Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lễ hội Phủ Dầy Nam Định...

Tài liệu Lễ hội Phủ Dầy Nam Định

.DOCX
21
886
66

Mô tả:

Lễ hội Phủ Dầy Nam Định
Đề tài: Lễ hội Phủ Dầy Nam Định Danh sách nhóm 1. Lê Thị Trang 2. Nguyễn Thị Trinh 3. Hoàng Thị Bảo Trinh 4. Trần Thị Tú 5. Phan Thị Thủy Tuyên 6. Nguyễn Tấn Quang Vinh 7. Lê Văn Vinh 8. Ngô Huỳnh Tấn vui 9. Đinh Thị Thanh Vy 10. Nguyễn Thị Thanh Xuân (Nhóm Trưởng) 1 Mục lục A. Mở Đầu...........................................................................................3 B. Nội Dung........................................................................................4 Chương 1: Phủ Dầy và tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh..................................4 1.1. Giới thiệu di tích Phủ Dầy..............................................................5 1.2. Giai thoại Mẫu Liễu Hạnh..............................................................7 Chương 2: Lễ hội và nghi lễ Phủ Dầy.....................................................9 2.1. Thời gian tiến hành lễ hội...............................................................9 2.2. Lễ vật............................................................................................10 2.3. Lễ rước kiệu..................................................................................11 2.4. Nghi lễ Hầu đồng..........................................................................11 2.4.1. Chọn người và các bước tiến hành nghi lễ...............................12 2.4.2. Hát chầu văn và múa thiêng trong nghi lễ................................14 2.5. Các hoạt động khác trong lễ hội...................................................16 Chương 3: Giá trị văn hóa của lễ hội.....................................................18 C. Kết Luận........................................................................................... D. Tài Liệu Tham Khảo......................................................................... 2 A.Mở Đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp. Con người được nuôi sống từ cây lúa. Cho nên họ quý trọng và biết ơn hạt thóc. Cuộc sống người Việt gắn bó với đất, nước, thiên nhiên, những yếu tố làm nên hạt gạo. Bởi lẻ đó trong tâm thức của họ, những yếu tố ấy được hình tượng hóa là mẹ. Người Việt từ bao đời đã tin theo Phật giáo, Lão giáo, đã sống theo khuôn mãu đạo đức Nho giáo, lấy đó làm niềm tin thiêng liêng. Bước vào TK XVI, do tư tưởng bảo thủ của Nho giáo “ Dĩ nông vi bản”, “Trọng nông ức thương” làm cho xã hội manh nha nền kinh tế hàng hóa nhưng không phát triển lên tư bản chủ nghĩa được, dẫn đến khủng hoảng kinh tế triền miên. Bế tắc trong cuộc sống, chưa có tư tưởng tiến bộ giải thoát thì con nguời tìm đến tín ngưỡng tôn giáo. Bấy lâu nay có một niềm tin đang thường trực trong tâm thức, đó là biểu tượng mẹ với lòng bao dung. Thờ Mẫu với hình tượng thiên nhiên lâu nay chưa đủ cho vì thế con người cho xuất hiện thêm thờ mẫu Nhân từ trên trời giáng xuống, đó là Mẫu Liễu Hạnh để đáp ứng niềm tin thiêng liêng đang cần trong họ. 3 B.Nội Dung CHƯƠNG 1: PHỦ DẦY VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH 1.1. Giới thiệu di tích Phủ Dầy – Nam Định Phủ Dầy Quần thể di tích Phủ Dầy gồm 20 di tích đền, phủ, chùa, lăng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh trong tín ngưỡng Tam phủ, tập trung tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Quá trình “Mẫu hóa” các di tích đã tạo thành một “siêu điện thờ”, đưa Phủ Dầy – Nam Định trở thành trung tâm của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt. Năm 1975, các di tích phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và Lăng Mẫu trong quần thể di tích Phủ Dầy đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Phủ Dầy trước có tên cổ là Kẻ Dầy, cho tới khi Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Dầy được đổi thành Phủ Dầy. Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc độc đáo giữa một vùng đồng bằng bát ngát, sông nước mênh mông. Dải núi đất bao bọc những con sông uốn lượn tạo nên một khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Các dãy núi 4 này được dân gian hình dung như một con rồng khổng lồ mà đầu là núi Ngăm, các khúc mình rồng là núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gối và dưới nó là núi Thổ. Di tích Phủ Dầy chưa phải là một công trình kiến trúc đẹp và có quy mô hoành tráng trong hệ thống kiến trúc tôn giáo Việt Nam. Nhưng nét văn hóa của triều đại nhà Nguyễn được in đậm trong công trình này. Có hai đền lớn trong Phủ Dầy. Một là thôn Vân Cát - quê cha và một là thôn Tiên Hương - quê chồng của bà chúa Liễu Hạnh. Ngoài hai phủ chính này, bao quanh còn có một loạt các đền miếu khác như đền Khâm Sai, đền Thượng, đền Đức Vua. đền Công Đồng, đền Giếng Gàng, đền Cây Đa, đình ông Khổng, Phủ Tổ, làng Mẫu… Nhờ có hệ thống đền miếu này mà quy mô về sự thờ phụng cũng như sự tôn nghiêm của Phủ Dầy được tăng lên. Ở Phủ Dầy có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ với Liễu Hạnh là: Phủ Tiên Hương (Chính phủ hay phủ quảng cung), phủ Vân Cát và lăng chúa Liễu. Phủ Tiên Hương(Phủ chính) là một công trình đẹp. Trước phủ là một giếng tròn giữa có cột cờ rồi đến một sân rộng nối với hệ thống nghi môn trụ, trên đỉnh đắp chim phượng và lân. Tiếp đến là ba tòa nhà ngang: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá. Điện thờ chính, thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ. Mẫu Thượng Thiên (Trời) ớ giữa, Mẫu Địa (đất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (núi, rừng) ở phía trước. Phủ Vân Cát không cách xa phủ chính, mang một vẻ đẹp khác, phía trước là hồ bán nguyệt, rồi tới ngũ môn uy nghi. Trung tâm là nơi thờ Chúa Liễu. Khu vực bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế. 5 Lăng chúa Liễu, bên cạnh phủ chính, chiếm một khu vực riêng hình chữ nhật. Toàn bộ công trình đều xây bằng đá, chạm trổ đẹp. Giữa lăng là một ngôi mộ hình bát giác, mỗi cạnh chừng một mét. 1.2. Giai Thoại Thánh Mẫu Thánh Mẫu Liễu Hạnh Trước khi công chúa Liễu Hạnh hiền thánh và được tôn Thánh Mẫu ở nhiều nơi thì trên đất nước ta đã hình thành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu với sự thờ phụng các nữ nhiên thần và nữ nhân thần qua các tước hiệu Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu trong các đền đài với những thiết chế độc đáo, đặc trưng về điện thờ, nghi lễ thờ cúng, tạo nên một hình thức sinh hoạt văn hóa dân tộc.Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện một đời sống tâm linh tao khiết của người Việt. Đến thế kỷ 16, dòng tín ngưỡng thờ Mẫu đã được phong phú thêm bởi sự được tôn phong Thánh Mẫu của công chúa Liễu Hạnh. Ngài cũng có một nguồn gốc, nhưng Ngài không xuất thân từ nhiên thần như Thánh Mẫu Thượng Ngàn; Ngài được xem là một nhân thần, nhưng không phải là nhân vật có thật như Ỷ Lan Thánh Mẫu, mà là một nhân vật huyền thoại. 6 Thái Mẫu Liễu Hạnh là nhân vật trung tâm được thờ phụng trong các di tích ở Phủ Dầy cũng như trong lễ hội Phủ Dầy. Đây là một nhân vật vừa là thiên thần, vừa là nhân thần với những huyền thoại dày đặc yếu tố kỳ ảo. Nguồn tư liệu về bà Chúa Liễu Hạnh rất phong phú, bao gồm các truyền thuyết, thần tích, các gia phả, ngọc phả của các dòng họ sinh sống tại Phủ Dầy. Theo các sách, truyện hay tầm phả còn chép thì bà Liễu Hạnh sinh năm 1557 tại làng Vân Cát, là con của ông bà Lê Công Chính và Trần Thị Phúc. Năm 18 tuổi bà lấy ông Đào Long ở làng Tiên Hương gần kề với làng Vân Cát. Bà mất năm 21 tuổi không biết vì lý do gì để lại một con thơ. Miếu thờ bà hiện nay được lập ở hai làng Vân Cát và Tiên Hương. Sự thật này lại được bao phủ bởi nhiều huyền thoại đan xen. Có người cho rằng, cha bà Liễu Hạnh đã từng nằm mộng được lên thiên đình. Tại đây ông chứng kiến cảnh Đệ nhị Tiên chúa Quỳnh Nương do phạm lỗi đánh vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian. Khi ông tỉnh giấc, vợ ông đã sinh được một con gái. Đêm ấy có hương lạ thơm nức ở trong nhà, trăng sáng soi vào cửa sổ. Nhớ lại giấc mộng ông bà liền đặt tên con là Lê Thị Thắng và mang biệt hiệu là Giáng Tiên (Tiên giáng trần). Ngoài ra, còn nhiều huyền thoại khác về sự hiển linh của bà như việc bà giúp nhà Trịnh dẹp giặc, hội kiến với trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan) khi ông đi xứ Trung Quốc về… Trong phủ còn có hẳn một bài thơ về cuộc du ngoạn tao phùng giữa bà với trạng Bùng được chạm khắc rất rõ ràng. Theo sáng tác văn học, thì Vân Cát thần nữ truyện kể lại lai lịch Mẫu Liễu Hạnh trong truyền kỳ vân phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là sớm nhất, sau đó có người diễn lại lai lịch Mẫu thành thơ Nôm, có bài dài đến hàng trăm câu. Phần lớn cốt truyện tương đối giống nhau nhưng chi tiết thì có đôi chỗ khác nhau vì các bản thơ Nôm có dựa vào thần tích. Cốt truyện Vân Cát thần nữ truyện gần giống với Thính 7 Văn dị lục nhưng chi tiết cụ thể hơn, sinh động hơn, đặc biệt là các bài thơ ngâm vịnh Giáng Tiên và các cuộc đối đáp thơ phú với các văn nhân nho sĩ, thực sự là những vần thơ đặc tả cảnh nhân của đạo tiên. Giáng Tiên(Mẫu Liễu) trong Vân Cát thần nữ truyện là một tiên nữ, như là phúc thần. Còn Giáng Tiên trong một số thần tích lại là một thần ngang tàng, phá cách, là yêu nữ nhiều hơn thần tiên. Trong bản kể của Nguyễn Đổng Chi cũng vậy. Tuy nhiên, giai thoại về bà vẫn còn nhiều yếu tố đan xen giữa hiện thực và huyền thoại, nó tô đẹp thêm cho vùng đất Phủ Giày và tín ngưỡng người Việt thêm đa dạng và phong phú. Văn hóa Việt Nam thêm phần đặc sắc và thần bí hơn. CHƯƠNG 2: LỄ HỘI VÀ NGHI LỄ PHỦ DẦY 2.1. Thời gian tiến hành lễ hội Trước kia hội được mở chính thức 10 ngày từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngày mồng 1 hai thôn Tiên Hương và Vân Cát tế cáo mở cửa phủ người ta gọi là tế khai hội. Ngày mồng 2 Tiên Hương rước nước ở Giếng về “mộc dục” Thánh tượng, sau đó làm lễ bái yết cáo. Ngày mồng 3 là chức quốc tế long trọng , chủ tế thường là quan tổng đốc Nam Định hoặc quan lại triều đình. Ngoài ra còn có các quan chức hàng tỉnh, hàng huyện và các quan chức tổng xã, tiếp sau là các thủ nhang đồng cựu, đồng tân, con nhang đệ tử và nhân dân. Ngày mồng 4 chính giỗ ở Phủ Vân Cát các quan chức triều đình huyện tổng xã và con nhang đệ tử cùng nhân dân đều túc trực tế lễ chu đáo theo nghi thức long trọng. Ngày mồng 5 Phủ Vân Cát rước Thánh Mẫu lên Chùa Dần (Vân Tháp Tự) ở xã Trung Thành lễ Phật rồi rước về. 8 Ngày Mồng 6 Phủ Tiên Hương rước Thánh Mẫu xuống chùa Gôi (Tiên Sơn Tự), nhưng gần đây rước lên chùa Báng (chùa Linh Sơn) 2.2. Lễ vật Lễ vật thường có bánh dầy, lợn sống, xôi, rượu, hoa quả và theo văn bia tại Phủ Tiên Hương thì chính tế mồng ba tháng ba lễ vật còn có một con bò, hai mâm xôi, một buồng cau, hai vò rượu còn nhân gian thì tuỳ tâm hương hoa, oản quả….. Lễ vật Bia đá Hiện nay vẫn còn một số văn bia ghi lại việc chuẩn bị cho lễ hội thật chu đáo như sau: “ Biển hội phượng điền bi ” làm năm 1834 nói về việc hội thuỷ quân cúng vào Phủ Tiên Hương, lo cho ngày hội 1 mẫu 6 sào ruộng. Bia Tự Đức thứ 14 (1861) nói việc đội “ vệ trung thuỷ ” ( làm việc ngoài biển ) nhờ Mẫu che chở, cúng ruộng lo cho ngày hội. Ngoài ra còn một số văn bia khác cũng ghi việc phụng sự cho hội Mẫu và hội chợ Viềng xuân. 9 2.3. Lễ rước kiệu Rước kiệu Mẫu Liễu trong ngày tổ chức lễ hội Phủ Giầy là một nghi thức quan trọng. Lễ rước được diễn ra khá náo nhiệt với sự tham gia của các nam nữ thanh đồng, của nhân dân trong thôn, đặc biệt là có các xe tây chở sư chùa Thiên Hương đi thỉnh kinh, đoàn xe tây chở các quan, các vị chức sắc hàng huyện, tổng... Nghi thức rước Thánh Mẫu trong lễ hội Phủ Dầy như sau: Đi đầu là hoà thượng cùng 2 vị sư niệm kinh phật vừa lần tràng hạt, tiếp theo là 4 kiệu Mẫu, phu kiệu mặc đồng phục, đầu quấn khăn, chân quấn xà cạp, có dây thắt ngang lưng. Kiệu Mẫu Đệ Nhất phủ khăn màu đỏ, Mẫu Đệ Nhị màu xanh, Mẫu Đệ Tam màu trắng thì phu kiệu cũng mặc theo màu như vậy nên trông rất trang nghiêm và đẹp mắt. Sau đó đến đội ngũ quan chức, già làng nhân dân với tư thế nghiêm chỉnh. Trong đám rước đan sen với kiệu còn có đội hình vác nghi trượng, đội hình con nhang đệ tử, thanh đồng mặc khăn áo chầu với đủ màu sắc đủ hình thức theo các giá hầu bóng…Theo sau là hàng dài có các đội đeo mặt nạ. phường bát âm, múa roi…Đặc biệt là có hội múa rồng bay với độ dài hàng trăm mét…khiến cho lễ hội thật sôi động náo nhiệt nhưng không kém phần oai nghiêm. Đám rước diễn ra trong không khí hào hứng, đầy nhiệt tình của dòng người náo nhiệt trải dài. Từ các cụ già 70 - 80 tuổi đến những cháu bé, từ những người giàu có đến các thành thị cho đến lớp nghèo khó, mặt ai cũng ánh lên vẻ phấn chấn. Đoạn đường rước Mẫu không ngắn những người ta không thấy mệt mỏi vì dường như Mẫu đã tiếp thêm cho họ một nguồn sinh lực mà không dễ gì có được. Đám rước ước chừng vài nghìn người từ nhiều miền quê khác nhau nhưng đều có một điểm chung - con cháu của Mẫu. Trong đám rước còn có sự xuất hiện của các đội múa rồng, múa sư tử, múa tứ linh, múa võ rất đẹp mắt. Có 6 con rồng với nhiều màu, đặc biệt có một con rồng mây mà theo lời một số người dân địa phương, đó gọi là rồng Thanh Long (rồng xanh), luôn múa đôi cùng rồng Hoàng Long (rồng vang). Hai con rồng này cặp đôi, hòa quyện với nhau thì đất nước sẽ hưng thịnh. Đặc biệt, trong đám rước từ Phủ Thiên Hương còn 10 có 3 con rồng được kết bằng hàng nghìn quả bóng bay với ba màu đỏ, xanh, vàng tượng trưng cho Tam tòa Thánh Mẫu trông rất sinh động. 2.4. Nghi lễ Hầu đồng 2.4.1. Chọn người và các bước tiến hành nghi lễ Ngoài những hình thức lễ thông thường như ở các di tích tôn giáo khác như đặt lễ, thắp hương, khấn vái, xin âm dương, hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và Phủ Dầy nói riêng có thêm hình thức đặc biệt là hầu đồng (hầu bóng). Người ta quan niệm rằng một số người “có căn" có khả năng giao tiếp với thần linh, có thể được Thánh nhập vào thân xác họ. Để chuẩn bị cho một buổi hầu đồng, họ phải chuẩn bị khá kỹ và khá tốn kém từ việc chọn ngày tốt chọn người hầu dâng và cung văn đến việc mua sắm trang phục, mua đồ lễ... Trong một lễ hầu đồng phải theo tứ tự từ cao đến thấp, từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, Ông Hoàng…Có 11 tổng cộng 36 giá đồng vì theo quan niệm của người xưa có 36 vị Thánh thường che chở, bảo vệ cho người dân. Và 36 giá đồng tương ứng 36 vị Thánh đó có 36 bộ trang phục khác nhau được sử dụng theo quy định nghiêm ngặt cho từng giá. Mặc dù các bộ trang phục này rất phong phú, mỗi địa phương tùy vào văn hóa vùng miền có thể thay đổi đôi chút nhưng về cơ bản vẫn phải phải tuân theo quy định chặt chẽ về kiểu cách, màu sắc và phục sức đi kèm. Có trang phục nữ của các Chầu Bà, Thánh Cô và cũng có y phục nam của các Quan lớn, Thánh Cậu. Tùy điều kiện kinh tế mà quần áo, đồ lễ sang trọng hay bình dân, nhiều hay ít. Thông thường, quy trình của một buổi hầu đồng diễn ra qua mấy bước: với sự giúp đỡ của hai người hầu dâng, người hầu đồng trùm khăn phủ diện, lắc lư, khi Thánh giáng thì giơ tay ra hiệu cho cung văn biết. Nếu Thánh đã nhập thì tung khăn phủ diện. Mỗi vân hâu được thực hành qua 4 bước: Bước 1:Mời thánh nhập hay Thánh giáng (ca ngợi công đức), phán truyền, ban lộc và đưa tiễn (Thánh thăng, cung văn hát điê ̣u xa giá hồi cung, âm nhạc sôi đô ̣ng, náo nhiê ̣t). Cũng có khi một vấn hầu chỉ gồm 3 bước: Phụ đồng (còn gọi là kiều bóng), bắt đầu hát câu vỉa ở thể lục bát, sau miêu tả diê ̣n mạo ông hoàng, bà chúa; Bước 2: Là Thánh nhâ ̣p (hay dùng trà, thuốc, rượu) và bước cuối là Đồng thăng. Mở đầu mỗi vấn hầu, thủ nhang/pháp sư thường đăng đàn cúng Phật, Thánh. Bước 3: Người hầu đồng vào xin phép loan giá ngự đồng. Ông/bà đồng ngồi vào giữa bốn người hầu dâng và được người hầu dâng trùm lên đầu một vấn khăn màu đỏ, gọi là khăn phủ diện, và bắt đầu vấn hầu. Thường là mở đầu bằng giá Tam tòa thánh Mẫu. Bước 4: Người có căn Đức Thánh Trần thì hầu giá Đức Thánh Trần. Trong nghi lễ hầu đồng, có tất cả 36 giá đồng, mỗi giá thờ một vị Thánh, nhưng mô ̣t buổi hầu không phải bao giờ cũng hầu đủ 36 12 giá, mà thường là từ 8 đến 15 giá, tùy thuô ̣c vào tâm nguyê ̣n của ông/bà đồng. Nghi lễ Hâu đồng 2.4.2. Hát chầu văn và múa thiêng trong nghi lễ Đến bất cứ di tích nào trong khu vực quần thể di tích Phủ Dầy, chúng ta đều bắt gặp các làn điệu chầu văn vang lên từ sáng sớm đến đêm khuya. Hát chầu văn trở thành một nghi thức không thể thiếu trong các nghi lễ chính của tục thờ Mẫu, phục vụ cho lễ lên đồng. Cung văn phục vụ trong mỗi cuộc hầu đồng thường gồm từ 03 đến 05 nhạc công, sử dụng đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la, đồng thời là những người biết hát văn. Cung văn phải luôn nhạy bén, ứng tác kịp thời và phù hợp với các hành đô ̣ng của ông/bà đồng, góp phần tạo điều kiê ̣n cho sự thăng hoa của người hầu đồng. Hiện nay còn có nhiều nhạc cụ mới (nhị, kèn, sáo, đàn thập lục, trống cơm…) tham gia cung văn. Các nghệ nhân cao tuổi có kỹ năng hát và kỹ thuâ ̣t vê đàn, rung trống, gõ thanh la điêu luyê ̣n, tạo âm thanh hòa quyê ̣n, rung đô ̣ng lòng người. Hát chầu văn có nhiều hình thức khác nhau gồm: hát thờ, hát cửa đền, hát hầu, hát thi. Nhịp điệu và tiết tấu có châ ̣m, vừa và nhanh. Bên cạnh những làn điê ̣u có tiết tấu rõ ràng, tính chất âm nhạc trong sáng, đâ ̣m nét dân ca đồng bằng Bắc Bô ̣ trong các điê ̣u bồng mạc, sa mạc, cò lả... và âm hưởng của Ca trù trong các điê ̣u bỉ, phú nói, phú bình, phú 13 chênh, phú tỳ bà,... cũng thể hiê ̣n rất rõ nét trong kết cấu giai điê ̣u của âm nhạc trong hát chầu văn. Trên thực tế, hát văn hay hát chầu văn còn có thể tồn tại riêng biệt. Ở Nam Định, hát văn biểu hiện chủ yếu dưới hình thức hát hầu trong các giá đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và hát cửa đền ở các di tích thờ Đức Thánh Trần, diễn ra trong cả năm, nhưng tập trung nhất vào tháng Ba và tháng Tám Âm lịch. Những năm gần đây, còn có hát thi trong lễ hội Phủ Dầy. Một số làn điệu cơ bản của hát văn gồm: Vỉa (thường ở giai đoạn bắt đầu, lời văn thể lục bát), Bỉ, Miễu, Thống, Phú, Kiều dương, Dọc, Cờn, Xá, Hãm, hay các điệu Lưu thuỷ, Dồn, Bỏ bộ…, với lời văn thường ở thể thơ lục bát và song thất lục. Hầu bóng gắn với hát văn và múa thiêng là hình thức lễ phổ biến nhất ở Phủ Dầy. Hát văn cùng với múa thiêng - những điệu múa mang đậm chất dân gian (múa sinh hoạt, múa chèo đò, múa hẻo...) đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho nghi lễ hầu bóng. Tuỳ theo sự tích, công trạng, tính cách của từng vị thánh, thần mà ông/bà đồng thực hiện các điệu múa khác nhau, người ta gọi đó là múa đồng (múa thiêng) như: múa tay không, gồm: múa bắt quyết, múa ra ấn, múa tung nước thánh, múa ban lộc; múa có đạo cụ, gồm: múa mở hay khai quang (dâng nhang, dâng đèn), múa quạt, múa kiếm, múa long đao, múa kích, múa cung, múa hèo, múa lân... Trong Nghi lễ Chầu văn của người Việt, các hình thức biểu đạt, đô ̣ng tác múa, âm nhạc và lời hát văn đều mang dấu ấn lịch sử, ghi lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vâ ̣t lịch sử có công với dân, với nước.Về giá trị văn hóa, Nghi lễ Chầu văn của người Viê ̣t là tín ngưỡng bản địa, tích hợp các hình thức văn hoá dân gian khác nhau như: âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, ca hát, nhảy múa, nghề thủ công truyền thống, trang phục cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, ẩm thực... trong mô ̣t thể thống nhất hữu cơ hoàn chỉnh, trong đó yếu tố “sân khấu” kết hợp chặt chẽ với yếu tố tâm linh, phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên, xã hội của cộng đồng. Tín ngưỡng này vừa bảo tồn các giá trị truyền thống như "uống nước nhớ nguồn", vừa được cộng đồng tái tạo, tích hợp các giá trị văn hoá mới, để thích ứng với điều kiện cuộc 14 sống hiện đại, vì vâ ̣y nó có sức hấp dẫn cao đối với mọi người, nhất là những người theo tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ. 2.5. Các hoạt động trong lễ hội Bên cạnh hoạt động chính là hát chầu văn và múa thiêng, ta còn bắt gặp các hoạt động khác như: hội kéo chữ (Hội hoa Trượng), hội chợ Viềng và các hoạt động lễ hội khác… Hội Hoa trượng hay còn gọi là hội kéo chữ đây cũng là một nét đặc sắc của Phủ Giầy. Hoa trượng là gậy hoa, có trên 300 năm nguyên nhân do việc dân làng Thiên Bản đang lúc khó khăn nghèo túng phải đi đắp đê ở kinh thành, nhờ bà chúa quê làng Bảo Ngũ huyện Thiên Bản là Trịnh Thái Phi lập kế xin với chúa Trịnh miễn phu dịch cho dân Thiên Bản, nên dân làng kéo về tạ quan bà, Thái Phi Họ Ngô Thị Ngọc Đài bảo mọi người về tạ ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vì nhờ Mẫu Liễu Hạnh nên bà mới có địa vị cao sang nên mới giúp được dân làng.(theo một số tài liệu khác lại viết là thái phi Trần Thị Ngọc Đài, (1577-1669), người thôn Thông Khê, tổng Đồng đội, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, nay thuộc thôn Thông Khê, xã Cộng Hòa). Hội kéo chữ thường được tiến hành vào ba ngày 7, 8, 9 tháng 3 hàng năm.Trước khi tổ chức kéo chữ, lý kỳ lý dịch phải lên lễ Mẫu để xin kẻo chữ. Cũng có năm người lên Phủ Thông - nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh và bà Ngọc Đài để xin chữ xếp, xin được chữ gì thì dán lên bảng gỗ rồi đem treo trước phượng du. Mỗi làng cử từ 20 - 30 thanh niên được gọi là phu cờ, họ thường quấn khăn đỏ, mặc áo vàng, bụng thắt khăn đỏ, quần trắng, chân quấn xà cạp đỏ. Mỗi phu cờ cầm một gậy xếp chữ dài khoảng 4 thước dán giấy xanh, đỏ, trắng, vàng buộc nhiều tua rua, đầu gậy có ngù bằng lòng gà.Tổng cờ sẽ là người điều khiển các phu cờ. Dưới sự điều khiển của tổng cờ, phu cờ chạy thành hàng một, vòng theo đường quanh hồ trước cửa Phủ rồi trở về sân và đứng vào vị trí đã định hình, hình thành dần cả nét chữ cho đến khi xếp xong. Nhìn từ xa trên đỉnh núi hay ngồi ở phương du cũng đều thấy nét chữ vàng nổi bật trên nền của những màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp mắt. Chữ xếp thường là 4 chữ: "Mẫu nghi thiên hạ”, “Quang phục thánh thiện" hoặc "Hòa cốc phong đăng", "Thiên hạ thái bình". 15 Người dân Phủ Giầy cho rằng tuỳ theo chữ kéo đầu năm mà năm đó Mẫu sẽ "gia ân" hay “gia uy" cho con nhang đệ tử. Có thể nói đây là một hình thức vừa là lễ nghi, nhưng cũng vừa là trò chơi thể thao quy mô và đẹp mắt thu hút được hàng nghìn người tham gia và cổ vũ tán thưởng. Chợ Viềng là một chợ xuân của cư dân nông nghiệp, nó có truyền thống từ xa xưa và vẫn được bảo lưu như một nét đẹp văn hóa. Chợ đã tạo một không khí hội hè sôi động cho cả vùng Phủ Giầy.Chợ Viềng không chỉ đơn thuần là một chợ kinh tế mà còn một hội chợ tâm linh chợ văn hóa. Người mua chẳng cần mua rẻ, người bán cũng chẳng cần bán đắt. Người ta quan niệm chỉ cần mua được một vật dụng gì đó là cả năm tới sẽ làm ăn may mắn, phúc lộc dồi dào. Đặc biệt, trong hội chợ này dường như có mặt tất cả các sản vật của đa phương cũng như sản phẩm của các vùng lân cận. Các mặt hàng được bày bán la liệt với đủ mọi chủng loại: từ các sản phẩm nông nghiệp như gạo, ngô, khoai sắn đến các vật dụng sinh hoạt như ấm chén, rổ rá, từ các đồ thờ cúng, các trang phục sinh hoạt tín ngưỡng đến các đồ trang trí, trang sức mỹ nghệ.Đi chợ Viềng ai cũng muốn được nếm thử những món đặc sản như thịt bò thui chấm với tương gừng, mua bánh dày giò... Chợ Viềng ở đây còn gắn với các di tích, mà bao trùm lên cả quần thể này là thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy người ta tới chợ Viềng còn với tâm thức đến lễ Mẫu, xin lộc Mẫu. Họ tin rằng mọi vật dụng mà họ mua trong chợ sẽ được Mẫu - Mẹ chúng giám và phù hộ. Vì thế, người ta vừa 16 đi chơi, vãn cảnh chợ, vừa mua bán những vật dụng may mắn, vừa vào Phủ lễ Mẫu Liễu, lên đền Mẫu Thượng, xuống cả đền Mẫu Thoải cầu mọi sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt. Chợ Viềng Các hoạt động khác CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI PHỦ DẦY Thông qua các hoạt động lễ nghi, lễ hội, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt đã đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và trong cộng đồng. Tình yêu Mẹ, trở thành nguồn cội, gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên, giúp cho con người tin tưởng vào cuộc sống tươi đẹp, từ đó sống có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, môi trường thiên nhiên. Vì vậy trải qua thời gian, Nghi lễ Chầu văn và Lễ hội Phủ Dầy vẫn được bảo tồn và phát triển, trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính cộng đồng cao, trong đó tâm thức và tâm linh đan xen, hòa quyện vào nhau tạo thành sức mạnh tinh thần đoàn kết, góp phần cố kết nhân tâm, ổn định và phát triển xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ do cộng đồng người Việt sáng tạo và lưu truyền. Đây là sản phẩm phản ánh tư duy, nhận thức về tự nhiên xã hội của các cư dân nông nghiệp lúa 17 nước. Với lối tư duy “thực tế”, “thực dụng” của người Việt Nam, đó là cầu mong sức khỏe, tiền tài… ở thế giới thực tại. Vì thế, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ còn mang tính thiết thực, “hiện sinh”, phù hợp với nhu cầu của con người ở mọi thời đại. Đây là sợi dây kết nối những cá nhân với các nhóm cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước có cùng niềm tin, tín ngưỡng tôn thờ Thánh Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ còn thể hiện khả năng tiếp thu, tích hợp và bản địa hóa nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau như Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và văn hóa nhiều dân tộc thiểu số như: Dao, Tày, Nùng… thể hiện mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa dân tộc Việt với các dân tộc anh em. Đặc biệt, thông qua việc thực hành tín ngưỡng còn giúp con người sống đoàn kết, hòa hợp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói riêng và cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cũng như các dân tộc khác trên thế giới nói chung. Do đó, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt đã trở thành biểu tượng đa văn hóa tộc người, góp phần vào sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ còn chứa đựng nhiều giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Đó là tâm thức “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những người tài giỏi, có công với dân với nước. Nó đã trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, mà trong đó người Mẹ - Mẫu là nhân vật trung tâm. Thông qua các kho tàng truyền thuyết, huyền thoại, các hình thức diễn xướng, nghề thủ công truyền thống, trang phục cùng với nghệ thuật trang trí, kiến trúc, đã phản ánh lối tư duy, nếp sinh hoạt, lễ nghi, ẩm thực độc đáo của người Việt. Trong đó, Nghi lễ Chầu văn được coi là nghi lễ quan trọng nhất 18 của tín ngưỡng – một hình thức diễn xướng tâm linh, một “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc Việt. Nghi lễ Chầu văn đã sản sinh ra loại hình âm nhạc hát văn, mà theo ý kiến của Giáo sư Trần Văn Khê - nhà nghiên cứu âm nhạc học dân tộc, đó là một trong những loại hình dân ca tiêu biểu nhất của người Việt đóng góp vào kho tàng âm nhạc thế giớ. Như vậy, từ một tín ngưỡng với các hành vi tôn thờ Mẹ (Mẫu) đã có bước phát triển thành một tín ngưỡng lâu đời, có tính hệ thống và lan tỏa mạnh mẽ, trở thành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mang nét đặc trưng tiêu biểu của người Việt. Từ đây có thể nhận ra giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu với người Việt Nam: • Giá trị nhận thức thế giới (việc tôn thờ Mẫu không chỉ với tư cách là hiện thân của bản thể tự nhiên mà còn là lực lượng cai quản tự nhiên. Chính vì vậy, hiện thân của người Mẹ Tự nhiên ấy có thể che chở, mang lại những điều tốt lành cho con người) • Giá trị nhân sinh: đạo Mẫu hướng niềm tin của con người vào đời sống trần thế. • Đạo Mẫu gắn với dân tộc, là thứ chủ nghĩa yêu nước được tâm linh hóa( qua lễ hội có thể hiểu rõ ý thức lịch sử và ý thức xã hội). • Đạo Mẫu-Hầu đồng-Chầu, một di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo (hàm chứa sự uy ngh, sang trọng, tràn ngập niềm vui và nét đẹp. 19 C.Kết Luận Suốt chiều dài lịch sử, từ khi dựng nước đến nay, nước ta đã trãi qua muôn vàn khó khăn và thử thách. Sự du nhập và phát triển của các nền văn hóa đã đem lại cho nước ta một nền văn hóa đa dạng. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng.Tuy nhiên, ngay từ khi hình thành, văn hóa Việt Nam đã mang tính thống nhất, nhưng vẫn có những nét riêng về văn hóa, đánh dấu sự khác biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngưỡng có từ rất lâu. Nó là một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước và là một hình thức tôn vinh người phụ nữ làm Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu…nhiều nơi những cơ sở thờ Mẫu đã trở thành những trung tâm thờ Mẫu lớn như Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ, Đền Sòng… Thờ Mẫu nói chung và thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là một khái niệm tương đối phức tạp. Về phương diện điện thần thì thờ Mẫu bước đầu đã hình thành một hệ thống và có những nghi lễ điển hình như hầu bóng (hầu đồng)… mà các tín ngưỡng dân gian khác không có. Đã từ lâu, ở mọi vùng quê trên đất nước Việt Nam thường diễn ra những ngày lễ hội gắn với các truyền thuyết và sự tích về các Nữ thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt… Ngày nay, Việc thờ cúng, cũng như các nghi lễ đang dần “hiện đại hóa” các giá trị truyền thống đang bị mai một dần. Bên cạnh đó, một số người lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhân dân để thực hiện những việc không chính đáng. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Việc nghiên cứu và tìm về các giá trị truyền thống giúp ta hiểu rõ hơn về một tín ngưỡng được xem là nguyên thủy của dân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan