Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Kiến thức thái độ hành vi chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh trường thcs xã l...

Tài liệu Kiến thức thái độ hành vi chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh trường thcs xã liêm hải, huyện trực ninh tỉnh nam định năm học 2014 2015

.PDF
89
179
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ MAI OANH KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIỚI TÍNH Ở NỮ SINH TRƯỜNG THCS XÃ LIÊM HẢI, HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2014-2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Khóa 2011-2015 Chuyên ngành: Y tế công cộng HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐỖ MAI OANH KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE GIỚI TÍNH Ở NỮ SINH TRƯỜNG THCS XÃ LIÊM HẢI, HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2014-2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA 2011-2015 CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Diễn HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Đại học, đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường! Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, các thầy cô trong bộ môn Sức khỏe môi trường đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong 4 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận này! Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Diễn – người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của mình! Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các bác và các anh chị đang công tác tại trường THCS Liêm Hải đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho khóa luận này! Cảm ơn những người bạn, những bậc tiền bối vì sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của mọi người trong suốt quá trình học tập cũng như trong cuộc sống! Cảm ơn cậu em trai đã luôn đứng về phía chị trong bất kể hoàn cảnh nào! Đặc biệt, con xin cảm ơn bố mẹ đã luôn dành cho con tình yêu thương và những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp đại học! Sinh viên Đỗ Mai Oanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: _ Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội _ Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng _ Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, năm học 2014-2015 Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của em, toàn bộ số liệu thu thập và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên Đỗ Mai Oanh DANH MỤC VIẾT TẮT BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục BPTT Biện pháp tránh thai GDGT Giáo dục giới tính KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NPT Nạo phá thai NKĐSD Nhiễm khuẩn đường sinh dục QHTD Quan hệ tình dục SAVY Survey Assessment of Vietnamese youth (Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam) THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UNFPA United Nations Fund for Population Activities (Qũy dân số của Liên hợp quốc ) VTN Vị thành niên VTN/TN Vị thành niên và thanh niên WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3 1.1 Chăm sóc sức khỏe giới tính ........................................................................... 3 1.2 Vai trò của chăm sóc sức khỏe giới tính ......................................................... 4 1.3 Tình hình chăm sóc sức khỏe giới tính ở vị thành niên .................................. 9 1.4 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu: .................................................................. 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 15 2.1 Địa điểm nghiên cứu: .................................................................................... 15 2.2 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 15 2.3 Thời gian nghiên cứu: ................................................................................... 15 2.4 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 15 2.5 Biến số và các chỉ số nghiên cứu .................................................................. 16 2.6 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ..................................................... 19 2.7 Sai số và cách khắc phục: ............................................................................. 20 2.8 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 21 2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu........................................................................... 21 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 22 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 22 3.2 Kiến thức của nữ sinh về sức khỏe giới tính................................................. 23 3.3 Thái độ chăm sóc sức khỏe giới tính của nữ sinh ......................................... 30 3.4 Hành vi trong chăm sóc sức khỏe giới tính của nữ sinh ............................... 32 3.5 Nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về sức khỏe giới tính của nữ sinh......................... 35 Chương 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 39 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 54 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 56 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=217) ....................... 22 Bảng 3.2 Kiến thức của nữ sinh về những thay đổi khi dậy thì (n=217) ........ 23 Bảng 3.3 Kiến thức của nữ sinh về kinh nguyệt (n=133) ............................... 23 Bảng 3.4 Kiến thức của nữ sinh về có thể có thai khi tiếp xúc với người khác giới trưởng thành (n=217) ............................................................................... 24 Bảng 3. 5 Kiến thức của nữ sinh về ảnh hưởng xấu của nạo phá thai đến sức khỏe (n=217) ................................................................................................... 25 Bảng 3.6 Kiến thức của nữ sinh về nguyên nhân, hậu quả, ............................ 27 Bảng 3.7 Kiến thức của nữ sinh về xâm hại, lạm dụng tình dục (n=217) ..... 28 Bảng 3. 8 Kiến thức chung về sức khỏe giới tính của nữ sinh (n=217) ........ 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1 Kiến thức của nữ sinh về các BPTT (n=217 ) ............................. 24 Biểu đồ 3. 2 Kiến thức của nữ sinh về một số BLTQĐTD (n=217) .............. 26 Biểu đồ 3.3 Thái độ của nữ sinh đối với hành vi quan hệ tình dục ở tuổi VTN (n=217) ............................................................................................................ 30 Biểu đồ 3.4 Thái độ của nữ sinh với việc tìm hiểu, chăm sóc sức khỏe giới tính (n=217) ..................................................................................................... 31 Biểu đồ 3.5 Tự đánh giá của nữ sinh trong vệ sinh cơ quan sinh dục (n=217) ......................................................................................................................... 33 Biểu đồ 3.6 Tự đánh giá của nữ sinh trong vệ sinh kinh nguyệt (n=133) ...... 33 Biểu đồ 3. 7 Nhu cầu về đối tượng cung cấp thông tin................................... 35 Biểu đồ 3.8 Nhu cầu về nguồn cung cấp thông tin sức khỏe giới tính của nữ sinh (n=215) .................................................................................................... 36 Biểu đồ 3.9 Nhu cầu về các nội dung sức khỏe giới tính muốn tìm hiểu của nữ sinh (n=215) ............................................................................................... 37 Biểu đồ 3. 10 Nhu cầu về hình thức tiếp cận thông tin ................................... 38 Sơ đồ 3.1 Xử trí của nữ sinh khi có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt (n=96) ... 32 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, vấn đề sức khỏe vị thành niên (VTN) luôn được quan tâm và đầu tư, bởi vấn đề này trực tiếp liên quan đến sự phát triển, tồn vong của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Là một lực lượng nòng cốt của xã hội, “thế hệ tương lai” được tu dưỡng với hi vọng sẽ kế thừa và xây dựng phát triển xã hội, giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất ổn kinh tế, đại dịch HIV/AIDS,… Ngày nay, trẻ VTN có nhiều điều kiện để phát triển cả về thể chất, tinh thần, tiếp cận thông tin và hội nhập. Song song với đó là những chuẩn mực đạo đức thay đổi, tệ nạn xã hội gia tăng, kéo theo nhiều hệ quả tác động đối với VTN, một trong đó là xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tình trạng này cùng với sự thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết về sức khỏe giới tính ở VTN dẫn đến nhiều vấn đề xã hội trầm trọng như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), nhiễm HIV/AIDS, xâm hại, lạm dụng tình dục… [1], [2]. Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN. Trên cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước 20 tuổi [3]. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2005, có 90844 người nhiễm HIV, 14560 người bị AIDS và 8494 người tử vong, trong đó 0,84% trẻ dưới 13 tuổi, 8,36% từ 13-19 tuổi. Cũng như nhiều quốc gia, các vấn đề về sức khỏe giới tính ở VTN đang là những vấn đề nan giải và cần quan tâm giải quyết ở nước ta. Hiện nay có không ít các nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe giới tính VTN nhằm góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe của các em. Những nghiên cứu ở VTN này thường tập trung chủ yếu trên đối tượng từ 1519 tuổi, như các cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam – SAVY 1 (2003) và SAVY 2 (2008) với quy mô hơn mười nghìn thanh thiếu niên trên khắp các vùng miền cả nước. Số ít các nghiên cứu còn lại thực 2 hiện trên đối tượng VTN 12-15 tuổi như nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng tại thành phố Hồ Chí Minh (2008) hay nghiên cứu tại một xã trung du miền núi Bắc Bộ của tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Tiến (2013) [4], [5]. Xác định được mức độ cần thiết của một nghiên cứu trên lứa tuổi THCS (12-15 tuổi) ở một vùng nông thôn đồng bằng để góp thêm một cái nhìn khách quan về tình hình sức khỏe giới tính ở VTN Việt Nam, do nguồn lực có hạn, chúng tôi chọn tiến hành nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh tại trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu xuất phát từ nguyên nhân nữ giới là đối tượng phải chịu những gánh nặng bệnh tật lớn từ vấn đề sức khỏe sinh sản như tử vong do biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh, thương tổn, nhiễm trùng… [6]. Đề tài: “Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe giới tính ở nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 2014-2015” Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe giới tính của nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 2014-2015. 2. Mô tả nhu cầu tìm hiểu, tư vấn về sức khỏe giới tính của nữ sinh trường THCS xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm học 20142015. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Chăm sóc sức khỏe giới tính Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay thương tật [7]. Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nữ giới và nam giới và không thể thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam giới và phụ nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính [8], [9]. Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản [10]. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên là những nội dung nói chung của sức khoẻ sinh sản nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi VTN. Sức khỏe giới tính là một phần trong sức khỏe sinh sản VTN. Khi mà ở tuổi vị thành niên sớm và giữa (10-15 tuổi), vấn đề về làm mẹ, chăm sóc trước, trong và sau sinh, KHHGĐ… ít được đề cập đến hơn do chưa thực sự cần thiết, nên cụm từ “sức khỏe giới tính” được dùng thay vì “sức khỏe sinh sản” để làm giảm mức độ nặng nề của vấn đề và gói gọn thông tin cần thiết hơn. Ở lứa tuổi từ 10 đến 15 tuổi, những em gái bắt đầu có những dấu hiệu dậy thì dẫn đến những thay đổi về thể chất và tâm lý. Đây chính là lúc các em cần được cung cấp những kiến thức về sức khỏe giới tính như dậy thì, sinh lý thụ thai, các BLTQĐTD, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục (NKĐSD), thực hành vệ sinh, vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, chế độ ăn uống, hoạt động phù hợp, có các kỹ năng sống cần thiết… để có thể phát triển khỏe mạnh toàn diện. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên đối tượng là nữ VTN từ 12-15 tuổi tại một trường THCS để tìm hiểu xem thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của các em trong vấn đề sức khỏe giới tính như thế nào. Chúng tôi 4 muốn biết mức độ hiểu biết, cách nhìn nhận của các em về vấn đề này như thế nào? (Có biết về dậy thì, các BLTQĐTD, các biện pháp tránh thai,… không?). Và với những hiểu biết đó, cách nhìn nhận đó các em đã áp dụng vào việc chăm sóc sức khỏe giới tính của bản thân ra sao? (Hành vi như thế nào?). Các em có những nhu cầu tìm hiểu và tư vấn gì về sức khỏe giới tính? Chính là tìm ra chăm sóc sức khỏe giới tính ở chính các em chứ không đề cập đến các dịch vụ cung cấp trong lĩnh vực này đối với các em. 1.2 Vai trò của chăm sóc sức khỏe giới tính 1.2.1 Tuổi vị thành niên và những vấn đề liên quan Lứa tuổi VTN là lứa tuổi từ 10-19 tuổi [11]. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, đặc trưng bằng những thay đổi về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn giản đến phức tạp. Lứa tuổi này trẻ bắt đầu trưởng thành về cơ thể, về tâm lý xã hội, là giai đoạn quyết định về hành vi sức khỏe, nhân cách của trẻ sau này [12]. Tuổi VTN được chia ra 3 giai đoạn phát triển [11]: _ VTN sớm 10-13 tuổi _ VTN giữa 14-16 tuổi _ VTN muộn 17-19 tuổi Tuổi dậy thì ở các em nữ thường từ 10-15 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì nội tiết tố sinh dục estrogen tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể đang chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ thường là hiện tượng kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu dậy thì quan trọng ở các em gái VTN. Tuy nhiên có những dấu hiệu khác xuất hiện trước, sau dấu hiệu này vẫn là những đặc trưng của tuổi dậy thì [3], [11]: _ Phát triển núm vú, quầng vú _ Mọc lông sinh dục: lông mu, lông nách _ Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra 5 _ Phát triển chiều cao nhanh chóng _ Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện trứng cá Theo phân loại của Tanner, tuổi dậy thì trải dài qua 5 giai đoạn và có nhiều dấu hiệu nhận thấy sớm hơn nhiều so với lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt, và tỷ lệ có kinh lần đầu ở các giai đoạn dậy thì như sau: Giai đoạn I: 0% Giai đoạn II: 0% Giai đoạn III: 25% Giai đoạn IV: 65% Giai đoạn V: 10% Tuổi có kinh lần đầu ở nữ VTN Việt Nam theo kết quả điều tra của SAVY 2 là 14,2 tuổi. Các em gái sống ở thành thị thường bắt đầu hành kinh sớm hơn những em gái sống ở nông thôn, nhất là các em dân tộc thiểu số. Trên thực tế, các em cái ở thành thị hành kinh lần đầu sớm hơn gần 1 năm so với các em gái người dân tộc thiểu số [3]. Bên cạnh những thay đổi về thể chất, tùy theo từng giai đoạn phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi tâm lý khác nhau. Trẻ VTN bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ hơn. Trẻ chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Và cũng vì muốn được độc lập nên nhiều khi trẻ chống đối lại cha mẹ, những người mà có lẽ trước kia là hình mẫu của chúng. Trẻ luôn cố gắng khẳng định mình như một người lớn, tò mò, thích khám phá, thích thử nghiệm. Những em gái thích làm dáng, trang điểm, và trở nên dịu dàng. Trẻ thường có những hành vi bắt chước người lớn, cũng dễ tự ái và dễ bị kích động. Trẻ bắt đầu xây dựng giá trị bản thân từ thông tin thu thập được từ gia đình, nhà trường, bạn bè, các hoạt động văn hóa. Từ đây trẻ cũng học cách biểu lộ cảm xúc và điều khiển cảm xúc trong các mối quan hệ xã hội, tình bạn, tình yêu. Trong mối quan hệ yêu đương ở tuổi này sẽ xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt giữa tình 6 yêu và tình bạn, nhưng lại dễ mơ mộng và một khi đổ vỡ thì dễ chán nản, suy sụp. Trẻ bắt đầu phát triển suy nghĩ về giá trị đạo đức, và định hướng mục tiêu cuộc sống. Nhưng ở giai đoạn này trẻ thường thích lập luận, suy diễn thực tế theo quan điểm lý tưởng hóa, nhìn cuộc sống toàn màu hồng, nên niềm tin dễ sụp đổ và khi đó thường nhanh chóng mất niềm tin [2], [12]. 1.2.2 Những nguy cơ sức khỏe của vị thành niên nữ  Những vấn đề sức khỏe từ nguy cơ thai nghén: Ở tuổi này, các em chưa hiểu đầy đủ hoặc chưa được hướng dẫn đầy đủ về sinh lý thụ thai nên dễ để xảy ra việc mang thai ngoài ý muốn. Cơ thể các em chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là hệ thống sinh sản, vì vậy mà việc mang thai ở thời kỳ này mang lại rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, cho cả các em và em bé: tai biến do xảy thai, nhiễm độc thai nghén, mẹ thiếu máu, suy dinh dưỡng, can thiệp khi sinh, tai biến sản khoa, tử vong khi sinh, trẻ nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng… [12], [13]. Tỷ lệ rất lớn các em gái ở tuổi VTN khi có thai thường đi phá thai. Do các em xấu hổ, lúng túng, hoặc sợ tai tiếng nên không tìm đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm KHHGĐ để có lời khuyên thích đáng dẫn đến phá thai, phá thai muộn hoặc phá thai tại các cơ sở không đảm bảo an toàn. Và dẫn kèm theo đó là những hậu quả rất không đáng có về sức khỏe: viêm nhiễm phụ khoa, nguy cơ vô sinh, nguy cơ tử vong… [12].  Nguy cơ mắc các BLTQĐTD, HIV/AIDS: Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có 250 triệu người bị nhiễm các BLTQĐTD và đứng đầu là ở lứa tuổi từ 20-24, thứ 2 là ở tuổi 15-19, và có 1/20 phụ nữ ở tuổi VTN bị nhiễm BLTQĐTD mỗi năm. Lý do tỷ lệ này cao ở tuổi VTN là vì ở tuổi này thường có những cuộc tình ngẫu hứng nên không phòng hộ hoặc không biết cách phòng hộ, nhất là ít sử dụng bao cao su. Nguy cơ lớn nữa là họ giao hợp với nhiều đối tượng hoặc một đối tượng nhưng lại có nhiều bạn tình. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục đang có chiều hướng gia tăng và đối tượng nhiễm thì có xu hướng trẻ hóa. Năm 2007, theo WHO, trên toàn thế 7 giới khoảng 45% tổng số trường hợp nhiễm HIV mới là người trong độ tuổi 15 đến 24 [12].  Ngoài ra còn một số nguy cơ sức khỏe hay gặp ở vị thành niên nữ [12] Kinh nguyệt không đều: những vòng kinh đầu tiên do không phóng noãn nên thường kinh không đều, tình trạng này thường kéo dài 6 tháng đến 1 năm sau đó ổn định. Tuy nhiên có nhiều trường hợp kinh nguyệt không đều do yếu tố di truyền hoặc do cơ thể phát triển nhanh mà cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Tình trạng đau bụng kinh cũng thường xảy ra ở những vòng kinh do co thắt tử cung bởi tác động của prostagladin hoặc do lỗ tử cung quá nhỏ, tử cung phải co mạnh để tống các niêm mạc ra ngoài. Trứng cá: là mối quan tâm bận lòng của phần lớn VTN. Trứng cá xuất hiện nhiều ở mặt do tăng mẫn cảm với androgen do tuyến thượng thận tiết ra, đã kích thích những tế bào tuyến tăng tiết nên những mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn tạo thành mụn mủ. Sau khi nặn các mụn này da thường thâm đen lại, sần sùi, thay đổi thẩm mỹ ở da mặt có thể gây biến động về tâm lý. Viêm âm hộ: nhiều trường hợp các trẻ gái bị tăng tiết dịch hoặc ngứa viêm đỏ vùng sinh dục ngoài, hoặc tăng tiết dịch bất thường dẫn đến nguy cơ vô sinh. 1.2.3 Yếu tố bảo vệ đối với sức khỏe giới tính vị thành niên Gia đình và giáo dục là những yếu tố mang tính bảo vệ, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ VTN trong bối cảnh văn hóa của Việt Nam. Cha mẹ là những người ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần và thể chất của trẻ. Những VTN có mối quan hệ gắn bó thân thiết với các thành viên trong gia đình, được quan tâm, được tạo điều kiện hơn sẽ có tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân, tự tử, hành vi bạo lực thấp hơn so với những trẻ ít gắn bó với gia đình. Sự quan tâm của người thân cũng giúp các em có những suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn và lập trường vững vàng hơn [14], [15], [16]. 8 Cùng với gia đình, giáo dục cũng là một yếu tố bảo vệ đối với trẻ VTN. Các môn học về giáo dục sức khỏe, sức khỏe giới tính ở trường cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về giới tính như sinh lý thụ thai, các BLTQĐTD…, các kỹ năng mềm để bảo vệ bản thân trước các yếu tố nguy cơ như lạm dụng tình dục… Sự nghiêm túc giảng dạy các môn học có tính chất nhạy cảm, cũng như sự tiếp nhận tư vấn sức khỏe giới tính của các thầy cô giáo sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức về sức khỏe giới tính một cách đúng đắn và tích cực hơn [14], [15]. 1.2.4 Vai trò chăm sóc sức khỏe giới tính ở vị thành niên Công ước quốc tế CEDAW (Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women) năm 1979 là một thỏa thuận quốc tế cơ bản xác định quyền của các bé gái và phụ nữ, yêu cầu các chính phủ loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại trẻ em gái và phụ nữ. Cựu Tổng thư kí Liên hợp quốc Kofi A. Annan đã từng phát biểu: “Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được nếu các vấn đề về dân số và sức khỏe sinh sản không được giải quyết một cách triệt để. Vì vậy cần phải nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh quyền của phụ nữ, đầu tư cho giáo dục và y tế, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình” [17]. Sức khỏe giới tính là một phần quan trọng của sức khỏe sinh sản VTN. Trong khi đó sức khỏe sinh sản VTN là một trong mười nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được Bộ Y tế công nhận ở nước ta. Năm 2010 thế giới đã có hơn 1,2 tỉ người trong độ tuổi VTN, chiếm khoảng 1/5 dân số thế giới. Ở Việt Nam, VTN và thanh niên chiếm hơn 40% dân số, nghĩa là tương đương khoảng 36 triệu người. Trẻ VTN được gọi là “thế hệ tương lai”, và đây cũng là một phần đáng kể của thế hệ công dân toàn cầu hiện tại – đang sống, lao động và đóng góp cho các gia đình, cộng đồng, 9 xã hội. Vì vậy các em đáng được công nhận, được bảo vệ và chăm sóc, được sử dụng các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, được tạo cơ hội và được hỗ trợ [1]. Trong khi đó, thai nghén và sinh đẻ ở tuổi VTN dẫn đến nhiều hậu quả về kinh tế và xã hội bên cạnh những hậu quả về sức khỏe như [12]: _ Hạn chế khả năng học tập dẫn đến giảm cơ hội tìm được việc làm tốt. _ Không có tiền: suy yếu sức khỏe cả mẹ cả con. _ Nhà nước phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con. Xã hội phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém và các vật liệu kém hiệu quả của những người lao động kém lành nghề. _ Làm tăng tốc độ phát triển dân số. _ Nhiều khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, VTN bỏ học để tìm cách tự cứu: đi làm, từ bỏ quyền làm mẹ, có khi giết đứa trẻ mới sinh hoặc bi quan, tự sát, làm gái mại dâm. Như vậy chăm sóc sức khỏe giới tính ở trẻ VTN là việc cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. 1.3 Tình hình chăm sóc sức khỏe giới tính ở vị thành niên 1.3.1 Tình hình chăm sóc sức khỏe giới tính ở vị thành niên trên thế giới Theo WHO, hằng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15 đến 19 sinh con, chiếm gần 11% số ca sinh toàn cầu. Tại các nước đang phát triển khoảng 40% số phụ nữ có thai và sinh con dưới 20 tuổi, đặc biệt ở Tây Phi tỷ lệ này lên tới 56%. Mỗi năm trung bình có 4,4 triệu VTN nữ ở các nước đang phát triển phải nạo phá thai trong điều kiện không an toàn [18]. Nghiên cứu tại một số nước đang phát triển cho thấy hầu hết VTN đều có kiến thức về phòng tránh thai. Một số quốc gia ở vùng Caribe và Mỹ La tinh tỷ lệ này dao động từ 67% đến 99%; vùng cận sa mạc Sahara, Châu Phi là 78% đến 84,6% và vùng Châu Á, Đông Nam Á là trong khoảng 91% đến 10 93,3%. Bao cao su và thuốc uống tránh thai là hai BPTT được biết đến nhiều nhất. Các biện pháp truyền thống như tính vòng kinh hay xuất tinh ngoài được biết đến ít hơn [19]. Có 25% các em nữ trong số 370 học sinh trung học được khảo sát tại Nga biết rằng BCS chỉ nên sử dụng một lần [20]. Một nghiên cứu tiến hành năm 2012, trên nữ VTN ở một thành phố của Thái Lan của Soiy Anusornteerakul và cộng sự, cho thấy 56,0% các em gái biết đến bao cao su, và 63,0% các em biết về viên thuốc tránh thai [21]. Một nghiên cứu tại Jamaica (thuộc vùng Caribe) trên 500 học sinh trong độ tuổi từ 11-14 tuổi cho thấy chỉ có 27% các em nữ biết rằng có thể mang thai khi quan hệ tình dục lần đầu. Tại Ấn Độ, 80% các cô gái đến bệnh viện phá thai không biết rằng QHTD có thể mang thai hay mắc các BLTQĐTD và 90% không biết về các BPTT [20]. Điều tra gần đây cho thấy 83% thanh niên Philipine cho rằng mình đã miễn dịch với HIV. Ở Indonesia, 61% trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 biết về AIDS nhưng không biết hoặc không chắc phải tự bảo vệ mình khỏi nhiễm HIV như thế nào. Tại Trung Quốc, 50% của 2500 trẻ em gái tuổi từ 15-20 không thể kể tên một cách nào để tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm HIV [22]. Trong khi một cuộc khảo sát ở Kenya (thuộc miền đông Châu Phi) trên đối tượng là nhóm phụ nữ trẻ (15-24 tuổi) cho kết quả nữ giới có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nam giới trung bình từ 2 đến 4 lần [23]. Ở Iraq vẫn còn tới 25% các cô gái kết hôn trước tuổi 18 và 6% kết hôn trước tuổi 15. Trong số 1671 phụ nữ Ethiopia (một quốc gia Đông Phi) được khảo sát, 17% kết hôn trước 15 tuổi [24]. Các số liệu khảo sát hộ gia đình cho thấy ở các quốc gia đang phát triển 11% nữ giới ở độ tuổi 15-19 tuổi cho biết đã từng quan hệ tình dục trước 15 tuổi. Hiện tượng quan hệ tình dục sớm ở trẻ VTN có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng biến chứng cao trong quá trình mang thai và sinh nở - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở 11 nữ giới độ tuổi 15-19 trên khắp thế giới – cũng như làm tăng nguy cơ mắc các BLTQĐTD và có thai ngoài ý muốn [1]. Trong một nghiên cứu của Williams E Nwagwu, được tiến hành trên 1011 nữ VTN trong các trường trung học của một thành phố của Nigeria (thuộc Tây Phi) năm 2007, cho kết quả 66,2% nữ sinh mong muốn được nhận thông tin sức khỏe giới tính từ cha mẹ, 56,2% nữ sinh mong muốn nhận được những thông tin này từ các giáo viên trong trường học của họ, và 74% nữ sinh tìm đến nguồn thông tin là internet khi có nhu cầu tìm hiểu sức khỏe giới tính [25]. Hiện nay các nước trên thế giới đang rất quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe giới tính. Một trong các biện pháp quan trọng mà nhiều nước đã áp dụng đó chính là việc truyền thông giáo dục (IEC: Information – Education – Communication). Theo điều tra của Quỹ dân số của Liên hợp quốc UNFPA, tại 151 quốc gia có ứng dụng các mục tiêu của IEC thì có 133 quốc gia (88%) báo cáo đã giúp trẻ VTN tiếp cận có hiệu quả với thông tin về chăm sóc sức khỏe giới tính [26], [27]. 1.3.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe giới tính ở vị thành niên tại Việt Nam Tính đến năm 2011 nước ta có khoảng 17,4% dân số trong độ tuổi VTN [28]. Tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn còn nhiều lo ngại. Giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giới tính, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN/TN sống ở nông thôn và miền núi [29]. Theo thống kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á. Số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em (Bộ Y tế) cho thấy, tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012). Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng