Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật trong thơ trần nhuận minh...

Tài liệu Luận văn cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật trong thơ trần nhuận minh

.PDF
95
71
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÙI MẠNH NGỌC CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÙI MẠNH NGỌC CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ Thái Nguyên - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Bùi Mạnh Ngọc i năm 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Kiến Thọ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Bùi Mạnh Ngọc ii năm 2019 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chương 1. THƠ TRẦN NHUẬN MINH TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ......................................................................................................... 7 1.1. Nhà thơ Trần Nhuận Minh ......................................................................... 7 1.1.1. Tiểu sử và quá trình hoạt động sáng tác.................................................. 7 1.1.2. Quan điểm sáng tác ................................................................................. 9 1.1.3. Các giải thưởng đạt được ...................................................................... 11 1.2. Thơ Trần Nhuận Minh trong nền thơ Việt Nam hiện đại ........................ 12 1.2.1. Một số vấn đề chung về nền thơ Việt Nam hiện đại ............................. 12 1.2.2. Vị trí, đóng góp của thơ Trần Nhuận Minh .......................................... 16 Chương 2. CẢM HỨNG TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH .................. 21 2.1. Vấn đề Cảm hứng trong thơ ..................................................................... 21 2.1.1. Khái niệm Cảm hứng ............................................................................ 21 iii 2.1.2. Cảm hứng trong thơ .............................................................................. 22 2.2. Cảm hứng trong thơ Trần Nhuận Minh ................................................... 23 2.2.1. Cảm hứng trữ tình ................................................................................. 23 2.2.2. Cảm hứng thế sự ................................................................................... 32 2.2.3. Cảm hứng đối thoại ............................................................................... 52 Chương 3. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH .............................................................................................................. 65 3.1. Vấn đề Giọng điệu nghệ thuật trong thơ .................................................. 65 3.1.1. Khái niệm Giọng điệu nghệ thuật ......................................................... 65 3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ ........................................................... 66 3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh ................................ 67 3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, yêu thương, chia sẻ ............................................... 67 3.2.2. Giọng điệu phản tỉnh thực tại ................................................................ 72 3.2.3. Giọng điệu tự vấn cá nhân .................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để tạo nên diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cần có cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều thế hệ, nhiều tác giả. Tất nhiên, thực tế cho thấy không có nhiều tác giả thể hiện được gương mặt riêng, thể hiện được cá tính và phong cách trong sáng tạo. Trong khi đó, có một số tác giả (có thể không nhiều) lại ghi dấu ấn đậm nét, có vị trí không thể thiếu, mà nếu không có họ thì nền thơ ca sẽ có những khoảng trống nhất định. Vì vậy, muốn nhận diện một nền thơ ca, cần phải đặc biệt quan tâm nhận diện và phân tích một số tác giả đặc sắc, có tầm vóc và bề dày sáng tác, tạo được dấu ấn và có những đóng góp quan trọng vào đời sống thơ ca. Đặt trong góc nhìn đó, có thể thấy thơ ca hiện đại Việt Nam đã ghi nhận những nhà thơ có vị trí và đóng góp quan trọng, một trong số đó có nhà thơ Trần Nhuận Minh. Nghiên cứu thơ ca Trần Nhuận Minh, vì thế, không chỉ là nghiên cứu về một cá nhân, mà còn là một cách tiếp cận để nhận diện các vấn đề của nền thơ hiện đại Việt Nam nói chung. Nhà thơ Trần Nhuận Minh là một tác giả có bề dày sáng tác với hơn hai mươi tập thơ – một khối lượng đồ sộ đáng nể mà không có nhiều tác giả có được. Những tác phẩm của Trần Nhuận Minh đã tạo ra một gương mặt tác giả thực sự đặc sắc, vừa thống nhất vừa đa dạng, vừa thách thức vừa mời gọi. Thơ ca Trần Nhuận Minh hứa hẹn sẽ đặt ra cho những người nghiên cứu phê bình nhiều vấn đề ý nghĩa, hữu ích, thậm chí phức tạp, và vì vậy cũng vô cùng hấp dẫn và đầy gợi mở. 1.3. Hành trình sáng tạo thơ của Trần Nhuận Minh trải dài qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, khởi nguồn từ phong cách thơ truyền thống, ngày càng hướng đến phong cách thơ hiện đại. Phân tích diễn trình đó, qua sự thay đổi và vận động mạch thơ Trần Nhuận Minh cũng là một cách để chúng ta có 1 thêm góc nhìn về những thay đổi và vận động của thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ Trần Nhuận Minh là một đề tài mang tính khoa học và có nhiều ý nghĩa. 2. Lịch sử vấn đề Với một quá trình bề dạy trong hành trình sáng tác hàng nửa thế kỉ (từ những năm 1960 cho đến nay), thơ của Trần Nhuận Minh đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận diện của khá đông đảo bạn đọc cũng như đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu - phê bình. Trong cuốn tiểu luận phê bình Trần Nhuận Minh và một hƣớng tìm diện mạo mới cho thơ (Nxb Hội Nhà văn, 2015), nhà phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên đã có những nhận diện khái quát về vị trí, đóng góp và chỉ ra một số đặc điểm quan trọng trong thơ Trần Nhuận Minh: “Trần Nhuận Minh là người mạnh mẽ đến quyết liệt không chỉ trong việc đổi mới thơ, mà quan trọng hơn là làm lại chính mình với tư cách là một chủ thể thơ, một sự làm lại nhọc nhằn, quằn quại và đau đớn. Ông không cần quan tâm đến lý thuyết về các trào lưu, trường phái hay chủ nghĩa nào, mà có lẽ chỉ quan tâm làm sao đem đến cho thơ Việt một diện mạo mới và một hơi thở, sức sống mới [14.tr11]. Trong một công trình nghiên cứu rất công phu với nhan đề Trần Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơ, GS. Phong Lê đã chỉ ra con đường thơ Trần Nhuận Minh với ba chặng lớn: Áp tải sự thật; Đi tìm hoa và cỏ, và hoa cỏ; Hành trình về với bản thân. Nó tương ứng với ba cuộc định vị: từ Nông dân đến Công nhân, từ Công nhân đến Nhân dân, và từ Nhân dân đến Con người [30.tr5-31]. Khi giới thiệu cuốn sách Trần Nhuận Minh, thi ca tinh tuyển tập (Nxb Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc, 2014), dịch giả người Trung Quốc – GS.TS. văn học Phùng Trọng Bình đã có những đánh giá mang tính 2 khái quát chung về sự nghiệp thơ ca Trần Nhuận Minh: “Từ chỗ là một nhà thơ viết về đề tài công nhân rồi đến nhân dân, rồi sau đó lại chuyển sang đề tài về nhân loại, bước ngoặt lớn về cả tư tưởng nghệ thuật đến bút pháp này đã phần nào thể hiện sự đồng nhất và hài hòa trong cuộc sống và sáng tác của Trần Nhuận Minh… Thời gian sáng tác của những tác phẩm này cách nhau rất xa, bao gồm rất nhiều nội dung phong phú về xã hội, cuộc sống, lối thể hiện văn học vô cùng độc đáo và thú vị, thể hiện được sự trưởng thành về tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ [14.tr206-207]. Trong luận văn thạc sĩ Ngữ Văn Thơ Trần Nhuận Minh (Nguyễn Văn Hưng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2011), tác giả đã đi vào phân tích, đánh giá một cách khá tổng thể về thơ của Trần Nhuận Minh. Đồng thời, tác giả cũng đã có những nhận định rất cụ thể về những đặc điểm riêng biệt và nổi bật nhất trong thế giới thơ ca Trần Nhuận Minh. Tác giả cho rằng: “Đặc điểm nổi bật trong thơ Trần Nhuận Minh là sự đan kết thực – hư trong việc xây dựng thế giới hình tượng đã mở ra khả năng chiếm lĩnh, nắm bắt và giải thích hiện thực, đồng thời diễn tả thế giới tâm linh vốn nhiều bí ẩn và những dấu hiệu mong manh mơ hồ, khó nắm bắt. Người đọc vì thế khi tiếp cận thơ ông phải tiếp cận trong tính chất đa chiều, khái quát và phong phú. Thơ ông, quả là một thứ thơ có màu sắc riêng, có phong cách riêng và có một vị trí riêng trong đời sống thơ ca hiện đại” [19.tr2]. Cùng với luận văn này, có thể kể đến một số luận văn khác cũng đã góp phần đưa ra những cách tiếp cận và đánh giá khá phong phú, đa diện về thơ Trần Nhuận Minh, như Cảm hứng thế sự và đời tƣ trong thơ Trần Nhuận Minh (Chung Thị Thúy, Đại học Vinh, 2009), Chủ thể trữ tình trong thơ Trần Nhuận Minh (Lê Thị Hải Hà, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008).v.v.. Bên cạnh đó, có khá nhiều bài viết nghiên cứu phê bình về cuộc đời thơ, các tập thơ, các mảng đề tài thơ nổi bật của Trần Nhuận Minh, như: Trần Nhuận Minh (PGS.TS. Vũ Văn Sỹ); “Nhà thơ và hoa cỏ” – tập thơ thế sự về 3 thân phận con ngƣời (Trọng Khang); Thử bàn về sự hiền minh trong “Nhà thơ và hoa cỏ” của Trần Nhuận Minh (Triệu Đàm); Nhà thơ Trần Nhuận Minh - khởi sự từ công cuộc đổi mới (Phạm Khải); Đọc thơ Trần Nhuận Minh (GS.TS. Mai Quốc Liên); Khát vọng về một tình yêu thần thánh (Đặng Văn Sinh).v.v.. Như vậy qua các công trình nghiên cứu, các bài viết..., chúng ta nhận thấy các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định và chỉ ra một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật cơ bản trong thơ Trần Nhuận Minh. Nhìn chung các công trình và các bài viết này vừa đi vào hướng nghiên cứu một cách tổng thể, khái quát, vừa đi sâu khảo sát, nghiên cứu về một trong những khía cạnh cụ thể có ý nghĩa quan trọng và nổi bật trong thơ Trần Nhuận Minh. Dù chưa có công trình hay bài viết nào trước đây trùng lặp với vấn đề cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật của luận văn này, nhưng những nhận định và kết quả nghiên cứu đó sẽ là những tư liệu tiền đề hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề để triển khai đề tài nghiên cứu này của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu nét đặc sắc ở phương diện cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật của thơ Trần Nhuận Minh. Từ đó, luận văn chỉ ra thành công, hạn chế và đóng góp của thơ Trần Nhuận Minh với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá chủ yếu trong tập thơ Trần Nhuận Minh – thơ (Nxb Văn học, 2007), vì đây là tuyển tập khá tiêu biểu và đầy đủ những bài thơ quan trọng của nhà thơ. Ngoài ra tham khảo thêm một số tập thơ khi cần thiết như: Nhà thơ và hoa cỏ, 4 Bản sonate hoang dã, Gửi lại dọc đƣờng, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh, Miền dân gian mây trắng.v.v.. Đồng thời, sự dụng một số tác phẩm thơ của một số nhà thơ Việt Nam hiện đại khác nhằm so sánh, đối chiếu làm nổi bật những nét riêng trong thơ Trần Nhuận Minh. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh”, luận văn nhằm chỉ rõ sự phong phú đa dạng và mạch vận động của tư duy nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn khẳng định vị trí cũng như những đóng góp của thơ Trần Nhuận Minh đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hai khía cạnh quan trọng là cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật, qua đó làm rõ những giá trị về nội dung cũng như những giá trị về nghệ thuật của thơ Trần Nhuận Minh, đồng thời chỉ ra được cá tính sáng tạo, vị trí và những đóng góp, mặt thành công thành công và mặt hạn chế của thơ Trần Nhuận Minh. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi tích hợp đồng bộ một số phương pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp đồng bộ phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu những “nguồn cội” góp phần làm nên đặc điểm thơ Trần Nhuận Minh như quê hương, gia đình, tiểu sử của nhà thơ. - Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hóa và văn học có những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng. Muốn giải quyết vấn đề của luận văn, cần 5 tiếp cận từ giác độ văn hóa học. Sử dụng phương pháp tiếp cận này, chúng tôi khai thác những vẻ đẹp và đặc trưng của văn hóa dân tộc thể hiện trong thơ Trần Nhuận Minh. - Phƣơng pháp phân t ch tác ph m văn học theo thể loại Từ những đặc trưng của tác phẩm trữ tình mà “soi chiếu” vào thơ Trần Nhuận Minh, chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Trần Nhuận Minh. - Phƣơng pháp phân t ch tác ph m văn học theo thi pháp học: Sử dụng lí thuyết về thi pháp học, đặc biệt là với loại hình thơ trữ tình, để phân tích những vấn đề chính như cảm hứng nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật. - Các thao tác nghiên cứu khác: Ngoài việc sử dụng thao tác phân tích tác phẩm theo loại thể, chúng tôi kết hợp sử dụng một số thao tác như tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm khảo sát tác phẩm một cách chi tiết và hệ thống. 7. Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá toàn bộ sự nghiệp sáng tác, đồng thời cũng đi vào những vấn đề quan trọng và nổi bật trong thơ của nhà thơ Trần Nhuận Minh (cụ thể: cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật). Từ đó, khẳng định thành tựu, đóng góp cũng như hạn chế của thơ Trần Nhuận Minh khi đặt trong tương quan với nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chƣơng 1: Thơ Trần Nhuận Minh trong nền thơ Việt Nam hiện đại Chƣơng 2: Cảm hứng trong thơ Trần Nhuận Minh Chƣơng 3: Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 THƠ TRẦN NHUẬN MINH TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Nhà thơ Trần Nhuận Minh 1.1.1. Tiểu sử và quá trình hoạt động sáng tác Nhà thơ Trần Nhuận Minh sinh ngày 20/8/1944, dân tộc Kinh, quê quán tại Điền Trì, Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương. Ông hiện đang sống và viết tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Ông là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1984, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Từ 1960 đến 1962, ông học Trung học Sư phạm Hải Dương. Từ 1962 đến 1969, ông dạy học tại Quảng Ninh. Từ năm 1969 đến 2005, ông đi học khoa Ngữ Văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lần lượt là thành viên sáng lập, ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, Tổng biên tập báo Hạ Long. Ông cũng là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh; Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Đại diện Báo Tiền Phong tại Quảng Ninh (1993 – 2008); Ủy viên Ban Công tác Nhà văn trẻ và Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam một số khóa. Trần Nhuận Minh cũng là một nhà thơ sống trong một gia đình gia thế rất đáng chú ý khi có nhiều người theo con đường văn chương nghệ thuật. Điển hình trong đó có: nhà thơ Trần Đăng Khoa - “thần đồng thơ Việt Nam”(em trai ruột), nhà thơ Phạm Thị Diễm (vợ).v.v.. Điều đó đã cho thấy gia đình ông rất có truyền thống về văn chương nghệ thuật, đặc biệt là truyền thống về thơ ca. Có thể nói đây là một yếu tố tích cực bởi vì nó chính là một 7 môi trường thuận lợi, tốt lành cho tình yêu thơ ca cũng như con đường nghệ nghiệp trong sáng tác. Nhà thơ Trần Nhuận Minh làm thơ từ rất sớm, có thơ được đăng báo từ năm 1960. Trải qua nhiều công tác khác nhau, với quá trình dài trên những chặng đường và giai đoạn sáng tác, đến nay ông đã xuất bản 44 tập sách, trong đó có 22 tập thơ, 3 tập truyện vừa, 2 tập tiểu luận, 9 tập biên khảo.v.v.. Một số tập tác phẩm chính, quan trọng và để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn chương của ông có thể kể đến như: - Các tập thơ: Đấy là tình yêu (1971), Âm điệu một vùng đất (1980, in lần thứ 2, năm 2016), Thành phố bên này sông (1982), Nhà thơ áp tải (1989), Hoa cỏ (1992), Nhà thơ và hoa cỏ (1993, in lần thứ 22, năm 2015), Giọt phù sa vạn dặm (2000), Bản Sonate hoang dã (2003, in lần thứ 13, năm 2015), Trần Nhuận Minh - Thơ với tuổi thơ (2003), Gửi lại dọc đƣờng (2005, in lần thứ 6, năm 2011), Trần Nhuận Minh, tuyển tập thơ (2005, in lần thứ 2, năm 2007), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007, in lần thứ 5, năm 2013), Miền dân gian mây trắng (2008, in lần thứ 5, năm 2014), Bốn mùa - Four seasons (2008), Bốn mùa (2009, in lần thứ 2, năm 2011), Miền dân gian mây trắng The white cloud popular area (2011), Cánh rừng đã bay về trời (2012), Thành phố Dịu Dàng (2015, in lần thứ 2, năm 2017), Liệu có kiếp sau (2017), Qua sóng Trƣờng Giang (2017); và Trong hy vọng khôn cùng, Maxcơva (1992), do Iuri Konhetxki tuyển chọn và giới thiệu, Trần Nhuận Minh - Thi ca tinh tuyển tập do Phùng Trọng Bình và Dương Hạ Nguyệt giới thiệu, Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Bắc Kinh (2014), Liệu có kiếp sau (2017), Qua sóng Trƣờng Giang (2017). - Các tập truyện vừa: Trƣớc mùa mƣa bão (1980, in lần thứ 7, năm 2016), Hòn đảo ph a chân trời (2000, in lần thứ 6, năm 2015), Truyện chọn lọc cho thiếu nhi (2002). 8 - Các tập tiểu luận: Đối thoại văn chƣơng (2012 - chung với nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng), Thời gian lên tiếng (2013), Đi tìm Sự Thật (2017). - Các tập biên khảo: Tuyển tập thơ Hạ Long (1977, in lần thứ 3 năm 2000), Tuyển tập thơ Bạch Đằng Giang (1988), Tuyển tập Nửa thế kỉ thơ Quân Khu Ba (1995) và Tuyển chọn, giới thiệu thơ của 6 thi hào trong 6 tập Khuất Nguyên, Xergây Exênhin, Raxun Gamzatốp, Yanit R txốt, Nicôla Ghiden, Oan Uytman trong bộ sách Thi ca thế giới chọn lọc (2004). - Hợp tuyển: Đá cháy (2016) Ngoài ra, nhà thơ Trần Nhuận Minh còn viết và công bố nhiều bài báo khảo luận, phê bình về các vấn đề văn chương, lịch sử. 1.1.2. Quan điểm sáng tác Nhà thơ Trần Nhuận Minh là một tác giả có ý thức rất sâu sắc về sáng tạo chuyên nghiệp. Ông đã trải qua hai giai đoạn lớn trong sáng tác: 1960 đến 1986; 1986 đến nay. Mỗi giai đoạn, ông có những quan niệm nhất định về sáng tạo. Nói về quan niệm sáng tác trong giai đoạn trước 1986, ông nhận ra rằng: “Trước đó, tôi viết theo yêu cầu của nhiệm vụ chính trị. Và viết theo yêu cầu của chính trị tôi viết cũng tận tâm và chân thành hết lòng mình. Chỉ có điều, những bài thơ đó, tôi gọi nó đến theo yêu cầu của tôi, có khi nó đến sớm, có khi nó đến muộn, thường thì nó không tìm tôi mà tôi phải tự đi tìm nó. Nhưng nó đã đến, đều đến trong một tư thế đã tương đối hoàn chỉnh” [14.tr285]. Giai đoạn từ 1986 về sau, khởi đầu từ công cuộc đổi mới, Trần Nhuận Minh cũng thay đổi tư duy nghệ thuật trong thơ. Ông quan niệm: “Tôi viết về những cái mà mình cần phải có ở tác phẩm của mình… Tôi chỉ gọi đúng tên sự vật. Mà sự vật trong bản chất của nó không lạc quan cũng không bi quan, 9 nó chỉ tồn tại” [14.tr293]. Nhà thơ nhấn mạnh về cội nguồn của sáng tạo: “Có một nỗi niềm nào đó thực sự ám ảnh anh, buộc anh phải viết ra, để giữ thăng bằng cho chính bản thân mình” [14.tr306]. Ông đúc kết rằng, sau suốt hơn nửa thế kỉ cầm bút, bài học rút ra là “Hãy bắt đầu đi từ chõ dân tộc mình đi. Còn chỗ đến, phải đến với toàn nhân loại” [14.313], và điều thấm thía nhất là “Không dối trá”. Điều cuối cùng để làm nên một tác giả, theo ông là nằm ở câu hỏi then chốt nhất: “Bạn có dám đánh cược cuộc đời mình vào tác phẩm mà bạn đang viết hay không?” [14.tr317]. Tại Liên hoan Thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2, năm 2015, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã có tham luận rất công phu, tâm huyết. Ông nhấn mạnh: “Tôi chủ trương làm thơ dễ hiểu, nhưng người đọc không hiểu một lúc hết được điều mình muốn nói. Họ tưởng là đã hiểu, nhưng vẫn hình như còn có một cái gì đấy, khiến họ phải tìm đọc lần sau, và cứ thế, mỗi lần họ lại thấy vỡ ra một cái gì đấy, ngộ thêm một điều gì đấy mà tôi có nghĩ đến khi tạo dựng tác phẩm, nhưng tôi không viết ra. Rồi đọc thêm, họ thấy cái mà tôi chỉ gợi ý ra cho họ và cuối cùng, họ nghĩ tới cái mà tôi chưa từng nghĩ tới... Và như thế, nếu thơ tôi chỉ có 300 người đọc với chiều sâu như thế, tôi đã có 300 tập thơ khác nhau và tập của tôi sẽ là tập 301. Cũng đã có nhà văn bàn về điều này, vì cho đến bây giờ, vẫn còn có người rất e ngại tính đa nghĩa của thơ. Có người băn khoăn về cách giải quyết vấn đề của thơ. Tôi nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của thơ. Trước đây, hiện nay, và cả sau này, thơ chỉ có một nhiệm vụ thôi là phải hay. Còn nhà thơ, chỉ có một nhiệm vụ thôi là phải viết hay. Có nhiều kiểu hay khác nhau, càng hay - càng hay khác nhau, lại càng hay hơn nữa. Chỉ có thơ hay mới cứu được thơ. Chỉ có thơ hay mới có bạn đọc. Không có bạn đọc thì thơ chết và nhà thơ cũng chết. Nhưng làm được thơ hay, bao giờ cũng là một việc rất khó. 10 Bất cứ cái gì ra đời, đều có cái lí do chính đáng của nó. Những tìm tòi không ngừng của các nhà thơ là nhằm khai thác và thăng hoa cái phần còn tiềm ẩn trong sáng tạo những giá trị tinh thần của con người. Và đi theo cái này, ủng hộ cái này, không bao giờ nên bài xích hoặc ruồng bỏ cái kia, như tôn giáo và màu da, chúng cần phải được cùng tồn tại và bình đẳng trong mọi giá trị. Tôi nghĩ thế và không hề lạnh nhạt hay thành kiến với các sáng tác theo các khuynh hướng nghệ thuật khác tôi, thậm chí trái ngược với tôi. Bởi thơ là của muôn nhà, đến từ muôn nẻo đường khác nhau, không chỉ của hiện thực cuộc sống mà còn của cả cõi tâm linh xa xăm… Nhưng tôi có hai yêu cầu. Một, anh viết theo kiểu nào cũng phải làm cho con người sống với con người tốt hơn và như thế, cái thước để đo nó vẫn là giá trị nhân văn. Hai, làm giàu thêm cho văn hoá, chứ không chống lại văn hoá”. Như vậy có thể thấy, Trần Nhuận Minh là một nhà thơ vô cùng tâm huyết, nghiêm khắc với mình, với nghề khi đặt ra những tiêu chí và cách nhìn nhận rất rõ ràng, quyết liệt. Những quan niệm và cách nhìn nhận có sự khác biệt qua các giai đoạn cũng cho thấy ông có sự dấn thân, dám tìm tòi, dám thay đổi, có sự đổi mới và vận động đáng chú ý trong tư duy nghệ thuật. Điều đó sẽ là một cơ sở để lí giải tại sao hành trình thơ Trần Nhuận Minh lại trải qua nhiều khúc ngoặt và đột phá đầy bất ngờ thú vị đến như vậy. 1.1.3. Các giải thưởng đạt được Với những sáng tạo bền bỉ và tâm huyết của mình, Trần Nhuận Minh đã được ghi nhận và tôn vinh bằng nhiều thành tựu, giải thưởng khác nhau. Ông đã đạt: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007; Hơn hai chục giải thưởng văn học khác nhau, trong đó có giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, giải thưởng văn nghệ Hạ Long của UBND tỉnh Quảng Ninh.v.v.. 11 Ông còn được trao một số phần thưởng cao quý khác: Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì; 8 Huy chương, 4 Kỉ niệm chương, 3 Bằng Lao động sáng tạo về văn chương. Những giải thưởng cao quý trên đã góp phần cùng với tác phẩm của ông để khẳng định vị trí, tên tuổi, tài năng của tác giả, khẳng định giá trị và đóng góp của thơ Trần Nhuận Minh cho đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 1.2. Thơ Trần Nhuận Minh trong nền thơ Việt Nam hiện đại 1.2.1. Một số vấn đề chung về nền thơ Việt Nam hiện đại Nền thơ Việt Nam hiện đại Việt Nam là một chỉnh thể được cấu thành bởi các bộ phận, các giai đoạn, các tác giả với những tác phẩm cụ thể. Nó được đặt trong một diễn trình với những bối cảnh và điều kiện về lịch sử - xã hội cụ thể. Trong chiều dài lịch sử, ở những thời kỳ có giao lưu với văn hóa thế giới thì văn hoá bản địa đều có những thay đổi. Sự vận động phát triển của thơ Việt qua các thời kỳ cũng là một minh chứng cho điều đó. Thời trung đại, do chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, ta có dòng thơ luật Đường; thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng thơ Pháp, phong trào thơ Mới xuất hiện; thời hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thơ Việt cách tân nhiều với sự tác động của thơ Nga và thơ phương Tây; sau ngày thống nhất, điều kiện giao lưu càng rộng mở, sự tiếp biến với nền thơ thế giới càng mạnh mẽ, các trào lưu thơ Âu - Mỹ du nhập làm thay đổi nhiều diện mạo nền thơ Việt Nam đương đại. Trong phạm vi đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng cách gọi thơ Việt Nam hiện đại để nói về thơ thế kỉ XX và thập niên đầu của thế kỉ XXI, trong đó chủ yếu nhấn mạnh hai giai đoạn: từ 1945 đến 1975 và từ sau 1975 đến nay. Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945: Những năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn giao thời, dấu vết thơ ca trung đại vẫn rõ nét, các bài thơ luật gò bó 12 được thay dần bằng những biến thể thơ ca dân tộc. Năm 1932 là mốc bắt đầu thời kỳ Thơ mới, các nhà thơ đả kích thơ cũ, khẳng định cái tôi cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật. Phong trào Thơ mới là sự bừng nở của nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo, trong đó có những phong cách sẽ sống mãi với thời gian. Có thể kể đến một loạt các tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,.. Trong Thơ mới, con người cá nhân được tự do bộc lộ mình, phơi trải lòng mình, âm điệu buồn là âm điệu chủ đạo trong các bài Thơ mới. Thơ mới đã có nhiều đóng góp về mặt cách tân nghệ thuật đối với nền thơ ca dân tộc. Thơ ca cách mạng thời kỳ này cũng phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu nhưng chủ yếu đóng góp là về mặt nội dung. Giai đoạn từ 1945 đến 1975: Hầu hết thể thơ quen thuộc trong thơ ca truyền thống và hiện đại đều được các nhà thơ ở thời kì này đã sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, thể thơ nào cũng có những thành công rực rỡ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến thể thơ tự do, thể thơ văn xuôi và thể trường ca. Ngôn ngữ thơ thời kì 1955 - 1975 xuất phát từ ngôn ngữ đời sống xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Cho nên, trong thơ xuất hiện một hệ thống từ ngữ không có ở thơ ca trước đó. Sức gợi cảm, gợi liên tưởng của ngôn ngữ thơ thời kì này ngày càng đậm nét. Về giọng điệu thơ, xuất hiện nhiều giọng điệu đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của thời đại, đó là giọng hào sảng, lạc quan, giọng tâm tình, giọng châm biếm, mỉa mai,... Tuy nhiên, điểm chung mà các nhà thơ đều hướng đến là khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam. Ở năm đầu sau Cách mạng, thơ ca tập trung thể hiện niềm vui lớn của dân tộc, ca ngợi Ðảng và Bác Hồ, ca ngợi con người mới, chế độ mới. Thơ càng ở giai đoạn sau càng đậm đà tính thời sự và tính chiến đấu, phản ánh một cách kịp thời, chân thật, hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và 13 khí thế sôi nổi hào hùng của đời sống xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Bên cạnh đó, thơ còn giàu chất trữ tình và chất anh hùng ca. Thơ bộc lộ những cảm nhận chân thành, giản dị mà rất sâu lắng tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, về cuộc sống quá khứ, hiện tại và hướng về tương lai. Những tên tuổi lớn đóng góp cho thơ ca giai đoạn này phải kể đến những Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Hoàng Hưng, Trần Dần, Lê Đạt, .v.v.. Có thể nói rằng, thơ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (và cả chặng nối dài của nó đến khoảng 1980) đã đưa nền thơ cách mạng đến giai đoạn phát triển cao và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Chặng đường thơ ấy đã đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mình, đồng thời cũng là một giai đoạn không thể bỏ qua trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Từ sau 1980, cùng với cả nền văn học, thơ cũng phải tự làm mới mình, tìm lại vị trí trong đời sống hàng ngày của con người, cái hàng ngày không hề giản đơn mà chứa đựng bao sự phức tạp, những xung đột, những sóng ngầm và những khát vọng không cùng. Thơ đã đi tìm những hướng mới, tạo nên diện mạo và giọng điệu mới. Nhưng thơ kháng chiến không hề mất đi những giá trị bền vững của nó. Không phải nó chỉ sống trong tiềm thức và kỉ niệm của những lớp người đã đi qua cuộc chiến tranh, mà vẫn nằm sâu ở những lớp đáy của đời sống tinh thần toàn xã hội, góp phần tạo dựng nền tảng tinh thần cho những thế hệ hiện nay và sau này. Còn đối với tiến trình vận động của thơ, thì những thành công và hạn chế của thơ kháng chiến có thể là sự gợi mở, kích thích cho những tìm tòi, đổi mới thơ về sau. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay: Nét nổi bặt của thơ sau 1975 đến nay là sự khẳng định con người cá tính, trong đó con người không tự thoả mãn, tự bằng lòng mà luôn trên hành trình tìm kiếm các giá trị tinh thần. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan