Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện y học cổ truyền tru...

Tài liệu Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2013 2014

.PDF
69
390
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI --------***-------- BỘ Y TẾ BÙI THỊ MẾN Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 - 2014” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2008 - 2014 Người hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Lụa HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp, các Bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Trịnh Thị Lụa – Giảng viên khoa YHCT Trường Đại học Y Hà Nội, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự tận tâm và kiến thức của thầy cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm chân thành, sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện tốt nhất của những người thân trong gia đình và bạn bè– những người đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua. Trong quá trình làm khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Bùi Thị Mến LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận này được tiến hành dựa trên sự cho phép của Bệnh viện Y Học cổ truyền Trung ương. Các số liệu kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Sinh viên Bùi Thị Mến MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm về mô hình bệnh tật .................................................... 3 1.2. Phân loại bệnh tật .................................................................................... 3 1.2.1 Phân loại bệnh tật theo 3 nhóm cơ bản .............................................. 3 1.2.2 Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ X .................................................. 4 1.3. Vai trò của mô hình bệnh tật trong hoạch định các chính sách y tế và quản lý công tác chuyên môn bệnh viện ................................................. 6 1.3.1. Vai trò của mô hình bệnh tật trong xây dựng kế hoạch y tế ............. 6 1.3.2. Vai trò của mô hình bệnh tật trong quản lý bệnh viện ..................... 7 1.4. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật ............................................. 7 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật trên thế giới .................. 7 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại Việt Nam ................. 9 1.5 Tổng quan phân loại các chứng bệnh theo YHCT................................. 10 1.5.1. Chứng háo suyễn............................................................................. 11 1.5.2. Tiêu khát ......................................................................................... 11 1.5.3. Thoát thư ......................................................................................... 11 1.5.4. Hung thống...................................................................................... 12 1.5.5. Hư lao.............................................................................................. 12 1.5.6. Huyễn vựng ..................................................................................... 12 1.5.7. Trúng phong .................................................................................... 13 1.5.8. Bán thân bất toại ............................................................................. 13 1.6. Một số liên hệ giữa bệnh danh của YHCT và YHHĐ .......................... 13 1.7 Tổng quan về Bệnh viện YHCT Trung ương và khoa Hồi sức cấp cứu 14 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 17 2.1.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 17 2.1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 17 2.1.4 Phương tiện nghiên cứu ................................................................... 17 2.1.5 Chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 17 2.1.6. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................ 19 2.3. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 19 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 20 3.1 Đặc điểm chung về bệnh nhân và tình hình điều trị .............................. 20 3.1.1 Số bệnh nhân vào điều trị tại khoa HSCC trong 2 năm 2013-2014 ..... 20 3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp .............................................. 20 3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới................................................ 21 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo vùng ......................................................... 22 3.1.5 Phân bố bệnh nhân theo bảo hiểm y tế ............................................ 22 3.1.6 Phân bố bệnh nhân theo BHYT và nơi cư trú.................................. 23 3.2. Đặc điểm về mô hình bệnh tật theo YHHĐ .......................................... 24 3.2.1 Mô hình bệnh tật theo nhóm bệnh ................................................... 24 3.2.2 Mô hình bệnh tật theo ICD 10 ......................................................... 26 3.2.3 Mười bệnh chính thường gặp nhất tại khoa ..................................... 28 3.2.4 Mối liên quan giữa các bệnh chính thường gặp và nhóm tuổi ........ 29 3.2.5 Mối liên quan giữa các bệnh chính thường gặp và giới .................. 30 3.2.6 Sáu bệnh kèm theo thường gặp nhất tại khoa .................................. 31 3.3 Đặc điểm về mô hình bệnh tật theo YHCT ........................................... 32 3.3.1 Mô hình bệnh tật theo chứng hậu YHCT ........................................ 32 3.3.2 Mười chứng bệnh thường gặp nhất theo YHCT .............................. 33 3.4. Tình hình điều trị................................................................................... 34 3.4.1 Tình hình điều trị chung................................................................... 34 3.4.2 Tình hình điều trị bằng YHHĐ ........................................................ 34 3.4.3 Tình hình điều trị bằng YHCT......................................................... 35 3.4.4 Kết quả điều trị chung ...................................................................... 36 3.4.5 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và phương pháp điều trị .......... 37 3.4.6. Số ngày nằm viện trung bình .......................................................... 38 3.4.7 Công suất sử dụng giường bệnh ...................................................... 38 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 39 4.1 Đặc điểm chung về bệnh nhân và tình hình điều trị .............................. 39 4.1.1 Số bệnh nhân điều tri tại khoa trong năm 2013-2014. .................... 39 4.1.2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới................................................ 39 4.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp .............................................. 41 4.1.4 Phân bố bệnh nhân theo BHYT và nơi cư trú.................................. 41 4.1.5 Thời gian nằm viện trung bình và công suất sử dụng giường bệnh ..... 42 4.2 Mô hình bệnh tật theo YHHĐ và YHCT ............................................... 43 4.2.1 Mô hình bệnh tật theo YHHĐ ......................................................... 43 4.2.2 Mô hình bệnh tật theo chứng hậu của YHCT và sự tương quan giữa YHCT và YHHĐ. ........................................................................... 49 4.3 Tình hình điều trị.................................................................................... 50 4.3.1 Tình hình điều trị chung tại khoa HSCC ......................................... 50 4.3.2 Tình hình điều trị YHHĐ ................................................................. 51 4.3.3 Tình hình điều trị YHCT ................................................................. 51 4.3.4 Hiệu quả điều trị............................................................................... 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 53 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BTB Bắc Trung Bộ COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ĐBSH Đồng bằng sông Hồng HSCC Hồi sức cấp cứu SL Số lượng TBMMN Tai biến mạch máu não WHO Tổ chức Y tế thế giới YHCT Y học cổ truyền YHCTTW Y học cổ truyền Trung ương YHHĐ Y học hiện đại DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bệnh nhân vào điều trị tại khoa HSCC trong 2 năm 2013 - 2014... 20 Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo BHYT và nơi cư trú ................................. 23 Bảng 3.3 Phân loại bệnh tật theo nhóm bệnh .................................................. 24 Bảng 3.4 Bảng phân loại các bệnh chính theo ICD – 10. ............................... 26 Bảng 3.5 Phân loại các chương bệnh kèm theo theo ICD 10. ........................ 27 Bảng 3.6 Tỷ lệ mười bệnh chính thường gặp tại khoa .................................... 28 Bảng 3.7 Phân bố các bệnh chính bệnh thường gặp nhất theo nhóm tuổi. ..... 29 Bảng 3.8 Phân bố các bệnh thường gặp nhất theo giới. .................................. 30 Bảng 3.9 Tỉ lệ các bệnh kèm theo thường gặp nhất ........................................ 31 Bảng 3.10 Tỉ lệ các chứng bệnh chính theo YHCT. ....................................... 32 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa các chứng bệnh thường gặp nhất của YHCT và giới. ... 33 Bảng 3.12 Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bằng YHHĐ. .......... 34 Bảng 3.13 Các phương pháp được sử dụng trong điều trị bằng YHCT. ........ 35 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và phương pháp điều trị ........ 37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp .......................................... 20 Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo theo nhóm tuổi ..................................... 21 Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo theo giới ............................................... 22 Biểu đồ 3.4 Phân bố bệnh nhân theo vùng. ..................................................... 22 Biểu đồ 3.5 Phân bố bệnh nhân theo BHYT ................................................... 23 Biểu đồ 3.6 Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh ............................................ 25 Biểu đồ 3.7 Các phương pháp điều trị tại khoa HSCC. .................................. 34 Biểu đồ 3.8 Kết quả điều trị tại khoa HSCC. .................................................. 36 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng hay một địa phương là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó [1]. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân [2]. Đặc biệt, ở một nước đang phát triển như Việt Nam, với cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, ngân sách chi cho y tế còn hạn hẹp thì việc xác định mô hình bệnh tật đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác khám, điều trị và phòng bệnh. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì mô hình bệnh tật cũng không ngừng thay đổi và ngày càng đa dạng, phức tạp. Sự đa dạng và phức tạp này cũng thay đổi theo vùng miền, theo cộng đồng dân cư khác nhau do ảnh hưởng của thói quen, tập tục văn hóa cũng như điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Cùng với sự đa dạng của mô hình bệnh tật, nền y học hiện đại đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc nghiên cứu những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó nền y học cổ truyền cũng có những đóng góp đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với phương châm kết hợp YHHĐ và YHCT, bệnh nhân ngày càng được chăm sóc một cách toàn diện [3]. Bệnh viện YHCT Trung ương là một bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền, là trung tâm hợp tác của Tổ chức WHO tại Việt Nam và cũng là bệnh viện đi đầu trong thực hiện chính sách hiện đại hóa YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám, điều trị và phòng bệnh. Khoa Hồi sức cấp cứu của 2 bệnh viện là một khoa mới được thành lập gần 10 năm với 17 giường bệnh. Khoa có vai trò đảm nhiệm việc điều trị các bệnh nhân nặng cần sự can thiệp bằng các phương pháp cấp cứu của YHHĐ và YHCT. Những năm gần đây, số bệnh nhân điều trị tại khoa ngày càng tăng, tính chất bệnh ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có kế hoạch dự trù phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về mô hình bệnh tật tại khoa. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013 2014” với mục tiêu: 1. Mô tả mô hình bệnh tật tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện YHCT Trung ương từ 01/01/2013 đến 31/12/2014. 2. Nhận xét sự kết hợp YHHĐ với YHCT trong điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện YHCT Trung ương. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm về mô hình bệnh tật Mô hình: là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu; là hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy [4]. Bệnh ở con người: là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động không bình thường [4]. Tật ở con người: là trạng thái bất thường, nói chung là không chữa được của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn gây nên [4]. Từ đó người ta đã đưa ra khái niệm về mô hình bệnh tật như sau: Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp tất cả những tình trạng bệnh tật mắc phải, dưới tác động của nhiều yếu tố, được phân bố theo những tần suất khác nhau trong một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định [5]. 1.2. Phân loại bệnh tật 1.2.1 Phân loại bệnh tật theo 3 nhóm cơ bản - Nhóm 1: Bệnh lây nhiễm Thường gặp ở các cộng đồng, quốc gia nghèo, điều kiện kinh tế xã hội và chăm sóc y tế không đảm bảo. - Nhóm 2: Bệnh không lây nhiễm Thường gặp ở cả cộng đồng, quốc gia nghèo và không nghèo. Xu hướng kinh tế càng phát triển thì nhóm này càng chiếm tỷ lệ lớn. 4 - Nhóm 3: Tai nạn, ngộ độc, chấn thương Thường gặp ở các quốc gia có chiến tranh, mất an toàn cộng đồng, trong đó có tai nạn giao thông. Cách phân loại theo nhóm bệnh tật cho ta cái nhìn bao quát tổng thể mô hình bệnh tật và là một tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội của một quốc gia, một vùng miền. Cách phân loại này cũng thích hợp cho việc so sánh mô hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền và giúp dự báo xu hướng bệnh tật tương lai để hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô [6]. 1.2.2 Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ X (ICD – 10)[7] 1.2.2.1 Lịch sử của phân loại bệnh tật Mô hình bệnh tật được xây dựng từ những hồ sơ bệnh tật riêng rẽ. Trong mỗi cách phân loại bệnh tật mô hình bệnh tật có những sắc thái khác nhau. Thời cổ đại Arestee đã đưa cách phân loại bệnh tật dựa vào thời gian kéo dài bệnh (cấp tính và mạn tính), hiện tượng lan rộng (bệnh địa phương và toàn cầu), vị trí bệnh (bệnh nội và bệnh ngoại)... Đầu thế kỉ XIX, phân loại bệnh được dùng nhiều nhất là phân loại của Welliam Cullen (1710 -1790) ở Edinburgh được công bố năm 1789. Từ năm 1837, William Farr (1807-1883) đã nỗ lực để có được bảng phân loại về bệnh tật tốt hơn Cullen và sử dụng đồng nhất trên toàn thế giới. Năm 1855, Farrc trình bày bảng phân loại nguyên nhân tử vong tại Hội nghị thống kê quốc tế lần thứ 2 tại Paris. Bảng phân loại này gồm các nhóm bệnh: bệnh dịch, bệnh nói chung, bệnh địa phương được bố trí theo vị trí cơ thể, bệnh tiến triển và bệnh là nguyên nhân trực tiếp của bạo động. Song song với việc ngày càng hoàn thiện danh sách nguyên nhân tử vong, bệnh tật thì phân loại bệnh tật cũng được coi trọng. Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Bảng 5 phân loại này được tổ chức y tế thế giới triển khai xây dựng từ tháng 09 năm 1983. Phân loại bệnh tật đầu tiên được chấp nhận năm 1990.Trong quá trình phát triển, phân loại này đã được cải biên, hiệu đính, đổi tên nhiều lần đến nay được gọi tên chính thức là Phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe liên quan (International Classification of Diseases gọi tắt là ICD). Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X đã chính thức xuất bản vào năm 1992. 1.2.2.2. Cấu trúc của phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ X (ICD – 10) Toàn bộ danh mục của ICD - 10 được xếp thành hai mươi mốt chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh: - Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. - Chương II: Khối u (Bướu tân sinh). - Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch. - Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa. - Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi. - Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh. - Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ. - Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm. - Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn. - Chương X: Bệnh hệ hô hấp. - Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa. - Chương XII: Bệnh da và mô dưới da. - Chương XIII: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết. - Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục. - Chương XV: - Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ sơ sinh. - Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể. Chửa, đẻ và sau đẻ. 6 - Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác. - Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bện ngoài. - Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong. - Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế. Các bệnh bị chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài thuộc chương XIX; do các nguyên nhân bên ngoài của các bệnh tật và tử vong là tai nạn giao thông, sinh hoạt, tự tử, thiên tai, ẩu đả gây thương tích … thuộc chương XX. Như vậy với một người bệnh bị chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài sẽ có chẩn đoán bệnh thuộc chương XIX và chẩn đoán nguyên nhân thuộc chương XX. * Bộ mã ICD-10 gồm 04 ký tự: + Ký tự thứ nhất (25 chữ cái A -Z): Mã hóa chương bệnh + Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh + Ký tự thứ ba (Số thứ hai): Mã hóa tên bệnh + Ký tự thứ tư (Số thứ ba): Mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của nó. Giữa ký tự thứ 3 và 4 có 1 dấu thập phân (.). 1.3. Vai trò của mô hình bệnh tật trong hoạch định các chính sách y tế và quản lý công tác chuyên môn bệnh viện 1.3.1. Vai trò của mô hình bệnh tật trong xây dựng kế hoạch y tế Nguồn tài chính cho sức khỏe còn hạn chế chủ yếu từ nguồn ngân sách, vì thế xây dựng kế hoạch đầu tư cho y tế cần phải xem xét đến hiệu quả của mỗi đơn vị đầu tư. Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập trung đến vấn đề sức khỏe chính của cộng đồng. Để xác định các vấn đề sức khỏe 7 cộng đồng thường dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong của bệnh đó trong cộng đồng [8]. Do vậy mô hình bệnh tật của bệnh viện phục vụ cho cộng đồng có vai trò quan trọng trong quản lý y tế. 1.3.2. Vai trò của mô hình bệnh tật trong quản lý bệnh viện Quản lý chuyên môn trong bệnh viện là sử dụng mọi nguồn lực của bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn, điều trị và chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất, thực hiện tính công bằng trong khám chữa bệnh. Xây dựng kế hoạch bệnh viện căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu của người bệnh, tình hình trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và trình độ của cán bộ là quan trọng nhất. 1.4. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật trên thế giới Cơ cấu bệnh tật trên thế giới luôn luôn thay đổi tương ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường sống, nền kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Theo thống kê của WHO năm 2006, dựa trên đánh giá gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng thì các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và bệnh lý thai sản chiếm 39%, chấn thương chiếm 13% còn các bệnh không lây chiếm 48% [9]. Đến năm 2008, trong số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu thì có 36 triệu trường hợp (63%) là do các bệnh không lây nhiễm gây ra. Trong đó, những nguyên nhân hàng đầu là các bệnh tim mạch chiếm 48% (17 triệu người), ung thư chiếm 21% (7,6 triệu người), bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm 7,4% (4,2 triệu). Bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ra 1,3 triệu trường hợp tử vong[10]. Đối với các nước thu nhập thấp, mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng và các bệnh lây nhiễm vẫn chiếm ưu thế nhưng các bệnh không lây nhiễm cũng là nguyên nhân của hơn 40% gánh nặng bệnh tật. Trong năm 2008, gần 80% 8 (29 triệu) trường hợp tử vong vì bệnh không lây xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình [10]. Như vậy có thể nói bệnh không lây nhiễm là một thách thức lớn đối với sức khỏe trong thế kỷ XXI[11]. Ở các nước phát triển, với điều kiện kinh tế phát triển, nguồn ngân sách cho các chương trình chăm sóc sức khỏe rất cao, người dân có đời sống vật chất đầy đủ, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế nên mô hình bệnh tật của những nước này mang những nét đặc trưng cơ bản đó là: các bệnh không lây như bệnh tim mạch, ung thư, rối loạn chuyển hóa là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong khi các bệnh lây, suy dinh dưỡng… có tỷ lệ mắc rất thấp [12]. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nếu như trước đây các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng thường chiếm tỷ lệ cao nhất thì trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế trong nước, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, chi phí dành cho ngành y tế tăng lên do vậy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh nhiễm trùng có xu hướng giảm rõ rệt nhưng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh thoái hóa, các bệnh không lây nhiễm lại tăng lên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm đồng thời với sự duy trì tỷ lệ mắc khá cao của các bệnh nhiễm trùng đã tạo nên gánh nặng bệnh tật kép tại nhiều nước đang phát triển [13] [14]. Campuchia, một nước đang phát triển, có điều kiện địa lý, khí hậu, kinh tế khá tương đồng với Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật. Theo thống kê của WHO tại vùng Tây Thái Bình Dương, trong cơ cấu bệnh tật tử vong của Campuchia thì các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến. Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hóa, béo phì…đang có xu hướng 9 tăng lên và đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại các tai nạn, ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng rõ rệt [13]. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại Việt Nam Mô hình bệnh tật của các quốc gia sẽ khác nhau vì mỗi quốc gia có một đặc thù riêng về nhân chủng học, địa lý, văn hóa, tập quán, và điều kiện kinh tế kỹ thuật…Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới đang phát triển có hơn 90 triệu dân. Các nghiên cứu mô hình bệnh tật của nước ta từ trước đến nay chủ yếu dựa trên cơ sở thông tin thống kê y tế, số liệu quản lý hành chính, số liệu chủ yếu thu thập từ những người điều trị tại cơ sở y tế công cộng. Các số liệu này thường thiếu thông tin của những người không đi khám hoặc đi khám tại các cơ sở y tế tư nhân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình bệnh tật nước ta vẫn là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển. Số liệu thống kê của Bộ y tế từ các cơ sở y tế cho thấy gánh nặng bệnh tật và tử vong của các bệnh lây nhiễm đang giảm dần đồng thời với sự gia tăng gánh nặng của tai nạn thương tích và các bệnh không lây [15] [16] [17] [18]. Từ năm 1986 đến năm 2010 có sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh tật. Theo số liệu về cơ cấu số lượt khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nhà nước trong niên giám thống kê năm 2010, xu hướng tỷ trọng các bệnh các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao. Nếu tỷ trọng này trong năm 1986 chỉ là 39% thì năm 1996 tăng lên 50%, năm 2006 là 62% và chỉ sau 5 năm, đến năm 2010, tỷ trọng này đã tăng thêm mười điểm phần trăm, lên mức 72% [16] [19]. Ngược lại với xu hướng này là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số lượt khám chữa bệnh với bệnh truyền nhiễm. Tỷ trọng số lượt khám chữa bệnh liên quan tới tai nạn, chấn thương, ngộ độc có xu hướng chững lại. Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các bệnh không lây nhiễm. 10 Niên giám thống kê có thể không phản ánh đầy đủ tình hình thực tế do số liệu chủ yếu được thu thập từ hệ thống báo cáo thống kê thường quy của các cơ sở nhà nước và phản ánh tình hình số lượt khám hơn là số người bệnh [20]. Tuy nhiên số liệu của các nghiên cứu khác cũng cho thấy sự thay đổi mô hình bệnh tật và gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Nghiên cứu của trường Đại học Y tế công cộng cho thấy, tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam là 12,3 triệu DALYs (Diasability-Adjusted Life Year), bao gồm: bệnh không lây nhiễm (68%), chấn thương (16%) [18]. Như vậy, ở Việt Nam đang tồn tại một mô hình bệnh tật kép với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm đồng thời với sự duy trì tỷ lệ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, đòi hỏi phát hiện sớm, điều trị kịp thời, quản lý người bệnh toàn diện, liên tục trong cộng đồng. 1.5 Tổng quan phân loại các chứng bệnh theo YHCT Y học cổ truyền không phân chia bệnh tật thành từng bệnh riêng rẽ mà qua tứ chẩn, bát cương quy nạp các triệu chứng thành các chứng hay hội chứng bệnh. Bệnh học nội khoa y học cổ truyền có thể chia làm hai loại: bệnh ngoại cảm thời khí và tạp bệnh nội khoa. Bệnh ngoại cảm thời khí lấy “Thương hàn luận” và học thuyết “Ôn bệnh” làm căn cứ lý luận, chủ yếu biện chứng theo lục kinh, vệ khí dinh huyết để điều trị. Tạp bệnh nội khoa lấy “Kim quỹ yếu lược” làm căn cứ lý luận, chủ yếu dựa theo biện chứng tạng phủ mà điều trị. Như vậy, một loạt nội dung như nguyên nhân của bệnh, quá trình diễn biến của bệnh, đặc điểm lâm sàng, phân tích bệnh chứng của bệnh nội khoa trở thành căn cứ chủ yếu để chỉ đạo thực tiễn lâm sàng. Một số chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng: 11 1.5.1. Chứng háo suyễn Theo y học cổ truyền suyễn có đặc trưng là khó thở, khi thở phải há miệng, nhô vai, cánh mũi phập phồng, không nằm ngửa được, nặng thì thở gấp. Suyễn có thể xuất hiện trong nhiều thứ bệnh cấp và mạn. Nguyên nhân thường do lục dâm tà khí xâm phạm vào làm ủng tắc phế nên phế khí không tuyên giáng được hoặc do phế hư không làm chủ được khí, thận hư không nạp khí được mà gây nên. 1.5.2. Tiêu khát Tiêu khát là một chứng bệnh đã được ghi lại lần đầu tiên trong Y văn cổ của YHCT là sách “Nội kinh” dưới các dạng bệnh danh như tiêu khát, tiêu đản, cách tiêu, phế tiêu. Trong sách “Ngoại đà bí yếu” đã nói rõ: “khát mà uống nhiều nước đi tiểu nhiều… thuộc chứng tiêu khát… và còn ghi rõ do thận hư, nước tiểu ngọt”. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu khát do bẩm tố cơ thể của người bệnh là âm hư, ngũ tạng suy nhược, còn những yếu tố thuận lợi đưa đến là do căng thẳng về mặt tinh thần như uất giận kéo dài dẫn tới khí uất hóa hỏa làm tổn thương phần âm của phế vị, do ẩm thực bất điều như: ăn nhiều thức ăn béo ngọt dẫn tới tỳ vị tích nhiệt đưa tới vị hỏa và nhiễu loạn lên trên cũng làm tổn thương phần âm của phế. Những người lao lực quá độ do công việc hay quan hệ nam nữ không điều độ đều dẫn tới tổn thương tân dịch, làm thận âm hư, thận thủy là gốc của phần âm trong cơ thể, hậu quả sẽ dẫn tới thận hư, phế táo. 1.5.3. Thoát thư Thoát thư theo y học hiện đại thuộc phạm vi của các bệnh viêm tắc động mạch chi dưới. Nguyên nhân là do cân mạch bị yếu tố hàn thấp hay hỏa độc xâm phạm làm cho các ngón chân, bàn chân ban đầu lạnh, tê dại, đi lại khó
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng