Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh copd tại ...

Tài liệu Kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh copd tại khoa nội hô hấp bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

.PDF
40
1
135

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THANH VÂN KIẾN THỨC SỬ DỤNG VACCIN PHÒNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA NỘI HÔ HẤP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM THỊ THANH VÂN KIẾN THỨC SỬ DỤNG VACCIN PHÒNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA NGƯỜI BỆNH COPD TẠI KHOA NỘI HÔ HẤP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp, anh chị và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, các giảng viên Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định và đặc biệt các các giảng viên trong Bộ môn Nội, những người đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề tốt nghiệp. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc, các bạn đồng nghiệp và toàn bộ nhân viên của Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: ThS Nguyễn Thị Thu Hường - Giảng viên TT Thực hành Tiền lâm sàng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, người đã hướng dẫn, dìu dắt tôi vượt qua những khó khăn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn quan tâm động viên và là điểm tựa tinh thần vững chắc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong 2 năm học vừa qua. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Phạm Thị Thanh Vân ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả thu được tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Phạm Thị Thanh Vân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... v ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 9 1.2.1. Thực trạng nghiên cứu về COPD trên thế giới ............................................. 9 1.2.2. Thực trạng nghiên cứu COPD tại Việt Nam............................................... 10 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT..................................................... 13 2.1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ............................................................... 13 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 13 2.3. Thực trạng kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của ĐTNC .................................................................................................................... 14 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................................. 18 3.1. Mô tả thực trạng kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của ĐTNC .................................................................................................................... 18 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 18 3.1.2. Mô tả kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của ĐTNC ................................................................................................................. 19 3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp của ĐTNC ........................................................................................ 19 3.2.1. Ưu điểm .................................................................................................... 19 3.2.2. Tồn tại và nguyên nhân ............................................................................. 20 3.2.3. Giải pháp để nâng cao kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp cho ĐTNC ............................................................................................... 21 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 23 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ĐT Đối tượng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GOLD (Global Initiative for Chornic Obstructive Lung Disease) Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế WHO (World Heath Organization) Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 15 Bảng 2.2. Phân bố đối tượng theo trung bình số năm chẩn đoán COPD ..................... 16 Bảng 2.3. Phân bố đối tượng theo yếu tố truyền thông ............................................... 16 Bảng 2.4. Kiến thức về việc sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp .......... 17 của ĐTNC (n=151) .................................................................................................... 17 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ...............................................................15 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng theo số năm chẩn đoán COPD .............................................................16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ COPD là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới và dẫn đến gánh nặng kinh tế và xã hội [18]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 600 triệu người bị COPD và 2,75 triệu người tử vong vì COPD mỗi năm. Dự báo COPD là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 4 và gây tàn phế xếp thứ 7 trên Thế giới vào năm 2030 [19]. COPD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc vẫn còn phổ biến. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối loạn liên quan [1], tần suất tăng đến năm 2060 có khoảng 5,4 triệu người chết có liên quan đến COPD [2]. Ở Mỹ, chi phí y tế cho COPD ước tính là 23,9 tỷ đô la, trong đó 14,7 tỷ là chi phí trực tiếp cho điều trị và 9,2 tỷ là chi phí gián tiếp. Các chi phí này rất phụ thuộc vào quản lý điều trị dự phòng tránh các đợt cấp phải nằm viện. Chi phí nằm viện sẽ chiếm trên 70% chi phí tổng thể cho điều trị COPD. Đối với các nước đang phát triển, xét trên góc độ kinh tế, COPD rất có thể là những gánh nặng rất đáng kể đối với các gia đình và xã hội [20]. Trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD trong năm 2016, chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm). Tại Việt Nam, các ca COPD chiếm tỷ lệ7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên [21]. Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và Cộng sự năm 2010 cho thấy, tỷ lệ mắc COPD chung của toàn quốc là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9% [3]. Đợt cấp COPD được mô tả là “Một sự kiện cấp tính được đặc trung bởi sự trầm trọng hơn của các triệu chứng hô hấp của người bệnh vượt quá mức bình thường thay đổi hàng ngày và dẫn đến thay đổi thuốc” [22]. Nhập viện vì đợt cấp thể hiện một phần chính của gánh nặng kinh tế xã hội liên quan đến COPD [18]. Các đợt cấp thường xuyên ở mức 2 lần/năm có liên quan đến tình trạng sức khỏe suy giảm nhiều hơn [24,25]. Có nhiều lý do dẫn đến đợt cấp COPD, nhưng phổ biến nhất dường như là do nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút và vi khuẩn. Vì vậy dự phòng đợt cấp đóng một 2 vai trò quan trọng trong quản lý COPD. Tiêm chủng được khuyến cáo như một phương pháp hiệu quả và đơn giản cho mục tiêu này. Các loại vắc xin phổ biến nhất được tiêm cho người bệnh COPD là để phòng ngừa nhiễm trùng do phế cầu khuẩn và cúm, những bệnh có tỷ lệ đợt cấp cao. Theo hướng dẫn của Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (GOLD, 2011), cả vắc xin cúm và phế cầu đều được đề nghị cho tất cả người bệnh COPD [18]. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu tuyến cuối của toàn quân, bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia. Bệnh viện với cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên y tế chất lượng cao đã và đang đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu khám chữa bệnh của toàn quân và toàn dân. Khoa Nội hô hấp của bệnh viện hàng năm khám và điều trị cho 400 – 450 lượt người bệnh COPD. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức thái độ của người bệnh COPD về việc sử dụng vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy tôi tiến hành khảo sát: “Kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022” với hai mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện kiến thức sử dụng vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp của người bệnh COPD tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1.1. Khái niệm Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT [1]. 1.1.1.2. Nguyên nhân gây BPTNMT Có 2 loại yếu tố có thể là nguyên nhân gây BPTNMT: các yếu tố nội tại và các yếu tố môi trường - Các yếu tố nội tại * Yếu tố Gen Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine. Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ. Mức độ giảm FEV1 ở người không hút thuốc có giảm α1 antitrypsine là 5080ml/ năm. Mức độ giảm FEV1 ở người hút thuốc có giảm α1 antitrypsine là 100- 120 ml/ năm [4], [5]. * Sự tăng đáp ứng phế quản Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ cho BPTNMT. Tuy nhiên cơ chế tăng đáp ứng đường thở dẫn đến BPTNMT vẫn đang được nghiên cứu [4]. * Sự phát triển của phổi Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên [4]. * Tuổi Tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn ở người già. Qua nghiên cứu của Bùi Phương 4 Anh khi nghiên cứu về tỷ lệ mắc và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ của BPTNMT tại thành phố Quy Nhơn ghi nhận, tỷ lệ người mắc BPTNMT ở thành phố Quy Nhơn >40 tuổi chiếm tỷ lệ 6,3%. Bệnh có xu hướng gia tăng ở tuổi càng lớn [6]. - Các yếu tố liên quan đến môi trường * Khói thuốc lá Liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền [5]. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều mắc bệnh BPTNMT, 85 - 90% người bệnh mắc BPTNMT có sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT [3]. Nghiên cứu của Trần Hoàng Thành ghi nhận số người bệnh sử dụng thuốc lá > 10 năm chiếm tỷ lệ 68%, người bệnh mắc BPTNMT có các triệu chứng ho (86,5%), khạc đờm và tình trạng khó thở đều chiếm ở tỷ lệ cao [7]. * Bụi và chất hoá học nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường Ô nhiễm làm gia tăng tần suất mắc bệnh hô hấp, làm tắc nghẽn đường dẫn khí, giảm FEV1 nhanh hơn. Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá, các tác nhân bụi, hoá chất khi xâm nhập vào đường thở, lắng đọng ở biểu mô phế quản, lòng phế nang từ đó gây viêm biểu mô phế quản, xâm nhập bạch cầu đa nhân và đại thực bào. Giải phóng các hoá chất trung gian hoá học gây nên tình trạng phù nề tăng tiết và co thắt cơ trơn phế quản [4], [5]. Có một số nghiên cứu cho rằng các tiểu phần ô nhiễm không khí sẽ làm thêm gắng nặng ở lượng khí hít vào [5]. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố tác động đến BPTNMT [4]. * Nhiễm khuẩn đường hô hấp Nhiễm khuẩn có liên quan đến nguyên nhân cũng như tiến triển của BPTNMT. Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên cũng có thể gây BPTNMT ở thời kỳ trưởng thành [4]. Nghiên cứu trên 1 nhóm người bệnh mắc BPTNMT đang điều trị tại Khoa Hô Hấp - Dị Ứng Bệnh viện Hữu Nghị có số lần nhập viện >6 lần/năm ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tới 77,78% cụ thể: do vi khuẩn Streptococus pnenumoniae chiếm 30,56%, do vi khuẩn Haemophilus influenzae chiếm 25% [8]. 1.1.1.3. Triệu chứng. * Cơ năng Các triệu chứng lâm sàng nổi bật của BPTNMT là ho khạc đờm và khó thở. 5 Khạc đờm lúc đầu thường ít, thường xuất hiện vào sáng sớm hay ngủ dậy và số lượng đờm hàng ngày ít khi vượt quá 60ml, đờm thường là nhầy, khi có đợt bùng phát đờm thường là mủ, về sau ho khạc đờm diễn ra thường xuyên [4,5,9]. Khó thở khởi phát âm Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết người bệnh phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và người bệnh không thể đi bộ được hay không thể mang xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hàng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi) [9,10]. * Thực thể Tần số nhịp thở lúc nghỉ ngơi thường lớn hơn 20 lần/phút. Lồng ngực hình thùng, các xương sườn nằm ngang, khoảng gian sườn giãn. Phần dưới lồng ngực co vào trong khi hít vào. Rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran nổ. Có thể thấy dấu hiệu suy tim phải (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi). Ở giai đoạn cuối của BPTNMT thường hay có triệu chứng như viêm phổi, tâm phế mạn, người bệnh thường tử vong do suy hô hấp cấp tính trong đợt bùng phát của BPTNMT [9,10]. * Cận lâm sàng [4,5,9] X quang phổi thường - Giai đoạn đầu đa số bình thường. - Tăng đậm các nhánh phế huyết quản, có hiện tượng “phổi bẩn”. - Các dấu hiệu của giãn phế nang: + Lồng ngực giãn: Tăng khoảng sáng trước và sau tim, vòm hoành bị đẩy xuống, xương sườn nằm ngang. + Các mạch máu ngoại vi thưa thớt, bóng khí. + Cung động mạch phổi nổi. - Tim không to hoặc hơi to. Giai đoạn cuối tim to toàn bộ. Xét nghiệm. Đa hồng cầu có thể thấy trong BPTNMT tiến triển do thiếu Oxy gây ra. Trong các đợt bệnh nặng, xét nghiệm đờm có thể phát hiện ra phế cầu, Hemophilus influenzae hay Moraxella catarrhalis. 6 Điện tim. Điện tim có thể thấy nhịp nhanh xoang và trong đợt bệnh tiến triển có thể thấy hình ảnh điện tim bất thường của tâm phế mạn do tăng áp lực động mạch phổi gây ra. Loạn nhịp trên thất, kích động nhĩ có thể xảy ra. 1.1.1.4. Biến chứng [4,5,9] - Đợt cấp BPTNMT: Là đợt mất bù cấp của BPTNMT gây suy hô hấp. Đặc điểm của đợt cấp là tình trạng khó thở tăng nặng thêm; ho và tăng thể tích đờm và /hoặc đờm nhày mủ và tình trạng này thường đi kèm giảm oxy máu và tình trạng xấu đi của tăng CO2 máu. - Tăng áp động mạch phổi và tâm phế mạn: Tỷ lệ tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân BPTNMT nằm trong khoảng 35 – 50%. Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng thường gặp như tức ngực, khó thở, phù chân hay suy tim phải. - Tràn khí màng phổi: Tự phát xảy ra. - Ung thư phổi: Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân mắc BPTNMT. Thường gặp nhất là bệnh nhân BPTNMT do hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. - Loãng xương: Tỷ lệ loãng xương ở người bệnh BPTNMT rất cao, nằm trong khoảng 15 - 30% dân số chung bị bệnh loãng xương hiện nay. Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương ở người bệnh BPTNMT là việc điều trị corticoid trong một thời gian dài. Corticoid là yếu tố gây ra nguy cơ mềm xương, loãng xương ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. - Trầm cảm: Khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính BPTNMT, thường khiến người bệnh khó có thể tham gia vào các hoạt động xã hội. Với sự cô lập đó, sẽ gây ra tình trạng trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân BPTNMT. Nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách, bệnh trầm cảm ở người bệnh BPTNMT sẽ trở nên tồi tệ hơn, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. 1.1.1.5. Biện pháp điều trị chung [1] Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ Ngừng tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc... Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào Cai thuốc là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn BPTNMT tiến triển nặng lên. 7 Trong cai thuốc, việc tư vấn cho người bệnh đóng vai trò then chốt, các thuốc hỗ trợ cai giúp người bệnh cai thuốc dễ dàng hơn. a) Chiến lược tư vấn người bệnh cai thuốc lá - Tìm hiểu lý do cản trở người bệnh cai thuốc lá: sợ cai thuốc thất bại, hội chứng cai gây khó chịu, mất đi niềm vui hút thuốc, căng thẳng,... - Sử dụng lời khuyên 5A: + Ask - Hỏi: xem tình trạng hút thuốc của người bệnh để có kế hoạch phù hợp. + Advise - Khuyên: đưa ra lời khuyên phù hợp và đủ sức thuyết phục người bệnh bỏ hút thuốc. + Assess - Đánh giá: xác định nhu cầu cai thuốc thực sự của người bệnh. + Assist - Hỗ trợ: giúp người bệnh xây dựng kế hoạch cai thuốc, tư vấn, hỗ trợ và chỉ định thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá nếu cần. + Arrange - Sắp xếp: có kế hoạch theo dõi, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp để người bệnh cai được thuốc và tránh tái nghiện. b) Thuốc hỗ trợ cai thuốc lá Việc dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá giúp giảm nhẹ hội chứng cai thuốc và làm tăng tỷ lệ cai thuốc thành công. Các thuốc có thể chỉ định: nicotine thay thế, bupropion, varenicline. - Nicotine thay thế. + Chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân tim mạch có nguy cơ cao (vừa mới bị nhồi máu cơ tim cấp). + Các dạng thuốc: dạng xịt mũi, họng, viên ngậm, viên nhai, miếng dán da. + Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiện thuốc lá (mức độ phụ thuộc nicotine): thông thường từ 2-4 tháng, có thể kéo dài hơn. + Tác dụng phụ: gây kích ứng da khi dán, khi uống có thể gây khô miệng, nấc, khó tiêu... - Bupropion: tác dụng tăng cường phóng thích noradrenergic và dopaminergic ở hệ thần kinh trung ương giúp làm giảm ham muốn hút thuốc. + Không dùng cho bệnh nhân động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi ăn uống, dùng thuốc nhóm IMAO, đang điều trị cai nghiện rượu, suy gan nặng. + Thời gian điều trị 7 - 9 tuần, có thể kéo dài 6 tháng. + Liều cố định không vượt quá 300 mg/ngày: 8 Tuần đầu: 150 mg/ngày uống buổi sáng; Từ tuần 2 - 9: 300mg/ngày chia 2 lần. + Tác dụng phụ: mất ngủ, khô miệng, nhức đầu, kích động, co giật. - Varenicline có tác dụng giảm triệu chứng khi cai thuốc lá và giảm sảng khoái khi hút thuốc. + Chống chỉ định tương đối khi suy thận nặng (thanh thải Creatinine < 30ml/phút). + Thời gian điều trị 12 tuần, có thể kéo dài đến 6 tháng. + Liều điều trị: Ngày 1 đến 3: 0,5mg/ngày uống buổi sáng; Ngày 4 đến 7: 1mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều; Tuần 2 đến 12: 2mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều. + Tác dụng phụ: buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, trầm cảm, thay đổi hành vi. Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp - Nhiễm trùng đường hô hấp (cúm và viêm phổi...) là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp BPTNMT. Việc tiêm phòng vắc xin có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong. - Tiêm phòng vắc xin cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm cho các đối tượng mắc BPTNMT. - Tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân mắc BPTNMT giai đoạn ổn định. Các điều trị khác - Vệ sinh mũi họng thường xuyên. - Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh. - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt. - Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc. 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng nghiên cứu về vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp cho người bệnh COPD trên thế giới Chủng ngừa cúm có thể làm giảm các bệnh nghiêm trọng (chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp dưới phải nhập viện) và tử vong ở người bệnh COPD [26, 27]. Chỉ một số nghiên cứu đã đánh giá các đợt cấp và chúng cho thấy tổng số đợt cấp của mỗi đối tượng được tiêm chủng giảm đáng kể so với những người đã nhận giả dược [26]. Các loại vắc xin có chứa vi rút bị tiêu diệt hoặc vi rút sống bất hoạt được khuyến nghị [28] vì chúng có hiệu quả hơn ở người bệnh cao tuổi mắc COPD. Phát hiện từ một nghiên cứu dựa trên dân số cho thấy rằng người bệnh COPD, đặc biệt là người cao tuổi, đã giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim khi học được tiêm vắc xin cúm trong nhiều năm [29]. Tiêm vắc-xin phế cầu, PCV13 và PPSV23, được khuyến cáo cho tất cả người bệnh từ 65 tuổi trở lên. PPSV23 cũng được khuyến cáo cho những bệnh nhân COPD trẻ hơn với các bệnh kèm theo đáng kể bao gồm bệnh tim hoặc phổi mãn tính [30]. Dữ liệu cụ thể về tác dụng của PPSV và PCV ở bệnh nhân COPD còn hạn chế và mâu thuẫn [31] Một đánh giá có hệ thống về vắc xin tiêm ở người bệnh COPD đã xác định được mười hai nghiên cứu ngẫu nhiên để đưa vào và quan sát thấy tiêm vắc xin phế cầu đa hóa trị cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, mặc dù không có bằng chứng nào chỉ ra rằng tiêm phòng làm giảm nguy cơ mắc phế cầu đã được xác nhận. viêm phổi, một trường hợp tương đối hiếm. Tiêm vắc xin làm giảm khả năng đợt cấp COPD và bằng chứng chất lượng vừa phải cho thấy lợi ích của việc tiêm phòng phế cầu ở bệnh nhân COPD. Không đủ bằng chứng để so sánh giữa các loại vắc xin phòng phế cầu khác nhau [32]. PPSV23 đã được vi cho thấy làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân COPD <65 tuổi, với FEV₁ <40% được dự đoán, hoặc các bệnh đi kèm, đặc biệt là bệnh tim) [33]. PCV13 đã được chứng minh là có khả năng sinh miễn dịch ít nhất bằng hoặc cao hơn PPSV23 trong vòng hai năm sau khi tiêm chủng ở bệnh nhân COPD. Trong một RCT lớn PCV13 đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh viêm phổi mắc phải của cộng đồng loại vắc-xin (45,5%) và bệnh phế cầu khuẩn xâm nhập loại vắc-xin (75%) ở người lớn từ 65 tuổi trở lên và hiệu quả kéo dài ít nhất trong bốn năm [34]. 10 Theo nghiên cứu của tác giả Ghassen Kharroubi và cộng sự năm 2021 về kiến thức, thái độ, thực hành tiêm phòng vaccin cúm trên 1191 người cao tuổi Tunisia mác bệnh mạn tính cho kết quả: 36,1% nam, 63,9% nữ; 86,9% đối tượng có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, 13,1% đối tượng có trình độ học vấn từ THCS trở lên; 3,5% đối tượng có việc làm, 96,5% đối tượng không có việc làm hoặc bỏ việc; 19,4% đối tượng đã được tiêm chủng trong đợt cúm 2018 – 2019, 64,7% đối tượng sẵn sàng tiêm chủng trong mùa tiếp theo. Lý do chính có thể dẫn đến việc chấp nhận vaccin là khuyển cáo của bác sĩ (chiếm 41,1%), để bản thân chống lại bệnh cúm (chiếm 39,6%); trong khi hai lý do chính có thể dẫn đến việc từ chối vaccin là lo ngại rằng vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ (71,5%), cho rằng vắc xin không hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh cúm (chiếm 33,9%) [35]. Theo kết quả nghiên cứu của Hsin – Hui Huang và cộng sự năm 2017 về việc tiêm phòng cúm và nguy cơ suy hô hấp ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho kết quả: Từ năm 2002 – 2005 nghiên cứu thu dung 27.363 người bệnh được chẩn đoán COPD trong đó có 7575 người bệnh dưới 45 tuổi hoặc có chẩn đoán hen kết hợp đã được loại trừ do đó cuối cùng còn 19.788 đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ những người bệnh đã được tiêm phòng cúm trong vòng 01 năm sau khi chẩn đoán COPD tăng lần lượt từ năm 2001 – 2010: 25,3%, 32,04%, 37,95%, 34,28%, 34,23%, 31,48%, 30,53%, 34,59%, 33,38% và 26,79%; Tỷ lệ người bệnh ≥ 65 tuổi có tỷ lệ tiêm phòng cúm nhiều hơn đáng kể so với những đối tượng < 65 tuổi (tỷ lệ tiêm chủng: 51,83% so với 3,98% tương ứng). Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tiêm phòng cúm và nguy cơ suy hô hấp: những người bệnh tiêm phòng cúm giảm nguy cơ suy hô hấp so với những người bệnh không tiêm phòng (aOR 0,87, 95% CI 0,79 – 0,96) [36]. Theo nghiên cứu của Pinar Cimen MD và cộng sự năm 2015 về loại vắc xin nên sử dụng cho người bệnh COPD cho kết quả: có 82/88 đối tượng là nam (chiếm 93,2%), nữ chiếm 6,8%, độ tuổi trung bình 61,5; 70,5% đối tượng tốt nghiệp tiểu học, 23,9% đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông; 1,1% đối tượng tốt nghiệp đại học. Có 51,1% đã được tiêm vắc xin cúm và phế cầu, 48,9% đối tượng không có tiền sử tiêm chủng. Có 52 đối tượng chiếm 59,1% đã được bác sĩ thông báo về việc tiêm chủng và 44/52 (chiếm 84,6%) đã được tiêm chủng [37]. 1.2.2. Thực trạng nghiên cứu về vaccin phòng nhiễm trùng đường hô hấp cho người bệnh COPD tại Việt Nam 11 Phế cầu là một loại vi khuẩn thường trú trong vùng hầu họng của con người. Trẻ nhỏ hoặc người lớn có bệnh nền sau khi bị cúm hay bệnh đường hô hấp khác rất có khả năng bị vi khuẩn phế cầu này tấn công. Trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị phế cầu khuẩn tấn công gây viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và có thể gây tử vong trong 24 giờ. Chính vì vậy, trẻ từ 5 tuần tuổi đến 5 tuổi được khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi do phế cầu. Đây là biện pháp giảm thiểu các tai biến, giảm việc dùng kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết. Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Trang - Trưởng Phòng khám Tanimed cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến khích đưa vaccine phế cầu vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Phòng bệnh phế cầu khuẩn bằng việc tiêm vaccine sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi là cách giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí và thời gian chữa bệnh. Bác sĩ cho biết tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin phòng bệnh phế cầu là Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Anh). Vắc xin phế cầu Synflotix đưuọc chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Vắc xin Prevenar 13 được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi, nhất là người mắc các bệnh mạn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, tim mạch, tiểu đường… [11]. Bệnh cúm có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kèm theo các triệu chứng như sốt, đau họng, đau cơ, ho, mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi kéo dài trong vài ngày. Bệnh cúm có thể gây nguy hiểm đối với những đối tượng như trẻ sơ sinh, thai phụ, người có hệ thống miễ dịch kém và người già đặc biệt là trên 65 tuổi. Để phòng ngừa bệnh cúm, nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Và theo quyết định 2078/QĐ-BYT ngày 23/6/2011, Bộ Y tế đã khuyến cáo: Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm; Các nhóm nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng: Nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi, người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch ...), người già trên 65 tuổi [12]. Bệnh viêm phổi, viêm não do phế cầu khuẩn là một loại bệnh do vi khuẩn này gây ra. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường gặp nhất vào mùa đông và mùa xuân. Phế cầu khuẩn có thể nhiễm vào máu, phổi và màng não gây bệnh viêm tai giữa, viêm màng não mủ, viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Phế cầu khuẩn có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết hô hấp như nước bọt hoặc chất dịch. Vi khuẩn có thể cư trú trong họng và mũi, có thể lây truyền bệnh mà không gây ra triệu chứng nào. Vắc xin phòng phế cầu Prevenar 13 phòng 13 12 chủng phế cầu gây viêm phổi, viêm màng não ở cả trẻ em và người già, chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất cho cả đời ở trẻ từ 2 tuổi trở lên đến người già không giới hạn độ tuổi. Vắc-xin này còn có thể tiêm cả cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở đi. Vắc xin phòng phế cầu (Prevenar 13) đặc biệt được khuyến cáo tiêm cho những người có thói quen hút thuốc lá, những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính, những người đang bị suy giảm miễn dịch, người cắt lách, hay bị bệnh lí đường hô hấp (hen phế quản, COPD...) [12]. Theo PGS. TS Trần Văn Ngọc những cập nhật và thay đổi chính trong quản lý điều trị COPD trong GOLD, 2020: khi quản lý người bệnh COPD giai đoạn ổn định thì một trong những biện pháp không dùng thuốc là tiêm ngừa vắc xin cúm và các vắc xin khác theo hướng dẫn của địa phương [2]. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Tuyết Nhung năm 2021 tại Viện Tim mạch bệnh viện Bạch Mai cho thấy có 37,5% ĐTNC biết rằng tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những biện pháp phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [13].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng