Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và ...

Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chợ rã, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

.PDF
72
131
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ NHẬT LỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHỢ RÃ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 -2018 Thái Nguyên – 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ NHẬT LỆ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHỢ RÃ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 - KHMT (NO3) Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 -2018 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên – 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là 1 khâu rất quan trọng giúp học sinh, sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Được sự phân công của khoa Tài nguyên & Môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Ban quản lý Chợ & Bến xe huyện Ba Bể. Em đã tiến hành đề tài: “ Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Văn Điền, người đã hướng dẫn , chỉ bảo tận tình giúp cho tôi hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản lí Chợ bà và Bến xe thị trấn Chợ Rã cùng tập thể nhân dân thị trấn Chợ Rã đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh những sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Ba Bể, ngày tháng năm 2018. Sinh viên PHAN THỊ NHẬT LỆ ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam .................. 10 Bảng 2.2. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á.......... 21 Bảng 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã năm 2018 ....... 40 Bảng 4.2: Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình dân trên địa bàn thị trấn Chợ Rã và 2 xã lân cận. ....................................................................... 41 Bảng 4.3. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về rác thải sinh hoạt và việc phân loại rác ................................................................................. 50 Bảng 4.4 .Đánh giá nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải ........ 51 Bảng 4.5. Tỷ lệ người dân phân loại rác thải khu vực địa bàn thị trấn Chợ Rã .............................................................................................................. 51 Bảng 4.6. Cách thức thu gom rác thải sinh hoạt của người dân ..................... 52 Bảng 4.7. Đánh giá nguyên nhân không phân loại rác của người dân ........... 52 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải ........................................................ 8 Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải rắn ........................................................ 23 Hình 4.1. Sơ đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã............. 39 Hình 4.2: Lò đốt rác của địa bàn thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể ..................... 42 Hình 4.3: Bãi chứa rác và xử lý rác thải của thị trấn Chợ Rã ......................... 44 Hình 4.4: Rác thải sinh hoạt luôn quá tải trên xe thu gom ............................. 47 Hình 4.5. Sơ đồ hình thức thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt ................. 47 Hình 4.6. Nơi tập kết rác để xử lý ................................................................... 48 Hình 4.7. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại các hộ gia đình ở khu vực thị trấn Chợ Rã ........................................................... 50 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường BXD : Bộ xây dựng BYT : Bộ y tế CT : Chỉ thị CTR : Chất thải rắn HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định STT : Số thứ tự TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi truờng TT : Thông tư TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường WB : Ngân hàng thế giớI v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................ 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 5 2.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................... 5 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh......................................................................... 7 2.1.3. Thành phần rác thải .......................................................................... 9 2.1.4. Tính chất chất thải rắn đô thị.......................................................... 10 2.1.5. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế xã hội, môi trường và sức khỏe con người .................................................................................. 14 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài........................................................................ 17 2.3. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam ........................... 18 2.3.1. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới .......................................... 18 2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam .......................................... 21 2.3.3. Tình hình thu gom và xử lý rác thải tại tỉnh Bắc Kạn.................... 29 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...32 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 32 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 32 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 32 vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 33 3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu sơ cấp............................ 33 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 33 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .......................................... 33 3.4.4. Phương pháp cân rác ...................................................................... 33 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................34 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................... 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 35 4.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn Thị trấn Chợ Rã ...... 39 4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ................................................. 39 4.2.2. Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã ...... 40 4.3. Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng lò đốt rác thải chợ nông thôn ở Ba Bể ................................................................................................ 43 4.3.1. Hệ thống tổ chức và nhân lực......................................................... 44 4.3.2. Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Chợ Rã-Ba Bể-Bắc Kạn .................................................................... 45 4.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành thị trấn Chợ Rã .................................................................................................................. 48 4.4. Đánh giá nhận thức của người dân trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt của thị trấn Chợ Rã .............................................................................. 49 4.4.1. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại thị trấn Chợ Rã .............................................................................................................. 49 4.4.2. Đánh giá nhận thức,ý thức đổ rác đúng nơi quy định của người dân .................................................................................................................. 52 4.5. Giải pháp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã đạt hiệu quả hơn ................................................................................................. 53 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................58 5.1. Kết luận ................................................................................................. 58 5.2. Đề nghị.................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Nhận thức được xu thế tất yếu này, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc tới vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, có sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công ty thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay, việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng. Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn. 2 Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Mật độ dân số trung bình 63,45 người/km2.Tháng 8 năm 2012 thị xã Bắc Kạn được công nhận là đô thị loại III. Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn, huyện lỵ là thị trấn Chợ Rã nằm trên quốc lộ 279, cách Thành phố Bắc Kạn khoảng 50 km về hướng Tây Bắc, huyện Ba Bể có tổng diện tích đất tự nhiên 68.412 ha có 01 thị trấn và 15 xã; dân số toàn huyện khoảng 47.000 người với 10.025 hộ dân, bao gồm 5 dân tộc chính sinh sống trên địa bàn là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng. Mật độ dân số trung bình 69 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,8%. Các khu chợ, nhà hàng, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, lượng chất thải cũng từ đó mà tăng lên rất nhanh. Lượng rác này nếu không được thu gom xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Địa phương đã có nhiều quan tâm đầu tư cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý rác sinh hoạt. Tuy nhiên, tác động của rác sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con người vẫn có chiều hướng gia tăng, do ý thức của người dân, công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, được sự phân công của Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: PGS.TS Trần Văn Điền, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biện pháp xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng công tác thu gọm, vận chuyển , xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3 Nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp để quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sức khỏe nhân dân tại huyện Ba Bể. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra số lượng, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã. - Điều tra, đánh giá công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Rã. - Tìm ra những khó khăn cũng như những tồn tại và đưa ra những biện pháp khắc phục - Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thị trấn Chợ Rã. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu để vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống hóa kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế, tích luỹ được kinh nghiệm cho công việc khi đi làm - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập trên giảng đường đại học vào thực tế và sự trưởng thành cho bản thân. 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và quản lý rác thải sinh hoạt, thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt còn có những hạn chế nào. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Rã. - Đề xuất mốt số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường sống cho người dân. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Tổng quan về chất thải - Khái niệm chất thải: chất thải là sản phẩm được phát sinh ra quá trình Sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, ngoài ra còn phát sinh ra trong giao thông vận tải như khí thaỉ của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy… chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác ( Nguyễn Xuân Nguyên, 2004). - Khái niệm chất thải sinh hoạt: chất thải sinh hoạt bao gồm các loại chất thải do con người tiêu dùng thải ra môi trường từ các hộ gia đình, hoạt động thương mại, văn phòng, cơ quan, trường học, bệnh viện,…, thường gặp như thực phẩm thừa, giấy, bìa các tông, nhựa, vải, da thủy tinh, lon thiếc. (Nguyễn Đình Hương, 2006). - Rác thải Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu. Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. + Rác thải hữu cơ tự nhiên như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư thừa, xác động vật… chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi 6 trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan… + Rác thải vô cơ như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen, polypropylene, túi nilon…), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai và nguồn nước. - Rác thải sinh hoạt Là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và BVMT (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [6]. - Chất thải rắn Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su,da, lá rụng sân vườn, gỗ… và các chất vô cơ như thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát… (Nguyễn Đình Hương, 2003) [6]. - Khái niệm về hoạt động quản lý chất thải rắn, thu gom chất thải rắn, lưu giữ chất thải rắn, vận chuyển chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 7 Theo điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/207 về quản lý chất thải rắn: + Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. + Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. + Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. + Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái xử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. + Xử lý chất thải rắn: là quá trình xử lý các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn + Chôn lấp chất thải hợp vệ sinh : là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm (Hình 2.1): 8 + Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt): phát sinh tè các hộ gia đình. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm thừa, giấy, bìa carton, plastic, gỗ, thủy tinh, các kim loại tro, đồ điện tử, gia dụng, rác vườn, vỏ xe và cả các chất độc hại. + Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, nhà nghỉ, siêu thị, nhà máy in… thực phẩm, thủy tinh, đồ điện gia dụng và một phần chất thải độc hại. + Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động xây dựng. + Từ hoạt động các chợ: phát sinh từ hoạt động mua bán ở chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau củ quả dư thừa và hư hỏng Nhà dân, khu dân cư Cơ quan, trường học Dịch vụ Chợ, bến xe Rác Thải Giao thông Chính quyền xây dựng địa phương Nơi vui chơi giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải (Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng,2005) 9 2.1.3. Thành phần rác thải Thành phần chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn. Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải rắn giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia… Rác thải sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng rác thải rắn của các đô thị Việt Nam, khoảng 80%, có thành phần rất phức tạp. Thành phần lý học, hóa học của chất thải khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng có xu hướng biến đổi tăng các chất khó phân hủy, độc hại. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.1. 10 Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam % trọng lượng Thành phần Khoảng giá trị Trung bình Rác thải thực phẩm 6 - 25 15 Giấy 24 - 45 40 Carton 3 - 15 4 Chất dẻo 2-8 3 Vải vụn 0-4 2 Cao su, da vụn 0-4 1 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 Gỗ 1-4 2 Thủy tinh 4 -16 8 Can hộp 2-8 6 Kim loại không thép 0-1 1 Kim loại thép 1-4 2 Bụi, tro, gạch 0 -10 4 Tổng hợp 100 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)[9]. 2.1.4. Tính chất chất thải rắn đô thị 2.1.4.1. Tính chất vật lý Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR + Khối lượng riêng Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của 3 một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích chất thải (kg/m ). Bởi vì Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của 11 chúng như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén… nên khi báo cáo dữ liệu về khối lượng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái (khối lượng riêng) của các mẫu rác một cách rõ ràng vì dữ liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản lý. Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế. Khối lượng 3 riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 - 400 kg/m , điển hình 3 khoảng 300 kg/m . + Phương pháp xác định khối lượng riêng của chất thải rắn Mẫu chất thải rắn được sử dụng để xác định khối lượng riêng có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tư”. Các bước tiến hành như sau: 1) Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng. 2) Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do xuống 4 lần. 3) Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải đã nén xuống. 4) Cân và ghi khối lượng của cả vỏ thùng thí nghiệm và chất thải rắn. 5) Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của vỏ thùng thí nghiệm thu được khối lượng của chất thải rắn thí nghiệm. 6) Chia khối lượng CTR cho thể tích của thùng thí nghiệm thu được khối lượng riêng của chất thải rắn. 7) Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị khối lượng riêng trung bình + Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng một trong 2 phương pháp sau (phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô): 12 - Theo phương pháp khối lượng ướt: độ tính theo khối lượng ướt của vật liệu là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu. - Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là phần trăm khối lượng khô vật liệu. Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau: a= {(w - d)/ w} x 100 Trong đó: a: độ ẩm, % khối lượng W: khối lượng mẫu ban đầu, kg o d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105 C, kg Đối với các thành phần chất thải rắn sinh hoạt, chất thải hữu cơ như thực phẩm thừa hay chất thải trong vườn là loại có độ ẩm cao nhất chiếm 60-70%. + Khả năng giữ nước thực tế Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%. 2.1.4.2. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của rác thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu. Phương pháp xác định tính chất hóa học của rác thải sinh hoạt như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan