Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Khảo sát tình hình sử dụng và hiểu biết về thuốc chống viêm trong điều trị của b...

Tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng và hiểu biết về thuốc chống viêm trong điều trị của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

.PDF
79
116
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ VŨ ĐĂNG THÀNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỂU BIẾT VỀ THUỐC CHỐNG VIÊM TRONG ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHOÁ 2009 - 2015 HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ VŨ ĐĂNG THÀNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ HIỂU BIẾT VỀ THUỐC CHỐNG VIÊM TRONG ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHOÁ 2009 - 2015 Giáo viên hướng dẫn: ThS. TẠ THỊ HƯƠNG TRANG HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả số liệu trong khoá luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2015 Người viết khóa luận VŨ ĐĂNG THÀNH LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường ĐH Y Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi suốt thời gian học tập tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bạch Mai, khoa Cơ Xương Khớp, Phòng khám bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bệnh nhân tham gia nghiên cứu và người nhà bệnh nhân đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin và đánh giá bệnh nhân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ths . Tạ Thị Hương Trang - người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu. Sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cô luôn là nguồn động lực lớn giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Sinh viên VŨ ĐĂNG THÀNH MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1 ĐẠI CƯƠNG .......................................................................................... 3 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT) .......... 3 1.1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .................................................... 6 1.1.3 Triệu chứng lâm sàng...................................................................... 10 1.1.4 Các biểu hiện cận lâm sàng............................................................. 13 1.1.5 Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống Tiêu chuẩn chẩn đoán LPBĐHT của ACR - 1997 (American College of Rheumatology) ................ 13 1.1.6 Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. ............. 15 1.2 Điều trị lupus ......................................................................................... 17 1.2.1 Nguyên tắc điều trị .......................................................................... 17 1.2.2 Các thuốc điều trị bệnh ................................................................... 18 1.2.3 Điều trị theo thể .............................................................................. 18 1.2.4 Dự phòng bệnh lupus ban đỏ hệ thống ........................................... 19 1.3 Thuốc chống viêm trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. ........... 19 1.3.1 Thuốc chống viêm steroid............................................................... 19 1.3.2 Thuốc chống viêm không steroid.................................................... 20 1.3.3 Một số nghiên cứu về tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống viêm trong điều trị lupus ............................................ 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ...................................................... 23 2.1.2. Tiêu chuẩn bệnh nhân loại trừ: ....................................................... 23 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu............................................................. 23 2.4.1. Thiết kế bộ câu hỏi.......................................................................... 23 2.4.2. Thu thập thông tin ........................................................................... 24 2.4.3. Phân tích số liệu .............................................................................. 25 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 25 2.6. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 26 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới........................................................... 26 3.1.2. Đặc điểm về tuổi ............................................................................. 26 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh .................................. 27 3.1.4. Sự xuất hiện đợt tiến triển trong thời gian trước và trong nghiên cứu 1 năm .................................................................................................. 27 3.2. Tình trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. ............ 28 3.2.1. Tình trạng sử dụng thuốc tại phòng khám và điều trị ngoại trú lupus ban đỏ hệ thống ............................................................................... 28 3.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc corticoid tại phòng khám lupus 29 3.2.3. Các nhóm thuốc chống viêm không Steroid được dùng tại phòng khám lupus................................................................................................. 29 3.2.4. Các tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải khi dùng thuốc điều trị bệnh .... 30 3.3. Sự tuân thủ chế độ điều trị và dùng thuốc của bệnh nhân .................... 30 3.3.1. Tuân thủ dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ .......................... 30 3.3.2. Thái độ của người bệnh khi dùng hết đơn thuốc ............................ 31 3.4. Hiểu biết của bệnh nhân về các thuốc điều trị ...................................... 32 3.4.1. Hiểu biết của bệnh nhân về các nhóm thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống ...................................................................................... 32 3.4.2. Hiểu biết của bệnh nhân về nhóm thuốc chống viêm không steroid. ... 32 3.4.3. Hiểu biết biết của bệnh nhân về corticoid ...................................... 33 3.4.4. Nguồn cung cấp thông tin về tác dụng của thuốc điều trị .............. 35 3.5. Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm và sự tuân thủ điều trị ..................................................................................... 35 3.5.1. Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm không steroid và tuân thủ điều trị .................................................. 36 3.5.2. Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm steroid và tuân thủ điều trị .............................................................. 38 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 40 4.1. Đặc điểm chung của người bệnh........................................................... 40 4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi ................................................................ 40 4.1.2. Giới ................................................................................................ 40 4.1.3. Thời gian mắc bệnh ........................................................................ 41 4.1.4 Sự xuất hiện đợt tiến triển trong khoảng thời gian 1 năm tính từ thời điểm nghiên cứu trở về trước .......................................................... 41 4.2. Tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân lupus ..................................... 42 4.2.1. Tình trạng sử dụng thuốc chống viêm trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống ...................................................................................... 42 4.2.2. Thuốc chống sốt rét tổng hợp ......................................................... 43 4.2.3. Thái độ dùng thuốc của bệnh nhân khi điều trị ngoại trú ............... 43 4.2.4. Thái độ của người bệnh khi dùng hết thuốc theo đơn điều trị ........ 44 4.2.5. Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc điều trị bệnh ........... 44 4.3. Hiểu biết của bệnh nhân về thuốc điều trị lupus ................................... 44 4.3.1. Thuốc chống viêm không steroid ................................................... 44 4.3.2. Thuốc chống viêm steroid .............................................................. 46 4.4. Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về thuốc với tuân thủ điều trị.... 48 4.4.1. Hiểu biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm không steroid với tuân thủ điều trị. .............................................................................. 48 4.4.2. Hiểu biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm steroid và tuân thủ điều trị...... 49 KẾT LUẬN .................................................................................................... 51 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT COX Cyclooxygenase CVKS Chống viêm không steroid KN Kháng Nguyên KT Kháng thể LPBĐHT Lupus ban đỏ hệ thống PGI2 Prostacyclin PHMD Phức hợp miễn dịch TXA2 Thromboxan A2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cách cho điểm theo chỉ số SLEDAI ........................................... 15 Bảng 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 26 Bảng 3. 2:Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh .................................. 27 Bảng 3. 3:Tình hình sử dụng thuốc tại phòng khám và điều trị ngoại trú lupus ban đỏ hệ thống ............................................................................................... 28 Bảng 3. 4:Tình hình sử dụng các thuốc chống viêm không steroid ................ 29 Bảng 3. 5: Các tác dụng không mong muốn ................................................... 30 Bảng 3. 6: Thái độ của người bệnh khi uống thuốc theo đơn ......................... 30 Bảng 3. 7: Thái độ của người bệnh khi dùng hêt đơn thuốc. .......................... 31 Bảng 3. 8: Tỷ lệ bệnh nhân biết về các nhóm thuốc điều trị bệnh.................. 32 Bảng 3. 9: Hiều biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm không steroid....... 32 Bảng 3. 10: Tỷ lệ bệnh nhân biết về tác dụng của thuốc chống viêm Steroid 34 Bảng 3. 11: Nguồn cung cấp thông tin về tác dụng của thuốc điều trị ........... 35 Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng chống viêm của thuốc chống viêm không steroid và tuân thủ điều trị ...................... 36 Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng giảm đau của thuốc chống viêm không Steroid và tuân thủ điều trị .............................. 36 Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày tá tràng của thuốc chống viêm không steroid và tuân thủ điều trị ...... 37 Bảng 3. 15: Mối tương quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng phụ gây xuất huyết tiêu hóa của thuốc chống viêm không steroid và tuân thủ điều trị ...... 37 Bảng 3. 16: Mối tương quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng chống viêm của thuốc chống viêm steroid và tuân thủ điều trị ................................ 38 Bảng 3. 17: Mối tương quan hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng ức chế miễn dịch của thuốc chống viêm steroid .................................................................. 38 Bảng 3. 18:Mối tương quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày tá tràng của thuốc chống viêm steroid và tuân thủ điều trị ........ 39 Bảng 3. 21:Mối liên quan giữa hiểu biết của bệnh nhân về tác dụng phụ gây loãng xương của thuốc chống viêm steroid và tuân thủ điều trị ..................... 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới................................................... 26 Biểu đồ 3. 2: Sự xuất hiện đợt tiến triển trong thời gian trước và trong nghiên cứu 1 năm.................................................................... 27 Biểu đồ 3. 3: Tình hình sử dụng thuốc steroid ............................................. 29 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh tự miễn. Số bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống phải điều trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai (19912000) chiếm 6,59% tổng số bệnh nhân. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có nhiều cơ quan bị tổn thương nhất: Da, khớp, thận, tim, phổi, hạch bạch huyết,.... Mục tiêu điều trị bệnh là làm giảm hoặc không xuất hiên các đợt tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra, làm giảm tỷ lệ tử vong, chi phí điều trị; giúp bệnh nhân hòa nhập với cộng đồng. Điều trị bệnh bao gồm: Điều trị đợt tiến triển của bệnh và các phương pháp dự phòng sự xuất hiện của các đợt tiến triển. Việc xuất hiên các đợt tiến triển ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cũng như chi phí điều trị bệnh. Việc dự phòng các đợt tiến triển của bệnh có vai trò quan trọng trong quá trính chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống: gồm nhóm thuốc chống viêm , thuốc chống sốt rét tổng hợp và các thuốc ức chế miễn dịch khác.... Thuốc chống viêm gồm: thuốc chống viêm steroid và chống viêm không steroid là những thuốc được dùng phổ biến ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Trong điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống các thuốc chống viêm thường được dùng kéo dài để kiểm soát các đợt tiến triển của bệnh. Các thuốc chống viêm ngoài tác dụng điều trị thì cũng gặp các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng và hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về sử dụng thuốc chống 2 viêm . Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng và hiểu biết về thuốc chống viêm trong điều trị của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống”. Nhằm mục đích sau đây: 1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc chống viêm của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. 2. Tìm hiểu sự hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về thuốc chống viêm trong điều trị bệnh 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 ĐẠI CƯƠNG 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT) 1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trên thế giới Thuật ngữ lupus đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ X, theo tiếng Latinh có nghĩa là “chó sói” xuất phát từ việc người bệnh có ban đỏ ở mặt giống như hình vết cắn chó sói. Năm 1850, bác sĩ da liễu Cazenave đã sử dụng thuật ngữ mới: “lupus ban đỏ” là người đầu tiên thông báo đặc điểm lâm sàng thể ngoài da của bệnh [1] Năm 1872, Kaposi đã mô tả bệnh với các triệu chứng điển hình. Trên cơ sở đó ông đã chia tổn thương da trên bệnh nhân làm 2 loại: - Thể bệnh có tổn thương da đơn thuần, khu trú. - Thể bệnh có tổn thương da lan tỏa với các tiến triển cấp hoặc bán cấp. Ông đã mô tả tình trạng nặng nề của dạng lan tỏa, trong đó bệnh diễn biến ngắt quãng xen kẽ các đợt lui bệnh với các đợt nặng lên, ngoài tổn thương trên da còn có các biểu hiện tổn thương các cơ quan khác: thần kinh, huyết học, khớp, thận... kèm theo bệnh nhân có sốt dai dẳng mà ông gọi là tình trạng nhiễm độc.[2] [3] Từ năm 1958, liệu pháp corticoid được ứng dụng để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Mặc dù không phải là thuốc điều trị nguyên nhân nhưng những hiệu quả mà corticoid mang lại đã làm thay đổi đáng kể tiên lượng bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân có tổn thương nhiều cơ quan nội tạng. Ngày nay nó trở thành một thuốc chính trong điều trị và kiểm soát bệnh.[4] [5] 4 Việc phát hiện kháng thể kháng nhân bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang do Coons và Friou đề xuất năm 1965 là một mốc quan trọng trong quá trình khẳng định lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn. Kháng thể kháng nhân cùng kháng thể kháng Ds-DNA trở thành các xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống Năm 1924, Libman và Sacks nhận xét: tổn thương thận hay gặp trong lupus ban đỏ hệ thống. [1] Năm 1935, Klemprnen và Baehr đã mô tả những tổn thương “cuộn dây thép” trong lupus ban đỏ hệ thống và nhận thấy màng đáy cầu thận bị dày lên. Năm 1941, Klemprnen đưa ra quan niệm về chất tạo keo và lupus ban đỏ hệ thống được xếp vào nhóm này bên cạnh bênh xơ cứng bì. Đồng thời ông cũng mô tả tổn thương dạng tơ huyết nổi bật ở cầu thận và tổ chức liên kết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.[3] Năm 1971, Hội thấp khớp Hoa Kì (ARA nay là ACR) đề xuất một bảng gồm 14 tiêu chuẩn để chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống, sau đó rút gọn còn 11 tiêu chuẩn vào năm 1982. Năm 1997, Hội nghị của ACR đã xem xét sửa lại bảng tiêu chuẩn và được áp dụng rộng rãi cho tới nay.[6] 1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở Việt Nam Lupus ban đỏ hệ thống đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam mãi đến gần cuối thế kỉ XX, LPBĐHT mới được đề cập và quan tâm với đánh giá là bệnh quan trọng hàng đầu trong nhóm bệnh Collagen. Năm 1970, Lê Kinh Duệ và cộng sự đã nghiên cứu những biểu hiện lâm sàng và xem xét một số biến đổi sinh học của bệnh , áp dụng kháng thể kháng nhân trong chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Năm 1985, Nguyễn Thị Lai với nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và sinh học trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. 5 Nguyễn Quốc Tuấn với nhiều công trình nghiên cứu như: “Góp phần nghiên cứu kháng thể kháng Ds - DNA, các thành phần kháng nguyên khác và mối liên quan của chúng với một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống” hay “Xác định kháng thể kháng Cardiolipin ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống bằng phuơng pháp ELISA” Nguyễn Thị Bích Ngọc (năm 1999), với nghiên cứu “ Một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai ” Năm 2004, Phạm Huy Thông với nghiên cứu “ Nghiên cứu chẩn đoán sớm và kết quả điều trị lupus ban đỏ hệ thống tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai”. Năm 2010 “ Nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống ” của Lê Duy Cường Như vậy ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu đã mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu tìm hiểu những rối loạn miễn dịch trong LPBĐHT.[7][8] 1.1.1.3 Đặc điểm dịch tễ Số lượng bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống hàng năm khó xác định. Theo kết quả thống kê (1999-2000) số bệnh nhân lupus phải điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai chiếm 6,59% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa. Ở Mỹ hàng năm có từ 1-10/100 000 ca mới mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống (1975-1995). Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gặp ở mọi lứa tuổi (0-76 tuổi) - theo Dubois nhưng tuổi gặp nhiều nhất từ 10-40 tuổi, tất cả các nghiên cứu đều cho thấy rằng nữ mắc bệnh cao hơn nam trung bình 8-9 bệnh nhân nữ /1-2 bệnh nhân nam. Theo kết quả cuộc khảo sát tình hình, đặc điểm bệnh lupus ban đỏ tại viện Da liễu trung ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009 có 6 1869 bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ thì có 39,8% bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống với tỷ lệ nữ/nam là 9/1, tỷ lệ từ 16-55 tuổi chiếm 84,4%”. Những nghiên cứu gần đây đang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam đang có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng cao tỷ lệ mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh LPBĐHT còn khác nhau theo địa lý và màu da. Theo kết quả nghiên cứu ở Hawai cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lupus khác nhau ở một số vùng: 24,1 /1000 người (Trung Quốc), 19,9/1000 người (Philipins), 20,4/1000 người (Hawai), 18,2/1000 người (Capca). [9] 1.1.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 1.1.2.1 Nguyên nhân LPBĐHT là một bệnh mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân đặc hiệu nào gây ra bệnh. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, yếu tố gen và một số yếu tố khác với bệnh. Yếu tố gen Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mang yếu tố gia đình với tỷ lệ mắc bệnh tăng lên ở những người cùng huyết thống, đặc biệt ở thế hệ thứ nhất. Yếu tố di truyền càng rõ ở trẻ sơ sinh cùng trứng, chiếm tỷ lệ 63% trong khi ở trẻ sơ sinh khác trứng tỷ lệ mắc là 10%. Tỷ lệ mắc khác nhau giữa các chủng tộc, người gia đen cao hơn người da trắng. Năm 2002, Harley và cộng sự nghiên cứu 250 người Mỹ gốc Phi và gốc châu Âu đã nhận xét về sự khác biệt di truyền liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống giữa 2 nhóm này.[10] Theo Shur có ít nhất 4 gen ảnh hưởng đến quá trình phát sinh lupus ban đỏ hệ thống. Mỗi gen tác động đến vài khía cạnh điều hòa miễn dịch, tan rã protein, vận chuyển protid qua màng tế bào, đáp ứng miễn dịch ... Sự khiếm 7 khuyết các gen này có thể gây phát sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng khác nhau của lupus ban đỏ hệ thống.[11] Yếu tố di truyền được mô tả rõ nhất là tình trạng thiếu hụt các thành phần của bổ thể, đặc biệt là C2, C4 quy định trên bộ gen đồng hợp tử gây ra nguy cơ lupus ban đỏ hệ thống rất cao được chứng minh trên lâm sàng. Nếu ở dạng dị hợp tử thì làm tăng nguy cơ lupus ban đỏ hệ thống.[12][13] Yếu tố môi trường Trong số các tác nhân kích thích sự hoạt động của bệnh lupus ban đỏ hệ thống tia cực tím nổi bật lên là một tác nhân được chấp nhận rộng rãi bởi trên thực tế lâm sàng các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có triệu chứng nhạy cảm với ánh nắng chiếm tỷ lệ lớn. Cơ chế được các nhà nghiên cứu đưa ra là: tia cực tím gây ra sự cảm ứng epitop kháng nguyên trong da, giải phóng các thành phần nhân khi các tế bào da bị hủy hoại hoặc là sự rối loạn kiểm soát các tế bào miễn dịch trong da[14] [15] Khái niệm lupus ban đỏ hệ thống do thuốc Sulfamid được B.J.Hoffman đưa ra năm 1945. Các nghiên cứu sau này đã đưa ra một danh sách các loại thuốc gây ra lupus ban đỏ hệ thống hoặc các hội chứng tương tự như lupus ban đỏ hệ thống được gọi chung là lupus ban đỏ hệ thống do thuốc. Lupus do thuốc. Một số loại thuốc được đề cập như hydralazin, procainamide, isoniazid, thuốc chống co giật ....[16] Yếu tố nội tiết Các nghiên cứu dịch tễ đưa ra một nhận xét rằng tỷ lệ lupus ban đỏ hệ thống cao hơn ở phụ nữ đặc biệt là độ tuổi sinh đẻ, mang thai. Kết quả liên quan đến sự vượt trội đáng kể của estrogen và sự thiếu hụt androgen trong sinh bệnh học của lupus ban đỏ hệ thống 8 Các hormon giới tính với tính chất điều hòa miễn dịch của estrogen có tác dụng kích thích miễn dịch nói chung và liên quan đến sự hình thành KNKT, đồng thời có tác dụng trên hệ thống miễn dịch tế bào. Các androgen có đặc tính ức chế miễn dịch, đối kháng với một số tác dụng kích thích của estrogen liên quan đến miễn dịch dịch thể. Tình trạng rối loạn hormon giới tính có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động và biểu hiện bệnh thông qua các tác động điều tiết miễn dịch.[17][18] Yếu tố miễn dịch Rối loạn miễn dịch dịch thể: Yếu tố đặc trưng nhất trong bệnh tự miễn là sự xuất hiện các tự kháng thể. Do một nguyên nhân nào đó cơ chế kiểm soát miễn dịch đối với sự dung nạp KN của bản thân bị phá vỡ, các KN này trở thành KN lạ đối với các tế bào miễn dịch của cơ thể và cơ thể sản xuất ra các tự KT chống lại KN đó. Trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống có 2 KT có tính đặc hiệu cho bệnh là anti ds-DNA và anti- Sm, các kháng thể khác gây tổn thương ở các cơ quan tương ứng khác như kháng thể kháng nhân, kháng phức hệ protein gắn ARN, kháng histon, kháng cardiolipin, kháng thể kháng màng hồng cầu, tiểu cầu .... gây bệnh cảnh đa dạng của lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn miễn dịch tế bào: Trong lupus ban đỏ hệ thống số lượng TCD4, TCD8 giảm, nhưng sự thay đổi hoạt tính T hỗ trợ/ T cảm ứng, T ức chế/ T độc, T hỗ trợ/ T cảm ứng tăng, T ức chế/ T độc giảm. Rối loạn trên của điều hòa miễn dịch tế bào làm tăng sinh và tăng hoạt tính các lympho B, tăng sản xuất ra các kháng thể chống lại các KN khác nhau của cơ thể. Sự tăng sinh lympho B biểu hiện trên lâm sàng là tổ chức phì đại: lách, hạch to.[21] 9 Yếu tố nhiễm khuẩn Các tác nhân nhiễm khuẩn có thể đóng vai trò khởi phát của bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố đóng vai trò tạo thuận lợi chứ không phải là nguyên nhân của căn bệnh này. Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm chỉ ra rằng các biến thể virut có thể gây ra những hiện tượng giống như lupus ban đỏ hệ thống. Nhưng cho đến nay chưa phân lập được virut này ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống.[18] Một số yếu tố khác Các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống phát sinh do tác động vật lý, hóa học hay các chấn thương về thể chất, tâm lý gặp tương đối phổ biến trong thực tiễn lâm sàng. Có thể nhận thấy các yếu tố trên có sự liên quan với hệ thống thần kinh, nội tiết và miễn dịch của cơ thể tuy nhiên mối quan hệ giữa các yếu tố này với bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn còn mang tính chất suy đoán.[17] 1.1.2.2 Cơ chế bệnh sinh Biểu hiện của LPBĐHT là rối loạn quá trình tự hủy tế bào Sự lan tỏa bệnh Hệ miễn dịch của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống sản sinh ra kháng thể chống lại bản thân cơ thể mình, đặc biệt là chống lại các protein trong nhân tế bào. Bệnh được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường chưa rõ ràng. Rối loạn trong quá trình tự hủy tế bào Quá trình tự hủy tế bào xảy ra nhiều hơn ở các tế bào bạch cầu đơn nhân và keratinocyte. Sự biểu hiện của các gen Fas ở bạch cầu lympho B và lympho T cũng tăng lên. Có mối tương quan giữa tỉ lệ hủy tế bào lympho và quá trình tiến triển bệnh. Đại thực bào Tingible body (Tingible body macrophage - TBM) - loại 10 thực bào lớn có ở trung tâm mầm của các hạch bạch huyết thứ cấp - biểu hiện protein CD68 (dấu ấn kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt tế bào monocyte/đại thực bào). Giảm khả năng thải loại tế bào chết Cơ chế chính xác của sự hình thành bệnh LPBĐHT vẫn chưa rõ ràng, vì có sự đóng góp của rất nhiều yếu tố. Sự tích tụ tại trung tâm mầm Ở một số người bệnh LPBĐHT, có thể quan sát thấy sự tích tụ các mảnh rác tế bào tự hủy ở trung tâm mầm vì thải loại các tế bào tự hủy bị giảm sút. 1.1.3 Triệu chứng lâm sàng 1.1.3.1 Toàn thân Sốt: Phần lớn là sốt dai dẳng kéo dài thường sốt nhẹ 37,5oC-37,6oC nhưng cũng có trường hợp sốt cao tới 39 – 40oC. Không thành cơn, sốt không rõ nguyên nhân, không có tính chu kỳ, thường xuất hiện vào các đợt cấp của bệnh. Gầy sút cân, mệt mỏi chán ăn.[9] 1.1.3.2 Da và niêm mạc Ban đỏ hình cánh bướm, ban dạng đĩa, da nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc loét niêm mạc miệng mũi, miệng họng. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt: Ban thành mảng, vảy mịn có khi phù nề, khu trú ở 2 cánh mũi, gò má và dưới cằm 30-50% bệnh nhân có triệu chứng này. Rụng tóc có thể lan tỏa hoặc là khu trú thành mảng.[4] 1.1.3.3 Hệ thống cơ xương khớp Đau cơ, đau khớp, viêm khớp đơn thuần, ít khi viêm khớp nhiễm trùng, hoại tử xương vô khuẩn, viêm cơ, loạn dưỡng cơ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng