Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa kho...

Tài liệu Kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc

.PDF
64
1
130

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG HỒNG HẠNH KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG HỒNG HẠNH KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Minh Chính NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các phòng ban của trường, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giảng dạy và giúp em hoàn thành đề tài. Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho em học tập và hoàn thành đề tài. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Minh Chính, người đã trực tiếp hướng dẫn em làm khóa luận này, Với sự nhiệt tình giảng dạy, theo dõi sát sao, chu đáo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, thầy đã truyền đạt kinh nghiệm, động viên hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn Điều dưỡng trưởng khoa, các bác sỹ, các anh chị điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài khóa luận. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quãng thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận này. Tôi xin trân thành cảm ơn! Học viên Dương Hồng Hạnh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm túc. Các số liệu sử dụng trong khóa luận được điều tra tại khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh phúc. Trong quá trình học tập và làm chuyên đề tốt nghiệp, các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ ràng. Nam Định, ngày tháng 9 năm 2022 Học viên Dương Hồng Hạnh iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATNB An toàn người bệnh BCH Bộ câu hỏi BYT Bộ y tế CSNBTD Chăm sóc người bệnh toàn diện ĐD Điều dưỡng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên JCI Joint Commission International (Tổ chức giám định chất lượng bệnh viện) NVYT Nhân viên y tế PVS Phỏng vấn sâu QLCLBV Quản lý chất lượng bệnh viện TLN Thảo luận nhóm WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) iv MỤC LỤC Lời cảm ơn ………………………………………………………………….……….i Lời cam đoan ………………………………………………………………………..ii Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………...………………iii Danh mục bảng …………………………………………….………………….……vi Danh mục hình ………………………………………………….……………..…..vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1................................................................................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm điều dưỡng .......................................................................... 3 1.1.2. Sự cố y khoa. ........................................................................................ 4 1.1.3. An toàn của người bệnh ........................................................................ 4 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 5 1.2.1 Phân loại sự cố y khoa .................................................................................. 6 1.2.2. Hậu quả của sự cố y khoa ............................................................................ 7 1.2.3 Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa ............................................................ 7 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo an toàn người bệnh ............................ 9 1.2.5 Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh .......... 10 Chương 2............................................................................................................... 14 2.1. Phương pháp thực hiện ............................................................................... 15 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 15 2.2. Kết quả nghiên cứu: .................................................................................... 16 2.2.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=110).................................... 16 2.2.2 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh ................... 20 Chương 3: ............................................................................................................. 25 BÀN LUẬN .......................................................................................................... 25 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 25 3.2.1. Kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnh....................................... 28 3.2.2. Thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh ..................................... 28 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 30 v Khuyến khích bệnh nhân và gia đình họ tham gia vào tiến trình chăm sóc sức khoẻ. .............................................................................................................................. 31 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ……………………………………………………………33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển ........................................... 5 Bảng 1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam......................... 5 Bảng 1.3. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại ........................................ 6 Bảng 2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 16 Bảng 2.2. Đặc điểm công việc và môi trường làm việc của điều dưỡng ............... 18 Bảng 2.3. Nhận thức về công việc của điều dưỡng............................................... 19 Bảng 2.4. Tỷ lệ hài lòng của điều dưỡng.............................................................. 19 Bảng 2.5. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh. ................... 20 Bảng 2.6. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố. ................................................................................................................... 22 Bảng 2.7. Tỷ lệ thực hành đạt về các giải pháp trong an toàn người bệnh của điều dưỡng .................................................................................................................. 23 Bảng 2.8. Mức độ thường xuyên thực hiện đúng giải pháp an toàn người bệnh của điều dưỡng .......................................................................................................... 24 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Phân bố theo nhóm tuổi của điều dưỡng (n) ......................................... 15 Hình 2.2. Phân bố trình độ chuyên môn của điều dưỡng (n) ................................ 16 Hình 2.3. Kinh nghiệm làm việc của điều dưỡng (n=110) .................................... 18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên đáng kể, con người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Với các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ y sinh học, nền y học thế giới ngày càng phát triển với tốc độ vượt bậc, người dân dần được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt hơn. Họ sử dụng đa dạng các dịch vụ y tế, nhưng thời gian khám chữa bệnh và điều trị vẫn diễn ra chủ yếu tại bệnh viện. Theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu về An toàn người bệnh ở các nước EU năm 2014 cho biết các sự cố liên quan trực tiếp đến nhiễm khuẩn bệnh viện làm 37 000 người chết/ năm [1]. Bên cạnh đó, theo ước tính, mỗi năm ở Hoa Kỳ, có đến một triệu người bị thương và 98.000 chết là hậu quả của sai sót y khoa (IOM, 2000) [2]. Những sự cố, rủi ro y khoa có thể xảy ra tại bệnh viện, đe dọa đến sự an toàn của người bệnh. Tại Việt Nam, hiện chưa có một nghiên cứu hệ thống nào để có một bức tranh đầy đủ về sai sót chuyên môn và sự cố y khoa. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều phải đương đầu với các sự cố ở các mức độ và ảnh hưởng khác nhau. “An toàn người bệnh” là một chương trình có sự khởi đầu nhưng không có sự kết thúc, vì nguy cơ của các sự cố y khoa luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Ngày 12 tháng 7 năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BYT về “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” cũng nhấn mạnh nội dung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế [3]. Ngày nay, an toàn người bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe. Trong một cơ sở khám chữa bệnh, nhân viên y tế là điều dưỡng chiếm số lượng đáng kể, là lực lượng lao động lớn đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh. Đồng thời họ áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để cung cấp các dịch vụ y tế, các nhu cầu khác nhau và thay đổi thường xuyên của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh [4]. Vậy kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện ra sao? Trong khi vai trò của điều dưỡng rất quan trọng trong cơ sở y tế, một trong những nơi hay xảy ra sự cố là tỷ lệ điều dưỡng/ người bệnh thấp [5]. Do vậy, đo lường kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của của các điều dưỡng là rất quan trọng, đo lường cho nhóm đối tượng này sẽ giúp cung cấp thông tin cụ thể cho quản lý chất lượng trong đảm bảo an toàn người bệnh tại bệnh viện [6]. 2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện đa khoa hạng I thuộc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc được thành lập và phát triển qua nhiều giai đoạn đến nay với 42 khoa phòng cùng gần 700 cán bộ, thầy thuốc, đang thực sự đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân Vĩnh Phúc. Hiện nay, Bệnh viện cũng đã và đang chú trọng công tác nâng cao chất lượng bệnh viện, đảm bảo an toàn người bệnh nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào về tìm hiểu về kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh tại Bệnh viện. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC HÀNH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm điều dưỡng Điều dưỡng Theo Tổ chức Y tế thế giới: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, người bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống. Nó bao gồm thúc đẩy sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong [7]. Theo Hội đồng điều dưỡng quốc tế: Điều dưỡng bao gồm chăm sóc và phối hợp chăm sóc với các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, người bệnh hay người khỏe và trong mọi tình huống. Điều dưỡng bao gồm thúc đẩy sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc người ốm, người tàn tật và cả tử vong. Vận động thức đẩy một môi trường an toàn, nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách y tế, quản lý hệ thống y tế và giáo dục cũng là vai trò của điều dưỡng [8]. Theo Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là sự bảo vệ, thúc đẩy và tối ưu hóa sức khỏe và khả năng, phòng ngừa bệnh tật và thương tích, giảm đau thông qua chẩn đoán và điều trị các đáp ứng của con người, vận động sự chăm sóc từ các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội [9]. Điều dưỡng viên/ Người điều dưỡng Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng người bệnh, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chắm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho người bệnh [10]. Theo một định nghĩa khác thì điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng [10]. Chức năng của Điều dưỡng - Chức năng phụ thuộc: là thực hiện y lệnh của bác sĩ. - Chức năng phối hợp: là phối hợp ngang hàng với bác sĩ trong việc chữa trị bệnh cho người bệnh. - Chức năng độc lập: là chủ động chăm sóc người bệnh theo nhiệm vụ đã qui định. Nhiệm vụ của điều dưỡng 4 ĐDV có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD), bắt đầu từ khi nhập viện, trong khi nằm viện tới lúc xuất viện. Họ có nhiệm vụ phải nhận định tình trạng NB, đánh giá về sự đáp ứng của họ đối với bệnh tật để từ đó chẩn đoán ĐD và vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn ĐD để lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc, đánh giá toàn trạng và ghi chép diễn biến trường hợp bệnh nặng và cấp cứu để điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó ĐD còn có nhiệm vụ phải phối hợp với bác sĩ trong thực hiện kế hoạch CSNBTD như thực hiện, theo dõi giám sát ĐD cấp dưới trong thực hiện y lệnh, tư vấn, giáo dục sức khoẻ và đào tạo (ĐT) cho học sinh (HS), sinh viên (SV), học viên (HV), chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, ĐD còn có nhiệm vụ quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị, môi trường làm việc, phát triển nghề nghiệp và phải hành nghề theo y đức và pháp luật [11]. 1.1.2. Sự cố y khoa. Theo WHO, Bộ Y tế cũng đưa ra định nghĩa: Lỗi - Error: Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy định không phù hợp [12], [3]. Sự cố - Event: Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới người bệnh [3]. Sự cố không mong muốn - Adverse Events (AE): Sự cố không mong muốn tổn thương làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện hoặc chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh (health care management) hơn là do biến chứng bệnh của người bệnh. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa [12], [13]. Theo Bộ sức khỏe và dịch vụ con người của Mỹ: Sự cố không mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí. (1) Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng; (2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh viện; Và (3) sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh nằm trong Bảng 4 Phân loại mức độ nguy hại cho người bệnh từ F-I, bao gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu và chết người 1.1.3. An toàn của người bệnh Theo WHO an toàn người bệnh: công tác dự phòng các lỗi, tác hại hay những sự cố không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới người bệnh trong chăm sóc sức khỏe [12], [14]. 5 Thực hành an toàn người bệnh: là những biện pháp làm giảm nguy cơ hoặc các điều kiện có thể gây ra tác hại không mong muốn liên quan đến trong chăm sóc sức khỏe [15]. 1.2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng an toàn người bệnh trên thế giới Bảng 1.1. Sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển [16] Mỹ (Harvard Medical Practice Study ) 1989 Số NB NC 30 195 Mỹ (Utah-Colorado Study) 1992 14 565 475 3,2 Mỹ (Utah-Colorado Study)* 1992 14 565 787 5,4 Úc (Quaility in Australia Health Case Study) 1992 14 179 2353 16,6 Úc (Quaility in Australia Health Case Study)** 1992 14 179 1499 10,6 Anh 2000 1014 119 11,7 Đan Mạch 1998 1097 176 9,0 Nghiên cứu Năm Số sự cố 1133 Tỷ lệ (%) 3,8 Ghi chú: * Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Mỹ ** Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Úc. Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính hàng năm có khoảng 230 triệu phẫu thuật. Các nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ 0,4-0,8% và biến chứng do phẫu thuật từ 3-16% [17], [18]. Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa không mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu thuật [19]. Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện: WHO công bố NKBV từ 5-15% người bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị tích cực từ 9-37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ chiếm 4,5% [20]. Năm 2002, theo ước tính của CDC tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong đó 417,946 người bệnh NKBV tại các khoa hồi sức tích cực (24,6%) [21]. Bảng 1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam [3] Nghiên cứu Năm NKBV % Phạm Đức Mục và cộng sự (11 BVTW) 2005 5,8 Nguyễn Thanh Hà và cộng sự (6BV phía Nam) 2005 5,6 Nguyễn Việt Hùng (36BV phía Bắc) 2006 7,8 2008 4,3 Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 NB có phẫu thuật tại BVTW Huế. 6 Lê Thị Anh Thư. Giám sát VPBV liên quan thở máy của 170NB tại BV Chợ Rẫy. 2011 39,4 1.2.1 Phân loại sự cố y khoa Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách phân loại sự cố y khoa khác nhau. Các cách phân loại hiện tại bao gồm: Phân loại theo nguy cơ đối với người bệnh, phân loại theo báo cáo bắt buộc và phân loại theo đặc điểm chuyên môn. Theo kinh nghiệm của một số nước, sự cố y khoa được phân loại theo các cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Bao gồm phân loại theo mức độ nguy hại của người bệnh, theo theo tính chất nghiêm trọng của sự cố làm cơ sở để đo lường và đánh giá mức độ nguy hại cho người bệnh [14], [3]. Bảng 1.3. Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nguy hại Mức Mô tả Mức độ độ nguy hại A Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/sai sót B Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên NB Không nguy hại C Sự cố đã xảy ra trên NB nhưng không gây hại cho NB D Sự cố đã xảy ra trên NB đòi hỏi phải theo dõi E Sự cố xảy ra trên NB gây tổn hại sức khỏe tạm thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn F Sự cố xảy ra trên NB ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc kéo dài ngày nằm viện G Sự cố xảy ra trên NB dẫn đến tàn tật vĩnh viễn H Sự cố xảy ra trên NB phải can thiệp để cứu sống NB I Sự cố xảy ra trên người bệnh gây tử vong Nguy hại cho NB Nguồn: NCC MERP Index, Medication Errors Council Revises and Expended Index for categorizing Errors, June 12, 2001. Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn Hiệp hội an toàn người bệnh Thế giới phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố gồm: 1) Nhầm tên người bệnh 2) Thông tin bàn giao không đầy đủ 7 3) Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật 4) Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao 5) Nhiễm khuẩn bệnh viện 6) Người bệnh ngã 1.2.2. Hậu quả của sự cố y khoa Hậu quả về sức khỏe: hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ. Tại Mỹ (Utah- Colorado): các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăng chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 US$ và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹ chi phí tăng $2595 và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh [16]. Ở Australia hàng năm: 470 000 NB nhập viện gặp sự cố y khoa, tăng 8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị) do sự cố y khoa, 18000 tử vong, 17000 tàn tật vĩnh viễn và 280000 người bệnh mất khả năng tạm thời [22], [23]. Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các bệnh viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2 tỷ bảng. Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiện lâm sàng năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những kiện tụng chưa được giải quyết. Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm. Con số kiện tụng lên tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc y tế gia đình và 28000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện [24]. 1.2.3 Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa gồm: Yếu tố người hành nghề, yếu tố chuyên môn, yếu tố môi trường công việc và yếu tố liên quan tới quản lý và điều hành cơ sở y tế. Yếu tố con người a) Sai sót không chủ định - Do thiếu tập trung khi thực hiện các công việc thường quy (bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án, điều dưỡng tiêm và phát thuốc cho người bệnh..). Các sai lầm này không 8 liên quan tới kiến thức, kỹ năng của người hành nghề mà thường liên quan tới các thói quen công việc. - Do quên (bác sĩ quên không chỉ định các xét nghiệm cấp để chẩn đoán, điều dưỡng viên quên không bàn giao thuốc, quên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm,..). - Do tình cảnh của người hành nghề (mệt mỏi, ốm đau, tâm lý,..). - Do kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp hạn chế áp dụng các quy định chuyên môn không phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự cố y khoa không mong muốn xảy ra ngay đối với các thầy thuốc có kinh nghiệm nhất và đang trong lúc thực hiện công việc chuyên môn có trách nhiệm với người bệnh. b) Sai sót chuyên môn - Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn - Vi phạm đạo đức nghề nghiệp Đặc điểm chuyên môn y tế bất định - Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi. - Y học là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất - Can thiệp nhiều thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh dẫn đến rủi ro và biến chứng bất khả kháng. - Sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dễ gây sốc phản vệ, phản ứng v.v,.. Môi trường làm việc nhiều áp lực - Môi trường vật lý (tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích..). - Môi trường công việc (quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện..); Môi trường tâm lý (tiếp xúc với người ốm, tâm lý luôn căng thẳng…). Quản lý và điều hành dây chuyền khám chữa bệnh - Một số chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể làm gia tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ, khoán quản làm tăng lạm dụng dịch vụ y tế. - Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh khá phức tạp, ngắt quãng, nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt. - Thiếu nhân lực nên bố trí nhân lực không đủ để bảo đảm chăm sóc người bệnh 24 giờ/24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Các ngày cuối tuần, ngày lễ việc chăm sóc, theo dõi người bệnh chưa bảo đảm liên tục. - Đào tạo liên tục chưa tiến hành thường xuyên 9 - Kiểm tra giám sát chưa hiệu quả, thiếu khách quan. 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo an toàn người bệnh Từ các nghiên cứu trên thế giới, trong nước kết hợp vói tình hình thực tiễn cho thấy có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự cố y khoa: Nhóm nguyên nhân do con người: Trong bất cứ lĩnh vực nào con người luôn có một vị trí quan trọng. Tuy nhiên trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn cùng với thói quen sự chủ quan tin tưởng vào trí nhớ của bản thân như thăm khám cho vài người bệnh mới tiến hành ghi vào bệnh án hay pha thuốc cho vài người bệnh rồi mới tiến hành tiêm cuả điều dưỡng đã vô tình tăng nguy cơ sai sót y khoa dẫn đến sự mất ATNB. Tình cảnh của nhân viên y tế bao gồm sức khoẻ, tâm lý hay kinh nghiệm chuyên môn cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành sai sót y khoa. Ngoài ra, việc vi phạm chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp ví dụ thiếu tập trung, dựa vào phác đồ không cập nhập, làm tắơcắn xén quy trình cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sự mất ATNB. Đây là nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sai sót y khoa tuy nhiên đây cũng là nhóm nguyên nhân có nhiều giải pháp để phòng ngừa và cải thiện nhất. Ở Việt Nam, để tăng cường ATNB giảm thiểu rủi ro do sai sót y tế, Bộ Y tế đã đưa ra một loạt thông tư để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, thông tư hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện... để giảm thiểu sai sót do con người. Nhóm nguyên nhân do đặc tính chuyên môn: Bên cạnh những nguyên nhân từ con người những đặc tính chuyên môn như xác suất xảy ra sai sót y tế cao hay những rủi ro do can thiệp thủ thuật do môi trường đặc thù cũng góp phần làm tăng số lượng sai sót trong y tế. Ngoài ra, mỗi người có phản ứng khác nhau với từng loại thuốc hoá chất khác nhau vì vậy nên việc sai sót có thể xảy ra với người này nhưng không xảy ra với người khác. Vì vậy để tăng cường ATNB nhân viên y tế phải theo dõi thường xuyên để có thể xử trí kịp thời hạn chế tối đa hậu quả của thuốc. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều loại bệnh mới xuất hiện và nhiều loại bệnh đến giờ vẫn chưa có thuốc chữa đây cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng sự cố y khoa. Nhóm nguyên nhân do dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp: Công tác khám chữa bệnh yêu cầu sự phối hợp của nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau. Bên cạnh đó việc không bàn giao công việc đầy đủ giữa các ca trực đang là nguyên nhân 10 dẫn đến các sai sót ở bệnh viện. Việc thiếu nhân lực, phương tiện hoặc chất lượng nhân lực, phương tiện không đảm bảo đang là nguyên nhân làm cho người bệnh đối mặt với tình trạng thiếu an toàn ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghề y là nghề liên quan đến tính mạng con người vì vậy nhân viên y tế luôn phải đối mặt với áp lực tự chủ cao (lợi ích/an toàn) và đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ATNB [3]. Từ những thực trạng ATNB Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo 6 giải pháp để tăng cường ATNB bao gồm - Xác định đúng người bệnh; - Tăng cường thông tin giữa NVYT, hạn chế ra y lệnh miệng; - An toàn dùng thuốc; - An toàn phẫu thuật; - Giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện; - Phòng ngừa người bệnh bị ngã. 1.2.5 Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh Tại Dehi, tác giả Geevarhese F đã thực hiện một nghiên cứu kiến thức và thái độ của điều dưỡng về an toàn người bệnh tại các bệnh viện tại Dehi. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều dưỡng có nhận thức và thái độ cao đối với các thủ tục điều trị được áp dụng và các tiêu chuẩn về vệ sinh bệnh viện. Các nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện nhà nước và tư nhân ở Delhi với 200 bệnh viện (100 nhà nước, 100 tư nhân) sử dụng câu hỏi kiến thức theo cấu trúc. Nghiên cứu cũng chó thấy phần lớn các điều dưỡng tại bệnh viện tư nhân có kiến thức về an toàn người bệnh và quyền lợi của người bệnh tốt hơn so với các điều dưỡng tại bệnh viện công lập, đồng thời họ cũng có thái độ kiên nhẫn, thân thiện hơn. Khuyến nghị các điều dưỡng cần thực hành với các kiến thức có liên quan đến an toàn người bệnh để cải thiện chất lượng bệnh viện [44]. Các tác giả Indre Brasaite, Marija Kaunonen và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về kiến thức trong chăm sóc sức khỏe về an toàn người bệnh. Nghiên định lượng sử dụng bảng câu hỏi đã được tiến hành trong ba bệnh viện đa ngành ở Tây Lithuania. Dữ liệu được thu thập vào năm 2014 từ các bác sĩ, y tá, và các hộ lý. Các kết quả tổng thể chỉ ra khá một mức độ thấp về kiến thức an toàn, đặc biệt là liên quan đến kiến thức về an toàn người bệnh nói chung. Yếu tố nền tảng trong 11 chăm sóc sức khỏe "như nghề nghiệp của họ, giáo dục, thông tin về an toàn người bệnh mà họ đã đưa ra trong giáo dục nghề nghiệp và tiếp tục của họ, cũng như kinh nghiệm của họ trong đặc sản chính của họ dường như được liên kết với một số lĩnh vực kiến thức an toàn cho người bệnh. Mặc dù có một sự khác biệt lớn trong các yếu tố nền tảng, mức độ hiểu biết của người trả lời đã được tìm thấy thường là thấp. Điều này đòi hỏi nghiên cứu thêm vào kiến thức an toàn các chuyên gia chăm sóc sức khỏe "liên quan đến các vấn đề cụ thể như thuốc men, nhiễm khuẩn, té ngã và đau phòng chống áp lực nên được thực hiện ở Lithuania [45]. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lam khi thực hiện nghiên cứu về “Kiến thức, thái độ về an toàn người bệnh của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2015 và các yếu tố liên quan” với nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp định tính, thực hiện chọn mẫu toàn bộ với 210/250 điều dưỡng làm việc tại 15 khoa lâm sàng của bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh, 34,3% có thái độ tích cực về an toàn người bệnh. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về ATNB của điều dưỡng là môi trường làm việc: Điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc chưa đảm bảo an ninh, an toàn có nguy cơ có kiến thức về ATNB không đạt cao gấp 3,45 làn so với điều dưỡng đánh giá môi trường làm việc an ninh, an toàn (p<0,05). Điều này có ý nghĩa thống kê đã giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu hơn và có những chiến lược đầu tư thích hợp trong vấn đề cải thiện môi trường làm việc tại bệnh viện. Hoạt động giám sát: Điều dưỡng đánh giá hoạt động giám sát công việc bình thường/chưa tốt có nguy cơ có kiến thức về ATNB không đạt cao gấp 2,08 lần so với điều dưỡng đánh giá hoạt động giám sát công việc tốt (p<0,05). Tại khoa làm việc: Điều dưỡng làm việc tại khoa Nội/ngoại có nguy cơ có thái độ về ATNB không đạt cao gấp 5,22 lần so với điều dưỡng so với điều dưỡng làm việc tại các khoa khác (p<0,05). Nguy cơ nhầm thuốc: Điều dưỡng có nguy cơ nhầm thuốc có nguy cơ có thái độ về ATNB không đạt cao gấp 1,91 lần so với điều dưỡng không có nguy cơ nhầm thuốc (p<0,05). Kết quả định tính cho thấy áp lực công việc do quá tải và thiếu nhân lực cũng là vấn đề nguy cơ cho điều dưỡng ứong thực hành chăm sóc an toàn người bệnh [46]. Nghiên cứu trước sau không nhóm chứng “Đánh giá kiến thức ATNB của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh” tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương: Trước tập huấn tỷ lệ kiến thức đúng cao về ATNB dùng thuốc; trước dùng thuốc 95,14%; trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng