Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường Nhà Nai - Bình Dương...

Tài liệu Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường Nhà Nai - Bình Dương

.PDF
87
24246
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC Tên đề tài: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT TRỒNG CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Lớp: Hóa 4A Niên khóa: 2008 - 2012 T.P Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Để tạo được một nền tảng kiến thức hoàn thành khóa luận này, em chân thành biết ơn về sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của quý thầy, quý cô trong trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,đặc biệt là quý thầy, quý cô trong khoa Hóa. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Bỉnh, cô Trần Thị Lộc, cô Lê Thị Diệu đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức cần thiết, chỉ bảo tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này. Em bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến bố mẹ, gia đình, bạn bè, tập thể Hóa 4A đã quan tâm động viên và cùng đồng hành trong suốt quá trình làm khóa luận. Quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía hội đồng báo cáo, giáo viên phản biện và các thầy cô trong khoa để khóa luận được hoàn thiện tốt hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Huỳnh Thị Minh Hiếu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU .................................................................................. . 1 1.1.1. Nguồn gốc các loài cao su ................................................................................ 1 1.1.2. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam ............ 1 1.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới ............................. 1 1.1.2.2. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam ................................................. 2 1.1.3. Công dụng của cây cao su ................................................................................ 4 1.1.3.1. Mủ cao su .................................................................................................. 4 1.1.3.2. Gỗ cao su ................................................................................................... 5 1.1.3.3. Dầu hạt cao su ........................................................................................... 5 1.1.3.4. Lá cao su ................................................................................................... 5 1.1.3.5. Tác dụng của cây cao su với môi trường xã hội ....................................... 5 1.1.4. Bón phân cho cây cao su .................................................................................. 6 1.1.4.1. Bón phân vào đất ....................................................................................... 6 1.1.4.2. Bón phân vào lá ......................................................................................... 7 1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây cao su .................................................................... 7 1.1.5.1. Đất đai ....................................................................................................... 7 1.1.5.2. Độ dốc ...................................................................................................... 7 1.1.5.3. Độ sâu tầng đất .......................................................................................... 8 1.1.5.4. Khí hậu, nhiệt độ ...................................................................................... 8 1.1.5.5. Lượng mưa, độ ẩm .................................................................................... 9 1.1.5.6. Khả năng chịu hạn ..................................................................................... 9 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU i KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC 1.1.5.7. Khả năng chịu úng .................................................................................... 9 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT .......................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm về đất ............................................................................................... 9 1.2.2. Quá trình hình thành đất ................................................................................. 10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất ....................................... 11 1.2.3.1. Đá mẹ ...................................................................................................... 11 1.2.3.2. Khí hậu .................................................................................................... 11 1.2.3.3. Yếu tố sinh vật ........................................................................................ 12 1.2.3.4. Yếu tố địa hình ........................................................................................ 13 1.2.3.5. Yếu tố thời gian ....................................................................................... 13 1.2.3.6. Yếu tố con người ..................................................................................... 13 1.2.4. Phân loại đất ở Việt Nam ............................................................................... 14 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÙN ....................................................................................... 17 1.3.1. Sơ lược về chất hữu cơ ................................................................................... 17 1.3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ ...................................................................... 17 1.3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ ................................................................... 17 1.3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ ..................................................................... 18 1.3.1.4. Vai trò của chất hữu cơ ........................................................................... 20 1.3.2. Sơ lược về mùn ............................................................................................... 20 1.3.2.1. Khái niệm về mùn ................................................................................... 20 1.3.2.2. Quá trình hình thành mùn ....................................................................... 21 1.3.2.3. Thành phần của mùn ............................................................................... 21 1.3.2.4. Vai trò của mùn ....................................................................................... 26 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN ......................................................................................................... 28 1.4.1. Các ion gây hưởng đến quá trình xác định mùn ............................................. 28 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU ii KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC 1.4.2. Phương pháp khắc phục ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn ............................................................................................................................... 30 1.4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+ ................................................................................ 30 1.4.2.2. Ảnh hưởng của Cl- .................................................................................. 30 1.4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+ ................................................................................ 31 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN................................ 32 2.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN ........................................................................ 32 2.1.1. Nguyên tắc ...................................................................................................... 33 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ ........................................................................................... 34 2.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT .......................................................................................... 35 2.2.1. Khảo sát lượng ion gây ảnh hưởng................................................................. 35 2.2.1.1. Nguyên tắc .............................................................................................. 35 2.2.1.2. Tính toán kết quả ..................................................................................... 35 2.2.2. Khảo sát thể tích chất cần che ........................................................................ 35 2.2.2.1. Xác định thể tích H 3 PO 4 cần che Fe3+ .................................................... 35 2.2.2.2. Xác định thể tích Ag 2 SO 4 trong H 2 SO 4 cần che Cl- .............................. 36 2.2.2.1. Xác định thể tích H 3 PO 4 cần che Fe2+ .................................................... 37 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................. 38 3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ....................................................................................................... 38 3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................... 39 3.2.1. Địa hình .......................................................................................................... 39 3.2.3. Khí hậu – thời tiết ........................................................................................... 39 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU iii KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC 3.3. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG ............ 40 3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai ..................................................... 40 3.2.2. Lịch sử hình thành công ty cao su Phước Hòa ............................................... 41 3.4. LƯỢC ĐỒ NÔNG TRƯỜNG ............................................................................... 41 3.5. CÁC MẪU ĐẤT .................................................................................................... 43 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM .................................................................................... 46 4.1. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐẤT ....................................................................... 46 4.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu .................................................................................... 46 4.1.2. Lấy mẫu phân tích ...................................................................................... 47 4.1.3. Phơi khô mẫu ............................................................................................. 48 4.1.4. Nghiền và rây mẫu ..................................................................................... 49 4.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH MÙN TRONG ĐẤT .......................................................................................... 49 4.2.1. Ảnh hưởng của Fe3+........................................................................................ 49 4.2.1.1. Xác định lượng Fe3+ gây ảnh hưởng ....................................................... 49 4.2.1.2. Xác định thể tích H 3 PO 4 cần che Fe3+ .................................................... 52 4.2.2. Ảnh hưởng của Cl- .......................................................................................... 54 4.2.2.1. Xác định lượng Cl- gây ảnh hưởng.......................................................... 54 4.2.2.2. Xác định thể tích Ag 2 SO 4 trong H 2 SO 4 cần che Cl- .............................. 56 4.2.3. Ảnh hưởng của Fe2+........................................................................................ 58 4.2.3.1. Xác định lượng Fe2+ gây ảnh hưởng ....................................................... 58 4.2.3.2. Xác định thể tích H 3 PO 4 cần che Fe2+ .................................................... 60 4.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIURIN .............................................................................................................. 62 4.3.1. Tiến hành thí nghiệm ...................................................................................... 62 4.3.2. Tính toán kết quả ............................................................................................ 63 4.3.3. Thí nghiệm kiểm tra ....................................................................................... 64 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU iv KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 68 PHỤ LỤC...................................................................................................................... 70 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU v KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đánh giá độ phì nhiêu của đất ...................................................................... 27 Bảng 1.2: Hàm lượng Cl- trong các loại đất năm 1990 ................................................ 29 Bảng 4.1: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Fe3+ gây ảnh hưởng ............................................................................................................................ 50 Bảng 4.2: Thể tích muối Morh khi xác định lượng H 3 PO 4 cần che ion Fe3+ gây ảnh hưởng ............................................................................................................... 52 Bảng 4.3: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Cl- gây ảnh hưởng .......... 54 Bảng 4.4: Thể tích muối Morh khi xác định lượng Ag 2 SO 4 /H 2 SO 4 cần che ion Cl- gây ảnh hưởng ................................................................................................... 56 Bảng 4.5: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng ion Fe2+ gây ảnh hưởng ............................................................................................................................ 58 Bảng 4.6: Thể tích muối Morh khi xác định lượng H 3 PO 4 cần che ion Fe2+ gây ảnh hưởng ............................................................................................................... 60 Bảng 4.7: So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng ion gây ảnh hưởng .............................................................................................. 61 Bảng 4.8: Hàm lượng mùn trong các mẫu đất .............................................................. 63 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU vi KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Thị trường sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới ...................................... 2 Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm ...................................... 4 Hình 1.3: Axit humic .................................................................................................... 22 Hình 1.4: Axit fulvic ..................................................................................................... 24 Hình 2.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương .............................. 37 Hình 2.2: Quang cảnh bên trong nông trường .............................................................. 38 Hình 3.1: Lược đồ nông trường .................................................................................... 41 Hình 3.2: Lô K10 .......................................................................................................... 42 Hình 3.3: Lô I14 ............................................................................................................ 42 Hình 3.4: Lô O18 .......................................................................................................... 43 Hình 3.5: Lô E21........................................................................................................... 43 Hình 3.6: Lô L2............................................................................................................. 44 Hình 3.7: Lô K15 .......................................................................................................... 44 Hình 3.8: Lô C17 .......................................................................................................... 45 Hình 4.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ............................................................ 47 Hình 4.2: Sự chuyển màu trong quá trình chuẩn độ ..................................................... 62 SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU vii KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cây cao su là loại cây công nghiệp được du nhập vào Việt Nam trên 114 năm (kể từ 1897). Từ đây, những cây đầu tiên đã được người Pháp đưa vào trồng ở nước ta để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở địa phương. Suốt chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, sự phát triển của cây cao su đã có những đóng góp to lớn trong sự phát triển của dân tộc. Nước ta là một trong những nước có sản lượng khai thác cây cao su thiên nhiên nhiều nhất trên thế giới. Cây cao su là loại cây mang tính chiến lược về mặt kinh tế của đất nước. Các sản phẩm của cây cao su là nguyên liệu chủ lực của các ngành công nghệ như công nghệ chế biến mủ cao su, ngành công nghiệp săm lốp ô tô… Trong khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm của cây cao su ngày càng tăng mà vườn cây cao su của nước ta ngày càng già cỗi, một số vườn cây kém hiệu quả nhưng chưa được thanh lý trồng lại, đất tốt trồng cây cao su không còn nhiều…Cho nên, nước ta đã đưa ra một số chính sách liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cao su để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Từ đó có thể cạnh tranh với thị trường quốc tế, tạo dựng thương hiệu cho thị trường Việt Nam. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao su ngày càng tăng nên ngoài nhu cầu về phát triển giống thì các kĩ thuật chăm sóc và khai thác cũng rất quan trọng, trong đó phải kể đến vai trò của mùn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. Vì vậy, tôi tiến hành “Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường Nhà Nai – Bình Dương” với mục đích sẽ đóng góp bộ số liệu giúp cho nhà trồng cao su nâng cao năng suất của cây cao su. Do kinh nghiệm còn chưa nhiều, thời gian còn hạn chế, khóa luận trình bày còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quí thầy, quí cô và các bạn. Tác giả SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU viii KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC 2. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát hàm lượng mùn trong đất và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất trồng cao su ở nông trường cao su Nhà Nai – tỉnh Bình Dương. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu • Nghiên cứu quá trình hình thành đất. • Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát. • Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp xác định hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn. • Khảo sát hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu • Khảo sát hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. • Sử dụng phương pháp Tiurin để xác định hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. 5. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. • Khảo sát trực tiếp: Lấy mẫu đất tại các lô và phân tích. • Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài. 6. Giả thuyết khoa học Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng hàm lượng mùn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. Từ đó có thể xác định lượng phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, quá trình phân tích có thể loại bỏ những ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU ix KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC 7. Giới hạn đề tài • Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Nhà Nai – tỉnh Bình Dương. • Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất. • Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU x KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU 1.1.1. Nguồn gốc các loài cao su [3], [12] Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu) và cũng là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Cây cao su có nguồn gốc ở Braxin thuộc châu Mỹ La tinh, được du nhập và trồng tại Việt Nam cuối thế kỉ IXX. Cây cao su được tìm thấy ở một số nơi như: Braxin, Ấn Độ, Singapore, Đông Nam Á, Châu Phi... trên các vùng đất nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 100 Nam Bắc đường xích đạo). Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay màu vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian chăm sóc cây cao su từ lúc bắt đầu trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch mủ kéo dài từ 5 - 7 năm và thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Do thời gian thu hoạch mủ kéo dài trong nhiều năm nên việc thu hoạch mủ đúng kĩ thuật sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và bền vững trong nhiều năm. 1.1.2. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Lịch sử phát triển cây cao su thiên nhiên trên thế giới [15] Vào những thập niên 1910 - 1940, do lợi nhuận cao su mang lại rất lớn nên các ông chủ của các đồn điền cao su đã thúc đẩy trồng cây cao su trên các vùng đất phì nhiêu (đất đỏ và đất nâu) nhiệt đới (quanh vĩ tuyến 10 0 Nam Bắc đường xích đạo). Tuy nhiên, do giá thành cao su thiên nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra cao su nhân tạo, cao su tổng hợp thay thế cao su thiên nhiên. Do ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng vào thập niên 70, 80 nên lượng tiêu thụ cao su nhân tạo chiếm 70% trong khi cao su thiên nhiên chỉ chiếm 30% trong tổng sản lượng cao su. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường giá xăng dầu và công SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC nghệ xe hơi ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ... tăng cùng với khuynh hướng tiết kiệm năng lượng hóa thạch trên thế giới làm cho lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng. Trong công nghiệp, 70% cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các chất kết dính, các đai dây chuyền máy, các linh kiện tế bào và bột nổi, các bộ phận xe hơi... Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% cao su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng cao su nhân tạo trong những thập niên qua chỉ vào khoảng 2% trên một năm. (Nguồn: Monthly Bullein Sep 2010, ANRPC ) Hình 1.1: Thị trường sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới Như vậy, cây cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng. Sự phát triển của cây cao su gắn liền với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới (thực chất là gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thế giới). 1.1.2.2. Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam [3], [15], [25] Cây cao su du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do Pierre đưa hạt giống ở vườn ươm thực vật Sài Gòn nhưng không sống được cây nào. Đến năm 1897, Raoul - dược sĩ hải quân người Pháp - mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương) và 200 cây được giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km). Việc nhân giống mang lại những thành công và năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC a. Giai đoạn trước 1990 Trong giai đoạn từ 1920 - 1940: đây là thời kì vàng son của trồng và sản xuất cao su ở Việt Nam. Vào năm 1930, đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn cao su. Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha cao su. Nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất và chính sách cho vay lãi suất thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như: công ty đồn điền Đất Đỏ (thành lập năm 1908, đặt trụ sở tại Sài Gòn), công ty đồn điền Michelin (thành lập năm 1917, đặt trụ sở tại Dầu Tiếng), công ty cao su Đồng Nai (thành lập năm 1908, đặt trụ sở chính ở Pari). Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền như: Malaisia, Indonesia và Thái Lan nhưng với nét khác biệt là chương trình cao su dinh điền (ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên). Từ năm 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, tư bản Pháp chuyển dần tài sản sang Campuchia, Indonesia... nên diện tích cao su bị thu hẹp. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha, với sản lượng 40.200 tấn cao su. Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho phép tiểu nông thuê khai thác đồn điền, đã tạo được bước phát triển đáng kể cho ngành cao su Việt Nam. b. Giai đoạn sau năm 1990 đến nay Năm 1990, diện tích trồng cây cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là 103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%), trong khi đó Thái lan có 1.884.000 ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn, Indonesia có 3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơn Thái Lan 1.429.000 ha. Nhờ chủ trương phát triển kinh tế, cao su tiểu điền được khuyến khích phát triển trở lại với giá cao su xuất khẩu là 1.500 USD/tấn. Năm 2000 sản lượng cao su đạt 2.908.000 tấn với qui mô 400.000 ha. Năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc lên tới 405.000 ha và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su (nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung). SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su đứng thứ 6 trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Ấn Độ, Trung Quốc). Từ sau 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Riêng về xuất khẩu cao su, trong nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 trên thế giới. (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm 1.1.3. Công dụng của cây cao su [18] Cây cao su được trồng với qui mô lớn trên thế giới do nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài khai thác mủ, làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, cây cao su còn có những công dụng khác như: khai thác gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ... Hơn nữa, cây cao su còn giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển sinh thái dưới tán rừng... 1.1.3.1. Mủ cây cao su [12] Việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8 - 10 tháng trong năm chứ không theo mùa vụ như các loại cây trồng khác. Để thu hoạch mủ cao su, người ta dùng dao cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Như vậy, muốn thu hoạch mủ cao su, ta phải gây ra vết thương cho cây. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha cao su có thể khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8 – 2,0 tấn/ha/năm; sản lượng xuất khẩu có thể đạt tới 36 triệu đồng/tấn. Mủ cao su có nhiều ứng dụng như: làm vỏ ruột xe, ống nước, dụng cụ y tế, dụng cụ gia đình... 1.1.3.2. Gỗ cây cao su [25] Gỗ cây cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá là loại gỗ ‘’thân thiện với môi trường’’ vì người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Cây cao su có chu trình kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công nghiệp chế biến, sản xuất bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ. 1.1.3.3. Dầu hạt cao su [26] Mỗi hecta cao su trong suốt chu kì sống có thể cho 700 – 1000 kg dầu hạt. Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ kiện khác... 1.1.3.4. Lá cao su Cành lá cao su dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm phân bón khi bị phân hủy... 1.1.3.5. Tác dụng của cây cao su với môi trường, xã hội Đối với môi trường sinh thái: Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch. Đối với môi trường xã hội: cùng với sự mở rộng các nông trường cao su thì một lượng lớn nhân công lao động có được việc làm do việc chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn (bình quân 1lao động/2,5 – 3 ha) và ổn định trong thời gian dài suốt 30 – 40 năm. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC Đối với an ninh quốc phòng: việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các vùng biên giới vừa có tác dụng bảo vệ tổ quốc vừa có tác dụng phát triển kinh tế cho nước nhà. 1.1.4. Bón phân cho cây cao su [23] 1.1.4.1. Bón phân vào đất a. Bón phân vô cơ Việc bón phân vào đất cho cây cao su cần phải lưu ý một số yếu tố sau: - Lượng phân: Lượng phân bón thay đổi tùy theo hạng đất, mật độ trồng và độ tuổi của cây. - Số lần bón phân: việc bón phân vô cơ được chia làm 2 - 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên, thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa. - Cách bón phân: + Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn, mưa tập trung. + Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. + Khi cây cao su đã giao tán: đối với đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% so với mặt đất thì bón phân vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất. b. Bón phân hữu cơ Phân hữu cơ được sử dụng nhằm cải tạo lý tính, tăng lượng mùn cho đất và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây. Những vườn cây cao su kiến thiết cơ bản sinh trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát và phân tích về lý, hóa tính của đất để có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ nhằm làm tăng hiệu quả của phân bón. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC Phân hữu cơ được bón vào hố nhỏ dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. 1.1.4.2. Bón phân vào lá Khi bón phân vào lá sẽ cho hiệu lực nhanh, tỷ lệ chất dinh dưỡng được hấp thụ nhiều hơn bón phân vào đất (cây có thể hấp thụ 90 – 95%) và thường là lượng phân bón thúc. Cùng với bón phân vào lá có thể kết hợp với các chất kích thích tăng trưởng hoặc một vài loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp. Ví dụ: Phân đồng: người ta dùng dung dịch 0,02 – 0,05% CuSO4 và phun 600 – 1000 lít/ha. Phân kẽm: phun dung dịch 0,4 – 0,5% ZnSO4 lên lá già là tốt nhất. Giai đoạn bón từ năm thứ nhất đến năm thứ tư để phát huy hiệu quả phân bón. Tóm lại, khi bón phân cần thực hiện theo đúng yêu cầu dinh dưỡng, đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời vụ và đúng kĩ thuật. 1.1.5. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [26] Để cây cao su có thể phát triển tốt cần phải đảm bảo một số yếu tố sau: 1.1.5.1. Đất đai Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm. Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh nên không thuận lợi cho sự phát triển của cây cao su. Bình độ lí tưởng được ứng dụng để trồng cây cao su đó là vùng xích đạo (trong đó có Việt Nam). Có thể trồng cây cao su ở độ cao đến 500 - 600 m. 1.1.5.2. Độ dốc Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8% so với mặt đất. Với độ dốc 8 - 30% so với mặt đất thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN THỊ LỘC Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh làm cho các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt giảm đi nhanh chóng. Diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. 1.1.5.3. Độ sâu tầng đất Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 – 2 m thì vẫn có thể trồng được. Độ pH: thích hợp trồng cao su từ 4,5 - 5,5. Giới hạn trồng cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tối thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Ở những nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét của đất phải đạt 30 – 40%. Ở các vùng khí hậu khô, đất có tỉ lệ sét 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cây cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cây và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất. 1.1.5.4. Khí hậu, nhiệt độ Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22 - 230C và khoảng nhiệt độ thích hợp tối thiểu là 26 - 280C. Ở nhiệt độ này, thời tiết sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm giúp cây phát triển cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 20 – 280C. Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy nầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt cao su mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khi khai thác mủ, làm giảm năng suất khi thu hoạch mủ cao su. Còn khi nhiệt độ cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết. SVTH: HUỲNH THỊ MINH HIẾU Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất