Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoaluanhoangthitho...

Tài liệu Khoaluanhoangthitho

.DOCX
93
165
129

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tri ân tới thầy giáo Lê Quang Sơn – Cán bộ hướng dẫn ñã tận tình giúp ñỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân cảm ơn cô Huỳnh Thị Thu Hằng – Giảng viên Khoa Tâm lí – Giáo dục ñã có những góp ý và chỉ bảo em, giúp em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa Tâm lí – Giáo dục, trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng ñã tạo mọi ñiều kiện ñể em ñược rèn luyện, mở rộng tri thức, tu dưỡng ñạo ñức trong bốn năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn tới các gia ñình, các bậc phụ huynh trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP Đà Nẵng ñã giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện ñể em có ñược những kết quả nghiên cứu thực tế nhất cho khóa luận của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ quản lí và các giáo viên, chuyên viên, các kĩ thuật viên Trường Chuyên biệt Thánh Tâm, Ông Lê Văn Sơn - Trưởng khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa – TP Đà Nẵng ñã chia sẻ, trao ñổi và cung cấp cho em những thông tin cần thiết nhất cho ñề tài khóa luận này. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình em, tới các bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ thực hiện thành công khoá luận này! Em xin trân trọng tất cả những sự giúp ñỡ ñó! Đà Nẵng, tháng 6 năm 2009. Sinh viên Hoàng Thị Thơ 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ em là tương lai của nước nhà, là tế bào của xã hội do ñó các em có quyền ñược sống, quyền ñược vui chơi và học tập. Trẻ khuyết tật nói chung, trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) nói riêng cũng có ñầy ñủ các quyền cơ bản ñể bộc lộ khả năng, nhu cầu của mình ñể phát triển và chung sống. Đến nay, ñã có nhiều công trình nghiên cứu về tật CPTTT. Hầu hết các chuyên gia cho rằng tỉ lệ người CPTTT chiếm khoảng 1% - 3% dân số. Theo DSM – IV, tỷ lệ người CPTTT khoảng 1% tổng số dân. Nhìn chung, qua các cuộc ñiều tra ở nhiều nước khác nhau trên thế giới cho thấy rằng: Tỷ lệ phần trăm trẻ có nhu cầu ñặc biệt trên dưới 10%, có thể ước tính tỷ lệ trẻ CPTTT chiếm khoảng 3% tổng dân số. Theo thống kê, ở Việt Nam có tới 28,36% trẻ CPTTT trong số trẻ khuyết tật. Đây là con số trẻ CPTTT cao nhất so với các loại tật khác như: Khiếm thính (12,47%); khiếm thị (13,73%); khuyết tật vận ñộng (19,25%); khó khăn ngôn ngữ (12,57%); ña tật, tật khác (13,67%). Do ñó, việc quan tâm ñến trẻ CPTTT là một tất yếu khách quan do nhu cầu thực tiễn giáo dục và do công ước của LHQ về quyền trẻ em quy ñịnh. Xuất phát từ thực tiễn khách quan của chương trình CTS: Đây là chương trình hỗ trợ trẻ và gia ñình trẻ CPTTT ngay khi trẻ ñược phát hiện là có vấn ñề ñến tuổi học ñường. CTS giúp trẻ cải thiện ñược các mặt phát triển của trẻ ñồng thời giúp cha mẹ trẻ có hiểu biết về sự phát triển của con mình và tìm nguồn hỗ trợ cộng ñồng trong việc giúp trẻ phát triển. CTS trong 5 năm ñầu có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia ñình trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, ñồng thời CTS cũng chuẩn bị tiền ñề ñể trẻ có thể học hoà nhập tại các trường Tiểu học và phổ thông sau này. Giai ñoạn từ 0 – 6 tuổi là giai ñoạn mà ñứa trẻ cần ñược lĩnh hội nhiều mặt của ñời sống xã hội cũng như ñời sống tình cảm ñể hoàn thiện nhân cách bản thân. Đây cũng chính là giai ñoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lí của trẻ. Trẻ ñược quan tâm và giáo dục ñúng lúc, hợp lí sẽ thúc ñẩy sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần, tạo ñiều kiện cho các giai ñoạn phát triển tiếp theo. Tuy 2 nhiên, trên ñịa bàn Q. Liên Chiểu - TP Đà Nẵng, công tác CTS cho trẻ CPTTT vẫn chưa ñược quan tâm và triển khai ñúng mức. Từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn ñề tài: “Nghiên cứu thực trạng công tác Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trên ñịa bàn TP Đà Nẵng”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu thực trạng CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng ñể ñề xuất một số biện pháp nhằm triển khai rộng rãi và phát triển công tác CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể Nghiên cứu quá trình chăm sóc - giáo dục và CTS cho trẻ CPTTT tại các gia ñình có con CPTTT; tại các trường chuyên biệt và các TT nuôi dạy trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng. 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng chưa ñược quan tâm và triển khai rộng rãi do nhiều lí do như: Các bậc phụ huynh chưa hiểu, chưa quan tâm ñến khuyết tật của con mình và chưa có nhận thức ñầy ñủ về chương trình CTS; các lực lượng tham gia chương trình giáo dục chưa hiểu rõ về công tác CTS nói chung và CTS cho trẻ CPTTT nói riêng. Công tác CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng nếu ñược triển khai rộng và ñược mọi lực lượng xã hội quan tâm, giúp ñỡ sẽ mang lại nhiều hiệu qủa thiết thực, mang lại nhiều lợi ích cho trẻ CPTTT và giúp trẻ có cơ hội ñược phát triển ñầy ñủ, ñược bộc lộ những khả năng vốn có ñể hoà nhập cộng ñồng. 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu những vấn ñề lí luận về CTS. 5.1.2. Nghiên cứu nhận thức của các bậc phụ huynh, các lực lượng tham gia vào công tác CTS cho trẻ CPTTT và thực trạng CTS cho trẻ CPTTT tại gia ñình, tại các trường chuyên biệt, các trung tâm nuôi dạy trẻ. 5.1.3. Đề xuất những biện pháp cho quá trình thực hiện công tác CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn TP. Đà Nẵng. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng CTS cho trẻ CPTTT tại 25 gia ñình có con CPTTT, tại Trường chuyên biệt Thánh Tâm, Trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa Thành phố. Trong thời gian 2 tháng - từ tháng 4 ñến tháng 6 năm 2009. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực trạng 6.1.1. Quan sát. 6.1.2. Anket. 6.1.3. Phỏng vấn. 6.1.4. Nghiên cứu hồ sơ cá nhân. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2.1. Phân tích và tổng hợp lí thuyết. 6.2.2. Phân loại và hệ thống hoá lí thuyết. 6.3. Nghiên cứu thống kê/ Phương pháp thống kê toán học 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7. CẤU TRÚC CÔNG TRÌNH Trong ñề tài, ngoài phần mở ñầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, ñề tài gồm hai chương. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CAN THIỆP SỚM 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  Lịch sử phát triển CTS Trong lịch sử của việc CTS, người ta nhận thấy các dịch vụ này ñã bắt ñầu xuất hiện ở phương Tây vào năm 1799. Hai người ñầu tiên ñi tiên phong trong lĩnh vực này là Jean – Marc Itard (1774 - 1836) và Maria Montessori (1870 - 1952). Jern – Marc Itard ñã tiến hành cung cấp dịch vụ CTS ñầu tiên cho một ñứa trẻ có nhu cầu ñặc biệt. Vào năm 1799, có một ñứa trẻ tên là Victor - khoảng 12 tuổi, ñã sống trong một khu rừng gần Aveyron – Pháp. Ông tin rằng, khả năng học của Victor sẽ ñược phát triển qua việc can thiệp, bằng cách thay ñổi những kích thích trong môi trường mới của nó. Ông Itard ñã tiến hành can thiệp làm Victor có tính người hơn. Qua một loạt các buổi ñể kích thích các giác quan của nó. Ông Itard là người ñầu tiên ñã chứng minh và ghi lại sự cố gắng ñể hiểu nhu cầu của một ñứa trẻ khuyết tật. Maria Montessori là một nữ bác sĩ, bà ñã thành lập trường y tế ở Ý, Casa dei Bambini – ñã dấy lên khái niệm CTS. Bà gợi ý rằng, giáo viên quan sát hành vi tự nhiên, ngẫu hứng của trẻ và bố trí các kinh nghiệm học tập ñể khuyến khích sự phát triển của chúng. Bà tin vào việc có thể phát triển tính tò mò tự nhiên của trẻ qua việc rèn luyện các giác quan một cách có bài bản. Vào năm 1928, Waston ñã viết: “Trẻ em ñược tạo ra, chứ không phải ñược sinh ra. Sự thất bại trong việc nuôi dưỡng một ñứa trẻ khoẻ mạnh - về thể chất – là tại nơi bố mẹ chúng”. Sự chấp nhận quan ñiểm này làm cho việc chăm sóc trẻ trở thành trách nhiệm quan trọng nhất của xã hội và cũng làm cho CTS trở thành một phương pháp quan trọng cho sự phát triển của trẻ.  Sự phát triển các dịch vụ CTS Dịch vụ CTS thực sự bắt ñầu vào những năm 60 ở Mỹ. Những năm 60 có thể ñược coi như là thập kỉ của sự lạc quan. Tính quyết ñịnh của gien ñã từng thống trị trong thời gian trước thì nay ñang bị thắc mắc. Nghiên cứu mới về sự phát triển của trẻ cho thấy có những ảnh hưởng to lớn của kinh nghiệm ñối với sự phát triển khả năng của trẻ nhỏ. Trong trào lưu lạc quan của những năm 60, những chương trình Mẫu giáo thử nghiệm ñã ñược hình thành và kiểm tra dựa trên ý tưởng là can thiệp dựa trên những năm ñầu có thể chữa lành những tình trạng xấu của trẻ thiệt thòi. Một trong những mục ñích của chương trình ñó là tạo ra những cơ hội tốt cho các trẻ nghèo tại trường. Năm 1965, có một chương trình CTS tên là “Head Start” ñã ñược hình thành ở 2.500 cộng ñồng ở Mỹ, dành cho những trẻ em và gia ñình nghèo. Năm 1969, giáo sư Vaierie Dmitrev của trường Đại học Seattle ñã tiến hành CTS cho hội chứng Down. Và kết quả của chương trình Seattle rất khả quan. Với việc dạy dỗ cẩn thận ngay từ lúc ñứa trẻ ñược chẩn ñoán bị khuyết tật, nó có thể học ñược nhiều kĩ năng mà trẻ bình thường vẫn học. Bộ luật năm 1972 ở Mỹ ñã yêu cầu Head Start nhận trẻ khuyết tật vào chương trình CTS với tỉ lệ ít nhất là 10% số trẻ họ vẫn nhận. Chương trình này tin vào ảnh hưởng to lớn của những kinh nghiệm tuổi ấu thơ trong cuộc sống sau này. Và ñây thực sự là một cuộc cách mạng. Sau ñó, do ảnh hưởng của khái niệm bình thường hoá mà chương trình CTS cho trẻ khuyết tật và gia ñình lúc ñầu ñã phát triển khắp nước Mỹ và các quốc gia nói tiếng Anh, rồi lan rộng ra các quốc gia khác. Sự kết hợp giữa dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội lúc ñó rất cần thiết. Nó chú trọng vào sự tham gia tích cực của cha mẹ trẻ, cùng chia sẻ trong các quyết ñịnh sẽ thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ. Hỗ trợ cho trẻ trong môi trường tự nhiên là gia ñình của trẻ. Những yếu tố ñó bây giờ vẫn còn trong chương trình CTS. CTS ñã dần phát triển dựa trên nhiều lĩnh vực khác như: Giáo dục sớm cho trẻ bình thường (GD Mầm non), giáo dục ñặc biệt cho trẻ ở lứa tuổi học ñường, tâm lí học, y tế, xã hội học, ... Cho tới thập niên 1970, người ta vẫn còn ít nghe ñến thuật ngữ “Can thiệp sớm”. Trước khi ñến trường, hầu hết trẻ CPTTT không nhận ñược sự giúp ñỡ có hệ thống của các chuyên gia ñược huấn luyện ñặc biệt. Hầu hết các trợ giúp ñặc biệt, ngoại trừ các chăm sóc về y tế ñều nhằm vào các khuyết tật về thể chất hơn là các khuyết tật về tinh thần. Bởi vì có rất ít nhận thức về kết quả ñạt ñược ở trẻ CPTTT khi chúng ñược CTS. Nhiều người ñã ñược khuyên nên gửi con họ vào các trường dạy trẻ khuyết tật dù rằng những ñứa trẻ này có thể tự xoay xở ñược tại nhà… Người ta cũng khuyên các các bậc phụ huynh yêu thương con họ và dành cho trẻ các chăm sóc về thể chất cho ñến khi trẻ ñủ tuổi ñể vào một trường ñặc biệt; chỉ hạn chế các ý nghĩ về giáo dục trong các lĩnh vực như vệ sinh cá nhân và tự ăn uống.  Lí luận của giáo dục sớm Cơ sở khoa học của việc chăm sóc – giáo dục sớm bắt nguồn từ ñặc ñiểm của quá trình phát triển thể chất và tâm lí của trẻ em. Nhất là ở tuổi học ñường. Một là: Bất kì một ñứa trẻ nào khi sinh ra cũng sẵn có bản chất sinh học di truyền thừa kế nhất ñịnh. Bản chất sinh học sẵn có ấy chính là ñặc ñiểm thể loại khí chất do quá trình thần kinh cơ bản qui ñịnh (cường ñộ thần kinh, tính thăng bằng và năng ñộng, ... ). Hai là: Một trong những ñặc ñiểm cơ bản của các bộ máy cơ thể, nhất là cơ quan trung ương thần kinh, ở trẻ sơ sinh là cấu trúc hình thái học cũng như chức năng của vỏ bán cầu ñại não chưa hoàn tất. Cấu tạo và chức năng của hệ thống bộ máy phân tích cảm giác cũng chưa hoàn hảo và tinh nhạy ngay. Ba là: Quy luật hoạt ñộng của thần kinh ở trẻ nhỏ còn có ñặc ñiểm là: Nếu những kích thích bên ngoài cứ thường xuyên tác ñộng kéo dài thì trẻ dẫn sẽ tạo ra một chuỗi những phản xạ ñáp lại trở nên bền vững mà ta quen gọi là tập quán/ thói quen. Tập quán hay thói quen ấy chính là một ñịnh hình ñộng lực thần kinh. Đặc biệt, ñối với trẻ khuyết tật, khi ñưa ra vấn ñề giáo dục sớm còn có ñiểm tựa vững chắc nữa là: Khả năng bù trừ chức năng – ñây ñã trở thành qui luật tự nhiên của cơ thể sống – mà nguồn gốc của qui luật này là do cơ chế hoạt ñộng theo một cơ chế thống nhất của hệ thần kinh cấp cao trong não bộ theo 3 nguyên tắc: + Nguyên tắc nhân quả. + Nguyên tắc thống nhất giữa quá trình phân tích và tổng hợp. + Nguyên tắc: Cấu trúc của não bộ bao giờ cũng phù hợp với chức năng qui luật (ñịnh vị) những hoạt ñộng rất năng ñộng, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới. 7 1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 1.2.1. Khái niệm trẻ CPTTT  Thuật ngữ “chậm phát triển trí tuệ” Trước ñây, ở nước ta người ta thường gọi trẻ CPTTT là “trẻ chậm khôn” - thuật ngữ này ñược sử dụng ñầu tiên ở Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Hiệp hội CPTTT Mỹ và các tác giả cuốn Sổ tay thống kê - chẩn ñoán những rối nhiễu tâm thần IV (DSM - IV) sử dụng thuật ngữ “chậm phát triển tâm thần” (Mental Retardation). Trung tâm ñào tạo và Phát triển Giáo dục ñặc biệt thuộc trường ĐHSP Hà Nội sử dụng thuật ngữ “Chậm phát triển trí tuệ” từ năm 1999. Ngày nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng những thuật ngữ ít mang tính kì dị hơn ñối với trẻ khuyết tật như: Chậm phát triển tâm thần, trẻ có khó khăn về học, trẻ có nhu cầu ñặc biệt, trẻ khuyết tật về phát triển. Hầu hết những người chưa gặp người CPTTT ñều cho rằng, người CPTTT là những người khác biệt. Tuy nhiên, trong thực tế thì họ không khác gì những người bình thường vì họ cùng sống trong một xã hội, họ cũng có suy nghĩ, có tình cảm, kì vọng, … Tuy nhiên, nếu nói họ giống hoặc không có gì khác với những người khác cũng là một nhận ñịnh cực ñoan và không ñúng với thực tế. Nói chung thì họ vẫn khác với phần ñông mọi người trong xã hội. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thuật ngữ ñược dùng ñể chỉ nhóm người CPTTT như: Mental Retardation do Hiệp hội CPTTT Mỹ lựa chọn và thuật ngữ Intellectual Disability do tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về CPTTT (IASSID). Và hiện nay, Việt Nam sử dụng thuật ngữ “Chậm phát triển trí tuệ”.  Những khái niệm khác nhau về CPTTT Khái niệm CPTTT dựa trên tắc nghiệm trí tuệ Năm 1905, hai tác giả người Pháp Binet và Simon công bố trắc nghiệm trí tuệ nhằm phân biệt trẻ học kém bình thường và trẻ học kém do CPTT. Theo họ, những người có IQ < 70 là CPTTT. Dù ưu ñiểm của trắc nghiệm này là khách quan, nhanh và dễ vận dụng nhưng nó cũng có những nhược ñiểm nhất ñịnh như: + IQ không phải là ñơn vị ño lường duy nhất ñể ño tiềm năng trí tuệ của con người. + Không phải lúc nào kết quả chẩn ñoán trên trắc nghiệm IQ cũng tương ứng với khả năng thích ứng của cá nhân ñó trong cuộc sống thực tế của họ. Có nhiều kết quả cho rằng trẻ ñạt mức IQ thấp nhưng lại thích ứng dễ dàng với môi trường. + Nhược ñiểm lớn nhất của trắc nghiệm IQ là trắc nghiệm này ít có hiệu qủa với trẻ em nghèo và có nguồn gốc văn hoá khác nhau. Vì vậy, ñể ñánh giá xác thực và chính xác thì chúng ta còn phải tính ñến nguồn gốc văn hoá, hoàn cảnh ñịa lí – văn hoá – xã hội. Khái niệm CPTTT theo sự thích ứng xã hội Theo Benda - Người Mỹ: “Người CPTTT là người không có khả năng ñiều khiển bản thân và xử lí các vấn ñề của riêng mình hoặc phải dạy mới biết làm. Họ có nhu cầu về sự giám sát, kiểm soát và chăm sóc sức khoẻ của bản thân mình và cần ñến sự chăm sóc của cộng ñồng”. Cách nhìn nhận này có những nhược ñiểm: + Một cá nhân có thể bị coi là khuyết tật trong môi trường này nhưng lại không gặp khó khăn trong môi trường khác. + Khó xác ñịnh ñược cụ thể trẻ nào là trẻ không có khả năng thích ứng. Bởi vì các chuyên gia vẫn chưa thống nhất khái niệm thế nào là một trẻ thích ứng ñược. + Khả năng thích ứng xã hội kém không chỉ do nguyên nhân CPTTT mà còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên sự thiếu hụt về hành vi thích ứng. Khái niệm CPTTT dựa vào nguyên nhân gây ra CPTTT Theo Lucia: “Những trẻ CPTTT là những trẻ mắc bệnh về não rất nặng ngay khi trẻ còn trong bào thai hoặc trong những năm tháng ñầu ñời. Bệnh này cản trở sự phát triển của não, do vậy nó gây ra sự phát triển không bình thường về tinh thần. Trẻ CPTTT dễ ñược nhận ra do khả năng tiếp nhận ý tưởng và khả năng lĩnh hội thực tế bị hạn chế”. Việc xác ñịnh CPTTT theo nguyên nhân cũng có những giá trị thực tiễn ñặc biệt là ñối với việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Tuy nhiên, khó khăn thường gặp trong việc phân loại theo cách này là sự ña dạng theo các nguyên nhân. Mặt khác, có nhiều trẻ em và người lớn bị CPTTT nhưng lại không phát hiện ra ñược những khiếm khuyết trong hệ thần kinh của họ (khoảng 1/3 số người CPTTT không phát hiện ra nguyên nhân). Khái niệm CPTTT theo Sổ tay chẩn ñoán và những rối nhiễu tâm thần IV (DS -IV) Theo DSM – IV, những chỉ tiêu CPTTT bao gồm: + IQ < 70 trong một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân. + Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: Giao tiếp, sống tại gia ñình, tự chăm sóc, kĩ năng xã hội/ liên cá nhân, sử dụng tiện ích công cộng, tự ñịnh hướng, kĩ năng học ñường chức năng, lao ñộng, giải trí, sức khoẻ và an toàn. + Xuất hiện trước 18 tuổi. Khái niệm CPTTT theo Hiệp hội CPTTT Mỹ (AAMR) năm 1992 Theo AAMR – 1992 Mỹ thì: CPTTT là những hạn chế lớn về khả năng thực hiện chức năng. Đặc ñiểm của tật là: + Hoạt ñộng trí tuệ dưới mức trung bình. + Thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai hoặc nhiều hơn trong số các kĩ năng thích ứng như: Giao tiếp, sống tại gia ñình, tự chăm sóc, kĩ năng xã hội/ liên cá nhân, sử dụng tiện ích công cộng, tực ñịnh hướng, kĩ năng học ñường chức năng, lao ñộng, giải trí, sức khoẻ và an toàn. + Hiện tượng xuất hiện trước 18 tuổi. AAMR nhấn mạnh 4 vấn ñề cần phải cân nhắc khi áp dụng khái niệm này: + Một sự ñánh giá hiệu quả phải tính ñến sự ña dạng về văn hoá, ngôn ngữ cũng như sự khác nhau về yếu tố hành vi giao tiếp. + Sự hạn chế về kĩ năng thích ứng xảy ra trong hoàn cảnh môi trường ñặc trưng cho tuổi ñồng trang lứa và thể hiện rõ nhu cầu cần hỗ trợ của người ñó. + Với sự hỗ trợ thích hợp trong khoảng thời gian thích hợp, khả năng thực hiện cuộc sốống của người CPTTT nói chung sẽẽ ñược cải thiện. 10 + Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ ñể trẻ CPTTT có thể hoà nhập cộng ñồng. Hệ thống hỗ trợ người CPTTT với nhiều dịch vụ và ñiều phối phù hợp với người khuyết tật. Nếu người khuyết tật càng nặng thì mức ñộ hỗ trợ lại phải càng cao ñể giúp người ñó có thể hoà nhập cộng ñồng ở mức tối ña. Cho ñến nay, khái niệm ñược sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam là khái niệm CPTTT theo bảng phân loại DSM – IV và AAMR – 1992. Hai khái niệm này ñều sử dụng những tiêu chí cơ bản giống nhau là hoạt ñộng trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kĩ năng thích ứng và khuyết tật xảy ra trước 18 tuổi. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này là: DSM – IV sử dụng chỉ số trí tuệ ñể xác ñịnh mức ñộ CPTTT; còn theo AAMR thì sử dụng tiêu chí khả năng thích ứng xã hội ñể xác ñịnh mức ñộ CPTTT.  Khái niệm trẻ CPTTT: Trẻ CPTTT là trẻ mà hoạt ñộng nhận thức bị huỷ hoại một cách bền vững do những tổn thương thực thể ở não. Trẻ bị rối loạn tất cả các quá trình thần kinh – tâm lí, rối loạn hành vi thích ứng, chức năng trí tuệ dưới mức trung bình và xảy ra trước 18 tuổi.  Mức ñộ CPTTT - Theo DSM – IV, trẻ CPTTT - AAMR dựa theo tiêu chuẩn ñược chia thành 4 mức ñộ: và khả năng thích ứng: + Nhẹ: IQ 50/55 – 70. + Hỗ trợ không thường xuyên. + Trung bình: IQ 35/40 – + Hỗ trợ có giới hạn. 50/55. + Hỗ trợ mở rộng. + Nặng: IQ 20/25 – 35/40. + Hỗ trợ toàn diện. + Rất nặng: IQ < 20/25. - Theo Nguyễn Khắc Viện: - Theo Kisler – 1964 – 4 mức: + Nhẹ: IQ 70 – 80 (khờ). + Nhẹ: IQ 53 – 69. + Trung bình: IQ 50 – 70 (dại). + Trung bình: IQ 36 – 52. + Nặng: IQ 30 – 50 (ñần). + Nặng: IQ 20 – 35. + Rất nặng: IQ < 30 (ngu) + Rất nặng: IQ < 20. 11 Theo Tâm lí học: CPTTT chia thành 3 mức ñộ + Mức I - rất nặng: IQ < 20. Không có khả năng hiểu biết, giao tiếp với mọi người xung quanh; không thể tự phục vụ bản thân. kéo theo các tật khác (vận ñộng, ngôn ngữ) - chỉ có thể nói lại các từ này một cách riêng biệt và các từ này bị méo mó; vận ñộng chậm, thiếu phối hợp, rối loạn kĩ xảo ñứng và ñi bộ; xúc cảm ñơn giản – liên quan ñến các nhu cầu của bản năng (thoả mãn hay không thoả mãn). + Mức II - nặng: IQ từ 20 – 50. Không có khả năng khái quát hoá từ những trường hợp cụ thể, chỉ biết bắt chước theo những hành ñộng cụ thể; kể chuyện không có ñầu ñuôi, không hiểu biết tiếng nói của người xung quanh, vốn từ khoảng 200 – 300 từ; trí nhớ yếu, chóng quên, chóng mệt, tính tình hay thay ñổi; không chủ ñộng và không có sáng kiến; có thể dạy học ñọc, viết, tự phục vụ, làm những việc ñơn giản. + Mức III - nhẹ: IQ ñạt từ 50 – 70. Khả năng tư duy, khái quát rất kém, trong trường hợp cụ thể có thể tư duy ñược; khi ñọc không nhớ hết ý nghĩa của nội dung bài học; khi so sánh khó thiết lập quan hệ giữa các sự vật hiện tượng; trí nhớ yếu, chóng quên, có khả năng nhớ máy móc; chú ý không bền, dễ phân tán; nói viết thường sai ngữ pháp, vốn từ nghèo, giao tiếp hạn chế; có khả năng tổ chức trò chơi và biết ñánh giá trong những hoàn cảnh cụ thể; có thể tự ý thức, có thái ñộ cảm xúc với những người xung quanh; có thể thích ứng với xã hội, học nghề, tuy nhiên dễ bị sai khiến.  Nguyên nhân gây ra CPTTT - Nhóm nặng và rất nặng: - Nhóm nhẹ và trung bình. + Di truyền: 40%. + Di truyền: 20%. + Trước khi sinh: 10%. + Trước khi sinh: 20%. + Sau khi sinh: 1%. + Sau khi sinh: 3%. + Trong khi sinh: 5 – 10%. + Không rõ nguyên nhân: 40%. + Không rõ nguyên nhân: 50%. 12 + Trong khi sinh: 7%. + Không rõ nguyên nhân: 40%. + Không rõ nguyên nhân: 50%. 13 - Nguyên nhân trước khi sinh: + Di truyền: Lỗi NST, lỗi gien, rối loạn do nhiều yếu tố (nứt ñốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch màng não, ñầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp). + Do các yếu tố ngoại sinh: Lây nhiễm (HIV, giang mai, lậu, ...) , nhiễm ñộc, suy dinh dưỡng, mẹ thiếu iốt. - Nguyên nhân trong khi sinh: + Thiếu ôxi, tổn thương trong khi sinh, lây nhiễm, ñẻ non, trẻ quá nhỏ. - Nguyên nhân sau khi sinh: Viêm nhiễm, u não, nhiễm ñộc do môi trường xã hội (chăm sóc y tế, bị bỏ rơi, không ñược ñi học, bị ép buộc, ...). 1.2.2. Đặc ñiểm các quá trình nhận thức và quá trình phát triển nhân cách của trẻ CPTTT 1.2.2.1. Đặc ñiểm các quá trình nhận thức của trẻ  Cảm giác, tri giác Cảm giác của trẻ CPTTT thường chậm hơn so với trẻ bình thường, trong một thời gian nhất ñịnh thì khối lượng các trẻ CPTTT quan sát chậm hơn trẻ bình thường khoảng 40 %. Điều này cho thấy rằng, tri giác thị giác của trẻ phát triển rất hạn chế, trẻ không có khả năng phân biệt, bắt chước các hình dạng. Khi quan sát, trẻ CPTTT phải nhìn kĩ, nhìn liên tục, nhìn lần lượt từng chi tiết của ñối tượng mới nhận biết ñược ñối tượng. Khả năng tri giác nghèo nàn, hạn chế trong phạm vi hẹp. Trẻ khó khăn trong việc phân biệt hoá: Khi cho trẻ xem bức tranh trẻ không biết phân biệt bố cục bức tranh, không biết phân biệt các ñối tượng gần giống nhau; nhiều trẻ gặp khó khăn khi phân biệt màu sắc, hình dáng, ñộ lớn; trẻ cũng khó có thể phân biệt hoặc bắt chước các âm thanh. Trẻ thiếu tích cực trong quá trình tri giác: Trong quá trình quan sát, trẻ thường có biểu hiện không muốn xem xét kĩ càng các chi tiết, không muốn hiểu rõ nội dung cần quan sát mà chỉ tri giác qua loa, hời hợt.  Sự phát triển ngôn ngữ Ở người bình thường, ñể giao tiếp hiệu quả buộc chúng ta phải có kĩ năng diễn ñạt ngôn ngữ - tức là diễn ñạt ý nghĩ thành ngôn từ và có kĩ năng tiếp nhận ngôn từ tức là hiểu những gì người khác nói. Nhưng trẻ CPTTT lại bị hạn chế cả 13 hai kĩ năng này, mà ñặc biệt là kĩ năng diễn ñạt ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thường mất nhiều thời gian hơn và trình ñộ ngôn ngữ của trẻ thấp hơn trẻ bình thường cùng ñộ tuổi. Cụ thể là: Vốn từ của trẻ ít và nghèo nàn. Nhớ từ mới lâu và chậm Trong khi nói trẻ ít dùng câu phức tạp, ít dùng liên từ mà dùng câu ngắn, câu ñơn, câu cụt. Nói ngọng, nói lắp, nói khó. Nói lại rập khuôn những gì người khác ñang nói nhưng lại không hiểu ý nghĩa của những lời nói ñó. Không thể hiện rõ nhu cầu giao tiếp với người khác như: không chủ ñộng thiết lập mối quan hệ với người khác, không ñặt câu hỏi hay chủ ñộng trong trao ñổi với người khác, hoặc từ chối trao ñổi với người khác. Những trẻ chấn thương não thường chóng mệt mỏi, thiếu chú ý nên khi viết thường rất cẩu thả, chữ nghuệch ngoạc, sai nhiều lỗi chính tả.  Tư duy Tư duy của trẻ mang tính cụ thể trực quan, yếu về khái quát hoá, chỉ dừng lại ở phạm vi những hình ảnh quan sát riêng lẻ. Tư duy của trẻ thường thiếu tính liên tục. Trong quá trình học tập, một số trẻ khi giải quyết các nhiệm vụ thường chóng mệt mỏi, ít chú ý ñến công việc, hoặc ñưa ra những câu trả lời thiếu suy nghĩ, không phù hợp với nội dung. Vai trò ñiều chỉnh của tư duy yếu: Khi trẻ ñược giao nhiệm vụ thì trẻ thường làm ngay hoặc giáo viên vừa nêu câu hỏi thì trẻ ñã giơ tay trả lời ngay mà không suy nghĩ; trẻ thiếu giai ñoạn ñịnh hướng nên kết quả bao giờ cũng có sai sót và phải làm ñi làm lại nhiều lần, trẻ ít khi nhận ra sai lầm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ.  Trí nhớ Trẻ CPTTT thường rất khó khăn trong việc ghi nhớ tài liệu học tập và chậm nhớ, mau quên là hai ñặc ñiểm nổi bật ñầu tiên thường thấy ở trẻ. Trẻ thường ghi nhớ máy móc tốt hơn là ghi nhớ có ý nghĩa. Ví dụ: trẻ cho rằng con chó và con mèo giống nhau vì chúng ñều có 4 chân và có một số dấu hiệu bên ngoài giống nhau. Trí nhớ hình ảnh của trẻ bị hạn chế. Khi trẻ xem bảng lớn có vẽ 9 – 10 vật khác nhau, trẻ chỉ ñược quan sát trong 5 phút, sau ñó chúng ta cất bảng ñi, yêu cầu trẻ hãy nhớ lại những hình ảnh của các vật thì trẻ chỉ nhớ ñược 3/9 hình ảnh theo yêu cầu.  Sự phát triển chú ý Phần lớn trẻ thường gặp khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào ñó trong một thời gian dài. Trẻ rất khó khăn khi lựa chọn những thông tin cần thiết, tập trung chú ý vào những thông tin ñó và bỏ qua những kích thích không liên quan. Trẻ ñôi khi có những phán ñoán sai vì trẻ không biết lựa chọn những thông tin chính mà chú ý ñến những thông tin phụ. Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát một bức tranh ngày mùa, hỏi bức tranh vẽ ai ñang gặt? Trẻ có thể sẽ trả lời những con chim, bông hoa, … mà trẻ nhìn thấy trong bức tranh. 1.2.2.2. Đặc ñiểm phát triển nhân cách  Những vấn ñề về sự hình thành nhân cách của trẻ CPTTT Như chúng ta ñã biết ñiều kiện phát triển nhân cách của trẻ CPTTT khác với trẻ bình thường, tư duy của trẻ kém phát triển nên trẻ thường chậm lĩnh hội các khái niệm và quy luật chung do ñó chậm hiểu các khái niệm ñạo ñức, trật tự xã hội, luân lý, biểu tượng về cái tốt/ xấu, ñúng/ sai hời hợt. Không thường xuyên có thể hành ñộng theo những chuẩn mực ñã biết là một trong những ñặc ñiểm của nhân cách trẻ CPTTT và cũng vì trẻ không hiểu những chuẩn mực xã hội nên trẻ rất dễ bị lôi kéo, sai khiến. Tính cách cũng như ý chí và các chức năng tâm lí bậc cao của trẻ thường chậm phát triển và phát triển lệch lạc.  Sự phát triển các phấm chất ý chí Trẻ CPTTT do không có chú ý bền vững nên thiếu chủ ñộng, sáng kiến khi thực hiện một nhiệm vụ nào ñó. Và khi thực hiện nhiệm vụ thường thiếu khả năng ñiều khiển các hành ñộng của bản thân. Ý chí của trẻ chỉ xuất hiện khi trẻ biết rõ phải làm thế nào và có nhu cầu hành ñộng. Khi ñược giao cho nhiệm vụ, trẻ bị hạn chế khả năng hành ñộng theo nhiệm vụ ñặt trước mà thường bị lôi cuốn bởi những gì tức thời, trước mắt. Do ñó, trẻ không khắc phục khó khăn và thiếu khả năng hành ñộng theo các mục ñích xa, chỉ ñạo bởi các mục ñích gần. Trẻ thường dễ bị chi phối khi thực hiện một nhiệm vụ nào ñó và khi tiếp nhận chỉ dẫn trẻ thường thụ ñộng, không phê phán, không kiểm tra xem các chỉ dẫn có phù hợp với hứng thú và cách nghĩ của mình không. Ngoài ra, ta thấy trong một số trường hợp, trẻ thường bướng bỉnh vô căn cứ, làm ngược với yêu cầu ñề ra hoặc ñôi khi bỏ dở nhiệm vụ ñang làm khi không muốn cố gắng.  Sự phát triển tình cảm Sự rối loạn trong quá trình phát triển tâm lý và thể chất ở trẻ CPTTT ñã làm ảnh hưởng mạnh mẽ ñến sự phát triển tình cảm và cảm xúc của trẻ. Một trong những ñặc ñiểm dễ nhận thấy là ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau như tự vệ công kích, tự vệ thụ ñộng. Trong ñó, một số trẻ hung dữ, hành ñộng không nhất quán, có những hành vi thiếu suy nghĩ; một số trẻ khác thì nhút nhát, hay khóc nhè, thiếu tự tin, ña nghi, thiếu biểu hiện tính sáng tạo và niềm ñam mê. Trẻ thường tự ñánh giá cao bản thân, có tính ích kỉ, thiếu tính yêu lao ñộng, khó có khả năng ñồng cảm và tự hạn chế, có xu hướng về bệnh cảm xúc mạnh. Do ảnh hưởng của sự rối loạn trí tuệ nên trẻ CPTTT thường không có khái niệm về bản thân, những người xung quanh trẻ; trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái ñộ tích cực của mình với người khác. Ở ñộ tuổi sơ sinh, trẻ CPTTT không xuất hiện nhu cầu tình cảm xã hội, trẻ có một số biểu hiện ñặc trưng là không chăm chú nhìn mẹ, không dõi mắt theo người thân/người lạ, … ; khi lên 3 - 4 tuổi trẻ không biết thể hiện tình cảm của mình ñối với những gì mà trẻ không thích hoặc thích hoặc thậm chí có những hành vi bất thường như làm hỏng những ñồ vật mà trẻ ñang chơi.  Sự hình thành tự ñánh giá của trẻ Sự tự ñánh giá của trẻ CPTTT chịu sự tác ñộng và ñối nghịch. Trong gia ñình, cha mẹ và những người thân rất thương trẻ, chỉ cần một sự tiến bộ rất nhỏ của trẻ cũng ñược gia ñình ñánh giá rất cao nhưng khi trẻ ra ngoài xã hội thì bị ñánh giá thấp. Trẻ có xu hướng tự ñánh giá cao bản thân mình. Trẻ không biết rằng môi trường ngoài xã hội không như trong gia ñình nên trẻ thường nghĩ và tự ñánh giá cao bản thân mình mà không quan tâm sự ñánh giá của người khác. Cũng chính vì vậy mà sự tự ñánh giá của trẻ không ổn ñịnh và rất mong manh.  Sự hình thành tính cách Trẻ CPTTT thường có tính cách cực ñoan và chính các ñộng cơ quen thuộc là cơ sở hình thành tính cách của trẻ hơn là hành vi quen thuộc.  Hành vi bất thường Do hạn chế về chức năng trí tuệ, ngôn ngữ, khả năng chú ý, những khó khăn về thể chất và tâm thần … nên trẻ CPTTT thường có những hành vi không mong muốn như: trẻ không ngồi yên mà vận ñộng liên tục; ñánh bạn; ñập phá, ném ñồ chơi khi ñang chơi; la hét, gào thét không rõ nguyên nhân; từ chối sự chăm sóc của người khác bằng cách lẩn tránh; tự xâm hại bản thân; … Hành vi bất thường của trẻ CPTTT thường có hai loại: Hành vi hướng nội (trẻ sống thu mình, ít giao tiếp và ñôi khi còn tự xâm hại cơ thể mình) và hành vi hướng ngoại ( hung hãn, có hành vi trái ngược, giảm chú ý và dễ bị kích ñộng ). 1.2.3 Khái niệm CTS 1.2.3.1. Khái niệm CTS CTS là những chỉ dẫn ban ñầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia ñình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy ñộng sự phát triển tối ña ở trẻ, tạo ñiều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này. 1.2.3.2. Mục tiêu của CTS CTS nhằm phát triển tối ña tiềm năng học ở trẻ, phát triển sự khoẻ mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống ñộc lập - “có một cuộc sống càng bình thường càng tốt” và ñể trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng ñồng. 17 1.2.3.3. Các nguyên tắc CTS Mọi trẻ ñều có khả năng học tập: Ngày nay, học tập ñã trở thành quyền lợi của mọi trẻ bình thường cũng như trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật cũng phải học các kĩ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng. Những năm ñầu tiên trẻ rất cần thiết ñể học tập. Cha mẹ là người quan trọng nhất ñối với sự phát triển của trẻ. Mỗi trẻ và mỗi gia ñình ñều khác nhau. 1.2.3.4. Ý nghĩa của CTS  Đối với trẻ CTS có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới trẻ hay những nguyên nhân dẫn ñến sự CPTTT hoặc rối loạn chức năng. Điều này có thể có ñược bằng cách giúp trẻ có ñược sự kích thích và tác ñộng ñúng ñắn với môi trường xung quanh trẻ ngay ở giai ñoạn ñầu của sự phát triển. CTS ñồng thời thực hiện chức năng chữa bệnh. Đó là khi những ñứa trẻ ñã bị trì trệ ở mức ñộ nào ñó. CTS giúp trẻ theo kịp mức phát triển thông thường hay ngăn không cho mức ñộ trì trệ tăng lên. CTS giúp phòng ngừa những hành vi không cần thiết gây ra bởi chính khuyết tật, mà hành vi ñó làm cho trẻ khuyết tật trở thành nguyên nhân của những rắc rối trong gia ñình.  Đối với cha mẹ CTS giúp cha mẹ có những cách cư xử ñúng ñắn ñối với con của họ. Chương trình CTS chủ ñộng lôi cuốn cha mẹ vào quá trình CTS cho trẻ, giúp họ tự phát hiện ra khả năng và năng lực của mình như khả năng xử lí, hướng dẫn và ñiều trị khi chăm sóc trẻ. CTS giúp cha mẹ không cần phải căng thẳng về vấn ñề tình cảm của mình, do ñó góp phần quan trọng vào quá trình chấp nhận, giúp giảm bớt hay loại trừ sự bất lực của cha mẹ trong việc xử lí các vấn ñề của trẻ, cải thiện và giúp cân bằng mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và trẻ, ñồng thời tránh ñược những cách chăm sóc trẻ không cần thiết. CTS sẽ tránh ñược việc cha mẹ không cung cấp thông tin. Đó là những thông tin liên quan tới: việc chẩn ñoán, nguyên nhân gây khuyết tật và dự ñoán sự tiến 18 triển của bệnh; kiến thức về sự phát triển bình thường và cần phải thúc ñẩy sự CPTTT hoặc ñiều chỉnh sự CPTTT như thế nào; hệ thống hỗ trợ của xã hội mà họ ñược hưởng.  Đối với gia ñình CTS có thể tránh cho anh chị em trong gia ñình không rơi vào tình thế không thuận lợi hoặc bất lợi dẫn ñến kết quả là chính sự phát triển của chúng lại bị cản trở và một số vấn ñề hành vi có thể nảy sinh. CTS giúp hệ thống gia ñình biết cách tự ñiều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh xử sự khi có một ñứa trẻ khuyết tật trong gia ñình. Làm nhẹ gánh nặng cho gia ñình.  Đối với xã hội CTS giúp cho xã hội nhận biết ñược là thực tế còn có những ñứa trẻ nhỏ bị khuyết tật, chúng cũng là một bộ phận trong xã hội và cần ñược giúp ñỡ. CTS giúp mở rộng cơ hội cho trẻ em vì trẻ ñược học ở trường phổ thông một cách có kết quả. Khi ñứa trẻ lớn lên, trẻ sẽ tự lập mà không cần sự quan tâm thường xuyên từ phía cha mẹ vì trẻ ñã ñược giúp ñỡ ngay từ ñầu nhờ chương trình CTS.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất