Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp cấp tính của điều dưỡ...

Tài liệu Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp cấp tính của điều dưỡng tại bệnh viên nhi trung ương năm 2022

.PDF
46
1
133

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÂM THỊ THANH HUYỀN KIẾN THỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIÊN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÂM THỊ THANH HUYỀN KIẾN THỨC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIÊN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ VĂN ĐẨU NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Vũ Văn Đẩu đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Toàn thể các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc học tập và thu thập số liệu tại khoa để tôi có thể hoàn thành được khóa luận. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh khóa luận này. Xin cảm ơn các bệnh nhân và gia đình của họ đã hợp tác và cho tôi những thông tin quý giá để nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2022 Học viên Lâm Thị Thanh Huyền ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa học và chính xác. Các số liệu, cách xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan. Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2022 Học viên Lâm Thị Thanh Huyền iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NB Người bệnh DD Dinh dưỡng SDD Suy dinh dưỡng WHO Tổ chức y tế thế giới Đ DV Điều dưỡng viên iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………...…………….i LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………..……………….. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………iii MỤC LỤC …………………………………………………………………………iv DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………vi ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………...1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ……………………………3 1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 3 2.1. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 12 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIẾN …………………………………………16 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nhi Trung Ương ................................................... 16 2.2. Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của Điều dưỡng .......................................................................................... 17 Chương 3: BÀN LUẬN ………………………………………………………..24 3.1. Đặc điểm chung của Điều dưỡng viên......................................................... 24 3.2. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên ............................... 25 3.3 .Một số thuận lợi, khó khăn tồn tại và nguyên nhân ..................................... 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP…………..……………………………………………….29 KẾT LUẬN ………………………………………………………………...……..30 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….. PHỤ LỤC . ………………………………………………………………………. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ của ĐDV tham gia nghiên cứu ..... 19 Bảng 2.2. Kiến thức của ĐDV liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.................. 20 Bảng 2.3. Kiến thức về chế độ ăn cho trẻ bị NKHHCT ..........................................22 Bảng 2.4. Kiến thức chung của ĐDV về dinh dưỡng cơ bản cho trẻ ..................... 23 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ biết sử dụng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ của ĐDV..... 21 Biểu đồ 2.2. Kiến thức đạt liên quan đến SDD trẻ em ................................. 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một bệnh phổ biến ở trẻ em, chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trên thế giới [36]. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 20 đến 30 ngàn trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do bệnh viêm phổi [23]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc bệnh cao và tái diễn nhiều lần trong năm, xảy ra trung bình 4-6 đợt trên một trẻ trong một năm, gây tốn kém về chi phí điều trị. Thời gian để chăm sóc cho trẻ ốm đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và ngày công của các bà mẹ, là gánh nặng với ngành Y tế [8]. Một trong những yếu tố liên quan đến NTHHCT là tình trạng dinh dưỡng. Trẻ SDD, thiếu Vitamin và khoáng chất cũng dễ mắc nhiễm trùng đường hô hấp hơn ở trẻ bình thường và khi bị mắc bệnh hô hấp thì trẻ bị SDD có thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn và có tỷ lệ xuất hiện biến chứng nhiều hơn từ 2 – 20 lần [28]. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa bệnh tật và dinh dưỡng của trẻ. Theo tác giả Lê Văn An: có mối liên quan giữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn, dễ gây tử vong hơn và ngược lại khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dễ bị suy dinh dưỡng hơn. Việc nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn trẻ bệnh sẽ giúp trẻ chóng khỏi bệnh, giảm mức độ nặng của bệnh và trẻ phục hồi nhanh hơn, phòng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Góp phần giảm các chi phí cho gia đình và ngành y tế [1]. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng đòi hỏi rất cao. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ bị suy dinh dưỡng. Mối liên quan giữa SDD và nhiễm khuẩn là một vòng xoắn bệnh lý. Nhiễm trùng làm giảm sự ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu và tăng nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội [37]. Trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã có chủ trương nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho NB thông qua việc ban hành các văn bản, hướng dẫn về đẩy mạnh hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện và vấn đề chăm sóc dinh dưỡng 2 cho NB đã được đưa vào là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng chăm sóc tại các bệnh viện [4][3][5]. Tại các bệnh viện, Điều dưỡng (ĐD) được đánh giá là lực lượng chính trực tiếp chăm sóc NB, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của NB. Khi nhập viện bên cạnh việc NB cần được điều trị, chăm sóc với mục đích giảm và khỏi bệnh thì công tác chăm sóc dinh dưỡng của ĐD là một phần quan trọng. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh giúp cải thiện, phòng ngừa và kiểm soát dinh dưỡng cho NB tại bệnh viện, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Bệnh viện Nhi Trung Ương, là bệnh viện hàng đầu về thăm khám, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu các bệnh lý về hô hấp của trẻ em. Hiện nay công tác chăm sóc người bệnh về mặt dinh dưỡng tại bệnh viện nói chung và tại trung tâm hô hấp đã được chú trọng hơn trước. Để tìm hiểu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp cấp tính của Điều dưỡng chúng tôi thực hiện chuyên đề “Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp cấp tính của điều dưỡng tại bệnh viên nhi Trung Ương năm 2022” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhi bị nhiếm khuẩn hô hấp cấp tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 1.1.1.1 Khái niệm Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, gồm: mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày [1] 1.1.1.2. Nguyên nhân. [1] Nguyên nhân gây NKHHCT do virus và vi khuẩn - Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em. - Vi khuẩn: Ở các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong NKHHCT. Những vi khuẩn thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em: Hemophilus influenzae, Phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Tụ cầu (Streptococcus auerus), Klepsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis và các vi khuẩn khác. Các yếu tố nguy cơ Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển và ở nước ta đều có nhận xét chung về các yếu tố dễ gây NKHHCT ở trẻ em (yếu tố nguy cơ). Trẻ đẻ thiếu cân (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi nếu khi sinh nặng dưới 2500 g là 26,4%o trẻ sống, trong khi nếu khi sinh nặng trên 2500 g chỉ là 6,8%o. Suy dinh dưỡng là yếu tố dễ mắc NKHHCT hơn ở trẻ bình thường và khi bị NKHHCT thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu. Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Một nghiên cứu ở Brazin cho thấy: Nếu nguy cơ tương đối (RR) của tử vong do viêm phổi ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ là 1, thì ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ + sữa bò là 1,2 và trẻ chỉ nuôi bằng sữa bò là 3 [6][22]. 1.1.1.3. Phòng bệnh Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau: 4 Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt, ăn sam một cách khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin đặc biệt là vitamin A. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết. Phát hiện sớm và tiến hành xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh NKHHCT theo phác đồ. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị NKHHCT [1][6]. 1.1.1.4. Nuôi dưỡng trẻ bị bệnh NKHHCT Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn trẻ bệnh và hồi phục [21] Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu trẻ không được cung cấp thêm dinh dưỡng, tổ chức mỡ và cơ sẽ bị huy động để cung cấp năng lượng làm trẻ giảm cân, gầy yếu và chậm lớn. Nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn trẻ bệnh sẽ giúp trẻ chóng khỏi bệnh, giảm mức độ nặng của bệnh và trẻ phục hồi nhanh hơn, phòng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng. Góp phần giảm các chi phí cho gia đình và ngành Y tế. Mục đích của việc nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn trẻ bệnh và hồi phục là giúp trẻ nhanh có cân nặng trở về bình thường như trước khi bị bệnh. Nuôi dưỡng trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ nhỏ còn bú mẹ: Cho trẻ bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống. Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung: Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn. Chú ý đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng vì ở trẻ suy dinh dưỡng khi viêm phổi bệnh thường nặng và kéo dài dễ dẫn đến tử vong. 5 Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do trẻ bị sốt và cung cấp thêm vitamin A, vitamin C cho trẻ. Sau khi trẻ khỏi bệnh cần cho trẻ ăn tăng thêm bữa và bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục. Bổ sung vitamin A Các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu làm tăng nguy cơ thiếu vitamin A ở trẻ bệnh, đặc biệt đối với trẻ bị suy dinh dưỡng. Do vậy, khi trẻ bị mắc viêm phổi nặng cần bổ sung một liều viên nang vitamin A liều cao (liều lượng theo tuổi như hướng dẫn của chương trình phòng chống thiếu vitamin A) [7]. 1.1.2. Dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật 1.1.2.1. Vai trò của dinh dưỡng lâm sàng Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn đưa vào cơ thể và tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có TTDD không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe [14]. Dinh dưỡng điều trị học là một ngành khoa học về ăn uống cho NB. Nó nghiên cứu và đưa ra những nguyên tắc ăn uống cho những bệnh khác nhau. Nhiệm vụ của dinh dưỡng điều trị là đưa liệu pháp ăn uống vào phối hợp với các phương tiện điều trị khác (thuốc, lý liệu pháp…) Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị: [14], [13] Dinh dưỡng là một phương pháp điều trị chủ yếu trong một số bệnh: Dinh dưỡng điều trị có tác động đến căn nguyên gây bệnh, đến cơ chế điều hòa, khả năng phản ứng, bảo vệ cơ thể. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh dinh dưỡng có vai trò điều trị chính trong các bệnh: SDD do thiếu năng lượng, thừa cân béo phì do thừa năng lượng, các bệnh do thiếu vitamin A, B, C, D.., thiếu vi chất: sắt, kẽm, calci… Dinh dưỡng có vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng tốt nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý đã giúp tăng 6 cường miễn dịch rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong. Dinh dưỡng điều trị còn có tác dụng điều hoà các rối loạn chuyển hoá làm giảm hội chứng bệnh. Đặc biệt thấy rõ vai trò của dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày… Dinh dưỡng điều trị còn giúp cho cơ thể phục hồi tốt hơn ở những NB bị chấn thường phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành, sức khoẻ hồi phục nhanh hơn. Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng có tác dụng trong đáp ứng miễn dịch, khả năng đề kháng của cơ thể, nhất là các bệnh nhiễm trùng và khi có dịch bệnh. Đối với một số bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gan, thận…nếu chế độ ăn không đúng sẽ làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến thuốc điều trị và quá trình chữa trị. Như vậy, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn điều trị bệnh, phòng biến chứng, phòng tái phát. Dinh dưỡng có vai trò tích cực trong phòng bệnh: Dinh dưỡng đúng, đủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, dự phòng các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra. Nhiều chất dinh dưỡng có vai trò chủ đạo trong phòng và điều trị một số bệnh. Ăn uống không hợp lý phát sinh nhiều bệnh mạn tính như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, ung thư… Vì vậy phải coi trọng dinh dưỡng trong điều trị bệnh, NB điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác cần phải song song với chế độ dinh dưỡng phù hợp. NB cần coi thức ăn như là thuốc không chỉ khi nằm viện mà cả khi ra viện. 1.1.2.2 Mối liên quan giữa dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật *Mối liên quan giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn Mối liên quan giữa tình trạng thiều dinh dưỡng và nhiễm khuẩn theo hai chiều: thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến nhiễm khuẩn và bản thân các nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng SDD sẵn có (sơ đồ1.1) [10]. 7 Kém ngon mi ệng. Ch ất dinh dưỡng hao h ụt. Hấp thu kém. Chuy ển hóa r ối loạn Tần su ất mắc bệnh , mức độ bệnh , mức độ kéo dài Lư ợng ch ất dinh dư ỡng hấp thu th ấp Cân nặng gi ảm, tăng trư ởng kém, mi ễn dịch suy gi ảm, tổn thương miêm m ạc của bệnh Sơ đồ 1. 1: Mối liên quan giữa thiếu dinh dưỡng và nhiễm khuẩn [10] TTDD ảnh hưởng đối với tiến triển các bệnh cũng khác nhau, một số bệnh có ảnh hưởng rất lớn như: Lao, tiêu chảy nhiễm khuẩn, ho gà, nhiễm khuẩn hô hấp, sởi…, một số bệnh ảnh hưởng đến TTDD trung bình như: bạch cầu, nhiễm tụ cầu, liên cầu…, và có những bệnh ảnh hưởng ít như: đậu mùa, bại liệt 1.1.3. Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc về dinh dưỡng 1.1.3.1. Điều dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (CSNB) Định nghĩa điều dưỡng Định nghĩa của Hội Điều dưỡng Mỹ (1965): “Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khỏe” [20]. Định nghĩa này là cơ sở để đưa ra quy trình điều dưỡng mà hiện nay được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới [19]. Định nghĩa của Flogent Nightingale 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ phục hồi họ” [20]. Hiện nay, theo Thông tư 26/2015/TLLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 đã quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Nhiệm vụ của điều dưỡng Nguyên tắc thực hành của Virginia Henderson liên quan tới các nhu cầu cơ bản của con người. 14 nhu cầu cơ bản theo học thuyết Virginia Henderson đã giúp 8 chúng ta xác định nội dung về khung thực hành điều dưỡng trong CSNB nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ, bao gồm [20]. Đáp ứng nhu cầu về hô hấp Đáp ứng nhu cầu về ăn uống Giúp đỡ NB bài tiết Giúp đỡ NB về thay đổi, duy trì tư thế, vận động và tập luyện Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ Giúp NB mặc và thay quần áo Giúp NB duy trì thân nhiệt Giúp NB vệ sinh cá nhân hàng ngày Giúp NB tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện Giúp NB trong giao tiếp Giúp NB thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng Giúp NB lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng Giúp NB trong những hoạt động vui chơi giải trí Giúp NB có kiến thức về y học Học thuyết Virginia Henderson gợi ý cho rằng người ĐD khi tiếp cận với NB cần phải đánh giá và chẩn đoán những nhu cầu của họ trên cơ sở đó hỗ trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. 1.1.3.2. Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng Trong Thông tư 31/2021/TT-BYT ghi rõ : Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định ,can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về : hô hấp , tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết,vận động và tư thế,ngủ và nghỉ ngơi,mặc và thay đồ vải , thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, gaiir trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe Nguyên tắc CSNB trong bệnh viện Nguyên tắc CSNB trong bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế được thể hiện trong Thông tư 31/2021/TT-BYT , gồm 2 nguyên tắc cơ bản sau [15]. 1.Việc nhận định lâm sang, phân cấp chăm sóc và thưc hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an 9 toàn, chất lượng, công bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh. 2.Việc thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải đảm bảo có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác trong bệnh viện. 1.1.4. Chăm sóc dinh dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của ĐD 1.1.4.1. Chăm sóc dinh dưỡng Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Nhiều bệnh về dinh dưỡng được chữa khỏi thông qua áp dụng một chế độ ăn thích hợp. Do đó, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho NB cũng là một yếu tố quan trọng cần được chú trọng và ưu tiên trong quá trình điều trị giúp cho TTDD của NB ngày một cải thiện, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Chăm sóc dinh dưỡng là một nhóm các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cần thiết của NB [14]. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng bao gồm những bước sau [14]. Đánh giá TTDD và phân tích số liệu thông tin để nhận biết các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Chẩn đoán dinh dưỡng. Can thiệp dinh dưỡng: lên kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên các can thiệp dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Theo dõi và đánh giá kết quả quá trìnhchămsóc dinhdưỡng. Chăm sóc dinh dưỡng cho mỗi NB phụ thuộc vào sự xuất hiện của bệnh hoặc các bệnh lý tiềm tàng, môi trường, tăng trưởng và phát triển các vấn đề văn hóa xã hội liên quan. Chăm sóc dinh dưỡng có thể bao gồm: đánh giá TTDD của NB, can thiệp dinh dưỡng, đánh giá khẩu phần dinh dưỡng, chế độ ăn, dinh dưỡng đường miệng, đường ống thông hay nuôi dưỡng đường tình mạch, tư vấn giáo dục về dinh dưỡng. Để nâng cao chất lượng điều trị, các bệnh viện cần xây dựng hướng dẫn hoạt động hoạt động chăm sóc y tế trong đó có hướng dẫn các bước của quá trình chăm sóc dinh dưỡng. * Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện: - Các bệnh viện phải tổ chức hoạt động dinh dưỡng gắn với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện 10 - Người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú đều được sang lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng - Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của mình….. - Bác sỹ điều trị, bác sỹ khoa dinh dưỡng là người quyế định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. 1.1.4.2. Nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của ĐD Theo quy định của Thông tư 07/TT-BYT thì nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của ĐD được quy định tại Điều 7 như sau [15]:  ĐD, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá TTDD và nhu cầu dinh dưỡng của NB.  Hàng ngày, NB được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ  ăn phù hợp với bệnh lý.  NB có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào phiếu chăm sóc.  NB được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với NB có chỉ định ăn qua ống thông phải do ĐD, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện. Quy định theo dõi, đánh giá TTDD của NB nội trú trong quá trình điều trị được chỉ rõ trong Thông tư số 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng tiết chế bệnh viện ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế như sau[16] Điều 2, Chương I quy định về theo dõi, đánh giá TTDD của NB nội trú trong quá trình điều trị:  NB vào viện phải được đo chiều cao, cân nặng và ghi vào hồ sơ bệnh án. Các chuyên khoa căn cứ vào nhu cầu chuyên môn có thể quy định thêm các chỉ số khác để đánh giá TTDD. Tổ chức hội chẩn giữa cán bộ khoa Dinh dưỡng, tiết chế với bác sĩ điều trị về chế độ ăn đối với những trường hợp bệnh đặc biệt có liên quan đến dinh dưỡng. 11 Điều 17, chương III quy định trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng:  Kiểm tra việc tổng hợp chế độ ăn bệnh lý hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ điều trị và báo cho khoa Dinh dưỡng, tiết chế chuẩn bị chế độ ăn bệnh lý cho NB của khoa.  Tổ chức tiếp nhận suất ăn và hỗ trợ ăn uống cho NB tại khoa.  Kiểm tra việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý của viên chức y tế và NB trong khoa. Điều 21, chương III quy định trách nhiệm của viên chức trong bệnh viện  Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, tiết  Thực hiện đúng các quy định về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực chế. phẩm Vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho NB cũng được đưa vào là một chỉ số trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế [18] 2.1. Cơ sở thực tiễn 2.1.1 Nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu hoạt động chăm sóc của ĐD nhằm đánh giá chất lượng CSNB được thực hiện thường xuyên. Các nghiên cứu về công tác chăm sóc dinh dưỡng cho NB ngày càng được quan tâm. Năm 1999, Kowanko I. và cộng sự đã nghiên cứu về kiến thức, thái độ trong chăm sóc dinh dưỡng cho ĐD tại Úc đã khẳng định sự xuất hiện của SDD trong các bệnh viện có liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng cho NB của ĐD trong thời gian NB nằm viện. Nghiên cứu này cũng khảo sát kiến thức, thái độ về dinh dưỡng và việc cung cấp thực phẩm trong bệnh viện của ĐD. Kết quả cho thấy ĐD thiếu kiến thức chuyên sâu cần thiết để thực hiện việc chăm sóc thích hợp cho NB của họ. Mặc dù đa số ĐD coi chăm sóc dinh dưỡng là quan trọng, song ĐD gặp khó khăn trong việc ưu tiên chăm sóc dinh dưỡng so với các hoạt động điều dưỡng khác [32]. Nghiên cứu của Kobe năm 2006 nhằm điều tra kiến thức dinh dưỡng, thái độ và thực hành của ĐD tại khoa phẫu thuật bệnh viện quốc gia Kenyatta. Kết quả cho 12 thấy tỷ lệ đáp ứng kiến thức, thái độ và thực hành là 63% trong tổng số 106 ĐD được khảo sát, điểm kiến thức về dinh dưỡng được xếp loại trung bình (57%). ĐD không biết vai trò của họ trong chăm sóc dinh dưỡng, họ cũng không biết vai trò của các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ. Chỉ có 26% cho rằng trách nhiệm của ĐD là đánh giá TTDD của NB, 72% cho rằng đó là trách nhiệm của các chuyên gia dinh dưỡng, 24% cho rằng đó là trách nhiệm của các bác sĩ; 32% ĐD cảm thấy họ có trách nhiệm hỗ trợ NB trong việc ăn uống; 72% ĐD báo cáo việc cân NB khi nhập viện là quan trọng, song chỉ có 43% NB thực sự được cân nặng (trong số đó 59% NB được cân vì mục đích sử dụng thuốc và 18% NB được cân để đánh giá TTDD). Nghiên cứu cũng chỉ ra mặc dù thái độ của ĐD đối với việc chăm sóc NB là tích cực song thực hành lại mâu thuẫn với thái độ của họ [31]. Năm 2009, Holst M. điều tra thái độ và thực hành của ĐD ở các nước Đan Mạch, Thụy Điển và Nauy liên quan đến dinh dưỡng. Báo cáo kết quả cho thấy ĐD có thái độ tích cực đối với chăm sóc dinh dưỡng, tuy nhiên thực hành dinh dưỡng của họ không phản ảnh điều này. Cụ thể 90% ĐD có thái độ tích cực với việc sàng lọc dinh dưỡng đối với NB nhập viện nhưng thực tế chỉ có 1/3 số ĐD thực sự tiến hành sàng lọc TTDD cho NB. Nghiên cứu cũng chỉ ra có tới 93% ĐD ghi chép việc lập kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho NB trong hồ sơ bệnh án, nhưng điều này hiếm khi được thực hiện trong thực hành dinh dưỡng của họ. Ngoài ra việc theo dõi thường xuyên TTDD cho NB có nguy cơ SDD cũng ít được thực hiện: ở Đan Mạch là 56%, Nauy là 20% và Thụy Điển là 28% [29]. Nghiên cứu của Adeline E.M và cộng sự năm 2014 đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của 140 NVYT trong quản lý NB suy thận tại Dar es Salaam Tanzania. Kết quả cho thấy hầu hết NVYT tham gia nghiên cứu có kiến thức về dinh dưỡng kém. Có tới 72,4% ĐD nói rằng họ không có kiến thức về các vấn đề dinh dưỡng liên quan và việc đánh giá dinh dưỡng là trách nhiệm của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ. Mặc dù 94% NVYT có thái độ tích cực về vai trò của dinh dưỡng trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh song lại có tới 92 % số người được hỏi không sử dụng bất cứ một hướng dẫn chế độ dinh dưỡng hay quản lý dinh dưỡng nào trong thực hành của họ [35]. Nghiên cứu của Boaz M. và cộng sự được thực hiện tại Isarael trên 106 ĐD làm việc tại hai bệnh viện lớn của Chính phủ nhằm khảo sát kiến thức và thái độ về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan