Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Khảo sát chiều dài các đoạn đại tràng qua nội soi đại tràng ống mềm...

Tài liệu Khảo sát chiều dài các đoạn đại tràng qua nội soi đại tràng ống mềm

.PDF
61
203
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ ĐỖ ĐẮC LONG KHẢO SÁT CHIỀU DÀI CÁC ĐOẠN ĐẠI TRÀNG QUA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG ỐNG MỀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2009 – 2015 HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ ĐỖ ĐẮC LONG KHẢO SÁT CHIỀU DÀI CÁC ĐOẠN ĐẠI TRÀNG QUA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG ỐNG MỀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA KHÓA 2009 – 2015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. Bs. Nguyễn Ngọc Ánh HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: ThS.Bs. Nguyễn Ngọc Ánh, Giảng viên bộ môn Giải phẫu trường đại học Y Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập, xây dựng và hoàn thành khóa luận này. Các cán bộ và nhân viên Khoa Nội soi tiêu hóa Bệnh Viện Việt Đức đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu. Đặc biệt là Ths.Bs. Chu Nhật Minh đã dành cho tôi sự giảng dạy tận tụy, sự giúp đỡ nhiệt tình và những lời góp ý quý giá giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn:  Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội.  Bộ môn Giải phẫu trường Đại học Y Hà Nội  Khoa Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới:  Các cán bộ thư viện trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu.  Tác giả của các công trình nghiên cứu, sách, báo mà tôi đã đọc, cung cấp cho tôi nguồn tư liệu tham khảo cũng như tri thức quý giá.  Các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã mang lại cho tôi cơ hội học tập và làm khóa luận này. Cuối cùng tôi xin dành tất cả tình yêu cao quý và biết ơn tới Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em trong gia đình tôi cùng toàn thể thầy cô và bạn bè đã luôn bên tôi, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện khóa luận Đỗ Đắc Long LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của tôi. Các số liệu trong khóa luận này do chính tôi thu thập ở Khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức. Kết quả khóa luận cũng chưa được đăng tải trên bất kì tạp chí hay công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được nêu rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện khóa luận Đỗ Đắc Long MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: ..................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 1.1. Tổng quan về ruột già và đại tràng .................................................... 3 1.2. Một số phương pháp thăm dò hình ảnh đại tràng .............................. 9 1.3. Nội soi đại tràng ống mềm ............................................................... 11 1.4. Một số nghiên cứu về đại tràng........................................................ 15 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 16 2.3. Xử lý số liệu ..................................................................................... 19 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 20 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................... 20 3.2. Khoảng cách từ các mốc giải phẫu của các đoạn đại tràng đến rìa hậu môn qua nội soi đại tràng ống mềm ......................................................... 23 3.3. Chiều dài các đoạn đại tràng qua nội soi đại tràng ống mềm .......... 24 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN............................................................................. 29 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................... 29 4.2. Khoảng cách từ các mốc giải phẫu của các đoạn đại tràng đến rìa hậu môn qua nội soi đại tràng ống mềm ......................................................... 32 4.3. Chiều dài các đoạn đại tràng qua nội soi đại tràng ống mềm .......... 35 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI: Body Mass Index. CTC: Computed Tomography Colonography. ĐT: Đại tràng. ĐTS-ĐTX: Khoảng cách từ mốc giải phẫu đại tràng sigma-đại tràng xuống đến rìa hậu môn. GG: Khoảng cách từ mốc giải phẫu góc gan đến rìa hậu môn. GL: Khoảng cách từ mốc giải phẫu góc lách đến rìa hậu môn. GP: Giải phẫu. GRT: Khoảng cách từ mốc giải phẫu gốc ruột thừa đến rìa hậu môn. TT-ĐTS: Khoảng cách từ mốc giải phẫu trực tràng-đại tràng sigma đến rìa hậu môn. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các biến khoảng cách ...............................................................................17 Bảng 2.2: Các chỉ số nghiên cứu ...............................................................................18 Bảng 3.1: Phân bố các mốc giải phẫu không đo được ..............................................22 Bảng 3.2: Khoảng cách từ các mốc giải phẫu các đoạn ĐT đến rìa hậu môn ..........23 Bảng 3.3: Chiều dài toàn bộ đại tràng .......................................................................24 Bảng 3.4: Chiều dài toàn bộ ĐT theo giới ................................................................25 Bảng 3.5: Chiều dài toàn bộ ĐT theo nhóm tuổi ......................................................25 Bảng 3.6: Chiều dài toàn bộ ĐT theo BMI ...............................................................26 Bảng 3.7: Chiều dài ĐT sigma ..................................................................................27 Bảng 3.8: Chiều dài ĐT ngang ..................................................................................27 Bảng 3.9: Chiều dài ĐT trái ......................................................................................27 Bảng 3.10: Chiều dài ĐT phải...................................................................................28 Bảng 3.11: Chiều dài ĐT trái và ĐT phải .................................................................28 Bảng 4.1: Chiều dài toàn bộ đại tràng so sánh với các tác giả khác .........................35 Bảng 4.2: Chiều dài toàn bộ ĐT theo giới tính so sánh với các tác giả khác ...........36 Bảng 4.3: Chiều dài đại tràng sigma so sánh với các tác giả khác ...........................37 Bảng 4.4: Chiều dài đại tràng ngang so sánh với các tác giả khác ...........................38 Bảng 4.5: Chiều dài đại tràng trái so sánh với các tác giả khác................................39 Bảng 4.6: Chiều dài đại tràng phải so sánh với các tác giả khác ..............................40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi ................................... 20 Biểu đồ 3.2: Phân bố BMI của mẫu nghiên cứu ............................................. 21 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Phân đoạn, hình thể ngoài và hình thể trong của ruột già................. 4 Hình 1.2: ĐT đối chiếu lên thành bụng và hình ảnh chụp khung ĐT cản quang bằng barium ....................................................................................................... 6 Hình 1.3: Các động mạch của ruột già .............................................................. 8 Hình 1.4: Hình ảnh chụp đối quang kép đại tràng .......................................... 10 Hình 1.5: Giải phẫu đại tràng bình thường qua nội soi ống mềm .................. 13 Hình 1.6: Đường lược qua nội soi đại tràng.................................................... 15 Hình 1.7: Đáy manh tràng qua nội soi đại tràng ............................................. 15 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đại tràng (colon) là đoạn cuối của ống tiêu hoá, đi từ manh tràng đến trực tràng, gấp khúc thành dạng chữ U úp ngược đóng khung khối tiểu tràng. Đại tràng có chức năng hấp thu chất lỏng và chất hòa tan ở phần cặn bã của thức ăn để cô đọng thành phân và thải ra ngoài [1]. Giải phẫu đại tràng kinh điển từ lâu đã được mô tả nhiều trong các sách giải phẫu. Ngày nay, hiểu biết về giải phẫu đại tràng cũng như sinh lý và cơ chế bệnh sinh ngày càng được nâng lên nhờ những tiến bộ y học và sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật thăm dò đại tràng. Các phương pháp cận lâm sàng như chiếu X-quang, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, nội soi… cho phép thăm dò đại tràng một cách toàn diện hơn, phát hiện được tổn thương ngày càng sớm và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, khi chất lượng cuộc sống được chú trọng hơn, các rối loạn chức năng của đại tràng cũng được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là táo bón. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiều dài đại tràng có liên quan mật thiết với tình trạng táo bón, như Southwell B.R 2010 [2], Pekka Brummer 1962 [3]. Chiều dài giải phẫu của đại tràng đã được nghiên cứu và đo đạc trong nhiều nghiên cứu giải phẫu kinh điển. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng đã đặt ra vấn đề nghiên cứu chiều dài đại tràng thông qua các thăm dò cận lâm sàng vì nhiệm vụ của các phương pháp cận lâm sàng này là cung cấp thông tin về các vị trí tổn thương tại các đoạn đại tràng và theo các mốc chiều dài của đại tràng giúp các bác sĩ lâm sàng xác định chẩn đoán bệnh. Ở nước ta, nội soi đại tràng ống mềm được đưa vào sử dụng ở bệnh viện Việt Đức từ năm 1991 [4] và ngày càng được phổ biến rộng rãi tại các bệnh viện trên cả nước. Với ưu thế cho phép quan sát tổn thương trực tiếp, nội soi đại tràng là phương pháp đặc biệt có giá trị, nhất là khả năng phát hiện và chẩn đoán sớm polyp và các khối u đại tràng. Điều này được khẳng định qua 2 các nghiên cứu của Mai Thị Hội 1995 [4], Đoàn Hữu Nghị 1997 [5], Nguyễn Văn Oai 2000 [6], Nguyễn Trung Liêm 2006 [7], Hoàng Đăng Mịch 2010 [8], … Các nghiên cứu về nội soi đại tràng ống mềm đã được tiến hành sớm từ khi mới đưa vào áp dụng và được triển khai ở nhiều cơ sở y tế khác nhau: Mai Thị Hội ở Bệnh viện Việt Đức 1991 [4], 2006 [7]; La Văn Phương 2000 ở Bệnh viện đa khoa Cần Thơ [9]; Đinh Đức Anh 2000 tiến hành ở nhiều bệnh viện như Bạch Mai, Việt Đức, Bưu Điện, Bệnh viện K…[10]. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu về tổn thương của đại tràng mà chưa có nghiên cứu nào về giải phẫu ứng dụng của đại tràng qua nội soi. Phân chia đại tràng thành các đoạn theo các mốc giải phẫu kinh điển đã có song không thể áp dụng cho nội soi đại tràng ống mềm. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát chiều dài các đoạn đại tràng qua nội soi đại tràng ống mềm” nhằm mục tiêu: 1. Xác định khoảng cách từ các mốc giải phẫu của các đoạn đại tràng đến rìa hậu môn qua nội soi đại tràng ống mềm. 2. Đánh giá chiều dài các đoạn đại tràng qua nội soi đại tràng ống mềm. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về ruột già và đại tràng [1] Ruột già (kết tràng) là toàn bộ phần cuối của ống tiêu hóa, tiếp theo ruột non, ngắn hơn, to hơn và cố định hơn ruột non. Ruột già bắt đầu từ góc hồi manh tràng đến hậu môn, bao gồm: manh tràng, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và ống hậu môn (Hình 1.1) Ruột già dài 140 – 180 cm, bằng khoảng 1/4 ruột non. Đường kính lớn nhất là phần đầu manh tràng, nhỏ dần đến đại tràng xuống, đến đại tràng sigma lại to lên một chút và đến trực tràng thì phình to thành bóng trực tràng rồi thắt lại ở ống hậu môn. Về nguồn gốc mô học, ruột già có nguồn gốc từ ruột giữa (mid gut) và ruột cuối (hind gut). Ruột giữa bắt đầu từ tá tràng đến điểm nối 2/3 phải và 1/3 trái của đại tràng ngang, được cấp máu bởi động mạch mạc treo tràng trên. Ruột cuối gồm 1/3 trái của đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn, được cấp máu bởi động mạch mạc treo tràng dưới [11]. Chức năng chính của ruột già là hấp thu (nước, điện giải, axit béo chuỗi ngắn), vận chuyển và chứa đựng. Do có nguồn gốc mô học khác nhau, đại tràng phải (bao gồm manh tràng, đại tràng lên và 2/3 phải của đại tràng ngang) có nguồn gốc từ ruột giữa, giữ chức năng hấp thu; đại tràng trái (bao gồm 1/3 trái của đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn) có nguồn gốc từ ruột cuối, giữ chức năng chứa đựng và cùng với trực tràng, sàn chậu và ống hậu môn làm nhiệm vụ đại tiện [11]. 4 1.1.1. Phân đoạn, vị trí, đối chiếu lên thành bụng Hình 1.1: Phân đoạn, hình thể ngoài và hình thể trong của ruột già [12]. Ruột già gồm 3 phần chính (Hình 1.1): - Phần đầu nằm ở hố chậu phải, gồm manh tràng (caecum) và ruột thừa (appendix vermiformis). Bình thường manh tràng và ruột thừa nằm trong hố chậu phải. Điểm cố định của ruột thừa (gốc ruột thừa) là điểm bám vào mặt sau trong manh tràng, đối chiếu lên thành bụng thường ở giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối gai chậu trước trên bên phải với rốn (Hình 1.2). - Phần thứ hai là đại tràng (colon), đi từ manh tràng đến trực tràng, gấp khúc thành 4 đoạn: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma. 5 - Phần thứ ba tiếp theo đại tràng sigma đi thẳng xuống dọc theo phần dưới chậu hông, gọi là trực tràng (rectum), rồi thu hẹp lại thành ống hậu môn (canalis analis). Đối chiếu các đoạn đại tràng lên thành bụng (Hình 1.2): Đại tràng gồm có bốn đoạn [1]: - Đại tràng lên (colon ascendens), là đoạn đầu ở vùng bên bụng phải và hạ sườn phải, dài 15 cm, đi từ góc hồi-manh tràng lên đến sát mặt dưới gan thì gấp khúc sang trái tạo thành góc đại tràng phải (góc gan). - Đại tràng ngang (colon tranversum), là đoạn thứ hai, dài khoảng 50 cm, bắt đầu từ góc gan đi ngang qua bụng sang vùng hạ sườn trái, tới đầu trước của lách thì quặt xuống dưới và ra sau tạo thành góc đại tràng trái (góc lách). Trên đường đi ngang qua bụng, đại tràng ngang trĩu xuống theo hình cung lõm lên trên và ra sau. Vị trí đối chiếu lên thành bụng khó xác định vì thay đổi theo từng người và theo tư thế. - Đại tràng xuống (colon descendens), là đoạn thứ ba, dài khoảng 25 cm, ở vùng thắt lưng trái và vùng hố chậu trái (vùng bẹn trái), từ góc lách ở vùng hạ sườn trái đi xuống qua vùng thắt lưng trái, tới mào chậu thì cong xuống dưới và vào trong, tận hết ở bờ trong cơ thắt lưng chậu bởi đại tràng sigma. - Đại tràng sigma (colon sigmoideum), là đoạn cuối đại tràng, có hình chữ S, chiều dài thay đổi trung bình khoảng 40 cm nhưng có thể đến 80 cm, bắt đầu tiếp theo đại tràng xuống và tiếp nối với trực tràng ở ngang mức đốt sống cùng III. Vị trí và hình thể của đại tràng sigma thay đổi phức tạp. 6 Hình 1.2: Đại tràng đối chiếu lên thành bụng (phải) và hình ảnh chụp khung đại tràng cản quang bằng barium (trái) theo Gray [14]. Như vậy theo giải phẫu học, manh tràng không được tính trong các đoạn đại tràng. Còn theo lâm sàng, khái niệm đại tràng bao gồm cả manh tràng. Từ sau đây, trong luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm “đại tràng” theo lâm sàng, tức là bao gồm cả manh tràng. 1.1.2. Cấu tạo và hình thể trong [1] Cũng như các phần khác của ống tiêu hóa ở trong ổ bụng, ruột già được cấu tạo bởi 4 lớp chính, (hay 5 lớp nếu kể cả tấm dưới thanh mạc): Áo thanh mạc (tunica serosa): là phúc mạc tạng của ruột già, bọc hoàn toàn các đoạn di động (manh trùng tràng, đại tràng ngang, đại tràng sigma) trừ ở đường bám của mạc treo; song không phủ mặt dính vào mặt sau của các 7 đoạn đại tràng cố định (đại tràng lên, đại tràng xuống); và chỉ phủ ở phía trước và hai bên phần trên trực tràng. Dọc trên đường đi của đại tràng, phúc mạc lồi ra những túi nhỏ chứa mỡ gọi là mẩu phụ, hay mẩu treo mạc nối. Mẩu treo mạc nối có nhiều hơn ở đại tràng sigma và đại tràng ngang, song không có ở trực tràng. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa): là những thớ sợi liên kết dính áo thanh mạc vào áo cơ. Áo cơ (tunica muscularis): gồm hai lớp sợi: - Lớp dọc (stratum longitudinale) : phần lớn tập trung thành 3 dải sán đại tràng; phần nhỏ còn lại trải đều rất mỏng. - Lớp vòng (stratum circulare) : mỏng hơn nhiều so với ruột non. Tập trung nhiều hơn ở những chỗ thắt giữa các bướu đại tràng; tạo thành một lớp dày ở trực tràng và dày hơn nữa ở hậu môn tạo nên các cơ thắt hậu môn. Tấm dưới niêm mạc (tela submusosae): cũng như ở ở ruột non là một lớp mô liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh. Áo niêm mạc (tunica mucosa): khác ruột non, niêm mạc ruột già nhẵn, không có các nếp vòng và không có mao tràng. Mà chỉ có các nếp bán nguyệt đại tràng (plicae semilunares coli), tương ứng với các nếp ngang giữa các bướu đại tràng. Các nếp ngang ở trực tràng dày hơn, thẫm màu hơn, nhiều mạch hơn và ít gắn với các áo cơ hơn. Các tuyến niêm mạc dài và nhiều hơn các tuyến ở ruột non, nhưng chỉ tiết ra chất nhày (mucus). Có nhiều nang bạch huyết đơn độc (folliculi lymphatici solitarii); không có nang bạch huyết chùm (folliculi lymphatici aggregati). Nang đơn độc nhiều nhất ở manh tràng và đặc biệt ở ruột thừa; song rải rác không đều ở các phần còn lại. 8 1.1.3. Mạch máu và thần kinh 1.1.3.1. Động mạch Hình 1.3: Các động mạch của ruột già [12] - Động mạch cấp máu cho phần trên ruột già, phát triển từ ruột giữa (mid gut), (bao gồm manh tràng, ruột thừa, đại tràng lên và 2/3 phải đại tràng ngang) là các nhánh đại tràng của động mạch mạc treo tràng trên (Hình 1.3). - Động mạch cấp máu cho phần dưới ruột già, phát triển từ ruột cuối (hind gut), (gồm 1/3 trái đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và nửa trên ống hậu môn) là: các nhánh đại tràng của động mạch mạc treo tràng dưới, động mạch trực tràng trên (ngành tận của động mạch mạc treo tràng dưới), và động mạch trực tràng giữa (nhánh của động mạch chậu trong) (Hình 1.3). Căn cứ vào vùng cấp máu, trong áp dụng ngoại khoa, đại tràng được chia thành đại tràng phải (bao gồm manh tràng, ruột thừa, đại tràng lên và 2/3 phải 9 đại tràng ngang) và đại tràng trái (gồm 1/3 trái đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn). 1.1.3.2. Tĩnh mạch Các tĩnh mạch của ruột già gồm hai tĩnh mạch chính là tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, dẫn lưu những phần ruột già được cấp máu từ những động mạch cùng tên và đổ vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên: nhận các tĩnh mạch của đại tràng phải đi kèm các nhánh đại tràng của động mạch mạc treo tràng trên: tĩnh mạch hồi đại tràng, tĩnh mạch đại tràng phải, tĩnh mạch đại tràng giữa. Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới nhận máu của nửa trái đại tràng và trực tràng. Các tĩnh mạch trực tràng bắt nguồn từ một hệ thống đặc biệt, họp thành một đám rối ở trong thành trực tràng và ống hậu môn, nhất là ở lớp dưới niêm mạc, đám rối này rất phát triển ở nửa trên của ống hậu môn ngay trên các van hậu môn. Hệ thống này đổ về hai hệ thống: Hệ tĩnh mạch cửa bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và hệ tĩnh mạch chủ dưới bởi các tĩnh mạch trực tràng giữa và trực tràng dưới. 1.1.3.3. Mạch bạch huyết Hệ thống bạch mạch kết nối với nhau ở dưới niêm mạc và dưới thanh mạc của thành ruột dẫn bạch huyết đổ về các ống bạch mạch và hạch bạch huyết đi kèm theo các mạch máu. 1.1.3.4. Thần kinh Thần kinh chi phối cho ruột già (trừ nửa dưới ống hậu môn) đều bắt nguồn từ hai hệ thống giao cảm và đối giao cảm (phó giao cảm). 1.2. Một số phương pháp thăm dò hình ảnh đại tràng 1.2.1. Chụp X-quang không chuẩn bị Có ích trong cấp cứu, phát hiện thông qua hình ảnh mức nước-hơi, giãn các quai ruột. 10 1.2.2. Chụp khung đại tràng cản quang và chụp đối quang kép đại tràng Khi chưa có nội soi ống mềm, hai phương pháp này được sử dụng rộng rãi do tính an toàn cao và khả năng phát hiện tổn thương. Ngày nay, chụp đối quang kép có giá trị trong trường hợp tổn thương gây hẹp đại tràng mà máy soi không qua được. Tuy nhiên, phương pháp này không phát hiện được polyp kích thước 2 – 5mm và các tổn thương niêm mạc không gây biến đổi niêm mạc như: đám viêm niêm mạc nhỏ, giãn mạch dưới niêm mạc…[15]. Hình 1.4: Hình ảnh chụp đối quang kép đại tràng [13] 1.2.3. Siêu âm Ít được sử dụng vì khó chẩn đoán. 1.2.4. Siêu âm nội soi Trực tràng có thể thăm khám bằng siêu âm qua đường trực tràng hoặc bằng siêu âm nội soi cho phép thăm khám được đến tận chỗ nối với đại tràng sigma. Kỹ thuật này có thể thấy được các lớp của thành trực tràng, có giá trị trong đánh giá sự xâm lấn của u vào thành trực tràng và tổ chức xung quanh. Siêu âm nội soi ống mềm có thể phân biệt tổn thương lành tính và ác tính, tính được độ sâu của ung thư xâm lấn, phát hiện hạch di căn quanh đại trực tràng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng