Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Italia những phong tục tập quán...

Tài liệu Italia những phong tục tập quán

.PDF
13
150
70

Mô tả:

Italia - Những phong tục tập quán Về Lễ hội: Italia là đất nước có vẻ đẹp rạng rỡ. Người Italia ăn mừng Giáng sinh và năm mới bằng cách trang hoàng tráng lệ. Hàng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở gần như tất cả các thị trấn ở Italia. Lễ kỷ niệm, lễ hội, và những bữa tiệc bên đường phố là một phần trong cuộc sống của người Italia. Có rất nhiều trò chơi và các hoạt động khác nhau trong ngày hội như ẩm thực, nếm rượu, nhạc Jazz, bóng đá, tất cả đều là những phần không thể thiếu trong những lễ hội. Italia cũng là quốc gia tổ chức đăng cai một số những sự kiện quốc tế quan trọng như liên hoan phim, khiêu vũ và nghệ thuật. .Các lễ hội tươi sáng và đầy màu sắc tại Italia diễn ra quanh năm, thu hút một số lượng đáng kể các khách du lịch. Thậm chí họ cũng tham gia sâu trong nhiều màu sắc của không khí lễ hội.Lễ hội là một cách để phù hợp với văn hóa Italia. - Các ngày nghỉ, lễ tết  Giáng sinh, năm mới và ngày lễ phục sinh  6/1: Ngày chúa Giê su hiển linh  25/4: Ngày giải phóng  1/5 - Quốc tế lao động  1/11 - Ngày của thánh  8/12 - Ngày của sự tinh khiết (Đức bà Mari)  26/12 - Ngày tặng quà - “Lễ phục sinh lạnh” tại Italia Đối với người theo đạo Thiên Chúa, Lễ phục sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm cùng với Ngày Chúa giáng sinh (24-12). Lễ phục sinh thường diễn ra vào tháng 3 hay tháng 4 hằng năm nhằm tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus sống lại sau khi bị đóng đinh trên thập giá. - Giáng sinh Ở Italia, gia đình quây quần bên nhau là chuyện thường diễn ra, nhưng tụ họp gia đình có một Italia nghĩa rất đặc biệt trong mùa Giáng sinh và Phục sinh. Các cửa hiệu được trang hoàng bằng những dây đèn, các nhóm "mục đồng" chơi kèn túi, những người bán dạo bán những bịch hạt rẻ rang nóng hổi. Trong nhà, các gia đình làm những mô hình Chúa Giáng sinhthu nhỏ bày ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách. Các hình người ăn mặc theo trang phục truyền thống Italia và khung cảnh cũng mang vẻ Italia hơn là ở Bethlehem, nơi Chúa Jesus ra đời. Cho dù gia đình có nghèo đến mấy đi nữa, thì mô hình này cũng có thể được làm từ những chất liệu rẻ tiền như giấy, đất xét và đá. Giống như nhiều nước phương Tây, người Italia ngày nay thường kỷ niệm lễ Giáng sinh bằng cách dựng một cây thông trong nhà. Họ cũng đốt một khúc củi Noel được gọi là ceppo mỗi đêm và những đứa trẻ theo truyền thống được nhận những món quà vào ngày Giáng sinh và ngày 6 tháng Giêng, ngày Lễ Hiển linh. Lần tặng quà thứ hai được coi là của ông tiên nhân hậu Befana. Tất nhiên, những món quà đẹp chỉ dành cho những đứa trẻ ngoan, còn những đứa hư chỉ được nhận than và tro. Những người ở xa luôn quay về với gia đình vào ngày lễ Giáng sinh. Vào Đêm Vọng Giáng sinh, đại gia đình (đôi khi số lượng có thể lên tới 70-80 người) cùng tham dự một bữa đại tiệc, mà các món chính là cá, trong đó lươn là món quan trọng nhất. (Trong mùa Giáng sinh, các chợ cá thường bày ngoài đường từng thùng lươn sống để lôi kéo khách hàng). Suốt bữa tiệc, lũ trẻ hát những bài hát Giáng sinh và được người lớn vỗ tay khen ngợi hay thưởng tiền. Sau bữa tiệc, cả nhà chơi một trò chơi cổ, tương tự như trò bingo (một kiểu bài bạc), cuối cùng, tất cả tham dự thánh lễ lúc nửa đêm. Cả gia đình lại tụ tập vào ngày hôm sau, sau một thành lễ khác, để ăn bữa tiệc trưa Giáng sinh, thường bắt đầu bằng món bột nhào thập cẩm ăn với nước dùng. Tiếp đó, là món gà Tây hay gà trống thiến béo ngậy, và kết thúc là món tráng miệng truyến thống của địa phương. Người Italia thích ăn món bành xốp panettone trong lễ Giáng sinh. Món panettone đặc trung được làm từ nho khô và các loại hoa quả tẩm đường, nhưng mỗi địa phương có một cách làm riêng. Một số được phủ một lớp Chocolate, số khác là hạnh nhân rang. Mặc dù bữa ăn trước Giáng sinh và bữa trua Giáng sinh đều có thể gọi là những bữa đại tiệc, nhưng ở miền Nam, bữa tiệc ngày 24 trọng thể hơn, nhược lại với người miền Bắc. Nhiều gia đình người miền Nam ăn bữa trưa Giáng sinh chỉ với duy nhất một món cá. Một số khác làm khoảng 8-9 món nhưng cũng có những gia đình làm tới 13 hoặc 24 món. - Lễ hội ném cam Lễ hội Ivrea là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở đất nước hình chiếc ủng. Lễ hội, diễn ra từ ngày 2 đến mùng 5 tháng 2 hàng năm, độc đáo và thú vị, giống như một trận chiến thực thụ. Toàn bộ chiến binh lâm trận đều chiến đấu hăng say. Vũ khí của họ chính là những quả cam chín đỏ. Lễ hội ném cam này tái hiện một cuộc chiến có thật vào năm 1194, khi cô con gái tên Violetta của ông chủ cối xay đứng lên chống lại một tên bá tước hung bạo, dẫn đến cuộc nổi dậy. Người dân vùng Ivrea và các khách du lịch trong và ngoài đất nước hình chiếc ủng tham gia lễ hội một cách say mê không chỉ vì không khí náo nhiệt vui vẻ mà còn chính vì ý nghĩa lịch sử đó. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, người tham gia chìm đắm trong hương vị những trái cam chín đỏ trong hàng ngàn thùng gỗ pha lẫn mùi rượu vang đỏ "Vin brulé" hăng hăng. Mọi người đi san sát bên nhau đổ về mọi hướng. Người chơi hội cũng có thể cưỡi ngựa lội trên thảm cam có khi dày đến hơn 20cm. Tiếng ngựa phi nước kiệu kéo theo các chiến binh của tên bạo chúa đội mũ và mặc áo giáp sắt, tiếng hô hào của những ngườâi nổi dậy và cả tiếng hò reo khi ông chủ cối xay trên xe ngựa chạy ngang qua tung hoa mimosa màu vàng và kẹo vào đám đông. Ân tượng về lễ hội càng trở nên sắc nét hơn bởi vô vàn chiếc mũ màu đỏ khắp mọi nơi. Violetta và đám đông đội mũ dài màu đỏ tươi là biểu tượng của sự tự do. Vì vậy, người tham gia lễ hội không bị ném cam vào người khi đội chiếc mũ màu đỏ đó. Dẫu vậy, họ vẫn khó có thể tránh khỏi những trái cam, dù không bị ném trực tiếp. Thế nhưng để thực sự tham gia vào lễ hội và vui hết mình, người chơi cần phải bỏ mũ và nhảy vào vùng chiến. Họ có thể đóng vai giới quý tộc, đại điện cho những kẻ hung bạo ngồi trên những chiếc xe tải, đụng độ với người dân địa phương cũng như du khách của thành phố có từ thời Trung cổ này. Cảnh kỳ thú nhất của lễ hội ném cam là lúc đi qua đoạn cầu cổ. Các đường phố nhỏ hẹp chất đầy cam nát cao đến nỗi thỉnh thoảng người ta phải dùng xe cán tuyết để dọn đường. Chỉ có duy nhất một tấm lưới nhỏ che chắn giữa vùng chiến sự, nếu muốn đi qua nó thì phải căn thời gian chuẩn, nếu không thì có thể sẽ bị dính rất nhiều “đạn cam”. Trước đây, cam được phép ném qua cả cửa sổ dẫu người dự lễ hội có đội mũ đỏ hay không, Nhưng do việc này có thể gây nguy hiểm nên ngày nay người tham gia chỉ được ném cam từ mặt đất vào xe ngựa hoặc xe tải và ngược lại. Giống với các cuộc chiến thực sự, lễ hội ném cam này cũng không tránh khỏi cảnh thương tích. Mỗi dịp lễ hội, có tới hàng trăm nghìn người đổ về Ivrea và có tới cả trăm người bị thương. Thế nhưng, đây không phải là cuộc chiến, không phải bạo lực, mà là dịp mà người ta có thể giải tỏa căng thẳng, bạo lực trong lòng để sống vui vẻ hơn. - Lễ hội đua thuyền St. Ranieri tại Pisa, Italia Pisa, Italia là nơi tổ chức cuộc đua thuyền St. Ranieri vào ngày 17/6 hằng năm. Đây là hoạt động bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần đã bao bọc và chở che cho Pisa. Cuộc đua thuyền St. Ranieri diễn ra trên sông Arno. Các tay đua sẽ phải vượt qua quãng đường 1500 mét, với 4 thuyền đua có màu khác nhau và phải đi qua 4 quận của thành phố. Mỗi một thuyền tham gia đua phải có 8 người chèo thuyền, trong đó có một người lái thuyền, và một người chèo chính - người này sẽ phụ trách việc cầm lá cờ chiến thắng khi kết thúc đường đua. Đội chiến thắng sẽ nhận các loại phần thưởng khác nhau, thường là những con vật thật đặc biệt. Có người nhận được một con bò đực, có người lại được một con cừu, một con lợn. Tuy nhiên những người thua cuộc cũng nhận được phần thưởng là một con gà trống hoặc một con ngỗng non. Lễ hội này được bắt nguồn từ thế kỉ thứ XII khi những cuộc tranh chấp giữa những người sống dưới nước và trên bờ diễn ra thường xuyên. Những căn nhà dọc hai bên bờ sông Arno sẽ thay đổi để phù hợp với cuộc đua thuyền cũng như những gì mà người ta tin là thần hộ mệnh của Pisa vào ngày 16/06 - trước khi cuộc đua diễn ra 1 ngày. Những tòa nhà, những cây cầu và lan can dọc theo bờ sông được thắp sáng bằng khoảng 70.000 ngọn nến lớn nhỏ khác nhau. Trong khi đó có hàng nghìn chiếc phao được quẳng khắp dòng sông. Những cây nến được thắp khắp các lan can và trên cửa sổ của những căn nhà quay mặt ra sông, trên những mái nhà cao nhất và các ban công có thiết kế lạ mắt. Hàng nghìn người tới tham dự đều cảm thấy ngạc nhiên với công trình xếp nến này của ban tổ chức. 4 chiếc thuyền đua được sơn và trang trí bằng 4 màu khác nhau. Mỗi chiếc là biểu tượng đặc trưng của một sự kiện lịch sử có liên quan đến các quận của thành phố Pisa. Phần phía nam của thành phố là quận Saint Martin với màu trắng và đỏ, quận Saint Anthony với màu màu trắng và xanh lá. Phía bắc là 2 quận Saint Mary với màu trắng và xanh dương, quận Saint Francis chọn màu trắng và màu vàng. Cuộc đua thuyền quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 17/06. Khi đó những tay đua phải chèo một mạch không nghỉ qua sông Arno với quãng đường là 1.500 mét, bắt đầu với hướng ngược dòng sông và kết thúc tại Palazzo Medici. Có hai con đường để đi tới đích và người chèo chính phải định hướng cho toàn bộ đội đua của mình về đích nhanh nhất. Chèo thuyền theo dòng nước ngược có thể làm cho các tay đua phải nỗ lực nhiều hơn và cũng nhanh mất sức hơn. Ở những khúc cua, cuộc đua càng trở nên khốc liệt vì vậy cơ hội thắng cuộc sẽ thuộc về đội nào khéo léo nhất. Chiến thắng thuộc về đội có người chèo chính giật được ngọn cờ có tên là “paliotto”.Ba “paliotto” được đặt ở 3 nơi khác nhau. Trong đó có một lá cờ xanh dương, một là màu trắng và cuối cùng là cờ đỏ. Một cặp ngỗng non sẽ là giải thưởng cho tay chèo thuyền nào lấy được cả 3 ngọn cờ. Việc giành những lá cờ này bắt nguồn từ lịch sử khi những thủy thủ Ý phải đấu tranh để giành lấy ngọn cờ từ tay binh lính hải quân Thổ Nhĩ Kì và nó được giữ ở Pisa cho đến ngày nay. Lế hội này được tổ chức lần đầu tiên St. Ranieri vào năm 1718 nhưng nó không được chấp nhận cho đến tận năm 1737, lễ hội đua thuyền mới được tiếp tục tổ chức. St. Ranieri trở thành hoạt động văn hóa thường niên từ năm 1935. - Lễ hội đua ngựa Palio - Italia Thành phố Siena, Italia là nơi diễn ra một trong những ngày hội ấn tượng và được mong chờ nhất hành tinh — ngày hội đua ngựa Palio. Bắt đầu từ năm 1644, ngày hội đua ngựa Palio được tổ chức hàng năm vào 2/7 và 16/8 giữa các quận của thành phố Siena nhằm tôn vinh Đức Mẹ đồng trinh. Cả thành phố có tất cả 17 quận nhưng sẽ chỉ có 10 quận được tham gia trong mỗi ngày hội, 7 quận chưa tham gia ngày hội trước và 3 quận may mắn sẽ tiếp tục tham gia. Mỗi quận tham gia với một ngựa và một người cưỡi. Diễn ra tại Piazza de Campo — quảng trường trung tâm Siena, ngày hội Palio sẽ đưa bạn trở về thời trung cổ ở châu Âu với những kị sỹ ăn vận trang phục mang sắc màu và biểu tượng riêng của từng quận, cưỡi ngựa không thắng yên trên đường đua đầy cát bụi và sỏi đá. Trên đường đua, các kị sỹ có thể bị hất văng khỏi ngựa của mình, và chú ngựa nào cán đích trước tiên sẽ mang chiến thắng về cho quận đó. Nói một cách khác, người chiến thắng thực sự trong cuộc đua chính là các chú ngựa. Nhiệm vụ của các kị sỹ là bám chắc lưng ngựa và làm cho các chú ngựa khác tránh xa ngựa của mình. Trước khi cuộc đua chính thức diễn ra vài ngày sẽ diễn ra 6 lần đua thử để ngựa quen với đường đua và đám đông. Lần đua thử đầu tiên diễn ra vào tối chọn ngựa (thường vào 29/06 hoặc 13/08) và lần cuối cùng diễn ra vào buổi sáng ngày đua chính thức. Những lần đua thử cũng thu hút sự chú ý của nhiều người. Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người đã tập trung chật kín quảng trường Piazza để chứng kiến ngày hội có một không hai này. Trong ngày hội, trước khi diễn ra cuộc đua, mỗi quận sẽ có 17-18 người ăn vận trang phục thời trung cổ (ít hơn với những quận không tham gia) diễu hành xung quanh thành phố, và điểm đến cuối cùng là xung quanh quảng trường. Cuộc đua chính thức diễn ra vào 7h hoặc 7h30 tối — một trong những đêm được mong chờ nhất của người dân thành phố Siena. Chỉ 3 vòng đua xung quanh quanh quảng trường, trong một thời gian rất ngắn nhưng la những giây phút căng thẳng, hồi hộp nhất và cuối cùng vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Khi cuộc đua kết thúc, những người chiến thắng sẽ ùa vào đường đua, ôm hôn nhũng chú ngựa và những kị sỹ anh hùng của họ. Có những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên khuôn mặt, bao tháng ngày chuẩn bị cho những giây phút hạnh phúc ấy đã được đền bù xứng đáng. Phần thưởng dành cho người thắng cuộc là một lá cờ Đức Mẹ với tên của người chiến thắng. Nhưng phần thưởng lớn nhất có lẽ là niềm hạnh phúc và vinh dự to lớn dành cho cả quận. Những bữa tiệc, những cuộc diễu hành khắp thành phố, ca hát, nhảy múa trong niềm hạnh phúc tột cùng diễn ra nhiều ngày sau đó. Không chỉ là ngày hội lớn của riêng người dân Siena, Palio di Siena còn thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi trên nước Ý cũng như trên thế giới. Ai cũng mong muốn được một lần hòa mình trong bầu không khí sôi động của một trong những lễ hội độc đáo và hoành tráng nhất thế giới. Về phong tục - Gia đình Người Italia có một mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình và nơi gia đình họ sinh sống. Không giống như các nước phương Tây khác (đặc biệt là Mỹ), thị trường bất động sản ở Italia không diễn ra sôi động vì ở đây đa số các gia đình tìm cách gìn giữ gia sản của cha ông mình để lại. Đối với họ, việc bán một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là một cuộc giao dịch mà là sự chia tay với những kỷ niệm về một nơi nhiều thế hệ đã từng chung sống. Gia đình của người Italia có thể được hiểu là một khái niệm thiêng liêng, một "cosa sacra". Nhưng người Italia không đề cao khái niệm hôn nhân và gia đình lãng mạn như chúng ta thường thấy trên phim ảnh Hollywood. Một điều khá thú vị là trong khi cả thế giới biết tới Italia là nơi chứng kiến chuyện tình lãng mạn của Romeo và Juliet (qua lời kể của một người Anh – William Shakespear), thì trên thực tế người Italia tiến tới hôn nhân không phải hoàn toàn vì tình yêu. Đối với họ, hôn nhân là một sự cam kết, một bản hợp đồng thực sự. Một người đàn ông chọn một người phụ nữ về làm vợ vì cô ta tỏ ra quán xuyến và phù hợp với gia đình của mình. Các bậc cha mẹ rât yêu con cái và thường thể hiện tình cảm của mình ở bất cứ đâu. Thậm chí ngay cả những đứa trẻ xa lạ cũng nhận được tình cảm của người lớn nếu chúng dễ thương. Trong gia đình người Italia, trẻ em được bình đẳng, chúng được phép bày tỏ Italia kiến của mình và được đối xử rất tốt. Trẻ em Italia dường như rất thoải mái với cha mẹ, và khi đã khôn lớn, chúng luôn thừa nhận là giống cha mẹ với một niềm tự hào. Các bậc cha mẹ đặt rất nhiều hy vọng vào con cái, và họ sẵn sàng hy sinh tất cả mà không một lời kêu ca. Họ không muốn ép buộc hay khuyến khích con cái phải học những thứ như nhạc, vẽ,… từ nhỏ. Theo họ, chúng sẽ học vào những lúc thích hơn nếu chúng yêu thích và không nên gò ép chúng trước khi chúng sẵn sàng. Các bậc cha mẹ cũng mong con cái họ đạt được những gì mà họ không có, điều đó rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ em rơi vào những thói hư tật xấu ngoài xã hội. Họ thích tổ chức những bữa tiệc cầu kỳ, tốn kém cho ngày sinh nhật hay ngày quan trọng nào đó trong cuộc đời đứa trẻ hoặc trong những ngày Lễ lớn. Nếu điều kiện cho phép, họ sẽ mời rất đông khách khứa đến dự tiệc để đứa trẻ được tha hồ nhận quà. - Tục "Tarasios" khi cô dâu đi lấy chồng Người La Mã có một tập tục, phàm là cô dâu đi lấy chồng, mọi người phải vui vẻ hô to "Tarasios". Khi kết hôn, cô dâu không được tự Italia bước qua ngưỡng cửa nhà chồng mà phải có một người khác cướp đi, và tóc của cô phải được gỡ ra bằng dùi. Tương truyền, sau khi Romulus xây dựng thành La Mã, phần lớn đàn ông trong thành đều chưa vợ, mà người ngoại bang lại không đồng Italia đưa con gái của họ đến nơi đây nên ông quyết định sử dụng cách lừa gạt. Ông tung tin rằng đã phát hiện đền thờ Cansus được chôn dưới đất, và quyết định cử hành nghi lễ chúc mừng lễ Cansus vào ngày 18/8. Ngày hôm đó, người La Mã cử hành hiến tế và thi đấu, thành La Mã náo nhiệt vô cùng, rất nhiều người Sabin bị thu hút về đây. Ngay khi buổi lễ chúc mừng diễn ra đúng lúc náo nhiệt nhất, bất ngờ, Romulus đứng phắt dậy, cởi chiếc áo bào của mình, thanh niên La Mã được chuẩn bị từ trước lập tức rút kiếm, hô to xông ra, cướp đi các phụ nữ là người Sabin, khiến người Sabin và ngoại bang hoảng hốt bỏ chạy. Trong lúc cướp đoạt, một số người địa vị thấp kém cướp được một thiếu nữ mặt đẹp như ngọc, miệng tươi như hoa, những người địa vị cao thấy vậy phát ghen, nói rằng cô gái đó phải thuộc về Tarasios - chàng trai trẻ tuổi có danh vọng và kiệt xuất. Lời nói này lập tức được tán thành, thế là họ vừa đi vừa hô to cái tên Tarasios để biểu thị lòng tôn kính. Sau khi kết hôn, Tarasios sống rất hạnh phúc, do đó, Tarasios trở thành khẩu hiệu người La Mã cần hô to khi kết hôn. Nhưng cũng có người nói, khẩu hiệu đó được hô cho cô dâu, ngụ Italia nghĩa "Dệt vải", nhằm khích lệ sự lao động cần cù của cô dâu. Sau khi sự kiện Romulus cưỡng hôn xảy ra, người Sabin và người La Mã bùng nổ chiến tranh. Nhưng phụ nữ Sabin đã quen thuộc với chồng mình, vì thế vào giờ phút quan trọng nhất trong cuộc quyết chiến, một cảnh tượng kỳ lạ trong lịch sử chiến tranh đã xảy ra. Người phụ nữ Sabin bị người La Mã cưỡng đoạt đã bất chấp nguy hiểm, chạy thẳng ra chiến trường như bị ma ám, người xõa tóc, người ôm con, nhìn vào đống thi thể trên chiến trường khóc lóc thất thanh gọi tên chồng, tên cha, chạy qua chạy lại trước hai đội quân. Cảnh tượng động lòng này khiến cho quân đội cả hai bên không thể cầm lòng, và thế là chủ động rút lui. Phụ nữ không ngại gươm đao, đứng giữa chiến tuyến khuyên giải, khẩn cầu người La Mã đừng chia rẽ vợ chồng, cha con ruột thịt. Và chiến tranh chấm dứt. Người La Mã và người Sabin là Tatios cùng nhau thống trị công xã. Sau khi Tatios qua đời, Rumulus thống trị công xã một mình, cho đến khi ông bị Mars đưa lên thiên đàng bằng chiến xa. - Đám cưới ở Italia Tại các nhà thờ, vào ngày có lễ cưới sẽ treo những dải ruban lớn nhiều màu sắc. Đây là cách báo hỉ truyền thống tại Italia. Cũng tại đám cưới Italian truyền thống, cặp vợ chồng mới cưới khi bước ra khỏi nhà thờ và đi tới quảng trường của thị trấn thì thường được tung hoa giấy và gạo lên người. Hoa giấy tượng trưng cho tiền bạc và một tương lai tốt lành vì vậy mà càng được rắc nhiều hoa giấy thì cặp vợ chồng mới cưới càng gặp nhiều điều tốt lành. Sau khi làm lễ tại nhà thờ cô dâu chú rể tới nơi tổ chức ăn mừng đám cưới. Trong đám cưới Italia bánh cưới thường có nhiều tầng với hai bức tượng nhỏ ở trên tượng trưng cho cô dâu chú rể. Mặt của hai bức tượng nhỏ này phải hướng ra phía quan khách tham dự đám cưới. Một điều không thể thiếu trong những đám cưới Italia truyền thống là khi một vị khách nam nào đó đứng lên với cốc rượu trong tay hô to "chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới". Ngay lập tức mọi người cùng vỗ tay và hàng trăm lời chúc mừng được tuôn ra. Và khi buổi lễ có vẻ giảm bớt không khí thì một người nào đó lại đứng lên và hô to "chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới và đám đông sẽ đáp lại bằng những tràng pháo tay và những lời chúc tụng. Tiếp đó khi một người bất kỳ nào trong đám cưới (thường là nam) đứng lên nói "hôn nhau đi, chúng tôi muốn được thấy các bạn hôn". Thì sau đó cô dâu chú rể từ từ đứng dậy và hôn nhau. Các đám cưới Italia thường diễn ra rất náo nhiệt, linh đình và các thực khách chỉ ra về khi họ cảm thấy không thể tự đi về nhà được và cần một người nào đó đưa họ về. Cô dâu và chú rể đi tới mỗi bàn của khách chào đón khách và sau đó nhẹ nhàng kín đáo rời bữa tiệc để đi hưởng tuần trăng mật và thậm chí không hề mở một gói quà nào. Họ hàng người thân của cô dâu chú rể vui vẻ chấp nhận điều đó và tiếp tục tiệc cưới. - Trang phục Thường thì trang phục ở Italia có xu hướng chính thức cho cả nam và nữ, cả ở trong công việc và các trong tình huống xã hội. Hãy cố hết sức lựa chọn trang phục sao cho chúng vừa đẹp vừa có phong cách. Các màu thường được sử dụng trong ăn mặc là màu sẫm đậm, nâu nhạt. Các màu sáng hơn thường được dùng cho các đồ cá nhân Quần bò và giày thể thao trên đường là đồ thư giãn có thể chấp nhận được (đặc biệt là cho thanh niên), mặc dù trang phục này thường dành cho các môn thể dục và bãi biển. Cách ăn mặc này sẽ không được chấp nhận trong các bối cảnh công việc. Mùa hè thường nóng và ẩm, trong khi mùa đông thường mát và ẩm ở miền Nam và có thể rất lạnh ở miền Bắc. Tuy nhiên, ngoại trừ những nơi có núi... Văn hóa ẩm thực Italia Không chỉ nổi tiếng về phong cảnh, nền văn hóa lâu đời với các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, đất nước Italia còn có nhiều món ăn, thức uống nổi tiếng thế giới. Món ăn nổi tiếng nhất của Italia là mỳ Italia với hơn 400 loại khác nhau. Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mỳ Italia khác với món mỳ ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai, thịt hay cá đều có công thức kết hợp với mỳ. Món Pizza cũng là một món ăn rất nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực của Italia. Hầu hết các món ăn tuyệt vời của Italia đều có đặc điểm chung nhất là có thể chuẩn bị rất nhanh chóng và kinh tế. Hầu như tất cả các món ăn Italia đều chú trọng đến rau, hyđrat-cacbon và hàm lượng mỡ động vật trong thức ăn thấp. Đặc biệt, bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời khi đi kèm với một chai vang đỏ của Italia. Hai món ăn của Italia được nhiều người nhắc đến đó là bánh pizza và mì ống spaghetti. Theo người dân Italia, pizza có nghĩa là “điểm tròn”. Chiếc bánh tròn này ra đời tại tỉnh Naples, thuộc miền Nam nước Italia, vào thế kỷ 18. Lúc đầu, bánh pizza được bán trên các cửa hàng ven đường và có tên là pizzerie. Ngoài ra, Italia còn nổi tiếng với mì spaghetti – một loại mì có hương vị rất đặc trưng, sợi mì thơm và dai. Mì ống luộc chín vừa phải, trộn với nước xốt cùng các loại gia vị khác. Spaghetti có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước xốt. Nước xốt truyền thống được nấu từ thịt bò, cà chua, thêm ngò tây, phô mai… nên có hương vị rất đặc biệt. Về thức uống, Italia có hai loại nổi tiếng là rượu và cà phê. Người Italia thường uống rượu nho trong các bữa ăn, nhất là bữa ăn tối. Đặc biệt, Italia đã đóng góp vào nền văn hóa ẩm thực thế giới một loại thức uống cực kỳ đặc sắc đó là cà phê. Mỗi loại cà phê của Italia đều có hương vị riêng và tất cả đều khác hẳn với cà phê đen hay cà phê sữa của người Việt chúng ta. Cà phê Espresso xuất hiện ở Italia vào năm 1930. Cà phê Espresso đơn giản là cà phê đen, thường được pha rất đậm, chủ yếu uống với đường, không pha thêm sữa. Còn cà phê Latte và Cappuccino đều uống với sữa tươi. Cà phê Latte là cà phê sữa, gồm sữa pha với Espresso. Loại cà phê này thường được uống vào lúc ăn sáng. Cà phê Latte rất ít khi được sữa sủi bọt kèm theo. Riêng Cappuccino thì cầu kỳ hơn. Cappuccino được xem là một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Italia. Một tách cà phê Cappuccino bao gồm ba phần chính: cà phê Espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt. Khi uống Cappuccino, người ta thưởng thức được vị đắng của cà phê hòa tan với vị ngọt của sôcôla và vị béo của sữa. Trong tách cà phê Cappuccino, phần bọt sữa đặc biệt được chăm chút rất đẹp mắt. Để tăng thêm hương vị cho Cappuccino, người ta thường rải lên trên mặt ly một ít bột ca cao hay bột quế. Tách dùng để uống cà phê Cappuccino phải là tách bằng đá hoặc sứ. Cà phê Cappuccino chỉ ngon khi uống nóng. Hiện nay, cà phê Cappuccino đã trở thành loại nước uống nổi tiếng trên thế giới, được mọi người yêu thích.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan