữ đối với việc lựa chọn bạn đời .......................... 68 Bảng 2.20: Thái độ ngôn ngữ trong việc kết hôn của con cái ......................... 68 Bảng 2.21: Thái độ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong trường học .............. 69 v MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy mà còn là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên văn hóa và mang bản sắc của văn hóa dân tộc, là một trong những phương tiện quan trọng nhất tạo nên tính thống nhất của từng dân tộc. Nhưng trong thực tế, không ít dân tộc thiểu số đã và đang bị mất dần tiếng nói mẹ đẻ - tiếng nói của dân tộc mình. (Hiện tại, trên thế giới có khoảng 7.000 ngôn ngữ và theo các nhà khoa học đến cuối thế kỷ 21 con số này chỉ còn là 700 - theo tài liệu 1). Nguyên nhân của sự mai một này có thể từ hai phía, hoặc do sự tác động từ bên ngoài của một ngôn ngữ có đông người nói hơn dẫn đến đồng hóa; hoặc do những nhu cầu cần phát triển mà một số dân tộc thiểu số đã tự bỏ mất tiếng nói của dân tộc mình. Như vậy, từ phía nào thì hiện tượng mai một tiếng nói một dân tộc chỉ có thể xảy ra khi có sự tiếp xúc (lâu dài hoặc không) với ngôn ngữ của ít nhất một dân tộc khác đông người nói hơn - hiện tượng song ngữ (hoặc đa ngữ). Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ do vậy hiện tượng đa ngữ tại các vùng dân tộc ít người là hiển nhiên, và đa ngữ ở Việt Nam như một tiền đề đầu tiên dẫn đến mai một ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số nào đó. Mặt khác trong bối cảnh phát triển, hội nhập của đất nước dưới tác động của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những quá trình di dân, quá trình đô thị hóa đã tác động trực tiếp đến các vùng đa ngữ. Những tác động này diễn ra thế nào? Hệ quả của nó đối với ngôn ngữ dân tộc ít người ra sao? Liệu các ngôn ngữ đó có giữ được bản sắc và được duy trì? Nếu có khả năng một ngôn ngữ bị mai một thì điều đó xảy ra trong một bối cảnh như thế nào? Những câu hỏi này cần sự nghiên cứu cụ thể ở một trường hợp ngôn ngữ cụ thể. Có thể những nghiên cứu đối với một ngôn ngữ dân tộc cụ thể chưa thể đáp ứng được cho tất cả các trường hợp, tuy nhiên ít nhất cũng cho chúng ta biết (dù chưa đầy đủ) những nguyên nhân chính nào dẫn đến sự mai một một ngôn ngữ. 1 Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh hưởng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết. Với lối sống tụ cư, ở Thái Nguyên hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ là tương đối phổ biến. Trong đó dân tộc Sán Dìu bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt là tiếng phổ thông còn sử dụng song song tiếng Sán Dìu trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng tiếng Sán Dìu phần lớn tập trung ở tầng lớp trung cao tuổi trong làng bản. Điều này đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ Sán Dìu. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ được học tập và tiếp thu văn hóa bằng tiếng Việt. Một bộ phận thanh thiếu niên người Sán Dìu sau khi đi học, đi làm thoát li khỏi làng bản đều không muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình nữa vì nói tiếng Việt cho dễ giao tiếp, diễn đạt được ý của mình dễ dàng. Điều này đã tác động mạnh đến quá trình bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Sán Dìu sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của một dân tộc. Từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển văn hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc ít người, trong đó có giáo dục ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, nhiều công trình có giá trị được công bố... Tuy nhiên việc đi sâu tìm hiểu cảnh huống một ngôn ngữ lại chưa được chú ý đúng mức. Thiết nghĩ tìm hiểu về cảnh huống một ngôn ngữ là việc làm hữu ích góp phần cụ thể hóa việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Với suy nghĩ trên chúng tôi chọn tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên và cảnh huống ngôn ngữ của nó làm đề tài của luận văn này với tiêu đề “Cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở một số lý thuyết chung về cảnh huống ngôn ngữ cũng như số liệu thu thập được qua khảo sát, mục đích nghiên cứu là tìm hiểu và chỉ ra bức tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên thông qua 2 nghiên cứu cảnh huống tiếng Sán Dìu, qua đó đề xuất những giải pháp khắc phục. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được các mục đích trên, nhiệm vụ cụ thể của luận văn là: (1) Xác định những cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. (2) Trình bày khái quát về người Sán Dìu ở Thái Nguyên và những đặc điểm chính của ngôn ngữ này (cội nguồn, ngữ âm, chữ viết). (3) Khảo sát và trình bày về cảnh huống tiếng Sán Dìu dựa trên bảng hỏi (ankét). (4) Dựa trên kết quả khảo sát để chỉ ra cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên (cụ thể ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh trong cảnh huống ngôn ngữ các dân tộc như sau: - Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của các cộng đồng được nghiên cứu, bao gồm việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ phổ thông trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau (trong gia đình, làng bản, ở trường học, ở chợ, trong lễ hội…). - Đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày, trong giáo dục ở hoàn cảnh thực tế của người Sán Dìu ở Thái Nguyên theo những tiêu chí khác nhau trong các hoạt động khác nhau của đời sống, ở các tầng lớp xã hội khác nhau. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: Tác giả sử dụng phương pháp 3 này khi tiến hành thu thập ngữ liệu bao gồm việc điền dã, phỏng vấn, quan sát các tình huống giao tiếp cụ thể: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp đồng bào người Sán Dìu ở các địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Các chủ thể phát ngôn có thể thuộc nhiều độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiêp khác nhau... Nội dung bảng hỏi (ankét) liên quan đến các chủ đề đa dạng thuộc đời sống, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. - Phương pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích, tổng hợp): Cùng với việc miêu tả cảnh huống, luận văn tiến hành phân tích và tổng hợp tình hình sử dụng tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên và những nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng này. Cũng như, để thấy được đặc điểm chung của cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên. + Thủ pháp thống kê phân loại: Căn cứ vào ngữ liệu về tình hình sử dụng ngôn ngữ (cụ thể là tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên) được thu thập qua bảng hỏi, tác giả sẽ tiến hành thống kê thực trạng sử dụng ngôn ngữ và phân loại chúng theo những tiêu chí khác nhau phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lí luận - Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ của tiếng nói một dân tộc luận văn có thể góp tư liệu và cách nhìn đối với việc nghiên cứu giá trị của tiếng mẹ đẻ đối với mỗi dân tộc. Ngoài ra, việc nghiên cứu này có thể bổ sung cho sự hiểu biết về cảnh huống ngôn ngữ của Việt Nam hiện nay. - Việc nghiên cứu tiếng Sán Dìu có thể bổ sung một số nét đặc trưng trong văn hóa của một cộng đồng. 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả của luận văn có thể được sử dụng trong việc biên soạn các tài liệu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, giúp cho việc giữ gìn và bảo tồn tiếng mẹ đẻ , làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những ai quan tâm đến 4 ngôn ngữ và văn hóa Sán Dìu. Đây cũng có thể xem như một cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về tiếng Sán Dìu. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn được hình dung khoảng 100 trang chính văn, ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. Trong chương này, chúng tôi sẽ khái quát những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận văn như vấn đề song ngữ và song ngữ bất bình đẳng, chính sách ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ, vấn đề giáo dục ngôn ngữ trong cộng đồng đa ngữ… Chương 2: Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Trên cơ sở lý thuyết chung về cảnh huống ngôn ngữ, nội dung chương 2 sẽ trình bày một số yếu tố tác động đến cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên như đặc điểm kinh tế - xã hội, chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số. Phần nội dung chính của chương sẽ miêu tả và phân tích đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên. Trong chương này, chúng tôi đã đánh giá tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên và chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động tới cảnh huống ngôn ngữ. Đồng thời, đưa ra các phương hướng và đề xuất giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia nói chung hay của một khu vực nói riêng được hình thành trong suốt một thời gian dài chứ không chỉ là một vài năm. Cảnh huống ngôn ngữ có vai trò như căn cứ để từ đó đưa ra chính sách ngôn ngữ. Nhận thức được điều này, mấy chục năm gần đây các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ, nhằm xác định hướng những cơ sở lí thuyết chung cũng như thực tế ở những vùng miền khác nhau, phục vụ cho nghiên cứu trong ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ xã hội nói riêng đề cập đến cảnh huống ngôn ngữ không thể không nhắc tới các tác giả quốc tế: V.YU.Mikhailchenko, A.E.Karlinskij, Iu. A.Zhluktenko, V.C.Rubalkin, V.A.Tkachenko. Ở Việt Nam có thể nhắc đến các tác giả : 1. Trần Trí Dõi với “Nghiên cứu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, “Thực trạng giáo dục ở vùng dân tộc miền núi một số tỉnh của Việt Nam”. 2. Khổng Diễn với “Danh số và dân tộc Việt Nam”. 3. Tạ Văn Thông với “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam” và một loạt các bài viết của Tạ Văn Thông: “Chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. 4. Nguyễn Đức Tồn với “Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Liên bang Nga”. 5. Viện Dân tộc học “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)”, Nxb Khoa học xã hội học, Hà Nội, 1978. 6. Viện Ngôn ngữ học “Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 7. Nguyễn Văn Lợi “Quan hệ Cao Lan Sán Chí xét về mặt ngôn ngữ”, Tạp chí Dân tộc học, 3/2004. 6 8. Nguyễn Văn Lợi “Vấn đề ngôn ngữ trong xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học số 5/2002. Nói chung các công trình đã xuất bản trong nước chỉ nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau của tình hình sử dụng một ngôn ngữ nào đó hoặc một nhân tố nào đó tại một địa phương nhất định trên lãnh thổ Việt Nam. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về cảnh huống ngôn ngữ ở Thái Nguyên để phục vụ cho việc xây dựng chính sách dân tộc và ngôn ngữ tại địa phương này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Sán Dìu Một trong những công trình sớm nhất có đề cập đến người Sán Dìu là Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1723 - 1782). Trong công trình này có nhắc tới các giống người ở xứ Tuyên Quang. Trong 7 chủng tộc người Man, có chủng tộc Sơn Man, được các nhà khoa học lý giải rằng: “Man = Dao, và như vậy thì Sơn Man tức là Sơn Dao hay cũng chính là Sán Dìu”. Trong sách Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam, Nxb Tiếng Việt, Hà Nội, 1950, tr.78; Bùi Đình cũng viết: Quần Cộc từ Quảng Đông di cư sang đất nước ta mới được độ ba bốn trăm năm nay, còn có tên là Sơn Dao, họ ở rải rác khắp chu vi đồng bằng các vùng Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Yên, Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Tuyên Quang, lác đác ngoài các đảo trong vịnh Bắc Bộ như Kẻ Bào, Cát Bà cũng có. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, còn có nhiều bài viết được công bố trên các tạp chí về người Sán Dìu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như Nguyễn Khắc Tụng “Mấy ghi chép về người Sán Dìu”, tập san Dân tộc số 37, 1959; Thanh Hải, “Vài nét khái quát về người Sán Dìu ở khu Hồng Quảng”, Tập san Dân tộc, 1960; Ma Khánh Bằng, “Nương đồi, soi, bãi của người Sán Dìu”, Tạp chí Dân tộc học số 3, 1972… Một trong những cột mốc đáng chú ý là năm 1983, tác giả Ma Khánh Bằng đã xuất bản công trình: “Người Sán Dìu ở Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội). Đây là công trình đầu tiên viết về người Sán Dìu khá đầy đủ và chi tiết 7 được tác giả tập hợp từ các bài nghiên cứu đã công bố và bổ sung nhiều tư liệu mới trong những lần tác giả đi điền dã tại các tỉnh có đông người Sán Dìu sinh sống như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Văn hóa của người Sán Dìu còn được nhắc đến trong hai công trình: Ngô Văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần (chủ biên), “Người Sán Dìu ở Bắc Giang” Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003; Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên), “Văn hóa truyền thống người Sán Dìu ở Tuyên Quang”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011. Hai cuốn chuyên khảo về văn hóa truyền thống của người Sán Dìu ở hai tỉnh Bắc Giang và Tuyên Quang đề cập đến lịch sử tộc người, dân số, ngôn ngữ, văn hóa vật chất, tinh thần, nghi lễ, tri thức bản địa và văn hóa dân gian. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới các kết quả sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn về văn hóa người Sán Dìu của chính những người Sán Dìu như: Nhà Dân tộc học Diệp Trung Bình (bút danh Diệp Thanh Bình) với các công trình: “Dân ca Sán Dìu”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1987; “Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002; “Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam”, Bảo tàng văn hóa các dân tộc, Thái Nguyên, 2005; “Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2008. Các công trình này đã khái quát và phân tích kỹ đời sống văn hóa của người Sán Dìu như lễ Đại Phan, hát Soọng cô, văn hóa ẩm thực và phong tục tập quán trong sinh đẻ, cưới xin, tang ma truyền thống. Tác giả Lâm Quang Hùng cũng đã ra mắt bạn đọc ba cuốn sách: “Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc”, Hội sử học Vĩnh Phúc, 2011; “Văn hóa ẩm thực Sán Dìu ở Vĩnh Phúc”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2013; “Dân ca Sán Dìu”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2014. Đây là những tư liệu quý được tác giả thu thập chủ yếu ở Vĩnh Phúc, nơi có đông người Sán Dìu sinh sống dưới dãy núi Tam Đảo. Tác giả Lê Đại Năm với tác phẩm “Các bài hát Thềnh sèn cô” của người Sán Dìu ra tiếng phổ thông và sáng tác hát giao duyên lời mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2015. Các bài hát Thềnh sèn cô được tác giả Lê Đại Năm sưu 8 tầm, tuyển chọn và biên dịch là chuỗi các bài hát mở đầu, hát mời, hát gọi của cuộc hát. Khách đến nhà chơi hay đến làng chơi thường giữ ý nên chủ nhà chủ động hát chuỗi bài Thềnh sèn cô để mời khách hát đối đáp. Ngoài ra văn học dân gian của người Sán Dìu cũng được các nhà nghiên cứu sưu tầm và tuyển chọn trong Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 2: “Câu đố, tục ngữ”; tập 18: “Dân ca” và Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 1, quyển 1: “Tục ngữ, đồng dao, hát ru, câu đố, dân ca lao động phong tục”, quyển 2: “Dân ca trữ tình dân ca nghi lễ”; tập 4: “Truyện thơ”... Từ trước đến nay đã có một số tài liệu viết về người Sán Dìu của Ma Khánh Bằng, Nguyễn Khắc Tụng nhưng chủ yếu nói về các khía cạnh dân tộc học, xã hội học. Còn về các tài liệu nghiên cứu tiếng Sán Dìu một cách chính thức thì có thể nói đến một bài báo đầu tiên và cũng là duy nhất của Nguyễn Văn Ái “Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu” đăng trên cuốn “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc” năm 1972. Trong những năm gần đây, cũng có một số bài viết của tác giả nghiên cứu về tiếng Sán Dìu như luận án tiến sĩ “Ngữ âm tiếng Sán Dìu” năm 2013 của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung chú ý đến một số khía cạnh cụ thể của tiếng Sán Dìu như: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Sán Dìu, giới thiệu khái quát tiếng Sán Dìu về: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…. Có thể thấy, trong ngôn ngữ học Việt Nam, cảnh huống ngôn ngữ của các dân tộc đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trên cơ sở tiếp thu những tiền đề lí luận cũng như kinh nghiệm nghiên cứu từ những công trình trước đây và với mong muốn có một cách tiếp cận với mục đích khác, tác giả luận văn mạnh dạn tiến hành nghiên cứu về Cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. 1.1.3. Đánh giá chung đối với những nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ Những nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ theo các hướng khác nhau đã góp phần xây dựng cơ sở lí luận quan trọng cho các vấn đề về chính sách ngôn ngữ, vấn đề về chức năng của các ngôn ngữ ở một quốc gia đa ngôn ngữ, 9 đa dân tộc. Bên cạnh đó còn củng cố lí luận về nguồn gốc các ngôn ngữ, về lịch sử phát triển cũng như mối quan hệ họ hàng giữa chúng. Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số góp phần kiểm nghiệm và xây dựng những lý thuyết về mối quan hệ giữa năng lực và thái độ ngôn ngữ đối với việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng đa ngữ. Từ đó góp phần lý giải nguyên nhân sự suy tàn hay tiêu vong của một ngôn ngữ. Những nghiên cứu này cũng đã góp phần xây dựng phương pháp luận cho việc nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ từ quan điểm ngôn ngữ học xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số một trong những yếu tố xác định tộc người và là một trong những thành tố quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc, góp phần ổn định và phát triển quan hệ hài hòa giữa các dân tộc trong một nước Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Những nghiên cứu này đã góp phần khắc họa được những bức tranh về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số cộng đồng người dân tộc thiểu số và coi đó như là những cơ sở thực tế làm chỗ dựa cho việc hoạch định và xây dựng chính sách ngôn ngữ sau này. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ, phân loại cảnh huống ngôn ngữ Cảnh huống ngôn ngữ của một quốc gia hay của một khu vực được hình thành nên trong suốt thời gian lâu dài. Theo V.Yu. Mikhal’chenko: “Cảnh huống ngôn ngữ là sự phân bố đã được hình thành trong suốt thời gian dài trên một lãnh thổ nhất định những hình thức tồn tại khác nhau (ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ, các phương ngữ) và những hình thức thể hiện khác nhau (nói và viết) của các ngôn ngữ đang hành chức trên lãnh thổ này” [31, tr.137]. Theo tác giả Nguyễn Văn Lợi (2000) thì nói đến cảnh huống ngôn ngữ là nói đến “toàn bộ các hình thái tồn tại của một ngôn ngữ hay toàn bộ các ngôn 10 ngữ trong mối quan hệ tương hỗ về mặt lãnh thổ - xã hội và sự tương tá về mặt chức năng, trong giới hạn của một khu vực địa lý hay một thực thể hành chínhchính trị nhất định” [24, tr.19]. Theo tác giả Nguyễn Văn Khang (1999) thì: “Cảnh huống ngôn ngữ (language situation) là tình hình tồn tại và hành chức của các ngôn ngữ hoặc các hình thức của ngôn ngữ trong phạm vi cộng đồng xã hội hay lãnh thổ” [19, tr.158]. Như vậy, có thể hiểu cảnh huống ngôn ngữ là các hình thái tồn tại và hành chức của các ngôn ngữ trong mối quan hệ với các yếu tố xã hội trong một cộng đồng nhất định. Cảnh huống ngôn ngữ chỉ giới hạn trong phạm vi của một ngôn ngữ hay một biến thể của ngôn ngữ (phương ngữ địa lý hay phương ngữ xã hội) cũng có thể là của nhiều ngôn ngữ hoặc nhiều biến thể. Chẳng hạn, cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam, cảnh huống tiếng Mường... Cho đến nay, tuy định nghĩa chính thức về cảnh huống ngôn ngữ chưa được thống nhất nhưng nội dung của cảnh huống cùng các tiêu chí để miêu tả cảnh huống thì đã được một số tác giả đề cập đến. Trong công trình nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra một số nhân tố hình thành cảnh huống ngôn ngữ: a. Các nhân tố dân tộc - nhân khẩu: Thành phần dân tộc của cư dân trong một khu vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau như: định cư hay du cư, phân tán hay tập trung... sự phân hóa xã hội, trình độ học vấn của họ... b. Các nhân tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của một ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ này có các phong cách chức năng, hệ thuật ngữ, truyền thông chữ viết... hay không? c. Nhân tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ, tri năng ngôn ngữ, sự đồng ý học ngôn ngữ mới của họ. d. Các nhân tố vật chất: Có các từ điển, sách hội thoại, các tài liệu để giảng dạy, đội ngũ giáo viên, hệ thống các lớp học ngôn ngữ... hay không? 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan