Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Khảo sát nhu cầu chăm sóc của sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại bvđkqt vinmec ...

Tài liệu Khảo sát nhu cầu chăm sóc của sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại bvđkqt vinmec time city năm 2022

.PDF
38
1
97

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HÀ THỊ TUYẾT MAI KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA SẢN PHỤ SAU PHẪU THẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - NĂM 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HÀ THỊ TUYẾT MAI KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA SẢN PHỤ SAU PHẪU THẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng sản phụ khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN CÔNG TRÌNH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong những năm học qua. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Công Trình đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec, tập thể bác sỹ, hộ sinh, điều dưỡng cán bộ Phòng sinh -Trung tâm sức khoẻ phụ nữ- BVĐK Quốc Tế Vinmec Times City đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng chuyên nghành phụ sản, tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần để tôi hoàn thành chuyên đề này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Hà Thị Tuyết Mai ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người làm báo cáo Hà Thị Tuyết Mai iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH...................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 2 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 2 1.1 Khái niệm: Nhu cầu cơ bản của con người ............................................... 2 1.2 Sự liên quan giữa nhu cầu và điều dưỡng ................................................. 3 1.3 Nhu cầu cơ bản của người bệnh và chăm sóc theo Virginia Henderson..........................................................................................................3 1.4. Những thay đổi sau sinh......................……………………...………..5 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 2.1.Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Time City ....................................... 11 2.2 Khoa sản bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Time City ...................... 11 2.3 Nhân lực trung tâm………… ………………………………...…….....17 Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 18 1. Thực trạng nhu cầu chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật lấy thai BVĐKQT Vinmec Time City ....................................................................................... 18 2. Phương pháp khảo sát và chọn mẫu ...........................................................18 3. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 19 3.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………………..19 3.2. Trình độ học vấn……………………………………...………………...19 3.3 Nhu cầu về chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai ……...………………... 20 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 21 1. Nhu cầu về cung cấp kiến thức về dinh dưỡng sau mổ............. .................21 2. Nhu cầu cung cấp kiến thức và thực hành về vận động và vệ sinh sau mổ 21 iv 3.Nhu cầu cung cấp kiến thức và thực hành về phát hiện các dấu hiệu bất thường đối với mẹ và bé sau mổ, và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh ............22 4. Nhu cầu cung cấp kiến thức về quan hệ tình dục và các biện pháp tránh thai...................................................................................................................22 KẾT LUẬN.................................................................................................. 23 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO . PHỤ LỤC v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1: Tháp nhu cầu cơ bản Maslow ........................................................... 2 Hình 2. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ ...................................................... 9 Hình 3 : Hình ảnh phòng nội trú sau sinh ........……..…….…………......….13 Hình 4: Hình ảnh phòng sinh bệnh viện Vinmec Times City ....…...………13 Hình 5: Ô vuông thức ăn (Viện dinh dưỡng quốc gia - Bô Y tế)…….......….14 Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của đối tượng khảo sát ....... ............................... 19 Bảng 3.2. Trình độ học vấn ……………………….. .................................... 19 Bảng 3.3 Nhu cầu của sản phụ về chăm sóc mẹ và bé sau sinh .....………...20 vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Nữ hộ sinh NHS Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế BVĐKQT Tử cung TC Sản dịch SD Biện pháp tránh thai BPTT Bác sỹ chuyên khoa II BSCK II Bác sỹ chuyên khoa I BSCK I Thạc sỹ Th.S Điều dưỡng DD Kỹ thuật viên KTV Chuyên viên CV Nuôi con bằng sữa mẹ NCBSM Nhân viên y tế NVYT Người bệnh NB Sản phụ SP 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý của người phụ nữ. Trong những năm gần đây, kinh tế–xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng ngày càng được quan tâm. Phẫu thuật lấy thai tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai cũng ngày càng gia tăng, theo nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản trung ương, tỷ lệ năm 1998 là 34,6%, năm 2000 là 35,1%, năm 2005 là 39,1%. Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai gia tăng nên nhu cầu về chăm sóc sau sinh mổ của sản phụ cũng tăng lên [16]. Trong trường hợp phẫu thuật lấy thai, sản phụ thường mệt mỏi nhiều hơn đẻ thường vì phải trải qua phẫu thuật. Nguy cơ nhiễm trùng từ vết mổ cao gấp ba lần so với đẻ thường [12]. Sản phụ mổ đẻ có thời gian ở bệnh viện nhiều gấp 2 lần so với người đẻ thường và mất khoảng 20 tới 30 ngày mới khỏe mạnh trở lại. Ngoài việc được chăm sóc như một sản phụ sinh thường, điều dưỡng viên cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho sản phụ sau mổ lấy thai nhằm hạn 2 chế các biến chứng giúp sản phụ sớm trở về với hoạt động bình thường. Những nghiên cứu liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe sản phụ sau mổ lấy thai là thực sự cần thiết, đây là cơ sở để Nữ hộ sinh (NHS) xây dựng được kế hoạch chăm sóc cho sản phụ, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện để mang lại sức khỏe tốt nhất cho những sản phụ. Bệnh viện đa khoa Quốc Tế (BVĐKQT) Vinmec đã và đang triển khai các mô hình chăm sóc toàn diện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc của sản phụ sau phẫu thuật lấy thai. Nhu cầu của khác hàng ngày một tăng lên, đòi hỏi nhân viên y tế không chỉ có thực hành vững vàng mà còn cả kiến thức chuyên sâu để giải thích cho sản phụ hiểu, tránh áp dụng các kiến thức tự phát, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả sản phụ và trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn về nhu cầu chăm sóc hiện tại về thể chất, tinh thần và các kiến thức sau sinh cho các sản phụ sau sinh mổ từ đó xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc hiệu 2 quả hơn chúng tôi đã thực hiện chuyên đề: Khảo sát nhu cầu chăm sóc của Sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại BVĐKQT Vinmec Time City năm 2022 Với mục tiêu nghiên cứu: 1. Thực trạng nhu cầu chăm sóc của sản phụ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Sản 1, Sản 2 BVĐKQT Time City năm 2022 2. Đề xuất một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc của Sản phụ sau phẩu thuật lấy thai BVĐKQT Vinmec Time City năm 2022 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm: Nhu cầu cơ bản của con người Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất; con người tồn tại, phát triển về thể chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo nên con người gọi là nhu cầu cơ bản (còn gọi là nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người). Hình 1: Tháp nhu cầu cơ bản Maslow 1.2 Sự liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh. Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của họ, khi bị bệnh tật, ốm yếu, người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân dẫn đến sự ra đời của ngành y tế và cán bộ y tế. Nhu cầu của con người có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho từng người bệnh. Nhu cầu con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối với 4 từng nhu cầu ở từng người có khác nhau. Hơn nữa, trong cùng một con người nhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống. Người điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc thích hợp. Nhu cầu giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau để thích hợp với từng cá thể. Việc chăm sóc người bệnh cần hướng tới từng cá thể, tùy từng trường hợp, từng hoàn cảnh sao cho phù hợp. Sự tham gia của người bệnh vào quá trình chăm sóc: chăm sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, thông thường người bệnh hiểu rõ nhu cầu của họ, trừ trường hợp người bệnh hôn mê, tâm thần… nên khi lập kế hoạch chăm sóc, điều dưỡng cần tham khảo ý kiến người bệnh và gia đình người bệnh để tạo cho họ tham gia tích cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho chính họ. 1.3 Nhu cầu cơ bản của người bệnh và chăm sóc theo Virginia Henderson Thành phần của chăm sóc cơ bản gồm 14 yếu tố - Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp. - Giúp đỡ người bệnh về ăn, uống và dinh dưỡng. - Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết. - Giúp đỡ người bệnh về tư thế, vận động và tập luyện. - Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. - Giúp người bệnh mặc và thay quần áo. - Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt. - Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày. - Giúp người bệnh tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện. - Giúp người bệnh trong sự giao tiếp. - Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng. - Giúp người bệnh lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng. 5 - Giúp người bệnh trong các hoạt động vui chơi, giải trí. - Giúp người bệnh có kiến thức về y học. Nhu cầu cơ bản của người bệnh và các nguyên tắc cơ bản của việc chăm sóc, cơ bản giống nhau, nhưng không bao giờ có hai người bệnh có nhu cầu hoàn toàn giống nhau cả. Đặc biệt với đối tượng là sản phụ, việc xây dựng kế hoạch chăm sóc không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cơ bản mà con là việc trang bị các kiến thức để giúp họ tự chăm sóc và chăm sóc sơ sinh tốt hơn. Do đó, kế hoạch chăm sóc được xây dựng riêng biệt, tùy theo tuổi tác, giới tính, cá tính, hoàn cảnh văn hóa xã hội và khả năng, thể chất và tinh thần và nhu cầu thực tế của sản phụcủa sản phụ. Kế hoạch được thảo ra để đem lại sự chăm sóc đồng nhất và liên tục, nhưng nó cần thay đổi tùy theo sự thích ứng với nhu cầu của sản phụ. Điều quan trọng và cần nhấn mạnh là trong lúc cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng cơ bản, người NHS chuyên nghiệp sẽ có dịp nghe lắng nghe và gia đình họ, để nhận định nhu cầu của sản phụ và để xây dựng mối liên hệ nhân sự bổ ích cần thiết cho việc đáp ứng các nhu cầu chăm sóc của sản phụ một cách hữu hiệu nhất. Theo thông tư 07/ 2011 của BYT về công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh trong bệnh viện thì quy định về nhiệm vụ chuyên môn cần chăm sóc người bệnh bao gồm: - Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe - Chăm sóc về tinh thần - Chăm sóc về cá nhân - Chăm sóc về dinh dưỡng - Chăm sóc phục hồi chức năng - Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật và thủ thuật - Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh - Nhu cầu chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối, tử vong - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng 6 - Theo dõi đánh giá người bệnh - Ghi chép hồ sơ bệnh án Căn cứ vào quy định chuyên môn của thông tư cùng với đặc điểm thực tiễn về của sản phụ sau sinh và tình hình thực tiễn chăm sóc sản phụ tại khoa sản bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, chúng tôi thiết kế bộ công cụ khảo sát nhu cầu thực tế cho các sản phụ tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec. 1.4 Những thay đổi sau sinh Ngay sau khi sinh người sản phụ sẽ có những vấn đề lớn sau sinh như các triệu chứng bình thường của sản phụ ngay sau sinh (sản dịch, vết khâu/vết cắt, sữa và việc nuôi con) đặc biệt trong những ngày đầu. Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về thai nghén, hậu sản và nuôi con là khá thấp [15]. Do đó hầu hết các bà mẹ gặp vấn đề về việc thay đổi lớn này. Sau khi sinh người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể: đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ, đau có thể kéo dài một vài tuần sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, người mẹ thường cảm thấy mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình, mong muốn là người mẹ hoàn hảo. Có một tỷ lệ khoảng 70-80% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là “baby blues” - buồn sau sinh, là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện trong vòng mấy ngày đầu sau khi sinh con [8]. Những biểu hiện chính của buồn sau sinh gồm: giảm khí sắc, dao động cảm xúc, buồn rầu, ủ rũ, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ. Các rối loạn này kéo dài khoảng 5-10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn. Đây là do thay đổi hormon sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc trầm cảm. Ngay sau khi sinh, sự sụt giảm nhanh chóng nồng độ estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Suy giảm nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa mà 7 bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm. Do đó cần nắm bắt được nhu cầu của sản phụ về chăm sóc sản phụ và em bé sau dinh để có thể đưa ra các biện pháp cung cấp kiến thức và thực hành phù hợp với nhu cầu đó. Trong thời kỳ người phụ nữ có thai, các cơ quan sinh dục và vú có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu mang thai. Sau khi đẻ, ngoại trừ vú vẫn phát triển để tiếp tục tiết sữa, các cơ quan sinh dục khác dần dần trở lại bình thường về giải phẫu và sinh lý như trước khi có thai. Thời kỳ đó gọi là thời kỳ sau đẻ, dài 6 tuần [10], [11]. Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự co hổi tử cung, tiết sản dịch, sự tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và phát hiện nhiễm trùng hậu sản. Sự thu hồi tử cung: Có thể theo dõi sự co hồi TC hàng ngày bằng cách đo chiều cao TC, tính từ khớp mu tới đáy TC. Sau khi đẻ TC cao khoảng 13 - 15cm, ở dưới rốn 2 khoát ngón tay. Mỗi ngày chiều cao TC thu lại 1 cm và đến ngày thứ 12- 13 thì không nắn thấy TC trên khớp mu nữa. Vì trong TC có nhiều máu cục và sản dịch nên thỉnh thoảng TC có cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài, những cơn co bóp mạnh này làm thai phụ thấy đau, nên gọi là cơn đau TC. Hiện tượng co bóp TC thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ, mức độ đau ít nhiều tùy theo cảm giác của từng người, nhưng thường đẻ càng nhiều lần càng đau, vì TC càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần đẻ trước để đẩy [9], [15]. [10], [8]. Vết mổ: Trong những ngày đầu lưu viện vết mổ chưa khô nên NVYT sẽ chăm sóc vết mổ . Trong ngày đầu sẽ theo dõi tình trạng vết mổ có dịch thấm băng hay không, có tụ máu vết mổ không. Sau 48 giờ sẽ bóc băng và vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng dung dịch Betadine hoặc Povidine Iod 10%. NB có thể 8 tắm nhanh sau khi đã bóc băng vết mổ, cần chú ý giữ khô vết mổ, tránh bị nước vào khi rửa vệ sinh. Nếu bị nước vào cần thấm khô và vệ sinh lại vết mổ. Khi ra viện NB cần vệ sinh vết mổ ngày 1-2 lần trong khoảng 5-7 ngày tùy tình trạng vết mổ khi ra viện. Thông thường sau khoảng 7 ngày sau mổ vết mổ sẽ liền nếu là chỉ không tự tiêu thì sẽ đến cơ sở y tế để cắt chỉ. Sản dịch Là dịch từ TC và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Cấu tạo: sản dịch được cấu tạo bởi máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc TC, nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô ở cổ TC và âm đạo bị thoái hoá và bong ra. Tính chất: trong 3 ngày đầu, SD gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, SD loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày thứ 9 trở đi, SD không có máu, chỉ là một dịch trong. Mùi: SD có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn, SD sẽ có mùi hôi, có thể có mủ. Khối lượng: khối lượng SD thay đổi tuỳ người. Vào ngày thứ nhất và ngày thứ hai ra nhiều, các ngày sau SD ít dần, sau 2 tuần SD sẽ hết hẳn. Ở người con so, người cho con bú, SD hết nhanh vì tử cung co hồi nhanh hơn. Trên lâm sàng, 3 tuần sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm [9], [15]. [10], [8]. Nuôi con bằng sữa mẹ: Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh 9 có hiện tượng lên sữa (ở người sinh con so là từ 3-5 ngày, người sinh con rạ là từ 2-3 ngày sau đẻ). Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38-38,5° C), đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24-48 tiếng, sau đó sữa thực sự chảy ra [2]. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúng cách và vắt sữa dư thừa. Các nghiên cứu về sữa mẹ đều khẳng định rằng sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo đối với trẻ nhỏ. Sữa mẹ vừa dễ hấp thu lại dễ tiêu hoá. Mặt khác sữa mẹ chứa nhiều các chất miễn dịch giúp trẻ bú mẹ có sức đề kháng với một số bệnh trong thời gian đầu đời nhất là trong vòng 6 tháng đầu. Tất cả các thành phần có trong sữa mẹ đều không gây dị ứng cho trẻ vì vậy bú mẹ là sự đảm bảo an toàn cho trẻ tránh được các tác nhân có thể gây dị ứng qua đường tiêu hoá. Dưới góc độ tâm lý, trẻ bú mẹ sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi yêu thương của người mẹ với con, hình thành tình mẫu tử. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng tình mẫu tử hình thành sớm có thể giúp người mẹ tránh được các rối loạn tâm lý sau sinh như trầm cảm, lo âu.... Trên phương diện kế hoạch hoá gia đình NCBSM còn là một BPTT hữu hiệu: Trong thời gian cho trẻ bú, cơ thể người mẹ sẩy ra hiện tượng ức chế sự rụng trứng như vậy giảm nguy cơ có thai ngoài ý muốn sớm. 10 Hình 2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ Những thay đổi tổng quát Bình thường, toàn trạng sản phụ tốt, thân nhiệt bình thường (trừ lúc lên sữa có thể sốt nhẹ). Sản phụ có thể rét run sau khi sinh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi rặn sinh, rét run ngắn hạn và mau hết. Sau sinh, sản phụ có thể cảm giác lạnh và trẻ cũng cần hơi ấm vì trẻ mới sinh dễ mất nhiệt ra môi trường ngoài nên phải giữ ấm đủ cho cả con và mẹ. Tuy nhiên, ở các nơi nhiệt độ môi trường cao, việc nằm hơ lửa như xưa là không cần thiết, đôi khi còn mang lại những điều tai hại như làm mẹ và con đổ mồ hôi suốt cả ngày làm cho cơ thể mất nước, da ẩm thường xuyên khiến bị hăm lở, vi trùng dễ phát triển gây viêm da hoặc gây ra tai nạn ngoài ý muốn như tàn lửa có thể gây bỏng cho mẹ và con nếu sơ ý... Nếu ở những nơi lạnh như vùng núi, cao nguyên hay vào mùa đông lạnh có gió bấc... sản phụ có thể nằm phòng kín đáo tránh gió lùa sau sinh, sử dụng máy sưởi, chăn ấm, nhưng không nên sưởi bằng than tổ ong vì dễ ngạt hơi độc. Sản phụ và trẻ nên ra ngoài phòng phơi nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ) khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng. Dù đau, hãy cố gắng vận động lại sớm sau sinh để cơ thể phục hồi tốt hơn. Sau khi sinh, người mẹ chỉ nằm bất động trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng [3]. Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi dứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã. Nếu chuyển dạ kéo dài hay trong những trường hợp sinh khó có thể bị bí tiểu (do đầu thai nhi đè lên bàng quang trong một thời gian lâu làm liệt 11 bàng quang). Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, xoa bụng dưới. Nhu động ruột có thể giảm nên sản phụ dễ bị táo bón sau sinh. Nên tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau. Da là một cơ quan rất nhạy cảm và cần được bảo vệ. Nếu kiêng nước, không tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bịt lại và vi khuẩn có cơ hội phát triển gây viêm da, ngứa ngáy tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và cơ thể có mùi hôi rất khó chịu. Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín, tránh gió lùa, không nên ngâm mình lâu trong nước, lau khô và mặc đủ ấm sau khi tắm. Có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt sản phụ không nên tắm gội cùng một lúc và đừng đứng cúi lom khom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ. Sau khi tắm sản phụ nên vệ sinh lại vết mổ nếu có. Trong tháng đầu, bé thường hay thức nhiều về đêm và sản phụ phải thức theo, vì vậy nên tranh thủ ngủ những lúc trẻ ngủ. Có thể vắt sữa cho vào bình tiệt trùng bảo quản trong tủ lạnh vài giờ và người thân cho trẻ uống một vài lần vào ban đêm để tránh sản phụ bị mất ngủ nhiều quá. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trong 10 năm qua, với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại; quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sỹ đầu ngành, liên tục ứng dụng, cập nhật công nghệ, kỹ thuật điều trị tiên tiến, BV ĐKQT Vinmec Times City đã trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của người bệnh. Bệnh viện làm chủ các kỹ thuật y khoa hiện đại như ghép tạng, can thiệp tim mạch, điều trị ung bướu, can thiệp bào thai, ghép tế bào gốc bằng lưu trữ máu cuống rốn… và thực hiện chăm sóc theo tiêu chuẩn Bệnh viện – khách sạn 5 sao. 12 BVĐKQT Vinmec Times City bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ JCI ba lần thẩm định liên tiếp ( Năm 2012 -2018- 2021) do tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Hoa Kỳ JCI(Joint Commission Internatinal) chứng nhận . 2.2 Khoa sản bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Time City Khoa sản bệnh viện tực thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại BVĐKQT Vinmec Times City gồm có: - Đơn nguyên sản phụ khoa với quy mô 75 giường bệnh điều trị nội trú ( 2 đơn nguyên điều trị nội trú: Sản 1, sản 2) Ngoài việc chăm sóc và hướng dẫn những nhu cầu cơ bản như theo dõi sau sinh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bé… sản phụ còn được quan tâm động viên về mặt tinh thần để tránh trầm cảm sau sinh. Với hệ thống phòng lưu viện sau sinh tiêu chuẩn 5 sao mỗi sản phụ sau sinh dược lưu viện tại một phòng riêng biệt tạo sự yên tĩnh và riêng tư. Mỗi phòng bệnh nội trú đều có phòng tắm bé riêng biệt trong phòng giúp gia đình giảm lo lắng về việc nhầm lẫn trẻ trong quá trình đưa bé đi tắm như ở các bệnh viện công. Các trang thiết bị hiện đại tại khu nội trú như : lồng ấp, bộ đặt nội khí quản sơ sinh, máy nghe tim thai, máy plasma, máy sàng lọc thính lực, monitor sản khoa, monitor 5 thông số, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, xe hồi sức sơ sinh, Etroley...nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc sản phụ và trẻ sau sinh an toàn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng