Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Khổng phu tử và luận ngữ

.PDF
390
12
115

Mô tả:

ị PHẠM VĂN KHOÁI sKhổng 'Phu tử r ò LUẬN NGỮ ■ (SÁCH THAM KHẢO) NHÀ XUẨT BÁN CHÍNH TRỊ QUOC GIA ‘K hổng < Phu tử LUẬN NGỮ WUự»vW*W’0Ấ1 jC H Ỗ n g fu_ứ u o í i i 6 0 G \* , a nhà c H íh h t m * U*T ®Hà MỌ' Q U Ó C M Ụ• C L Ụé C Lời Nhà xuất bản.............................................................................................. 5 Dẩn luận: Khổng Phu tử và Luận ngữ.................................................... 9 C h ư ơ n g I. CUỘC ĐỜI KHỔNG TỬ ...................................... 16 1 . Tổ tiên c ủ a Khổng tử......................................................................... 1 8 2. Tuổi thd c ủ a Khổng tử...................................................................... 2 2 3. Những m ố c đ ầu tiên trên con đường vi c h í n h ....................... 3 0 4. Vi chính tại nước L ỗ ..........................................................................6 2 5. Vụ Thiếu Chính M ã o ......................................................................... 7 1 6. Giai đ o ạ n cuối c ủ a thời ngồi g h ế quan Tư k h ấ u ..................76 7. Những n ă m chu du lưu l ạ c .............................................................8 3 8 . Những n ă m cuối đời ở đất L ỗ .........................................................98 C h ư ơ n g II. HỌC THUYẾT CỦA KHổNG TỬ...................... 105 1 . Học thuyết của Kh ổng tử v ề con người và nhân c á c h con n gư ờ i...................................................................................1 0 5 1.1. Học thuyết của Khổng J ử về bản tinh của con người..... 106 1.2. Học thuyết của Khổng tử về sự phân lớp con người...... 109 2. Học thuyết của Khổng tử v ề x ã hội ........................................ 1 2 4 2.1. Cơ sỏ xã hội thời Chu.....................................................124 2.2. Một số tiêu chuẩn và nguyên tắc tổ chức xã hội của Khổng tử............................................................................ Í27 3. Học thuyết củ a K hổng tử v ề nhà n ư ớ c .................................. 1 3 5 3.1. Lễ-Nhạc-Nhượng trong thiết chế quản lý.............................. 138 3.2. Mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý.. 143 3.3. Hai trạng thái xã hội: đại đồng và tiểu khang ................... 147 5 4. Học thuyết c ủ a Khổng tử và c h ế độ q u a n l i ê u ................... 1 4 9 5. Từ Luận ngữ đến kinh tế thị trường hiện đ ạ i ....................... 1 5 9 6. Lời nhắn nhủ từ Văn Miếu T h ă n g Long Hà N ộ i .................1 6 7 LUẬN NGỮ (nguyên văn chữ Hán, phiên âm và dịch) ...........181 Học nhi đ ệ n h ấ t .....................................................................................1 8 3 Vi chính đệ n h ị........................................................................................1 9 0 Bát dật đệ t a m ........................................................................................1 9 9 Lý nhân đ ệ tứ..........................................................................................2 1 0 C ô n g Dã Tràng đ ệ n g ũ ......................................................................2 1 7 Ung dã đệ l ụ c .........................................................................................2 2 9 Thuật nhi đ ệ thất................................................................................... 2 4 0 Thái B á đ ệ b á t ....................................................................................... 2 5 3 Tử hãn đ ệ c ử u ........................................................................................ 2 6 1 Hương đản g đ ệ t h ậ p ........................................................................... 2 7 2 Tiên tiến đệ thập n h ấ t .........................................................................2 8 0 Nhan Uyên đệ thập n h ị...................................................................... 2 9 4 Tử Lộ đ ệ thập t a m ............................................................................... 3 0 6 Hiến v ấn đ ệ thập t ứ .............................................................................3 1 9 V ệ Linh cô n g đ ệ thập n g ũ .................................................................3 3 7 Quý thị đệ thập lục............................................................................... 3 5 0 Dương Hoá c>: thập thất.................................................................... 3 5 9 Vi Tử đ ệ thập Dát...................................................................................3 7 1 Tử Trương đ ệ thập c ử u ...................................................................... 3 7 8 Nghiêu viết đ ệ nhị t h ậ p ...................................................................... 3 8 8 6 LỜI NHẢ XUẤT BẢN Khổng tử được các nước A Đông tôn vinh là Vạn th ế sư biểu. Học th uyết của ông - Nho giáo, đã từ ng thông trị đ ấ t nước Trung Hoa suốt hơn 2500 n ă m và có ảnh hưởng sâu sắc đến một số nước, trong đó có Việt Nam. Có thể nói rằng, Không học, Nho giáo đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực đời sống Việt Nam. Cùng với chữ Hán, Nho học là nội dung chính của khoa cử truyền thông và nó chỉ chính thức chấm dứt về mặt hành chính vào năm 1919, khi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ khoa cử phong kiến. Những di sản, cả tiêu cực lẫn tích cực của Nho học vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Lịch sử có lôgíc riêng của nó, sự vận động của lịch sử tư tưởng cũng phái tuân theo lôgíc khách quan này. Nho g ú c ũ n g không ngoại lệ. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá về Nho giáo càng phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử đã sản sinh và tạo dựng nên bước vận động phát triển của nó. Thời gian gần dây, vào những năm 90 của th ế kỷ XX, ngạc nhiên trưốc sự phát triển thần kỳ của một sô mtóc châu A, vẫn quen gọi là bốn con rồng châu A, nhiều học giả Đông Tây đã quan sát thấy, Nhật Bản, Hàn Quổc, Xingapo... là những nước có nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường, là những nước tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn tồn tại những lễ nghi truyền thông Nho giáo. Họ đã lý giải, chính những yếu tố cốt lõi của Nho giáo như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,... đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế những tiêu cực vổn có trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đó là những yêu tố tinh thần tạo nên sự phát triển kinh tế ổn định và môi trường xã hội, môi trường văn hoá lành mạnh. Việt Nam đang phát triển nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng cả tích 7 cực lẫn tiêu cực của các quy luật kinh tê thị trường. Những kinh nghiệm của N hật Bản, Hàn Quốc,... trong việc khai thác các giá trị của học thuyết của Không tử nhàm xây dựng nên kinh tê thị trường hiện đại có thể cũng là dịp để chúng ta xem xét, suy ngẫm. Để thiết thực phục vụ công tác nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt N am tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giỏi thiệu cuốn sách Khổng Phu tủ và Luận ngữ của PGS.TS. Phạm Văn Khoái, Chủ nhiệm bộ môn Hán Nôm, Phó chủ nhiệm khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuôn sách được chia thành hai phần. Phần thứ nhất, gồm: Chương 1. Cuộc đời Khổng tử, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của ông và Chương 2. Học thuyết của Khổng tứ qua Luận ngữ, giới thiệu học thuyết của Khổng tử trên một số lĩnh vực quan trọng của đòi sông xã hội. Phần thứ hai, tác giả dịch và chú giải tỉ mỉ tác phẩm Luận ngữ. Tác giả Phạm Văn Khoái, với cách tiếp cận tương đôi mới, đã trình bày những nhận thức mới và làm sáng tỏ giá trị tư tưởng của Luận ngữ đôi với đòi sông xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, với nguồn tư liệu phong phú của nhiều năm nghiên cứu công phu vê Khổng tử, tác giả đã tập hợp được khá nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về nhà triết học này. Do đó, cuôíì sách là một tài liệu tham khảo có giá trị cho đông đảo bạn đọc và đặc biệt những ai quan tâm đến Khổng tử. . Trân trọng giói thiệu cuôn sách với bạn đọc. Hà Nội, tháng 4 năm 2004 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 8 Dan luận K H Ổ N G P H U T Ử V À LUẬN NGỮ Hiện nay, các dân tộc, quổc gia, cộng đồng, khu vực trên thê giới đang trong xu th ế quốc tế hoá mới mang tầm vóc, quy mô của thê kỷ XXI. Đó là một giai đoạn hội nhập m ang tính toàn cầu, diễn ra dưới tác động to lỏn của kinh tê tri thức. Các quốc gia. dân tộc, một mặt, vừa phải phát huy các giá trị văn hoá vốn có của mình, mặt khác, phải biết đối thoại, hợp tác để tồn tại và phát triển. Tư tưởng về một th ế giới thông n h ấ t trong đa dạng đã được Khổng tử (551-479 Tr.CN) - một người mà tên tuổi ngang hàng với các nhân vật tôn giáo vĩ đại như Giêsu, Thích Ca, Mohamet... phát biểu trong L uận ngữ. Tìm hiểu cuộc đời, tư tưởng, học theo Thánh Khổng trước tiên phải đọc Luận ngữ. "Luận ngữ giả, nhị thập thiên. Quần đệ tử, ký thiện ngôn. Nghĩa là: Sách Luận ng ữ , hai'mươi thiên. Các học trò ghi lời hay" (Tam tự kinh). Lòi giới thiệu gọn gàng đến tuyệt vời ấy đã bao hàm trong nó cả cách thức xây dựng, cả tác giả biên soạn cũng như nội dung, các nhân vật có trong Luận ngữ. Trong từng thiên lại có các chương. Tên gọi của các thiên trong Luận ngữ thường dược giải thích bằng cách: người ta đã lấy hai chữ đầu của nó để đặt. Các nhà chú giải ở các thòi kỳ khác nhau đều cho rằn g tên thiên như thế, phần nào cũng thể hiện chủ đề, nội dung của các chương được tập hợp trong đó. Chẳng hạn. các chương trong thiên Học nhi đệ nhất nhằm biểu dương tinh thần trọng học vấn, dạy cho con người làm điều nhân... của 9 Khống tử. Các chương của thiên Vi chinh đệ nhị nhàm truyền th u ậ t tư tưởng "dùng đức đê thi hành chính sự" nôn đã tập hợp các chương có nội dung thô hiện tư tương chính trị củng như cách thức quán lý nhà nước, xã hội theo COI1 dườiìK đức trị của Khổng tử. Các chương của thiên B át dật đệ tam lại tập trung vào chủ dề lỗ nhạc. Thiên L ý nhăn đệ tứ lại tạp hợp những chương toàn nói vê nhăn. Các thiên Công Dã Tràng đệ ngủ, Ung dã đệ lục, Thái Ba đệ bớt... lại tập trung vào chủ dể bàn về các nhân vật cô. kim. Các thiên Thuật nhi đệ th ấ t, Tứ hãn đệ cứu, Hương đảng đệ thập... lại ghi nhiều điều biểu hiện các đức tính, hành vi của Khổng tủ như: khiêm tôn, dạy người không biêt mệt... cũng như những khó khàn mà Khổng tử gặp phải trên đường vi chính, hành đạo của mình... Các thiên như Tiên tiên đệ thập nhất, N han Uyên đệ thập nhị... lại ghi nhiều vê học trò của Khổng tử như: Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Trọng Cung, Phàn Trì... Các thiên Hiển vấn đệ thập tứ, Vệ Linh công đệ thập ngủ... lại tập hợp nhiều chương bàn vê đạo và phẩm chất của người quân tử... L uận ngữ cũng là tác phẩm văn học tuyệt vời, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn học Trung Quốc mà nhân vật trung tâm là Thầy Khổng. Đã hơn 2550 năm, cuộc đòi và học thuyết của Thầy Khổng cũng như quyển sách phản ánh cuộc đời Thầy - sách Luận ngữ, đã có biết bao thăng trám. Tần Thuỷ hoàng dã tiến hành "phần thư, khanh nho - đốt sách, chôn học trỏ", sách Luận ngữ bị cháy rụi trong ngọn lửa bạo tàn. Phải khó khăn lắm người ta mới khôi phục được... Ngay trong thế kỷ XX. Khổng tử lại một lần bị đem ra phê phán ngay trên quê hương Trung Hoa của mình. 10 Sách Luận ngữ sau khi được khôi phục đã trơ thành kinh từ thời Hán. Đến thời Đưòng, nó dược khắc vào bia đá và được giữ nguyên cho đến tận bây giờ. ở thời Tông, nó là một trong bôn sách hợp thành Tứ th ư (Luận ngữ, M ạnh tử, Trung dung, Đại học) và được Chu Hy (1130-1200) chú giải một cách tường tận, không chỉ cho thòi bấy giờ, mà còn có ích đến ngày nay. ở giai đoạn cận, hiện đại, L uận ngữ không chỉ được giới thiệu ở các nước đồng văn mà còn được giới thiệu ở các nước phương Tây. J. Legge đã dịch Luận ngữ ra tiếng Anh từ năm 1893. Đến nay đã có khoảng hai chục bản dịch và chú giải Luận ngữ bằng các tiếng châu Âu như của D.c. Lay, A.VValey, R. Ware, R. Moritz, L. Perelomov, p. Ponov, B. Alecxev, I. Semenenco... Riêng bản của R. Ware đã tái bản hàng chục lần. ở các nước đồng văn khác, ngoài Trung Quốc như Triều Tiên, N hật Bản, vào thòi hiện đại đã xuâ’t bản nhiều bản dịch và chú giải L uận ngữ mới. Nhiều bản đã được tái bản đến hàng chục lần. Riêng bản của Xanai Oxamu từ năm 1963 đên 1987 đã tái bản đến 33 lần ỏ N hật Bản. ở Trung Quốc, quê hướng của Khổng tử và Luận ngữ, thê kỷ XX đã xuất hiện nhiều bản chú giải mới. Bẽn cạnh các bản kim chú, kim dịch của các tác giả như: Tiền Mục, Dương Thụ Đạt, Dương Bá Tuấn, Trình Đức Thụ, Mao Tử Thuỷ, Vương Hy Nguyên, Tạ Băng Oánh, Triệu Kỷ Bân, Diêu Thức Xuyên... đồng thời lại có các bản Luận ngữ ở dạng song ngữ xuất bản ở nhiều nơi. Trong đó, bản của nhóm Lạc Thừa Liệt là một trong những bản mới nhất, ở Việt Nam, giai đoạn 11 hiện đại cũng có một sô bản dịch Luận ngữ như của Đoàn Trung Còn và của nhiêu dịch giả khác. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chủng tôi cũng có một bản dịch L uận ngữ như là tài liệu bổ trợ khi giới thiệu về tiểu sử Khổng tủ cho một sô" lớp ngữ văn, báo chí, du lịch.... Tiểu sử Khổng tử được trình bày theo những sự kiện chính như: Gia đình, thời niên thiêu, tuổi trưởng thành, những năm phục vụ nước Lỗ, việc ròi nước Lỗ, những năm chu du, những năm cuối đòi trở về và sông trên đất Lỗ. Khi viết tiểu sử Khổng tử, chúng tôi chủ yếu theo Luận ngữ và đôi khi theo cả s ử ký của Tư Mã Thiên. Còn vê học thuyêt của Khổng tử, chúng tôi cũng chỉ chú ý đến một sô diêm như: Khổng tử và nhà nước, con dường và quá trình chính thông hoá của Nho học, từ Luận ngữ đến kinh tê thị trường hiện đại trong kiến giải của Eiichi Shibusawa. Khổng học đã trỏ thành một trong những giá trị được gắn với hệ thông giáo dục, khoa cử từ chương truyền thông và chế độ nhà nước quan liêu ở vùng Đông A. Khi chế độ quan liêu và khoa cử từ chương bị phê phán, Khổng học cũng bị phê phán dữ dội, có phần thái quá vào những năm cuôi thê kỷ XIX đầu th ế kỷ XX. Theo cách nhìn đó, Khổng học bị xem là nguyên nhân của mọi sự trì trệ, bảo thủ, lạc hậu, là công cụ bảo vệ trậ t tự phong kiến. Cũng trong giai đoạn này, nhiều thí nghiệm đồi mới Không học đã xuất hiện, song kêt quả mang lại rấ t khác nhau. Với Khang Hữu Vi, Khổng học lại được tiếp cận chủ yếu từ khía cạnh chính trị, Khang Hữu Vi muôn cải biến thể chế chính trị của Trung Quôc. Nhưng do chỉ chú ý đôn cải cách chính trị mà không chú ý đôn các cải cách kinh tê - xã hội khác nên Khang Hữu Vi không 12 th à n h công. Học trò của ông, Lương Khải Siêu, khi phát triển tư tưỏng của thầy đã phần nào nhận tháy sự hạn chê của tư tưởng cũng như cách làm đó, nên đã nhấn mạnh đên chiến lược hiện đại hoá dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng dân khí, triển khai chiến lược xây dựng dân tộc và nhà nước hiện đại. Những cách làm trôn đã góp phần dưa Trung Quốc tiến lên những bước dài trên con đường bước vào th ế giới hiện đại. Với một số nhà cải cách Nhật Bản như Eiichi Shibusavva một trong những người được coi là cha đé của nền công nghiệp N hật Bản hiện đại, chẳng hạn, Luận ngữ và Khổng học lại được nhìn từ góc độ kinh tê thị trường hiện đại. Tư tưởng đổi mài Khổng học, dùng những phương châm có trong L u ậ n ngữ cho một chiến lược xây dựng N hật Bản từ góc độ kinh t ế đã đưa Nhật Bản tiến n hanh trên con đường cái cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tiếp nhận Luận ngữ từ góc độ kinh t ế thị trường, coi Khổng học là một trong những bệ đỡ chủ yếu cho quá trình xây dựng tư tương đạo đức kinh doanh hiện đại là một trong những nét rấ t đặc trưng của tiến trình phát triển kinh tê - xã hội trong nhiều nước và vùng lãnh thố ỏ Đòng Á và Đông Nam Á. Kinh tế thị trường ở đâỵ p h á t triển mang một sắc thái khác với kinh tế thị trường các nước phương Tây. Có người đã nói đến khái niệm chủ nghĩa tư bản Khổng giáo. Từ góc độ này, Khổng học trở thành một trong những giá trị quan trọng trong cuộc đối thoại giữa các nền văn minh hiện đại. Xuất phát từ thực tê đó, trong những chừng mực nh ấ t định, chúng tôi đề cập đến một sô luận điểm của Khổng học chủ yếu được trình bày trong Luận ngữ đang dược nhắc đến trong đời sông hiện đại như: hoà và đồng, tiên phú, hậu giáo, xã hội tiếu khang... để giới thiệu với bạn đọc một vài điểu vê đời sông hiện đại của Khống học. 13 Tập sách này là một tư liệu phục vụ cho những người làm công tác khoa học xã hội và nhân văn củng như cho đông đáo bạn đọc trong xã hội. Tập sách có cấu trúc thành hai phần chính. Văn bản Luận ngữ được chúng tôi sử dụng đế tiến hành dịch là bản được Chu Hy tập chú, lưu trữ tại Học viện Khổng giáo Hương c ảng . Khi tiến hành dịch, chúng tôi coi những chú giải của Chư Hy như là "bàn đạp" để chuyển dịch những ý nghĩa của từng chương Luận ngữ sang tiếng Việt. Chúng tôi đã tham khảo và tiếp thu nhiều th à n h tựu của một sô bản dịch tiếng Việt hiện có cũng như một sô bản dịch và chú giải khác. Chúng tôi tự biết đây là một việc quá sức của mình. Sụ hiểu biết vê Nho học và các vấn đề vãn hoá khác của chúng tôi còn hạn chế. Bởi vậy, công trình này không thể tránh khỏi sai sót. Chúng tôi thành thực mong bạn đọc lượng thứ và góp ý. Trong quá trình hoàn thành bản thảo, chúng tôi đã nhận được sự giúp đở của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tài Thư. Chúng tôi xiii chân thành cảm ơn. PHẠM V Ả N KHOÁI 14 £ -V*Ị Khổng Tử trong n g à y lễ (Tranh của họa sĩ vô danh thế kỷ XVI) 15 Chương I Cuộc Đ Ờ I K H Ổ N G TỬ Ngày Ký Sửu. năm thứ 16 đời Lỗ Ai công (479 Tr.CN). Khống tử qua đời. Trong lời ai điếu của mình, vua Ai công nước Lỗ nói sao mà thám thiết: “Trời xanh không thương ta, không đế lại cho ta người thày duy nhất có thê che chở con người duy nhất như ta. Ta bơ vơ, đau buồn ở trên ngôi báu. o hô ! Thưđng thay ! Thày Ni, mất thày, ta chẳng còn ai mà noi theo nữa...”. Lời ai điếu ấy có bị Tử Cống chê là trái lỗ: “Lúc Phu tử sống thì vua không biết dùng, đến khi chết lại thương viếng, th ế là trái lễ. Thương viếng lại nói: "Ta, con người duy nh ấ t” thê là dùng chữ sai", nhưng cũng cho thấy sự đau xót của người đòi trước cái chết của thày Khổng đến mức nào. Trò của ông đã an táng ông bên bờ sông Tứ, phía bắc kinh thành nước Lỗ, để tang ba năm. Hết tang, họ từ giã nhau, ai cũng khóc thảm thiết. Riêng Tử Cống còn làm nhà ở đó đên sáu năm mới đi. Hơn 100 nhà của học trò và người nước LÕ dựng bên mộ làm thành “Làng Khổng”. Khổng tử cao như núi Thái Sơn, làm hướng để người sau dõi theo mà hướng về. Con dường thày Khống vạch ra rộng rãi thênh thang cho mọi người sau ráo bước như một câu trong K inh Thi đã nói “Cao sơn ngưỡng chỉ. Cánh hành hành chỉ. Nghĩa là: Núi cao ta ngẩng trông, đường rộng lớn ta đi”. Cách đây hơn 2000 năm, Tư Mã Thiên đã viết: “Tôi 16 đọc sách của họ Không như được thấy Người. Khi đến Lỗ, xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ. Học trò tập vê lỗ nghi ở nhà Khổng tử theo dúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại, không dứt mà bỏ đi được. Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển nhưng lúc chết là hết. Khổng tử là một người áo vải, thê mà truyền muôn đòi, các học giả đều tôn làm thày, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Không tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy”1. Hơn 2000 năm trước đây, Tư Mã Thiên đã dùng những lời ấy khi viết về Khổng tử. Từ bấy đến giờ, thời gian qua đi, nhưng tinh th ầ n ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay. Theo S ứ ký, ta có thể tóm tắ t biên niên sử vê cuộc đời Khổng tử như sau: ô n g sinh năm thứ 21 đời vua Chu Linh vương, năm 22 Lỗ Tương công (tức năm 551 Tr.CN). Ba năm sau (549 Tr.CN), ông mồ côi cha. Năm 533 Tr.CN, ông xây dựng gia đình. Năm 532 Tr.CN, ông sinh con trai đầu lòng đ ặ t tên là Bá Ngư. ô n g từng giữ các chức nhỏ cho họ Quý (coi kho và quản lý súc vật phục vụ tế lễ). Năm 527 Tr.CN mẹ chêt. Năm thứ 20 đời Lỗ Chiêu công (522 Tr.CN), Khổng tử 30 tuổi, ông gặp vua Cảnh công nước Tề và Án Anh ở Lỗ. Khi Khổng tử 35 tuổi, vua Chiêu công nước Lỗ mang quân đánh Quý Bình tử - một nhà quý tộc có th ế lực nhất ở nước Lỗ, nhưng lại thua, khiến vua phải chạy sang Tề. Khống tử qua Tề vì LỖ loạn... ỏ n g có m ặt trong cuộc gặp gỡ giữa hai vua Tề Lỗ ở Giáp Cốc vào năm thứ 10 đời Lỗ Định công (500 Tr.CN). Mùa hạ, năm thứ 13 đời Lỗ Định công (497 Tr.CN), Khổng tử khuyên vua Lỗ phá ba thành của ba nhà có quyển lực lớn 1.Tư Mã Thiên: S ừ ký, N’xb.; Vỉĩn họr, tnrrr Hich eủa Piian JSI(ỊỌC, Hà Nội, 1972, tr. 251. 17 n h ấ t nước Lỗ: Mạnh, Quý, Thúc. Năm thứ 14 đời Lỗ Định công (496 Tr.CN), Khổng tử 56 tuổi, rời chức Tư khấu, ông giữ chức quyển Tướng quốc. Ngay sau đó, nước Tổ tạng nữ nhạc, ngựa đẹp cho vua Lỗ. Lỗ không dùng Không tử. ông bỏ Lỗ sang Vệ. ô n g lại tiếp tục cuộc chu du. Lần chu du này ông bị hãm ở đất Khuông. Lại trở lại Vệ và bỏ nước Vệ đê sang nước Tào, nước Tông, phiêu bạt sang Trịnh, Trần, bị nạn ỏ đất Bồ. Lại lần nữa đến Vệ và bỏ Vệ... Năm ông 60 tuổi, sang ở Trần. Rồi các năm sau, ông qua Sái, Diệp, bị vây và tuyột lương ở Trần - Sái phải nhờ đến s ỏ Chiêu vương dô giai vây... Ồng trở lại Vệ vào năm 488 Tr.CN lúc đã 63 tuổi (năm thứ 6 đời Lỗ Ai công). Sau đó, Quý Khang tử mời ông về Lỗ, nhưng không tham chính. Ong theo dấu của lễ thòi Tam dại, để tựa cho T h ư , san định Thi. giải thích Dịch. Đó là những điểm chính trong biên niên sử của Khổng tử. Cuộc đời 73 năm ấy của Khổng tử có thể được trình bày theo từng giai đoạn cụ thể. ớ quyển sách này, chúng tôi cán bản dựa theo Luận ngữ và Khổng tử th ế gia trong s ử ký Tư Mã Thiên mà viết. 1. Tố t i ê n c ủ a K h ố n g t ử ơ Trung Quốc xưa, vấn đề tố tiên luôn trở thành một trong những nhân tô" đảm bảo cho sự th àn h đạt cũng như tạo cờ sở cho những ngưỡng mộ của người dơi đôi với một con người. Dòng tộc vê bên nội (họ bên cha), bên ngoại (họ bên mẹ) luôn là những nhân tô đóng vai trò rất quan trọng cho đời sông, sô phận hay địa vị xã hội của bất kỳ một con người nào. Thời Xuân Thu - giai đoạn mà Khổng tử sông, hầu hết các chức vụ trong bộ máy hàn h chính đều được truyền theo 18 chê độ k ế thừa trong tông tộc. Theo lời Mạnh Ly tử dặn con là M ạnh Ý tử trong S ử ký thì: “Khổng Khâu là con cháu của bậc thánh nhân, tổ tiên bị giết ở nước Tỏng, cụ tổ là P h ấ t Phụ Hà dược nối ngôi làm vua nhưng lại nhường ngôi cho Lệ công. Đến thòi Chính Khảo Phụ giúp Đái công, Vũ công và Tuyên công, ba lần được làm thượng khanh nhưng lại càng cung kính. Cho nên, trên cái vạc của ông ta có khắc mấy chữ: “Được bổ lần thứ n h ấ t thì ta cúi xuống, được bố lần thứ hai thì ta khom lưng, được bổ lần thứ ba thì ta cúi thấp xuống, men theo tường mà chạy, nhưng cũng không có ai dám khinh ta. Ta ăn cơm ở vạc này, nấu cháo ở vạc này đế nuôi miệng t a ”. Ổng ta là người cung kính như th ế đấy. Ta nghe nói con cháu bậc th á n h nhân tuy không làm vua nhưng về sau t h ế nào cũng có người sáng suốt. Nay Khổng Khâu ít tuổi, thích lễ, có lẽ là con người sáng suốt như người xưa nói..."1. Nguồn gốc con cháu th á n h nhân và tô tiên là người nước Tông của Khổng tử trước hết gợi cho ta mối quan hệ có tính giòng giông của Khổng tử với vua Thành Thang nhà Ân. Cuôi thòi nh à Ân, vua Trụ mê theo Đát Kỷ làm nhiều điểu bạo ngược, Chu Vũ vương đem theo chư hầu đánh Trụ. Không chống nổi quân nhân nghĩa đồng lòng của Vũ vương, Trụ đã nhảy vào lửa mà chết. Vũ vương cắt đầu Trụ, giết Đát Kỷ, cởi tù cho Cơ tử, phong mộ Tỷ Can - những người hiền của nhà Ân, phong cho con Trụ là Vũ Canh tước lộc để lo hương hoả cho nhà Thương - Ân. Chu Vũ vương mất, Vũ Canh với Q uản Thúc và Sái Thúc (cả Quản Thúc và Sái 1 .Tư Mà Thiên: S đd, tr. 213. Thúc đểu là em của Vủ vương được sai đến giám sát con cháu nhà An) làm loạn. Vua Thành vương sai Chu công hổi tội, tiêu diệt họ mà lập Vi Tử Khải - là con trưởng của Đế At nhà Ân và là anh của vua Trụ ở đất Tông đế kế thừa hương hoà cho nhà An. Vi Tử Khải mất lại truyền ngôi cho em là Diễn, đó là Vi Trọng. Vi Trọng chết, con là Tông Tử Kê lên. Tông Tử Kê chết, con là Đinh Công Thân lên,... Vi Tử có thể xem là người đại diện có tính chất đặt nến móng cho dòng họ Khổng. Vi Tử nổi tiếng là người nhân trí. Phất Phụ Hà là ông tổ 10 đòi của Không tủ. là con trương của Tông Mân Công, có điểu kiện trở th àn h vua Tống nhưng ông đã nhường cho người khác. Sau sự kiện trôn, chi phái của Khổng tử không có quyền k ế thừa ngôi báu nửa nhưng ngươi trong chi phái này đã đảm nhiệm nhiều chức cao ờ nước Tông. Chẳng hạn, ông tố cách Khống tử bảy đòi Chính Khảo Phụ - một người nổi tiếng là khiêm tôn và có nhiều kiến thức, đã phục vụ dưới các triều vua Tông như: Đái công (799-766 Tr.CN), Vủ công (765-748 Tr.CN), Tuyên công (747-729 Tr.CN). Chính Khảo Phụ lại còn tu chỉnh những văn bản nhã nhạc của nhà Thương do quan nhạc sư của nhà Chu tấu n ữ a 1. Con Chính Khảo Phụ là Khổng Phủ là tể đồi thứ sáu của Khống tử. Từ đây, chi phái này mang họ Không. Khổng Phủ làm quan Đại tư mã nước Tỏng, có vợ xinh đẹp, Thái te Hoa Đốc gặp trên đường, thích muôn chiôm đoạt nen đa phao tin rằng: Mưòi một cuộc chiến tranh của nước Tông đều (lo 1. Khuông A Minh: K hô ng t ử binh tr u y ệ n , Tê N am xuất bản xã, bàn tiênK Trung Quốc, 1985, tr. 35. 20 Khổng Phủ gây ra cả, cần giết Khổng Phủ di để yên dân. Hoa Đốc giết Khổng Phủ, đoạt lấy vợ của ông và sau dó lại giết luôn cả vua Tống Thương công và đón công tử Phùng từ nước Trịnh vê làm vua là Tông Trang công \ Sự phức tạp của các sự kiộn trong chính trị của nước Tông bắt nguồn ở chỗ: Tuyên công có con trai là thái tử Dữ Di. Năm Tuyên công thứ 19, Tuyên công m ất lại nhường ngôi cho em là Hoà, tức Tong Mục công. Mục công cầm quyền dược chín năm, lúc'ôm đã triệu quan Đại tư mã Khổng Phủ. dặn lập Dữ Di con trai của Tuyên công lên ngôi chứ không lập công tử Phùng con của mình, nhằm để tỏ lòng biết ơn anh. Dữ Di lên ngôi là Tông Thương công. Đại tư mã Khổng Phủ nói rằng: Quân th ầ n chúng tôi muôn lập công tử Phùng. Nhưng vua Mục công không đồng ý. Thê rồi công tử Phùng phải sang làm con tin ở nưóc Trịnh. Năm thứ chín triều Tông Thương công thì quan Đại tư mã Khổng Phủ gặp nạn do Hoa Đốc làm như trên đây đã viết. Hoa Đốc sau khi đã giết Khổng Phủ và cầm thực quyền ở nước Tông, y b á t đầu tra xét nhà họ Khổng. Con của Khổng Phủ đã chạy sa n g nước Lỗ. Như vậy đến đây đã kết thúc lịch sử 300 ở nước Tống của họ Không. Trên m ảnh đất Lỗ. họ cần phải làm lại từ đầu. Họ có con và các thê hộ con cháu lại kê tục nhau cho đến các tên đã nhắc trong S ử ký: Khổng Phòng Thúc. Phòng Thúc sinh Bá Hạ. Bá Hạ sinh Thúc Lương Ngột. Lương Ngột tuổi cao mới lấy Nhan thị và sinh ra Khổng Khâu. 1. Tư Mã Thiên: s ử ký, Học uyển tùng thư, bản tiếng Trung Quốc, Bắc Kinh, 1999, tr.231. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan