Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Khảo sát ca dao dân ca bến tre

.PDF
140
137
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Đặng Thị Thùy Dương Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LÔØI CAÛM ÔN Em xin traân troïng caûm ôn coâ Nguyeãn Thò Ngoïc Ñieäp, ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn em hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Xin chaân thaønh caùm ôn caùc ngheä nhaân ñaõ hoã trôï tích cöïc cung caáp tö lieäu cho toâi trong quaù trình ñieàn daõ, söu taàm. Xin gôûi lôøi caùm ôn ñeán thaày coâ, gia ñình, ñoàng nghieäp vaø baïn beø thaân höõu ñaõ giuùp ñôõ, taïo ñieàu kieän thaät toát cho toâi trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi luaän vaên. Ñaëng Thò Thuøy Döông DANH MUÏC CAÙC CHÖÕ VIEÁT TAÉT Ñeå haïn cheá söï laëp laïi, chuùng toâi xin ñöôïc pheùp vieát taét moät soá töø: - CD-DC : ca dao- daân ca - VHDG : vaên hoïc daân gian - ÑVTP : ñôn vò taùc phaåm - NXB : nhaø xuaát baûn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu Bến Tre là một trong những mảnh đất được khai sinh trong hành trình lịch sử Nam tiến của dân tộc. Là một tỉnh nhỏ thuộc Nam bộ nhưng nơi đây thường được gọi là vùng đất "?địa linh nhân kiệt" với những danh nhân trung - kiên - ái quốc đã góp phần không nhỏ vào sự hưng vong của quốc gia. Và trong tiến trình lịch sử, mảnh đất này cũng đã để lại những dấu ấn văn hóa riêng. Những dấu ấn văn hóa ấy được thể hiện rõ qua bộ phận văn học dân gian vùng đất này. Văn học dân gian Bến Tre rất phong phú về thể loại gồm: truyện cổ, truyện cười, truyện trạng, CD-DC, vè, tục ngữ, câu đố… Đáng chú ý trong văn học dân gian Bến Tre là CD-DC bởi nó được xem là thể loại ổn định, phản ánh rõ nét đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc con người nơi đây. Vì vậy, chúng tôi chọn CD-DC Bến Tre là đối tượng nghiên cứu cho đề tài này. Hơn nữa, hiện nay, chương trình Ngữ văn trung học phổ thông yêu cầu giảng dạy phần văn học địa phương. Là giáo viên trung học phổ thông, tôi thiết nghĩ nghiên cứu về CD-DC Bến Tre cũng là điều cần thiết và bổ ích trong quá trình giảng dạy của mình. Đề tài là sự khái quát có lý giải về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của CD-DC Bến Tre dựa trên tài liệu đã có và bản thân người viết sưu tầm. Chúng tôi lấy tên đề tài là: "Khảo sát ca dao dân ca Bến Tre". Tìm hiểu đề tài này là tìm hiểu nét tương đồng cũng như khác biệt của CD-DC Bến Tre về nội dung, nghệ thuật so với CD-DC các vùng miền khác trên đất nước. Là người con của đất Bến Tre, tôi muốn góp thêm tiếng nói của mình vào công việc nghiên cứu, sưu tầm VHDG mà cụ thể là thể loại CD-DC ở quê hương Đồng Khởi. 2. Lịch sử vấn đề Theo Nguyễn Phương Thảo, một nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì một trong những người sớm nhất sưu tầm VHDG Bến Tre thời Pháp thuộc là Trương Vĩnh Ký. Trong phần sưu tầm của ông có công trình: Hát, lý, hò An Nam (1886), nhưng "khó có thể xác định được rạch ròi đâu là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác" [87,tr.24]. Công trình Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến năm 1945) (1971) của Nguyễn Duy Oanh do Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản. Công trình này có chương Văn chương bình dân để giới thiệu VHDG Bến Tre. Tác giả có 35 trang giới thiệu 11 truyện dân gian, gần 100 bài tục ngữ, ca dao, câu đố. Công trình Dân ca Bến Tre (1981) của Lư Nhất Vũ - Lê Giang, do Ty Văn hóa và Thông tin Bến Tre xuất bản. Đây là công trình giới thiệu bao quát các thể loại của dân ca Bến Tre như hò, lý, hát ru, hát sắc bùa, nói thơ, chú trọng nghiên cứu phần âm nhạc. Đồng thời, hai tác giả công bố những làn điệu sưu tầm được. Công trình Ca dao dân ca Nam Bộ (1984) của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này có những bài nghiên cứu chung về CD-DC Nam Bộ. Phần sưu tầm CD-DC có một số câu về địa danh, con người Bến Tre nhưng nhóm tác giả không ghi nơi sưu tầm. Công trình Văn học dân gian Bến Tre (1988) của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên, NXB Hà Nội. Phần đầu của công trình là tiểu luận với những nội dung như: hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, tình hình sưu tầm nghiên cứu, một vùng văn học dân gian, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VHDG Bến Tre. Trong công trình này, tác giả đã tách ca dao và dân ca thành hai tiểu loại riêng. Riêng ở đặc điểm nghệ thuật ca dao, tác giả chú ý nét riêng và nhấn mạnh "một hiện tượng phải lưu ý khi xem xét ca dao Bến Tre về mặt hình thức là hiện tượng là những bài ca có ba dòng lời" [87,tr.60]. Tác giả có nêu số liệu khảo sát nhưng không lý giải. Về ngôn ngữ ca dao, tác giả khái quát "mang đặc điểm của phương ngữ, nhất là phương ngữ Nam bộ", " ngôn ngữ đầy sức sống, tươi rói, tác động mạnh vào cách nhìn, cách nghe của con người" [87,tr.61]. Đối với vấn đề này, tác giả chỉ dừng lại bằng việc nêu ví dụ. Tuy nhiên, đây là những gợi ý quý báu mà trong luận văn này chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn. Phần sau là công bố những tư liệu đã sưu tầm về các thể loại. Trong đó ca dao là 88 trang (với 900 bài). Phần dân ca gồm 38 trang với các tiểu loại như: hò (89 bài), lý (9 bài), đồng dao (9 bài), hát sắc bùa Phú Lễ (8 bài), hát đưa linh (3 đoạn hát), hát huê tình (17 bài). Ở phần này, ngoài một số bài dân ca sưu tầm, một số bài tác giả dẫn lại ở sách "Dân ca Bến Tre" của Lư Nhất Vũ- Lê Giang. Công trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ, NXB Giáo Dục. Công trình này chủ yếu công bố những tư liệu đã sưu tầm được về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở thể loại CD-DC, căn cứ phần ghi xuất xứ, nhóm tác giả có sưu tầm 54 bài CD-DC ở Bến Tre. Công trình Địa chí Bến Tre (2001) của Thạch Phương- Đoàn Tứ chủ biên, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Ở chương I của phần 4 về Văn hóa giới thiệu về 8 thể loại của VHDG Bến Tre, trong đó có thể loại ca dao. Ca dao được giới thiệu gồm hai mảng cũ và mới với hai nội dung là công cuộc chinh phục thiên nhiên và công cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động. Tiếp theo là phần phân tích một cách khái quát hai nội dung. Có lưu ý thêm mảng ca dao về đề tài tình yêu lứa đôi, tình vợ chồng, hạnh phúc gia đình. Trong phần phụ lục về Văn hóa có 18 trang nêu 192 bài ca dao Bến Tre. Phần lớn những bài ca dao này trùng với những bài ca dao trong "Văn học dân gian Bến Tre" của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên. Công trình Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre (2005) của Lư Văn Hội, Sở Văn hóa - Thông tin Bến Tre xuất bản. Công trình này viết về 6 hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre là: hát ru, hò, hát lý, hát sắc bùa Phú Lễ, nói vè, nói thơ vân Tiên. Đồng thời, tác giả cũng công bố một số tư liệu sưu tầm. Tuy nhiên, phần sưu tầm này cũng có một số bài trùng với các tài liệu trước. Như vậy, qua những công trình giới thiệu trên đây chúng tôi không thấy công trình nghiên cứu riêng về CD-DC Bến Tre mà chỉ có công trình nghiên cứu về dân ca (2 công trình). Phần lớn những nghiên cứu về CD-DC Bến Tre được viết chung trong phần VHDG Bến Tre hoặc trong CD-DC Nam Bộ, CD-DC đồng bằng sông Cửu Long. Công trình Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên có một số gợi ý để luận văn tìm hiểu sâu hơn. Các công trình còn lại có giá trị tham khảo, nhất là về tài liệu sưu tầm. Việc khảo sát nội dung và nghệ thuật của CD-DC Bến Tre vẫn chưa trở thành đề tài nghiên cứu trọn vẹn. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo sát nội dung và nghệ thuật CD-DC Bến Tre một cách có hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về khái niệm, ca dao được định nghĩa: "Ca dao là lời các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại là những câu thơ có thể "bẻ" thành những làn điệu dân ca" [46, tr.436]. Còn dân ca là: "những bài thơ dân gian hàm chứa tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy, phần nhiều có tính địa phương và tính nghề nghiệp, được diễn xướng theo nhiều làn điệu và môi trường khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần" [13, tr.18]. Các nhà nghiên cứu đã dùng khái niệm ca dao hoặc ca dao- dân ca để gọi phần lời của bài hát dân gian. Trong luận văn này, thuật ngữ CD-DC cũng được hiểu là phần lời của bài hát dân gian. Như vậy, chúng tôi chỉ khảo sát CD-DC Bến Tre về nội dung, nghệ thuật ngôn từ, không khảo sát diễn xướng, âm nhạc. Theo định hướng đã đề ra như trên, đối tượng mà người viết khảo sát là những bài CD-DC trữ tình của dân tộc Việt ở đất Bến Tre, không khảo sát CD-DC lao động và nghi lễ. Việc gọi câu hát dân gian, bài hát dân gian, bài ca, lời thơ dân gian, đơn vị tác phẩm trong luận văn này đều là một, chỉ bài ca dao- dân ca. Khi khảo sát, chúng tôi thường chọn chủ đề tình yêu lứa đôi vì đây là chủ đề tiêu biểu của CD-DC. Về tài liệu khảo sát, chúng tôi chọn: - Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên, NXB Hà Nội, 1988. Đây là tài liệu tập hợp được số lượng bài hát dân gian ở đất Bến Tre tương đối nhiều so với các tài liệu khác hiện có về CD-DC Bến Tre, gồm 1006 ĐVTP - Tài liệu sưu tầm qua quá trình điền dã của chúng tôi, gồm 353 ĐVTP. Một số tài liệu để đối chiếu so sánh: - Dân ca quan họ Bắc Ninh của Văn Phú- Lưu Hữu Phước- Nguyễn Viêm, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962. Chọn tài liệu này là đại diện cho CD-DC miền Bắc vì trong số tư liệu về CD-DC ở miền Bắc, chúng tôi chỉ tìm được Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [ 20] và Tục ngữ ca dao dân ca Vĩnh Phú [119] , Dân ca quan họ Bắc Ninh [113], song tài liệu [20] và tài liệu [119] có số lượng bài CD-DC tương đối ít hơn tài liệu [113], chưa đủ số lượng để khảo sát. - Ca dao- dân ca đất Quảng của Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng (chủ biên), NXB Đà Nẳng, 2006. Chọn tài liệu này là đại diện cho CD-DC miền Trung vì đây là tài liệu chúng tôi có được. Hơn nữa, đất Quảng (cụ thể hơn là Quảng Nam- Đà Nẳng) về phương diện địa lí là thuộc trọn vẹn miền Trung từ trước đến nay. Số lượng CD-DC đất Quảng rất phong phú, khi có đối chiếu so sánh chúng tôi chọn ngẫu nhiên từ vần A đến hết vần C, gồm 549 bài về chủ đề tình yêu lứa đôi. - Ca dao- dân ca Nam bộ của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát…, NXB TP.HCM, 1984. Khi đối chiếu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên từ vần A đến hết vần B, gồm 330 bài CD-DC thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi. - Ca dao Đồng Tháp Mười của Đỗ Văn Tân chủ biên, Sở VH-TT Đồng Tháp xuất bản, 1984. Khi đối chiếu, chúng tôi chọn chủ đề tình yêu lứa đôi gồm 635 bài CD-DC. - Văn học dân gian Bạc Liêu, Chu Xuân Diên chủ biên, NXB Văn nghệ TP HCM, 2005. Khi đối chiếu, chúng tôi chọn chủ đề tình yêu lứa đôi gồm 354 bài CD-DC. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: " Phương pháp sưu tầm: Văn học dân gian ra đời sớm và được lưu lại trong trí nhớ của nhân dân bằng con đường truyền miệng. Trước đây, việc sưu tầm CD-DC đã được tiến hành nhưng chưa thể nào tập hợp hết những bài CD-DC tồn tại trong trí nhớ của nhân dân. Để có thêm tư liệu trong quá trình khảo sát, cũng như góp phần nhỏ trong công tác sưu tầm tập hợp, chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm. Thời điểm mà chúng tôi sưu tầm là vào các tháng đầu năm 2008. Chúng tôi tiến hành sưu tầm theo 2 cách. Cách 1 là hỏi thăm những người bạn cùng làm việc ở cơ quan, công ty ở thị xã Bến Tre (nơi chúng tôi công tác) về những người lớn tuổi mà thuộc nhiều CD-DC ở quê họ (phần lớn có quê ở các huyện). Những người bạn này sẽ giới thiệu cho chúng tôi một vài tên tuổi, địa chỉ cụ thể ở quê mà họ biết để chúng tôi liên hệ. Sau khi gặp trực tiếp trao đổi, gợi ý, chúng tôi ghi chép lại những bài CD-DC mà họ còn nhớ. Đồng thời, chúng tôi cũng đặt vấn đề nhờ các cụ tìm gặp lại những người bạn xưa (vốn là những người hò hát giỏi, thuộc nhiều CD-DC) để nói về yêu cầu của chúng tôi. Hẹn thời gian khoảng vài tuần, chúng tôi trở lại và cùng các cụ đến nhà những người bạn cũ mà các cụ đã giới thiệu. Chúng tôi lại tiếp tục ghi chép, trao đổi. Trao đổi trực tiếp đã giúp chúng tôi giải tỏa những điều thắc mắc về câu chữ (nhưng cũng không hoàn toàn tất cả) hay có thêm kiến thức về sinh hoạt ca hát của người dân lao động ngày trước. Cũng có điều đáng tiếc, chúng tôi đã tìm gặp được các cụ vốn trước đây là một trong những vạn cấy nổi tiếng hò hát nhưng nay do tuổi cao, sức yếu họ không còn nhớ nữa. Cách 2 là thông qua dự án "Sưu tầm, truyền dạy dân ca tại Mỏ Cày, Bến Tre" của anh Phạm Văn Luân - giảng viên trường Cao Đẳng Bến Tre, chúng tôi tiến hành sưu tầm CD-DC. Dự án này có tổ chức 3 lớp truyền dạy dân ca tại 3 xã, mỗi lớp khoảng 15 thành viên là những người dân sinh sống tại địa phương. Kết hợp với ban tổ chức lớp, chúng tôi nhờ những người học này sưu tầm ghi ra giấy về những bài CD-DC lưu truyền tại Bến Tre. Sau đó họ gởi lại cho ban tổ chức lớp. Cách sưu tầm này tập hợp được số lượng bài CDDC khá lớn nhưng chúng lại trùng nhau nhiều. Vì chúng tôi không gặp trực tiếp người cung cấp nên việc ghi nhận thông tin người cung cấp cũng không đầy đủ như thiếu họ, tuổi tác, hình ảnh… Chúng tôi đã sưu tầm chủ yếu ở các huyện Giồng Trôm, Bình Đại, Mỏ Cày. Đây là những nơi mà trước 1975 sinh hoạt hò hát phát triển mạnh như hò cấy, hò chèo ghe…do địa hình là những cánh đồng rộng và sông rạch chằng chịt. Tổng số chúng tôi sưu tầm được 353 ĐVTP. " Phương pháp thống kê: Việc sử dụng phương pháp thống kê giúp chúng tôi tính toán được số lượng nhiều hay ít của các từ ngữ, công thức, hình ảnh… trong CD-DC. Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan. " Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống là cách đặt những bài CD-DC Bến Tre trong cùng một hệ thống như hệ thống CD-DC Nam bộ hoặc CD-DC cả nước để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó. " Phương pháp phân tích, so sánh: Tìm ra những điểm giống và điểm khác của CD-DC Bến Tre với CD-DC của vùng miền khác, người viết phải phân tích, đối chiếu những bài CD-DC Bến Tre với những bài CD-DC vùng khác. " Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này dùng để lý giải cho những đặc điểm CD-DC Bến Tre. Kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: lịch sử, địa lí,dân tộc học, văn hóa học… sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu. 4. Đóng góp của luận văn - Phác họa diện mạo chung của CD-DC Bến Tre. - Làm rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của CD-DC Bến Tre và qua đó hiểu thêm đời sống văn hoá tinh thần của con người Bến Tre. - Góp phần bảo tồn bộ phận VHDG ở Bến Tre nói riêng và VHDG cả nước nói chung. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương I: Vài nét về vùng đất Bến Tre. Đây là chương nền của luận văn giới thiệu về tên gọi, vị trí địa lý, những nét nổi bật về lịch sử, văn hóa, văn học… của vùng đất. Chương II: Đặc điểm nội dung CD-DC Bến Tre. Chương này đi vào khảo sát những nội dung mà CD-DC Bến Tre phản ánh như cảnh quan thiên nhiên, con người, những sự kiện trong đời sống thường ngày, trong lịch sử. Chương III: Đặc điểm nghệ thuật CD-DC Bến Tre. Chương này khảo sát các khía cạnh như thể thơ, ngôn từ, kết cấu mà CD-DC Bến Tre thể hiện. Ngoài ra, luận văn còn có thêm phần Phụ lục, phần này giới thiệu 353 đơn vị tác phẩm mà chúng tôi sưu tầm được, những bài CD-DC có hình thức gồm 3 dòng, có đề cập đến hình ảnh cây bần, cây dừa hay sinh hoạt hò hát của người dân nơi đây. Cuối cùng của phần Phụ lục là một số hình ảnh minh họa về quê hương Bến Tre. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẾN TRE VÀ CA DAO DÂN CA BẾN TRE 1.1. Giới thiệu chung về Bến Tre 1.1.1. Tên gọi - hành chính Bến Tre trước kia là một sóc của người Cao Miên với tên là Sóc Tre (SROK TRÉY hay TRÂY) thuộc Thủy Chân Lạp. Trong đó từ "TRÉY" có nghĩa là cá, để chỉ đây là một sóc có nhiều cá. Giả thuyết khác thì cho rằng: Sóc Tre là vùng có nhiều tre. Vùng này có nhiều giồng đất cao mà trên đó tre mọc um tùm, xanh tốt. Và vì Sóc Tre có nhiều tre nên ghe thuyền gần xa ghé bến này chở tre mà thành ra danh từ Bến Tre. Cũng có cách giải thích khác: Năm 1727, vùng đất Bến Tre bắt đầu có tên trên bản đồ hành chính nước Nam, được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Bấy giờ, ở hữu ngạn rạch Bến Tre, còn gọi là Bến Lở, quan địa phương có cất cái trạm để kiểm soát và thâu thuế các ghe thuyền buôn bán qua lại trên sông. Vì thế, danh từ Bến Tre là cách nói rút ngắn của những chữ "Bến thuế của Sóc Tre". Giới hạn vùng đất Bến Tre ngày nay khác với giới hạn vùng đất Bến Tre trước đây. Bến Tre trước đây chỉ gồm 2 cù lao: Bảo và Minh. Cù lao An Hóa thuộc tỉnh Tiền Giang. Năm 1948, cù lao An Hóa mới nhập vào Bến Tre. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), cù lao An Hóa lại tách về Tiền Giang. Năm 1956 cho đến nay, Bến Tre gồm cả 3 cù lao: Bảo, Minh và An Hóa. Danh từ hành chính Bến Tre cũng có nhiều thay đổi. Trước năm 1757, vùng đất Bến Tre và Trà Vinh còn gọi là đất Trà Vang thuộc Thủy Chân Lạp. Khi được sáp nhập vào bản đồ Việt Nam, tên gọi vùng đất này cũng qua nhiều lần thay đổi. Cụ thể là tổng Tân An (năm 1779) thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định; huyện Tân An (năm 1808) thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, Gia Định thành; phủ Hoằng An (năm 1823) thuộc trấn Vĩnh Thanh; phủ Hoằng An (năm 1823) thuộc tỉnh Vĩnh Long; phủ Hoằng An và phủ Hoằng Đạo (năm 1837) thuộc tỉnh Vĩnh Long; phủ Hoằng Trị và phủ Hoằng An (năm 1844) thuộc tỉnh Vĩnh Long; phủ Hoằng Trị (năm 1851) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sở tham biện Bến Tre và sở tham biện Mỏ Cày (năm 1867) trong số 24 sở tham biện ở Nam kỳ; sở tham biện Mỏ Cày (năm 1871) trong số 18 sở tham biện ở Nam kỳ; hạt Bến Tre (năm 1876) thuộc hạt III (tức Vĩnh Long); quận Bến Tre (năm 1886) thuộc tham biện Vĩnh Long; tỉnh Bến Tre (năm 1900) thuộc Nam kỳ; tỉnh Đồ Chiểu (tháng 9 năm 1945) thuộc Nam bộ; tỉnh Bến Tre (năm 1948) thuộc Nam bộ; tỉnh Kiến Hòa (năm 1956) thuộc Nam phần (chính quyền Sài Gòn) đồng thời phía cách mạng gọi là tỉnh Bến Tre thuộc Nam bộ. Năm 1975 cho đến nay được gọi là tỉnh Bến Tre trong số hơn 60 tỉnh thành cả nước. Về hành chính, Bến Tre có 8 đơn vị cấp huyện gồm: thị xã Bến Tre (nay là thành phố Bến Tre) và các huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre được hợp thành bởi 3 cù lao: Bảo, Minh và An Hóa do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có hình rẽ quạt. Đầu nhọn nằm hướng Tây Bắc, phần đuôi xòe rộng ở hướng Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 2315 km2. Bến Tre có địa hình t??ng ?ơ?i bằng phẳng, có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn. Ngược về quá khứ trên 2000 năm trước, khi biển bắt đầu lùi dần thì toàn bộ đồng bằng tiến nhanh ra khơi. Trên những chặng đường rút lui của biển, những dãy giồng cát bắt đầu hình thành. Bến Tre có nhiều giồng cát chạy song song từ trong ra ngoài, đánh dấu những chặng đường lấn biển của vùng cửa sông. Một số giồng như: Giồng Chuối, Giồng Chàm, Giồng Quéo, Giồng Dứa, Giồng Bà Tang… (Ba Tri); Giồng Võ, Giồng Văn, Giồng Keo… (Mỏ Cày); Giồng Chùa, Giồng Miễu, Giồng Bồn Bồn, Guồng Chanh, Giồng Ớt… (Thạnh Phú); Giồng Giếng, Giồng Cây Me, Giồng Tre, Giồng Kiến… (Bình Đại). Với chiều cao từ 3 đến 5 mét, các giồng cát ở Bến Tre đã tạo thành địa mạo rất đặc trưng của vùng cửa sông ngày nay. Giữa các dãy giồng cát là những trũng giữa giồng hay phẳng giữa giồng và chiều rộng chênh lệch khá nhiều. Đất Bến Tre chủ yếu là dạng đất phù sa, chia thành ba tiểu loại phù sa theo thứ tự lắng tụ. Dạng đất cao và ổn định, không chịu ảnh hưởng của nước mặn, thích hợp với cây ăn trái (như huyện Chợ Lách, phía tây huyện Châu Thành). Dạng đất chịu ảnh hưởng của nước mặn, theo hiện tượng thẩm thấu, thích hợp cho cây dừa (huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, phía đông Châu Thành, thị xã Bến Tre). Dạng đất mới hơn hai loại trên, còn nhiều màu mỡ thích hợp cho trồng lúa (huyện Ba Tri, Thạnh Phú). Ngoài ra, do cấu tạo địa hình gồm nhiều con giồng chạy song song nên giữa những giồng là vùng trũng hình thành khu vực đất phèn. Nhưng do công tác thủy lợi được chú trọng trong việc đào kênh, đê bao cũng như do việc lập vườn, lên liếp, đào mương nên ngày nay tầng sinh phèn ít nhiều bị rửa trôi. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một chế độ nhiệt độ cao quanh năm ít biến động. Có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. Sự phân hóa các mùa khí hậu thể hiện sự tương phản của hai mùa gió. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô trùng với gió mùa Đông Bắc. Thời tiết Bến Tre nói chung rất thuận lợi cho việc sản xuất, ít có diễn biến đột ngột thất thường. Các sông lớn và hệ thống sông rạch chằng chịt tạo cho tỉnh có một nguồn nước dồi dào quanh năm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nó cung cấp cho Bến Tre một nguồn thủy sản phong phú. Nằm kề bên Biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về mà hằng ngày sông ở đây còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Vì thế chế độ dòng chảy ở các con sông Bến Tre là chế độ bán nhật triều không đều. Với hệ thống sông dày đặc, Bến Tre thuận lợi trong việc phát triển giao thông đường thủy nhất là khi hệ thống giao thông đường bộ chưa được mở mang. Thảm thực vật ở Bến Tre rất phong phú và đa dạng, gồm có quần thể thực vật trên các bãi lầy ven biển (với các cây mắm trắng, bần đắng, vẹt, đước, sú, cóc kèn, ô rô…); quần thể thực vật trên các giồng cát (với các loài cây như tra, mù u, cui, rau muống biển, cỏ chông…); quần thể thực vật ven sông rạch (với các loài cây như dừa nước, bần chua, mướp xác, quao nước, trâm bầu, cà na, lau, sậy, dây lùn…); quần thể thực vật vùng bưng trũng (với các loài cây như tràm, bần chua, gừa, bòng bong, mây nước, lác hến, lúa ma, sen, súng…). Thảm thực vật ngoài việc che phủ và bảo vệ đất, chống lở bờ, rửa trôi, điều hòa khí hậu, tạo nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dại… còn là nguồn cung cấp tài nguyên rất quý phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế. Nguồn động vật ở Bến Tre cũng khá phong phú. Nhưng so với thời trước, những loài động vật ở Bến Tre trải qua những biến đổi lớn. Các loài thú lớn như cọp, voi, cá sấu... hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại trong các câu chuyện kể, một số di tích và các huyền thoại. Hiện nay, chúng ta chỉ gặp những loài thú nhỏ như chuột, dơi, rái cá... Ở vùng đất giồng có các loại như chồn, cáo, các loại bò sát không chân như: trăn, rắn, hay có chân như: kỳ đà, kỳ nhông, rắn mối, tắc kè, tắc ké... Loài động vật sống trên không như chim thì khá phong phú về chủng loại. Bến Tre có sân chim Vàm Hồ, Cồn Đất, Cồn Nhàn (Ba Tri) - nơi các loài chim gần như có mặt đầy đủ nhưng không loài chim nào có số lượng lớn. Trong các sinh vật trên cạn, nhóm đa dạng, phong phú là côn trùng như: sâu, kiến, ong (đặc biệt là ong vò vẽ từng là vũ khí lợi hại của nhân dân Bến Tre trong cuộc kháng chiến chống Mỹ). Nhóm động vật sống dưới nước ở Bến Tre rất phong phú do sự chi phối của sông và biển. Đáng chú ý nhất là các loài cá. Căn cứ vào điều kiện sinh thái, có thể phân thành các nhóm như: nhóm cá nước lợ (cá kèo, cá bống…), nhóm cá biển, nhóm cá nước ngọt (cá mè, cá rô, cá trê…), nhóm cá sống trên đồng ruộng (cá lóc, cá sặc…), các loại tôm (tôm thẻ, tôm sú, ôm càng xanh…). Ngoài ra còn có nghêu, sò. Đây là nguồn lợi lớn cho tỉnh nhà và giúp Bến Tre có điều kiện phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Điều kiện tự nhiên như trên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Bến Tre làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra những bất lợi, nhất là sự hạn chế trong giao thông đường bộ do sự ngăn cách sông nước. Chính sự bất tiện này mà Bến Tre hạn chế trong giao lưu phát triển kinh tế dẫn đến mặt bằng kinh tế của tỉnh còn thấp. Còn đối với CD-DC, những hình ảnh thiên nhiên là chất liệu, là cội nguồn cảm xúc tạo nên bài ca, góp phần diễn đạt tâm tình của người bình dân. 1.1.3. Lịch sử Cũng như các tỉnh Nam bộ khác, Bến Tre là một vùng đất mới. Theo các tài liệu lịch sử cho đến thế kỷ XIII, XV, vùng đất Nam bộ trong đó có Bến Tre về cơ bản là vùng đất hoang vu, chưa được khai phá. Châu Đạt Quan, một sứ thần nhà Nguyên (Trung Quốc) trong chuyến đi sứ bằng đường thủy sang kinh đô Angkor của nước Chân Lạp vào năm 1296 qua ngõ sông Cửu Long đã miêu tả lại quang cảnh của vùng này: "… Những cửa rộng của dòng sông lớn chạy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum suê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây nào. Xa nửa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm" Dẫn theo 76, tr.24-25 . Năm 1757 (năm Đinh Sửu), vua Chân Lạp là Nặc Nguyên chết. Chú là Nặc Nhuận xin hiến đất Trà Vang (gồm Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu) để được Võ vương Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua. Bắt đầu từ đây, Bến Tre có tên trên bản đồ Việt Nam, sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Có thể chia lịch sử vùng đất Bến Tre từ đầu thế kỷ XVII đến nay thành các thời kì sau: thời kỳ khai phá (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), thời kỳ chống giặc ngoại xâm Pháp, Mỹ (từ năm 1858 đến năm 1975), thời kỳ cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến nay). Thời kỳ khai phá (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX): Vùng đất Bến Tre được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII. Nhưng trước đó người Việt đã đến vùng đất này cư trú, sinh sống. Nguồn gốc người Việt ở Bến Tre là từ miền Trung. Họ đến Bến Tre vì nhiều lý do khác nhau: để kiếm sống (như những người nông dân nghèo khổ phải chịu nạn chiến tranh phong kiến kéo dài), để trốn tránh (như những người trốn lính, lính trốn và những tù nhân bị lưu đày), để làm giàu (như những người có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất mà Lê Quý Đôn gọi là: "dân có vật lực" - theo lời kêu gọi của chúa Nguyễn vào đây khai phá làm kinh tế). Những lưu dân này đến Bến Tre bằng đường thủy hoặc đường bộ, theo cách thức đi lẻ tẻ từng cá nhân, từng gia đình hoặc theo nhóm gia đình. Khi đến vùng đất mới, họ thường chọn nơi định cư là những vùng đất cao dọc theo các con sông lớn hoặc các khu đất giồng cao. Bên cạnh lưu dân người Việt, trên đất Bến Tre thời ấy còn có lưu dân người Hoa. Cuối thế kỷ XVII, một bộ phận quân nhà Minh (Trung Quốc) do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đứng đầu, bất mãn triều đình Mãn Thanh sang Việt Nam xin tị nạn. Chúa Nguyễn đã cho họ vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Nhóm Trần Thượng Xuyên đến định cư ở Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Địch định cư ở Mỹ Tho. Theo lịch sử xã Phước Thạnh (thuộc huyện Châu Thành) thì trong nhóm lưu dân người Hoa cư trú ở Mỹ Tho chắc chắn có một bộ phận sang cù lao An Hóa vì nơi đây chỉ cách Mỹ Tho một con sông. Họ cư trú cùng với người Việt ở các ấp ven sông Ba Lai, về sau trở thành người Minh Hương, rồi trải qua nhiều đời thành dân bản địa. Với nhiều đợt chuyển cư liên tục diễn ra trong suốt thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII, Bến Tre đã có đông người đến ở. Sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam năm 1757, đến năm 1759 chính quyền nhà Nguyễn có lệnh lập làng. Người dân nơi này ban đầu khai phá, trồng trọt trên diện tích nhỏ, chủ yếu khai thác những nguồn lợi thiên nhiên sẵn có. Cùng với sự hợp tác của những người dân có "vật lực" thì vùng đất khai hoang ngày càng mở rộng, sản xuất ngày càng phát triển. Thời này Bến Tre nổi tiếng với những sản phẩm: lụa Ba Tri, cau Xẻo Sâu, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, mắm còng Châu Bình … Từ vùng đất hoang vu đầy thú dữ, những lưu dân nơi đây đã biến chúng thành một vùng ruộng vườn tươi tốt. Thế nhưng họ không được hưởng những thành quả lao động mà họ tạo ra vì bọn điền chủ được sự hậu thuẫn của nhà Nguyễn ra sức bóc lột người dân. Nhiều người dân bị bần cùng hóa, bị phá sản. Mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị phong kiến, bọn điền chủ và nông dân nghèo trở thành mâu thuẫn cơ bản. Năm 1776, phong trào Tây Sơn phát triển mạnh ở Trung bộ và lan rộng đến Nam bộ. Nhân dân Bến Tre cũng hưởng ứng mạnh mẽ phong trào này vì đã từ lâu họ mất niềm tin vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Nhân dân nơi đây còn tham gia chống quân Xiêm, làm thất bại âm mưu xâm lược nước ta mà chúng núp dưới chiêu bài giúp Nguyễn Ánh. Có thể nói, trong buổi đầu khai phá và xây dựng, người dân nơi đây chịu nhiều gian khổ vì vừa chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm vừa khai phá đất đai sản xuất. Thời kỳ chống ngoại xâm Pháp và Mỹ (từ năm 1858 đến năm 1975): Tinh thần chống ngoại xâm của người dân xứ dừa rất mạnh mẽ. Khi Pháp xâm chiếm đến Bến Tre, nhiều cuộc kháng cự của nhân dân địa phương diễn ra khắp nơi. Tiêu biểu là khởi nghĩa hương giáo Phan Công Tòng, khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm (con của Phan Thanh Giản), khởi nghĩa Tán Kế… Bên cạnh đó còn có những trận đánh với quy mô nhỏ diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Do lực lượng nghĩa quân ban đầu hình thành còn quá yếu, không được huấn luyện và tổ chức, trang bị vũ khí thô sơ nên họ đã thất bại. Dù thế ý chí, tinh thần yêu nước của người dân nơi đây như ngọn đuốc vẫn âm ỉ cháy không bao giờ tắt, chỉ chờ cơ hội là bùng lên. Trải qua nhiều khó khăn, sự khổ luyện cộng với sự dũng cảm, mưu trí, người dân Bến Tre đã dành được chính quyền vào tháng 8 năm 1945 trong không khí thắng lợi chung của cả nước. Sau thắng lợi, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập nhưng phải đối đầu với nạn thù trong giặc ngoài. Pháp lại nổ súng xâm lược nước ta lần nữa. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2, nhân dân Bến Tre đã thể hiện tinh thần xung kích với trận đánh tiêu diệt căn cứ Vàm Nước Trong ở Định Thủy, huyện Mỏ Cày (năm 1947), với chiến thắng Thạnh Phú (năm 1953) … Chiến thắng ở Bến Tre và các tỉnh Nam bộ khác có tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của nhân dân thành phố Sài Gòn buộc Pháp phải ngồi vào bàn kí hiệp định Giơ-ne-vơ vào năm 1954. Hết chống Pháp, nhân dân Bến Tre tiếp tục chống Mỹ. Bến Tre đã mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang trong toàn miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm với phong trào Đồng Khởi ngày 17 tháng 01 năm 1960 mà người lãnh đạo là nữ tướng Nguyễn Thị Định. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, chấp nhận hi sinh, gian khổ, nhân dân xứ dừa tiếp tục cùng với nhân dân cả nước đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975. Thời kỳ cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến nay): Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bến Tre bắt tay vào công cuộc xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh và không ngừng phát triển. Đời sống nhân dân cơ bản đã ổn định, mặt bằng văn hóa được nâng cao, kinh tế phát triển theo chiều hướng đi lên. Đạt được những thành tựu nhất định, Bến Tre không ngừng chủ động hội nhập với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh thành Việt Nam và quốc tế. Điều đó thể hiện qua công trình cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền. Đây là công trình thế kỷ được nhiều người dân mơ ước, nó sẽ xóa bỏ vị thế cô lập của vùng đất cù lao với các tỉnh khác. Hay công trình cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, xóa bỏ sự chia cắt giữa các vùng trong tỉnh. Có thể nói, mang trong mình tinh thần "đồng khởi" của năm xưa, Đảng bộ, nhân dân Bến Tre quyết tâm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa quê hương mình đến ấm no, hạnh phúc. Tìm trong CD-DC, dấu ấn những về sự kiện lịch sử phản ánh đậm nét, nhất là lịch sử chống ngoại xâm. Nó là tiếng nói góp vào truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam trên một vùng đất mới. 1.1.4. Con người Do chịu tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường sống nên con người nơi đây rất chân chất, bộc trực, cởi mở và hào hiệp. Họ là những con người tự lực, tự cường, thông minh vượt khó, chinh phục miền đất hoang vu từ buổi đầu khai thiên lập địa. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, vùng đất "địa linh nhân kiệt" đã sinh ra những con người mà tên tuổi của họ đã góp phần làm rạng danh nền văn hóa nước nhà. Lịch sử báo chí Việt Nam đã được khởi đầu bởi những con người có trình độ uyên thâm như: học giả Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ; nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký - người làm báo đầu tiên ở Việt Nam, thông thạo 27 thứ tiếng nước ngoài; nữ sĩ Sương Nguyệt Anh - người con gái tài ba của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, chủ bút tờ "Nữ giới chung"… Mảnh đất này còn đóng góp những nghệ sĩ tài năng cho đất nước như: nghệ sĩ nhân dân Lê Long Vân (Ba Vân) - người đã toàn tâm toàn ý dâng trọn cuộc đời cho sân khấu cải lương; nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Phi Hoành; họa sĩ Lê Văn Đệ; nhà điêu khắc Diệp Minh Châu - một gương mặt lớn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam và tên tuổi của ông đã được giới thiệu trong Bách khoa toàn thư của châu Âu … Trong kháng chiến, Bến Tre nổi tiếng với tên tuổi của thiếu tướng Dương Văn Dương- thiếu tướng đầu tiên của Nam bộ; trung tướng Đồng Văn Cống; thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng chiến trường duy nhất trong kháng chiến chống Mỹ; đại tướng Lê Văn Dũng- đại tướng đầu tiên của Nam bộ trong thời kỳ bảo vệ tổ quốc; liệt sĩ Trần Văn Ơn, liệt sĩ Nguyễn Ngọc Nhật…. Không chỉ là những con người có tên cụ thể như kể trên, còn biết bao những con người không tên khác đã cống hiến vào sự nghiệp đánh đuổi thực dân đế quốc, góp sức giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Cụ thể Bến Tre có 2141 Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng (số lượng đông nhất ở Nam bộ), trên 35000 liệt sĩ, gần 19000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Những tài năng kể trên là cơ sở để CD-DC Bến Tre khắc họa phẩm cách nổi bật con người Bến Tre trong lao động, trong chiến đấu, trong sinh hoạt đời thường. 1.1.5. Tín ngưỡng Thờ phụng tổ tiên: Người Việt Nam ta có phong tục thờ phụng tổ tiên, ông bà. Đây là một bổn phận và đã trở thành một lẽ tự nhiên theo quan niệm "cây có cội, nước có nguồn". Thờ cúng tổ tiên vừa để tưởng nhớ những người đã sinh ra mình vừa là dịp để ông bà, anh em, con cháu trong gia đình sum họp với nhau. Ở Bến Tre, tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên hầu như diễn ra khắp nơi từ thị trấn đến nông thôn, từ miệt vườn cho đến miệt đồng, miệt biển. Thờ phụng tổ tiên hay còn gọi là đạo thờ ông bà của người Việt vốn đã tồn tại hàng chục thế kỷ. Vì thế cách thờ cúng ông bà, tổ tiên vùng này không có gì khác biệt so với cả nước. Thường thì mỗi gia đình có bàn thờ gia tiên, tùy theo giàu nghèo, tùy theo kiểu nhà bố trí nơi thờ tự mà sự bày biện các đồ thờ trên bàn thờ có sự khác nhau. Trước ngày cúng giỗ chính, nhiều nhà còn làm lễ cúng tiên với nhưng lễ vật đơn sơ từ chiều hôm trước. Ngày giỗ chính người dân có tập quán dành những món ngon nhất từ vật nuôi đến trái cây theo mùa vụ như nếp, đậu (để nấu xôi, gói bánh) cho đám giỗ người thân. Ngoài ông bà, anh em, con cháu có mặt trong ngày giỗ thì bà con láng giềng, bạn bè cũng được mời dự. Thờ Thành hoàng: Nếu như việc thờ phụng tổ tiên tượng trưng cho gia đình, là sự nối dõi tổ tông, nơi thờ cúng là nhà thì thờ phụng Thành hoàng tượng trưng cho làng xã, là sự trường tồn của thôn ấp và nơi thờ tự là đình. Theo quan niệm dân gian, Thành hoàng là một vị thần linh cai quản toàn thể thôn xã, che chở, phù hộ dân làng được bình yên, thịnh vượng. Người dân rất tôn kính và tin tưởng vào sự phù hộ của Thành hoàng. Đình làng Bến Tre ra đời gắn với quá trình khai phá đất đai, mở làng lập ấp. Bến Tre có nhiều đình nổi tiếng như đình Bình Hòa (huyện Giồng Trôm), đình Phú Lễ (huyện Ba Tri), đình Tân Thạch (huyện Châu Thành), đình An Hội (thị xã)…. Đình thường gắn với lễ hội Kỳ yên, được tổ chức đúng lệ kỳ, đa phần tổ chức 1 năm 2 lần: lễ hạ điền vào trung tuần tháng 3, tháng 4 và tháng 5 âm lịch, lễ thượng điền vào trung tuần tháng 11 và tháng 12 âm lịch. Lễ Kỳ yên là dịp người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh đã phò trợ và tiếp tục cầu mong thần linh phò trợ để họ có sự an lành, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để mọi người gặp nhau bàn công việc làm ăn, trao đổi kinh nghiệm, bày tỏ tình cảm…. Thờ cúng cá voi (cá Ông): Đây là tín ngưỡng của cư dân làm nghề biển. Việc thờ cúng cá Ông là cách đền đáp, trả nghĩa thần hộ mạng giữ biển khơi đầy sóng gió. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có tất cả 9 lăng thờ cá Ông dọc theo chiều dài ven biển của 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Tục thờ cúng cá Ông gắn với lễ hội nghinh Ông được tổ chức hằng năm vào khoảng các ngày giữa tháng 6 âm lịch. Trong ngày này, tất cả các tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống. 1.1.6. Văn học Cũng như văn học dân gian các tỉnh Nam bộ nói chung, văn học dân gian Bến Tre là sản phẩn tinh thần của vùng đất mới. Bước phát triển của nó gắn với cuộc định cư khai phá thiết lập làng, ấp. Các thể loại văn học dân gian Bến Tre cũng đầy đủ như các thể loại văn học dân gian của cả nước. Thế nhưng độ dày của từng thể loại khác nhau. Ở Bến Tre thể loại thần thoại rất hiếm do đặc trưng riêng của nó (điều kiện và hoàn cảnh xã hội mà nó xuất hiện). Truyện cổ tích xuất hiện để giải thích cho sự vật, sự việc hay địa danh vùng đất này. Ở thể loại này, yếu tố thần kỳ không đậm nét như truyện cổ vùng đồng bằng sông Hồng vì ngoài những truyện người dân khai phá mang theo trong ký ức thì truyện cổ xuất hiện ở Bến Tre khi tư duy người Việt đã ở mức cao.Thể loại truyện cười, truyện trạng (như truyện Ông Ó, truyện Ông Me, truyện Ông Bảy Lẹ) phát triển mạnh do tiến trình khai phá của người Bến Tre nằm trong giai đoạn cuối của thời kì phong kiến suy tàn với nhiều thói hư, tật xấu. CD-DC cũng là một thể loại phổ biến. Hình thức diễn xướng của nó như hò, lý, ru… được người dân xứ dừa ưa chuộng. Và đặc biệt nơi đây, người ta còn tìm thấy thể loại hát sắc bùa, một loại dân ca nghi lễ mà các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long ít thấy bóng dáng của chúng. Câu đố, vè phát triển mạnh và mang dấu ấn địa phương. Văn học viết Bến Tre gắn với các tên tuổi như Lê Văn Đức, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…(văn học Hán Nôm); Trương Vĩnh Ký (người đi đầu trong văn học chữ quốc ngữ); Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Trương Gia Mô…( văn học yêu nước chống Pháp); Lê Anh Xuân, Chim Trắng, Đoàn Tứ, Trang Thế Hy, Thanh Vũ, Kim Ba…(văn học hiện đại). Có thể nói, văn học viết Bến Tre phát triển theo tiến trình của văn học viết Việt Nam. Và khi nhắc đến văn học viết Việt Nam, người ta vẫn không quên nhắc đến một số tên tuổi nổi tiếng của văn học viết Bến Tre. Như vậy, vùng đất Bến Tre là vùng đất trẻ so với vùng Bắc bộ nước ta. Điều đó thể hiện qua lịch sử, điều kiện tự nhiên. Đặc biệt, nó còn là vùng đất văn hóa với những nét riêng về văn học, tín ngưỡng cũng như những con người tài năng làm nên lịch sử vùng đất. 1.2. Giới thiệu chung về ca dao - dân ca Bến Tre 1.2.1. Các hình thức diễn xướng của CD-DC CD-DC Bến Tre được sưu tầm bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XX. CD-DC Bến Tre có các hình thức diễn xướng là hò, lý, hát ru, hát huê tình. Hò: Hò là một hình thức diễn xướng của CD-DC, có vai trò quan trọng trong đời sống lao động và tâm hồn của người dân. Phát sinh từ môi trường lao động và đặc biệt khung cảnh thiên nhiên bốn bề sông nước nên hò Bến Tre cũng như hò Nam bộ nói chung đều mang dáng dấp ung dung với nhịp điệu khoan thai hơn so với một số điệu hò ở miền Trung và miền Bắc dù cùng cội nguồn, gốc gác. Tổng số lượng bài hò sưu tầm ở Bến Tre là 205 bài trong các tài liệu [110], tài liệu [87], tài liệu [37]. Đề tài mà hò Bến Tre đề cập vô cùng phong phú phản ánh đời sống tinh thần của người lao động. Đó là các cung bậc nhớ, thương, hờn trách trong tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình và xã hội. Về hình thức và nghệ thuật rất đa dạng như hò có hò chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trường , hò cấy, hò lờ, hò đối đáp… (theo môi trường diễn xướng), hò truyện, hò thơ, hò quốc sự…(theo nội dung). Nổi bật hơn hết ở Bến Tre là hò cấy (hò trong lúc cấy). Hò cấy là hình thức giúp vui, khiến người thợ cấy cấy chậm, đều tay, mạ mau bén rễ, đẻ nhánh nhanh… có lợi cho chủ ruộng. Đồng thời, hò cũng thỏa mãn nhu cầu văn nghệ của đội ngũ thợ cấy. Cứ đến vụ cấy, ngoài các vạn cấy ở ruộng thì trên bờ ruộng dập dìu những đàn ông, thanh niên. Những người này vì ham vui, vì thích hò nên bỏ cả công việc đến hò giúp vui, thể hiện khả năng ứng tác của mình và cũng có thể tìm một người bạn đời. Trong những cuộc hò như vậy, đã có nhiều cặp trở thành vợ chồng, sống với nhau đến "răng long đầu bạc". Hò cấy Bến Tre có nét riêng biệt, theo chúng tôi là nét riêng về mặt âm nhạc: "Hò cấy Bến Tre vì vậy không thể coi là một trong những dị bản của hò cấy Sông Bé, hò cấy Tân Uyên hoàn toàn khác với hò cấy Bến Cát. Ở Bến Tre, giọng hò cấy tại năm huyện: Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày và Thạnh Phú, có những nét riêng biệt và chẳng có quan hệ gì đến hò cấy bên Tiền Giang hoặc bên Cửu Long." 112, tr. 22-25) Lý: Lý là những ca khúc ngắn gọn, là những bài hát của tầng lớp bình dân. Nó đã trở thành một loại hình nghệ thuật có mặt trong sinh hoạt đời sống tinh thần của mỗi gia đình, trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Có thể nói, lý là người bạn đồng hành của người lao động. Lý theo người lao động ra đồng, đi biển, đi dạo… và theo cả giấc ngủ trẻ thơ. Qua hai đợt sưu tầm của các nhà nghiên cứu dân ca thì Bến Tre có đến 75 điệu lý. Điều này chứng tỏ sự phong phú, đa dạng của "vườn lý ngào ngạt hương hoa". Lời của lý thường là những bài CD-DC, phổ biến là thể thơ sáu tám, gồm một cặp cho đến năm cặp thơ lục bát. Để thành bài hát lý, tùy theo điệu lý mà sẽ có thêm những tiếng đệm lót ( như phú lý, rượng ơ, tình bằng, lý tú lý tiên…), tiếng láy, tiếng đưa hơi (như í a, ư ứ ư ư ừ, thố a, ơ ờ ớ…) hay tiếng phụ đệm. Đề tài của lý rất phong phú, liên quan đến sinh vật, sự việc, lao động, thiên nhiên và sinh hoạt xã hội. Một số điệu lý quen thuộc ở Bến Tre như lý con cua, lý con cúm núm, lý con nhái, lý con mèo, lý cây ổi, lý dừa tơ, lý bánh ít, lý bánh canh, lý đương đệm, lý ba xa kéo chỉ, lý cảnh chùa, lý nàng dâu, lý ông hương, lý ăn giỗ…Không chỉ phản ánh sự vật, sự việc, con người, lý còn là tiếng nói của tình cảm. Nó là tiếng nói của tình yêu lứa đôi hồn nhiên, mộc mạc; là ước mơ trong sáng, lạc quan; là sự ngợi ca lao động và cả sự bất bình trước những điều bất công trong cuộc sống. Lý có mặt khắp nơi trên đất Bến Tre vì lý là những khúc hát dân gian ngắn gọn, rất dễ thuộc, dễ nhớ. Lư Nhất Vũ đã nhận xét về mức độ đặc sắc của lý ở Bến Tre: "Các điệu lý mà chúng ta tã từng nghe ở các nơi như lý chim chuyền, lý đươn đệm, lý lu là, lý con cua, lý con sáo, lý con quạ, lý ngựa ô, lý cảnh chùa…. Khi chúng đã xâm nhập vào đất Bến Tre thì chúng đã biến hóa ít nhiều qua sức sáng tạo của nhân dân và lần hồi đã trở thành "cư dân" của đất Bến Tre. Số bài lý còn lại gồm một đội ngũ đông đảo vô cùng, làn điệu của loại này thấm vị ngọt của dừa, phả cái hơi thở của nước, của nắng, của gió, của phù sa từ các con sông Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Chúng có thể là đặc sản của Bến Tre nếu sau này ta chưa phát hiện được thêm các điệu lý có chất lượng nghệ thuật tương tự ở các nơi khác" 110, tr.45 . Hát ru (hát đưa em): Hát ru là hình thức diễn xướng của CD-DC trữ tình, được hình thành và phát triển trên cơ sở những sinh hoạt gia đình và xã hội mang tính chất phong tục tập quán. Hát ru là cách để đưa trẻ vào giấc ngủ. Người ru có thể là mẹ, bà, chị nhưng chủ yếu nhất là mẹ. Mẹ rát ru để con đi vào giấc ngủ đồng thời hát ru cũng là cách người mẹ giãi bày tâm sự, ru cảnh ngộ của mình. Tùy theo từng địa phương có thể có những điệu ru khác nhau, song hát ru ở Bến Tre về giai điệu tương đối thuần nhất. Một câu hát ru thường được chia thành 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc. Phần mở đầu thường là: "Ươm ớ ơ ơ ườm, ua ừa ua ươm, ứa ưa ưa ườm, ươm…ườm" khác với phần kết thúc: "Ươm ớ ơ ờ ườm". Phần nội dung chủ yếu là lời thơ dân gian với các thể lục bát, lục bát biến thể. Khi diễn xướng lời thơ được phân ra thành hai hoặc ba đoạn với đầy đủ ý tứ. Và người hát có thể thêm từ bớt chữ để câu hát nhẹ nhàng êm ái hơn. Nếu hát nhiều câu, phần kết thúc của câu hát trước đồng thời cũng là sự chuẩn bị cho câu ru sau. Ngày trước, hát ru có mặt khắp nơi trên đất Bến Tre. Chúng ta có thể nghe những câu hát ru của những người bà, người mẹ, người chị vào tất cả thời điểm trong ngày miễn khi nào người lớn cần trẻ ngủ. Ngày nay với nhịp sống hiện đại, loại hình diễn xướng này dần dần mai một vì để trẻ ngủ thì chỉ cần ru bằng băng, bằng đĩa hát….Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp những câu hát ru từ người mẹ, người bà nhất là ở vùng nông thôn. Hát huê tình: Hát huê tình cũng là một hình thức diễn xướng, là hát đối đáp của nam nữ thanh niên được diễn ra vào mùa cấy, mùa gặt, ngày xay lúa, đêm giã gạo….Thủ tục và lề lối của hát huê tình cũng trải qua các chặng như ướm hỏi, xe kết, từ giã nhưng thường hát huê tình khai thác ở chặng thứ hai, tức là chặng hát trao gởi duyên tình. Do vậy, các bài hát huê tình thường nghiêng vào khía cạnh của tình yêu lứa đôi, vấn đề hôn nhân trong xã hội cũ. Với thể loại này, Nguyễn Phương Thảo trong tài liệu [87] sưu tầm được 17 bài. Ngày nay, do quá trình đô thị hóa, hình thức diễn xướng này không thấy xuất hiện ở đất Bến Tre. Như vậy, hò, lý, hát ru, hát huê tình là những hình thức diễn xướng phổ biến của CD-DC Bến Tre ngày trước. Xét về nội dung thể hiện, vừa có sự dung nạp giữa các thể loại với nhau, vừa có sự khu biệt và sáng tạo trong quá trình diễn xướng. Về hình thức diễn xướng, mỗi loại có một cách riêng trong một hoàn cảnh nhất định. Các hình thức diễn xướng đa dạng góp phần tạo ra số lượng bài hát dân gian nhiều hơn, đề tài, nội dung cũng phong phú hơn. Cụ thể ở CD-DC người đọc tìm thấy nhiều đề tài như thiên nhiên, tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình….Sự đa dạng về hình thức diễn xướng làm yếu tố nghệ thuật bài ca ít nhiều được chú ý trau chuốt. CD-DC Bến Tre có hình thức diễn xướng đa dạng. Điều đó góp phần cho CD-DC Bến Tre trở nên phổ biến sâu rộng, được mọi người yêu thích, đáp ứng nhu cầu sáng tác và thưởng thức nghệ thuật của người dân mọi lúc mọi nơi. Từ lời hát dân gian đó, người đọc, người nghe cảm nhận được tâm hồn, tư tưởng hay những ước mong, khát khao của người bình dân. 1.2.2. Tình hình tư liệu Cho đến thời điểm hiện nay, không kể dân ca nghi lễ như hát sắc bùa, hát đưa linh…, CD-DC Bến Tre sưu tầm trên sách vở là 1925 ĐVTP, cụ thể trong các tài liệu sau (nêu theo năm xuất bản): 1. Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1577 đến năm 1945) [73]: 38 ĐVTP. 2. Dân ca Bến Tre [110]: 78 ĐVTP. 3. Văn học dân gian Bến Tre [87]: 1006 ĐVTP. 4. Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [47]: 54 ĐVTP (căn cứ phần ghi xuất xứ). 5. Địa chí Bến Tre [76]: 192 ĐVTP. 6. Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre [37]: 195 ĐVTP. 7. Tài liệu chúng tôi sưu tầm : 362 ĐVTP. Tất nhiên, các đơn vị tác phẩm ở các tài liệu này có sự trùng nhau. Theo chúng tôi ước lượng nếu bỏ đi các ĐVTP trùng nhau, CD-DC Bến Tre có khoảng 1600 ĐVTP. Đây không phải là con số lớn. Chúng tôi nghĩ rằng, vốn CD-DC vẫn còn lưu giữ nhiều trong trí nhớ của người dân lao động Bến Tre, chỉ có điều chúng ta chưa có điều kiện tập hợp, sưu tầm. Ngày trước, CD-DC có vai trò quan trọng trong đời sống người lao động. Bởi những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ XIX, trên đồng ruộng Bến Tre vẫn âm vang rộn rã tiếng hò cấy lúa. Trong mỗi căn nhà, những buổi trưa hè oi bức, những chiều mưa bong bóng ngập sân, trong tiếng võng ầu ơ…những điệu lý, bài ca được cất lên. Những bài hát đó luôn lắng đọng trong tâm hồn người Bến Tre từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Ngày nay, do nhu cầu cuộc sống, các loại hình giải trí mới ra đời nhiều khiến loại hình CD-DC bị bỏ quên. Tuy nhiên, đó chỉ là so sánh bề nổi, thực sự CD-DC vẫn sống trong lòng người dân lao động. Bởi đôi lúc gặp hoàn cảnh trớ trêu, khó khăn, chúng ta lại nghe những lời than thân, trách phận (vốn là CD-DC) cất lên mà đơn giản chỉ là một sự giãi bày, bộc lộ để vơi đi nỗi niềm. Có một điều, chúng tôi cũng thấy rằng, thế hệ trẻ hôm nay đa số thích nghe nhạc trẻ hay nhảy hip hop nhưng họ vẫn không hề quay lưng với những gì là truyền thống. Những giờ giảng dạy CD-DC trên lớp luôn được học sinh đón nhận rất hào hứng, nhiệt tình. Phải chăng, chúng ta cần có hình thức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi loại hình VHDG này. Đặc biệt hơn, cần góp nhặt, tập hợp vốn CD-DC lớn từ người dân lao động. CD-DC Bến Tre nằm trong hệ thống CD-DC cả nước, chịu sự chi phối về cách xây dựng hình ảnh, quy tắc thể thơ. Mặt khác, CD-DC Bến Tre cũng có những nét riêng được quy định bởi điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa, con người….ở vùng đất mới này. Là một bộ phận máu thịt của CDDC cả nước, CD-DC Bến Tre góp phần làm phong phú kho tàng CD-DC Việt Nam. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CA DAO - DÂN CA BẾN TRE CD-DC có nội dung phong phú, sâu sắc, có tác dụng lớn trong đời sống tinh thần và tình cảm của dân tộc ta. Là một bộ phận CD-DC cả nước, CD-DC Bến Tre phản ánh cuộc sống, sinh hoạt và cả tập quán của nhân dân Bến Tre trong hàng trăm năm. Nó là những suy nghĩ, mơ ước về tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng, là nhận thức về thế giới xung quanh như cỏ cây, sông núi, đất trời.... Nổi bật hơn hết ở nội dung CD-DC Bến Tre là sự phản ánh về cảnh quan thiên nhiên, về con người, về những sự kiện lịch sử, sự kiện trong đời sống thường ngày. 2.1. CD-DC phản ánh sinh động cảnh quan thiên nhiên 2.1.1. Địa hình CD-DC là tấm gương phản ánh chân thật, sinh động nhất về vùng đất và con người nơi đây. Đặc điểm địa hình đặc biệt của Bến Tre được CD-DC Bến Tre nhắc đến trong hai lần: - Quê em ba dãy cù lao Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu. - Bến Tre ba đảo dừa xanh Quê hương Đồng Khởi mát lành phù sa. Là vùng đất được tạo nên từ ba cù lao nên nói một cách khác, Bến Tre cũng giống như ba hòn đảo giữa bốn bề sông nước. Chính vì thế, "sông" được CD-DC Bến Tre nhắc khá nhiều (37/577 bài, tỉ lệ 6%). Tuy nhiên, khi so sánh với CD-DC đất Quảng và Dân ca Quan họ Bắc Ninh thì CDDC Bến Tre nhắc về "sông" ít hơn. Cụ thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh có 44/281 bài, tỉ lệ 15,6%, CD-DC đất Quảng là 45/546 bài, tỉ lệ 8,2%. Có lẽ vì miền Bắc và Trung xuất hiện trước trên bản đồ Việt Nam, con sông đã gắn với tâm thức của người dân nơi đây từ buổi đầu tiên bởi nó là nguồn sống cho con người. Đặc biệt là trên mảnh đất miền Bắc, quá trình lịch sử diễn ra dài hơn nên dấu ấn về "sông" cũng đậm hơn. "Sông" ở CD-DC Bến Tre hiện lên với các dạng như "con sông", "vùng sông", "khúc sông", "bãi sông"… và gắn với các tính chất: "sông dài", "sông sâu", "sông rộng", "sông đầy", "sông bên lở bên bồi"…. Hơn ai hết, người dân Bến Tre phải thường xuyên tiếp xúc với sông nên họ có sự hiểu biết sâu sắc và tường tận. "Sông" được nhắc tới là những con sông cụ thể ở vùng đất này như sông Tiền (2 lần), sông Cửa Đại (1 lần), sông Ba Lai (3 lần), sông Hàm Luông (3 lần), sông Bến Tre (6 lần). Ở Bến Tre, sông thường là ranh giới giữa các vùng và là ranh giới giữa tỉnh này với tỉnh khác. Mỗi con sông được nhắc trong CD-DC với đặc điểm riêng. Sông Tiền có lượng nước dồi dào, có sóng mạnh: - Bước xuống "bắc" Mỹ Tho thấy sóng xô nước đẩy Bước lên bờ Rạch Miễu thấy nước chảy cây xanh… Sông Tiền là ranh giới giữa Tiền Giang và Bến Tre. Sự qua lại giữa hai tỉnh ngày trước được hỗ trợ bằng "bắc" (còn gọi phà). Còn sông Cửa Đại là dòng chảy hai chiều: "Sông Cửa Đại hai chiều nước chảy…". Sỡ dĩ có dòng chảy như thế vì sông Bến Tre theo chế độ bán nhật triều. Sông Ba Lai với đặc điểm sóng ngược, nhiều nước: "Sông Ba Lai sóng ngược Chẳng bao nhiêu nước cho vừa Sông Ba Lai sóng đánh tối ngày…". Sông này là ranh giới giữa cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Thời trước, con sông này từng gắn với hiện tượng sóng thần dữ dội và được người dân thêu dệt thành huyền thoại. Đặc tính sâu rộng và bất biến là đặc điểm sông Hàm Luông: "….Sông Hàm Luông lấp cạn mới quên lời thề". Đây là ranh giới giữa cù lao Bảo và cù lao Minh, con sông này trong chiến tranh từng là mồ chôn kẻ thù xâm lược. Sông Bến Tre gắn với đặc sản là cá ngát: "Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát…". Con sông này nằm giữa thị xã, nối sông Hàm Luông và sông Ba Lai. Nhắc đến sông, ở CD-DC Bến Tre cũng không quên nói về biển. Biển được miêu tả thật cụ thể: "biển sâu", "biển rộng", "biển cạn"…. Cũng có khi nhắc về biển là người dân lao động nghĩ ngay đến "biển bạc", "biển cá"…. Bởi biển là nguồn lợi tự nhiên khổng lồ cho con người. Ấn tượng chung của người lao động Bến Tre cũng như người lao động ở các vùng miền khác về biển vẫn là "Biển Đông". Bởi vị trí địa lý nước Việt Nam giáp biển Đông. Trong tâm thức người dân Việt Nam, "Biển Đông" thật rộng lớn, mênh mông, nơi con người luôn khao khát khám phá, chinh phục. Vì vậy, khi muốn diễn tả không gian rộng lớn, người lao động thường nghĩ đến Biển Đông: - Cắn lưỡi nhào xuống Biển Đông Thấy trời, thấy nước nhưng không thấy mình. Gắn với sông, biển là hình ảnh của những con sóng. CD-DC các vùng miêu tả những con sóng khác nhau. DC quan họ Bắc Ninh nhắc tới "sóng" với chỉ với nghĩa chung như "sóng gió", "sóng cả" (3/281 bài, tỉ lệ 1,06%). CD-DC đất Quảng miêu tả cụ thể hơn như "sóng bão", "sóng vỗ", "sóng lớn", "sóng ngả nghiêng"… (6/546 bài, tỉ lệ 1,09%). Đó là "sóng" của biển dữ dội và đe dọa tính mạng con người. CD-DC Bến Tre miêu tả những con sóng phóng khoáng, mạnh mẽ với số lượng nhiều hơn hai vùng đã kể (18/577 bài, tỉ lệ 3,11%) như "sóng bủa ba đào", "sóng bủa lao xao", "sóng dậy cát đùa", "sóng bủa ào ào", "sóng dậy cát nhào", "sóng dồn cuồn cuộn", "sóng đánh tối ngày"… - … Ai chớ nghe ai sóng bủa ba đào Em đây giữ niềm tiết hạnh chớ lãng xao em buồn. - Ở dưới sông sóng dậy cát đùa Em gá dơn không đặng em vô chùa em tu. Sóng nước phóng khoáng, mạnh mẽ như thế đôi khi cũng là sự nguy hiển cho con người. Nhưng qua đó, chúng ta thấy được sự sôi nổi nhưng không kém phần yên bình của vùng đất mới Bến Tre.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan