Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hàm lượng Nitơ trong đất ở nông trường cao su Nhà Nai - Bình Dương...

Tài liệu Khảo sát hàm lượng Nitơ trong đất ở nông trường cao su Nhà Nai - Bình Dương

.PDF
70
73084
186

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA NÔNG NGHIỆP Đề tài: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI- BÌNH DƯƠNG GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Phan Thị Thu Thủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tháng 05 năm 2012 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA NÔNG NGHIỆP Đề tài: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI- BÌNH DƯƠNG GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Phan Thị Thu Thủy THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tháng 05 năm 2012 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập dưới mái trường đại học sư phạm thân yêu được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình cùng những quan tâm, yêu thương của các thầy cô, em đã học được rất nhiều điều. Thầy cô đã cho em những bài giảng hay, những kiến thức bổ ích, những kĩ năng sư phạm và hơn thế nữa chính là những bài học cuộc sống và tình yêu thương dành cho sinh viên, đó chính là những hành trang quan trọng nhất cho con đường tương lai của tất cả chúng em. Lời em muốn nói nhất chính là lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô khoa hóa học. Khi bắt đầu thực hiện đề tài tốt nghiệp với những bỡ ngỡ và khó khăn riêng nhưng được sự hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kiến thức cần thiết và những quan tâm, động viên của thầy cô, em cũng đã hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Bỉnh, cô Trần Thị Lộc, cô Lê Thị Diệu đã giúp đỡ em rất nhiều. Cảm ơn tập thể tuyệt vời 4B cùng những người bạn, cảm ơn các bạn đã luôn bên cạnh và giúp mình rất nhiều trong 4 năm học qua. Và lời cảm ơn này con muốn gửi đến bố mẹ, anh và em trai đã luôn bên cạnh, quan tâm và yêu thương con rất nhiều! Quá trình thực hiện khóa luận, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện tốt hơn. Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Chúc các bạn sức khỏe và mong rằng tất cả chúng ta sẽ thực hiện được những ước mơ của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Phan Thị Thu Thủy SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG - DANH MỤC HÌNH………………………………………i MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU..........................................................................3 1.1.1. Giới thiệu về cao su thiên nhiên [16],[26],[27] ......................................3 1.1.2. Ngành cao su tại Việt Nam [15],[25]......................................................4 1.1.3. Công dụng của cây cao su [24],[27] .......................................................5 1.1.3.1. Mủ cao su .........................................................................................5 1.1.3.2. Gỗ cao su .........................................................................................6 1.1.3.3. Dầu hạt cao su ..................................................................................6 1.1.3.4. Tác dụng của cây cao su với môi trường, xã hội .............................6 1.1.4. Bón phân cho cây cao su [21],[23] .........................................................6 1.1.4.1. Bón phân vào đất .............................................................................6 1.1.4.2. Bón phân lá ......................................................................................7 1.1.5. Điều kiện về đất trồng cao su [24] ..........................................................7 1.1.5.1. Cao trình ..........................................................................................8 1.1.5.2. Độ dốc ..............................................................................................8 1.1.5.3. Lý và hóa tính của đất ......................................................................8 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT [12],[9]...................................................................9 1.2.1. Khái niệm về đất .....................................................................................9 1.2.2. Quá trình hình thành đất .........................................................................9 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình hình thành đất ....................................10 1.2.3.1. Đá mẹ .............................................................................................10 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 2 1.2.3.2. Khí hậu...........................................................................................10 1.2.3.3. Yếu tố sinh học ..............................................................................11 1.2.3.4. Yếu tố địa hình...............................................................................11 1.2.3.5. Yếu tố thời gian .............................................................................11 1.2.4. Độ phì nhiêu của đất .............................................................................11 1.3. TỔNG QUAN VỀ NITƠ [1],[3],[6],[10],[12] ............................................12 1.3.1. Nitơ trong cây[10].................................................................................12 1.3.1.1. Vai trò Nitơ đối với cây trồng .......................................................12 1.3.1.2. Các loại đạm trong cây ..................................................................14 1.3.1.3. Tỷ lệ đạm trong cây: ......................................................................15 1.3.1.4. Sự dinh dưỡng đạm của cây ..........................................................16 1.3.2. Nitơ trong đất ........................................................................................17 1.3.2.1. Hàm lượng và các dạng đạm trong đất ..........................................17 1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá N trong đất [10] .................................................19 1.3.2.3. Quá trình chuyển hóa N trong đất .................................................20 1.3.3. Chu trình biến đổi Nitơ trong thiên nhiên và cân bằng đạm [1] ...........27 1.3.3.1. Sự tích lũy đạm ..............................................................................27 1.3.3.2. Phần tiêu hao đạm của đất: ............................................................31 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT .... 33 2.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN 5815:2001) [16],[18] .33 2.1.1. Nguyên tắc phương pháp ......................................................................33 2.1.2. Thiết bị ..................................................................................................34 2.1.3. Hóa chất, thuốc thử ...............................................................................34 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 3 2.1.4. Tiến hành phân tích...............................................................................36 2.1.4.1. Tiến hành phá mẫu: .......................................................................36 2.1.4.2. Tiến hành chưng cất: .....................................................................36 2.1.4.3. Tiến hành chuẩn độ:.......................................................................36 2.1.4.1. Tính kết quả: ..................................................................................37 2.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ DỄ TIÊU TRONG ĐẤT [16] .............37 2.2.1. Nguyên tắc: ...........................................................................................37 2.2.2. Dụng cụ và hóa chất: ............................................................................38 2.2.2.1. Dụng cụ:.........................................................................................38 2.2.2.2. Hóa chất: ........................................................................................38 2.2.3. Tiến hành: .............................................................................................38 Chương 3. TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI .......................... 40 3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ [4] .....................................................................................40 3.1.1. Ranh giới hành chính ............................................................................40 3.1.2. Địa hình.................................................................................................40 3.1.3. Khí hậu- thời tiết ...................................................................................41 3.2. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG [4] 42 3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai ...........................................42 3.2.2. Lịch sử hình thành công ty cao su Phước Hòa .....................................42 3.3. LƯỢC ĐỒ NÔNG TRƯỜNG .....................................................................44 3.4. CÁC MẪU ĐẤT .........................................................................................45 Chương 4. THỰC NGHIỆM ..................................................................................... 49 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 4 4.1. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐẤT [7],[20] ...............................................49 4.1.1. Lấy mẫu phân tích.................................................................................49 4.1.1. Phơi khô mẫu ........................................................................................51 4.1.2. Nghiền và rây mẫu ................................................................................51 4.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐẠM TỔNG SỐ TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN 5815:2001) .............................................................................................................51 4.2.1. Tiến hành thí nghiệm ............................................................................51 4.2.1.1. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ cất ..................................................51 4.2.1.1. Thực nghiệm với mẫu đất ..............................................................52 4.3. Phương pháp xác định hàm lượng Nitơ dễ tiêu trong đất ...........................55 4.3.1. Tiến hành thí nghiệm: ...........................................................................55 Chương 5. KẾT LUẬN ............................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 58 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 61 HỆ SỐ KHÔ KIỆT CỦA ĐẤT ................................................................................. 61 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 5 DANH MỤC BẢNG - DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần đạm ở hai thời kỳ sinh trưởng của thuốc lá ............... 13 Bảng 1.2: Tỷ lệ đạm ở một số loài cây........................................................... 14 Bảng 1.3: Trữ lượng thực tế của nitơ trong nhiều loại đất ............................. 16 Bảng 1.4: Tỷ lệ đạm trong đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới ................. 16 Bảng 1.5: Mức độ nghèo của nitơ thủy phân phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng ............................................................................................................... 18 Bảng 1.6: Tỷ lệ C/N trong một số loại thực vật ............................................. 24 Bảng 1.7: Năng suất thương phẩm và lượng đạm hút từ đất của một số loại thực vật ........................................................................................................... 29 Bảng 4.1: Hàm lượng đạm tổng số trong các mẫu ........................................ 52 Bảng 4.2: Hàm lượng N dễ tiêu trong các mẫu .............................................. 53 Bảng 5.1: Hàm lượng đạm trong các mẫu ..................................................... 55 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 1 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới những năm gần đây từ năm 2003-2007 .....................................................................2 Hình 1.2: Biểu đồ diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam ...............3 Hình 1.3: Nguồn Nitơ cung cấp cho cây ..................................................... 15 Hình 1.4: Chu trình cố định N trong tự nhiên ............................................. 25 Hình 1.5: Nốt sần ở rễ cây........................................................................... 28 Hình 2.1: Bộ cất đạm Kjeldahl .................................................................... 33 Hình 3.1: Quang cảnh nông trường cao su Nhà Nai ................................... 38 Hình 3.2: Lược đồ nông trường .................................................................. 42 Hình 3.3: Lô O18 ........................................................................................ 43 Hình 3.4: Lô O18 ........................................................................................ 43 Hình 3.5: Lô C17 ......................................................................................... 44 Hình 3.6: Lô E21 ......................................................................................... 44 Hình 3.7: Lô I14 .......................................................................................... 45 Hình 3.8: Lô K10 ........................................................................................ 45 Hình 3.9: Lô K15 ........................................................................................ 46 Hình 3.10: Lô L2 ......................................................................................... 46 Hình 4.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp .......................................... 48 Hình 4.2: Sự chuyển màu của mẫu trong quá trình phân tích Nitơ ............ 51 SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cao su thiên nhiên là một trong mười ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là ngành đứng thứ hai sau gạo. Cao su thiên nhiên là một chất có tính đàn hồi và có tính bền cao, cây cao su được trồng ở Việt Nam vào năm 1897 và trở thành nguồn “ vàng trắng” mang lại doanh thu xuất khẩu hàng năm rất lớn. Trong đó 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất vỏ ruột xe, các mặt hàng điện tử và cả trong lĩnh vực y tế và sản phẩm dân dụng hàng ngày. Cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng và ở nước ta cây cao su được trồng ở nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên để cây cao su phát triển tốt thì ngoài việc nghiên cứu tạo ra nhiều giống cao su có năng suất cao thì cần chú ý đến các kỹ thuật chăm sóc, chế độ phân bón và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Hàm lượng Nitơ trong đất là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Vì vậy, em tiến hành “ Khảo sát hàm lượng Nitơ trong đất ở nông trường cao su Nhà Naitỉnh Bình Dương” với mục đích sẽ hiểu hơn về khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ở vùng đất này, đồng thời đóng góp bộ số liệu giúp cho nông trường cao su nâng cao chất lượng, số lượng và sự phát triển bền vững của cây cao su ở nông trường Nhà Nai. 2.Mục đích nghiên cứu Khảo sát hàm lượng Nitơ trong đất. SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 1 3.Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu quá trình hình thành đất.  Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát.  Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp phân tích hàm lượng Nitơ.  Phân tích hàm lượng Nitơ trong đất.  Đánh giá hàm lượng Nitơ trong đất. 4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu  Phân tích hàm lượng Nitơ.  Sử dụng phương pháp Kjeldahl để xác định hàm lượng Nitơ. 5.Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tập trung thu thập thông tin tài liệu hiện có từ nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài để vận dụng vào từng trường hợp cụ thể trong đề tài.  Khảo sát trực tiếp: lấy mẫu đất tại các lô và phân tích.  Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực làm cơ sở cho những lý luận của đề tài. 6.Giả thuyết khoa học Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng được hàm lượng Nitơ trong đất. Từ đó có thể xác định được hàm lượng phân cần bón thích hợp nhằm phát triển hiệu quả kinh tế ở vùng đất này. 7.Giới hạn đề tài  Phân tích hàm lượng Nitơ bằng phương pháp Kjeldahl theo tiêu chuẩn Việt Nam  Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Nhà Nai- Bình Dương SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU 1.1.1. Giới thiệu về cao su thiên nhiên [16],[26],[27] Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Euphorbiaceae ( họ Thầu dầu). Cây cao su ban đầu chỉ mọc hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ), ở vùng vĩ độ 5o Bắc và Nam. Đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000 mm/năm, nhiệt độ cao và đều quanh năm có mùa khô kéo dài từ 3-4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH: 4.5-5.5 với tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình. Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30m, vành thân có thể đạt từ 5-7m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Lúc đầu cao su thiên nhiên được thổ dân Mehico và Yucatan dùng để tạo ra các hình tượng và các bức tranh trên giấy bằng vỏ cây, người Tây Ban Nha dùng nhựa cây Castilloa elastica làm áo choàng đi mưa, giày ống, mui xe ngựa, … Đến thế kỷ 19: nhà máy chế tạo cao su thành vật dụng đầu tiên được thành lập, sử dụng các màng cao su mỏng để chế tạo găng tay, bít tất, áo mưa… Và năm 1876 được xem như là năm mở đầu cho công cuộc phát triển trồng cao su với sự thành công trong việc đưa hạt cao su từ Brazil sang các nước Châu Á của Henry Wickham. Từ đó cây cao su đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt ðới châu Á, châu Phi và một phần nhỏ ở châu Mỹ La Tinh. Từ năm 1938 – 1944 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành công về mặt khoa học cho công nghệ sản xuất cao su thiên nhiên khi hai nhà kỹ nghệ lớn là Charles Goodyear và Thomas Hancock đã tìm ra phương pháp lưu hóa cao su bằng cách cho thêm chất lưu huỳnh và đưa lên nhiệt độ cao đã chế tạo được loại cao su chịu nhiệt. Sản phẩm cao su lưu hóa được dùng để chế tạo bàn ghế, lợi răng giả, dụng cụ bơm, bút máy… Nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su, các nhà sinh vật học đã nhân giống và phân phối trên khắp thế giới. Diện tích cao su thiên nhiên phát triển mạnh trong những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1905 toàn thế giới trồng được 52.000 ha, đến SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 3 1910 là 455.000 ha. Và cũng chính nhu cầu tiêu thụ cao su cao nên diện tích cao su trên thế giới ngày càng tăng cao. Tấn 10000 9500 9000 8500 8000 7500 7000 Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới 9613 8994 8968 2005 2006 8582 8033 2003 2004 2007 Năm Sản lượng (tấn) Hình 1.1: Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới những năm gần đây từ năm 2003-2007 1.1.2. Ngành cao su tại Việt Nam [15],[25] Năm 1878 là năm cây cao su di nhập vào Việt nam lần đầu tiên do Pierre đưa hạt giống vào trồng ở vườn ươm Củ Chi nhưng không sống được cây nào. Đến năm 1897, Raoul, một dược sỹ hải quân người Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ông Yệm (Sông Bé) và tại trạm thí nghiệm của Viện Pastuer tại Suối dầu (Nha Trang) do Bác sỹ Yersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn bách thảo Sài Gòn đã tổ chức nhân trồng. Như vậy, năm 1897 được công nhận là năm di nhập của cây cao su vào Việt Nam. Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nên Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch nhân giống và trồng cao su ở các vùng đất thích hợp trên cả nước. Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích vườn cao su sẽ không ngừng mở rộng. Hiện cả nước có hơn 500.000 ha cao su và được trồng trên cả nước. Sản lượng đạt trung SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 4 bình 450.000 tấn/năm. Mục tiêu chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su sẽ tăng lên 700.000 ha Diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam Đông Nam Bộ (339.000 ha) Tây Nguyên (113000 ha) Bắc Trung Bộ (41.500 ha) Duyên hải Nam Trung Bộ (6500 ha) 1% 8% 23% 68% Hình 1.2: Biểu đồ diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam 1.1.3. Công dụng của cây cao su [24],[27] Sản phẩm từ cây cao su chủ yếu là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi, chống đứt, chống lạnh tốt,…vì thế cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới. Ngoài ra, cây cao su còn cho những sản phẩm khác cũng có công dụng không kém như gỗ, dầu hạt, …Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là ở các vùng trung du, miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới. 1.1.3.1. Mủ cao su Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Các sản phẩm cao su gồm: + Vỏ, ruột xe các loại (chiếm 70% lượng cao su thiên nhiên sản xuất trên thế giới). SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 5 Các vật dụng thông dụng: ống dẫn, giày dép, dụng cụ gia đình, dụng cụ y + tế,… 1.1.3.2. Gỗ cao su Khi cây cao su hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ cao su là một sản phẩm rất quan trọng (bình quân 50 – 60 m3/ha). Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ gỗ, gỗ ép cùng với kỹ thuật tẩm thích hợp, gỗ cao su được nâng cấp và đa dạng hóa trong sử dụng để sản xuất ván sàn, gỗ bao bì, vật dụng gia đình và đồ chơi trẻ em. Trong khi tỷ lệ rừng bị thu hẹp đáng kể trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì mỗi năm các diện tích cao su sẵn có trên thế giới đã cung cấp khoảng 3.5 triệu mét khối gỗ, đó là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho tương lai trong 10, 15 năm tới. 1.1.3.3. Dầu hạt cao su Mỗi hecta cao su trong suốt chu kỳ sống có thể cho 700 – 1000 kg dầu hạt. Nhân hạt cao su ngoài thành phần dầu còn chiếm một tỷ lệ đáng kể protein nên bánh dầu của hạt cao su sau khi ép được dùng làm thức ăn gia súc. 1.1.3.4. Tác dụng của cây cao su với môi trường, xã hội Bảo vệ môi trường sinh thái: phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn nên giữ được môi trường sinh thái bền vững (do chu kỳ sống của cây cao su 30 – 40 năm). Ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm, vì việc chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn (bình quân 1 lao động cho 2.5 – 3 ha) và ổn định lâu dài suốt 30 – 40 năm. Ổn định an ninh quốc phòng: với chính sách vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các vùng biên giới bằng cách phát triển các diện tích cao su tại đó và thường được giao cho các đơn vị quốc phòng quản lý và khai thác. 1.1.4. Bón phân cho cây cao su [21],[23] 1.1.4.1. Bón phân vào đất Việc bón phân vào đất cho cây cao su cần phải lưu ý một số yếu tố sau: SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 6  Lượng phân bón: được xác định theo tình trạng dinh dưỡng của lá, đất. Số liệu hàm lượng phân bón cho cây cao su thời kỳ kinh doanh là: • Đạm = 0.37 Kg/cây (loại Urê chứa 46% độ đạm) • Lân = 0.45 Kg/cây (loại 30%) • Kali= 0.28 Kg/cây (loại 60%) Ngoài ra còn bón thêm một số loại phân vi sinh như: Komix, Vedoro, phân lân vi sinh sông Gianh.  Thời kỳ bón phân: nên chia làm nhiều thời kỳ nhằm giảm bớt mất mát do bốc hơi, rửa trôi. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam nên chia làm hai thời kỳ để bón. Lần đầu bón vào tháng 4 – 5 dương lịch (đầu mùa mưa) và lần hai vào tháng 10 – 11 (cuối mùa mưa) lúc đó đất vừa đủ độ ẩm để hòa tan phân cung cấp ngay cho bộ rễ hấp thụ.  Vị trí bón phân: đối với cây kinh doanh khi đã giáp tán trên hàng thì bón phân theo băng rộng 1.0 – 1.5 m ở giữa hàng cao su. 1.1.4.2. Bón phân lá Có hiệu lực nhanh, tỷ lệ chất dinh dưỡng được hấp thụ nhiều hơn bón phân vào đất (cây có thể hấp thụ 90 – 95%) và thường là lượng phân bón thúc. Phân bón lá có thể kết hợp với các chất kích thích tăng trưởng hoặc một vài loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp. Chẳng hạn:  Phân đồng: người ta dùng dung dịch 0.02 – 0.05% CuSO 4 và phun 600 – 1000 lít/ha.  Phân kẽm: phun dung dịch 0.4 – 0.5% ZnSO 4 lên lá già là tốt nhất. Tóm lại khi bón phân cần thực hiện 4 “đúng” đó là: • Đúng yêu cầu dinh dưỡng của cây • Đúng loại và đúng liều lượng • Đúng thời vụ • Đúng kỹ thuật. 1.1.5. Điều kiện về đất trồng cao su [24] Có quan niệm cho rằng cây cao su có thể trồng được trên hầu hết các loại đất ở SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 7 vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề quan trọng khi nhân trồng trên quy mô lớn. Do vậy việc chọn lựa vùng đất thích hợp cho cây cao su cần chú ý đến một số điều kiện sau: 1.1.5.1. Cao trình Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp, càng lên cao càng bất lợi do nhiệt độ thấp và gió mạnh. Kết quả nghiên cứu tại Mã lai cho thấy cứ cao thêm 200m thì thời gian kiến thiết cơ bản của cây kéo dài thêm từ 3 – 6 tháng (Webster 1989). Cao trình đất lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500 – 600 m so với mặt nước biển, còn ở vị trí 5 – 60 mỗi bên vĩ tuyến có thể trồng đến cao trình 400 m. 1.1.5.2. Độ dốc Độ dốc đất có liên quan đến độ phì của đất. Đất càng dốc xói mòn càng mạnh khiến các chất dinh dưỡng trong lớp mặt bị rửa trôi. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập hệ thống đê, mương,… để bảo vệ. Ngoài ra, trồng cao su trên đất dốc còn gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển. Vì vậy, nên trồng cao su ở những vùng đất ít dốc. 1.1.5.3. Lý và hóa tính của đất Độ pH: thích hợp cho cây cao su từ 4.5 – 5.5. Theo Edgar (1960), giới hạn pH của đất có thể trồng cao su là 3.5 – 7.0. Chiều sâu của tầng đất canh tác: đây là một yếu tố quan trọng. Đất trồng cao su lý tưởng phải có tầng đất canh tác sâu 2m trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ như lớp thủy cấp treo, lớp đá tảng, lớp kết vón,… Thành phần hạt (sa cấu): đất trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp đất mặt (0 – 30 cm) tối thiểu là 20% và lớp đất sâu hơn tối thiểu là 25%. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80 cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho cây cao su. Chất dinh dưỡng trong đất: cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như: N, P, K, Ca, Mg và cả vi lượng. SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 8 Yêu cầu về mức độ dinh dưỡng của đất trồng cao su ở Việt Nam đã được nghiên cứu và cho kết quả. 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT [12],[9] 1.2.1. Khái niệm về đất Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỷ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển hay gió. 1.2.2. Quá trình hình thành đất Quá trình hình thành đất rất phức tạp, bao gồm các hoạt động như : sinh học, hóa học, lý học, lý-hóa học tác động tương hỗ lẫn nhau: • Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải • Sự tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi • Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các chất hóa học mới • Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước • Sự hấp thu năng lượng và sự giải tỏa năng lượng Đất được hình thành qua 2 quá trình: đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh học. Vòng đại tuần hoàn chất là quá trình phong hóa để tạo mẫu chất. Trong vòng đại tuần hoàn địa chất, nước bốc hơi từ đại dương, hình thành mưa xuống lục địa bị phong hóa, bị bào mòn, cuốn ra biển và đại dương hình thành trầm tích. Trải qua thời kỳ địa chất, do các chấn động, đá trầm tích được trồi lên sau đó chịu phong hóa. Vòng tiểu tuần hoàn sinh học chính là quá trình hình thành đất, thực hiện do hoạt động sống của sinh học (động vật, thực vật và vi sinh vật). Trong vòng tuần hoàn này sinh vật đã hấp thu năng lượng, chất dinh dưỡng và các khí từ khí quyển để tổng hợp nên chất hữu cơ (quá trình quang hợp). Các chất hữu cơ này vô cơ hóa nhờ vi sinh vật và là nguồn thức ăn cho sinh vật ở thế hệ sau. Hai quá trình này không thể tách rời nhau vì không có đại tuần hoàn địa chất thì không có muối khoáng và môi trường tơi xốp cho tiểu tuần hoàn sinh học phát SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 9 triển và ngược lại, nếu không có vòng tiểu tuần hoàn sinh học thì không tích lũy chất hữu cơ, không hình thành mùn là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình hình thành đất Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đất dưới tác động của sinh vật và yếu tố môi trường. Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình thành trái đất. Docuchaev người đầu tiên nêu ra 5 yếu tố hình thành đất và gọi đó là yếu tố phát sinh học. 1.2.3.1. Đá mẹ Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và hoá học của đất. Thành phần và tính chất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất. 1.2.3.2. Khí hậu Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được thể hiện qua: • Nước mưa. • Các chất trong khí quyển: O 2 , CO 2 , N 2 . • Hơi nước và năng lượng mặt trời. • Sinh vật sống trên đất. Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:  Trực tiếp: nước và nhiệt độ. Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và tham gia tích cực vào phong hoá hoá học. Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy quá trình hoá học, hoà tan và tích luỹ chất hữu cơ. SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 10  Gián tiếp: Biểu hiện qua thế giới sinh vật mà sinh vật là yếu tố chủ đạo cho quá trình hình thành đất: biểu hiện qua quy luật phân bố địa lý theo vĩ độ, độ cao và khu vực. 1.2.3.3. Yếu tố sinh học Cây xanh có vai trò quan trọng nhất vì nó tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ của đất và của khí quyển tạo thành nguồn chất hữu cơ của đất. Vi sinh vật phân huỷ, tổng hợp và cố định nitơ (N). Các động vật có xương và không có xương xới đảo đất làm cho đất tơi xốp, đất có cấu trúc. Xác sinh vật là nguồn chất hữu cơ cho đất, có thể nói vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất là: tổng hợp, tập trung, tích luỹ chất hữu cơ, phân giải và biến đổi chất hữu cơ. 1.2.3.4. Yếu tố địa hình Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt, các chất hoà tan sẽ khác nhau. Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và trũng. Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn. Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất. Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất. 1.2.3.5. Yếu tố thời gian Yếu tố này được coi là tuổi của đất. Đó là thời gian diễn ra quá trình hình thành đất và một loại đất nhất định được tạo thành . Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt. Ngày nay hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất. Do vậy một số tác giả có xu hướng đưa vào yếu tố thứ 6 của quá trình hình thành đất đó là tác động của con người. 1.2.4. Độ phì nhiêu của đất Đã từ lâu, từ khi con người sử dụng đất để trồng trọt đã biết đánh giá chất lượng của đất. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm quan sát đất SVTH: PHAN THỊ THU THỦY 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất