Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học khu vự...

Tài liệu ìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (2014)

.PDF
65
243
88

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRỊNH THU TRANG TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. ĐỖ XUÂN ĐỨC HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” và đã hoàn thành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s. Đỗ Xuân Đức - người đã tận tâm giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong các trường Tiểu học Xuân Hoà, trường Tiểu học Hùng Vương, trường Tiểu học Đồng Xuân đã giúp em thực hiện khoá luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trịnh Thu Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả quá trình nghiên cứu tìm tòi của bản thân tôi và nhất là có sự định hướng của thầy giáo Th.s. Đỗ Xuân Đức. Đề tài không sao chép từ bất cứ tài liệu nào có sẵn và kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trịnh Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Khách thể nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 8. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 9. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 10. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................... 4 11. Dự kiến nội dung và công trình nghiên cứu................................................ 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .............................................................. 6 1.1. Khái niệm về đạo đức ............................................................................. 6 1.2. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ..................... 7 1.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .......................... 7 1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với học sinh tiểu học ................... 7 1.2.3. Mục đích và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học........ 9 1.2.4. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học....................... 12 1.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ................... 18 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC ....................................................................................... 23 2.1. Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên.............................................. 23 2.2. Thực trạng về nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ........................................................................................................ 25 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ............................................................ 25 2.2.2. Thực trạng về nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ................................................................... 26 2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Tiểu học ....... 27 2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ................................................................................................................... 27 2.3.2. Thực trạng thực hiện nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ............................................................................................................. 29 2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ...................................................................................................... 34 2.3.4. Thực trạng về thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ...................................................................................... 38 2.3.5. Thực trạng về kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh ................... 41 CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH ........................................................................................... 42 3.1. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................. 42 3.2. Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ........................................................................................................ 44 3.2.1. Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên ................................................................................................................... 45 3.2.2. Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lí. .................................. 45 3.2.3. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục .................................. 45 3.2.4. Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua quá trình dạy học và hoạt động ngoài giờ................................................. 46 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh. .................................................................................................... 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cùng với đó nền giáo dục của nước ta cũng đang chuyển mình theo mục tiêu đào tạo mới. Đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó vấn đề giáo dục đạo đức đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học. Vì ở lứa tuổi tiểu học nhân cách học sinh bắt đầu được hình thành, nếu các em được giáo dục tốt sẽ học được nhiều điều hay lẽ phải nhưng nếu không được giáo dục tốt thì các em dễ bị lôi cuốn vào những thói hư tật xấu. Do đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không chỉ là vấn đề mà nhà trường Tiểu học quan tâm mà là vấn đề cả xã hội quan tâm. Mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và có những kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” [1-Điều 27]. Vậy muốn thực hiện được mục tiêu giáo đục đó ta cần phải làm gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong dạy học phải coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc quan trọng là nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh”. Người khẳng định con đường học vấn là lí tưởng cao đẹp của mỗi người để phát triển nhân cách, muốn đạt được học vấn đích thực thì phải có đạo đức trong sáng, có sự chính tâm, sự thành ý, biết đem kết quả học tập của mình phục vụ cho cuộc sống. Đại hội VIII đã nêu: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp về tương lai bản thân và 1 đất nước” [2-tr4]. Thực trạng đạo đức của thanh thiếu niên gần đây có chiều hướng đi xuống, phải chăng một trong số những nguyên nhân là do từ năm 1986 đến nay chủ yếu chú trọng đổi mới về nội dung chương trình chứ không chú trọng đến việc hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết. Với tư cách là một giáo viên tiểu học trong tương lai tôi nhận ra rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh tiểu học, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục và Đào tạo tôi đi vào tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, do thời gian có hạn tôi chỉ đi vào tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở khu vực Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là lí do tại sao tôi chọn đề tài này. 2. Lịch sử nghiên cứu Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu thành công vấn đề giáo dục đạo đức như: Lưu Thu Thuỷ - Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua trò chơi. Lưu Thu Thuỷ - Đổi mới phương pháp dạy học Đạo đức ở Tiểu học. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hà Thế Ngữ - Một số vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức và giáo dục môn Đạo đức ở cấp 1. Khi nói đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học các tác giả chỉ đề cập đến phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh mà chưa đi sâu vào tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân dẫn tới thực 2 trạng trên. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp khắc phục thực trạng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 4. Khách thể nghiên cứu Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số trường Tiểu học. 7. Giả thuyết khoa học Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh phúc còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng giáo dục không cao. Một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng trên là do giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức tới giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, họ chỉ coi trọng dạy kiến thức mà thờ ơ việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 8. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tìm hiểu khái niệm về đạo đức và một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp đọc sách 3 - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp thống kê toán học 10. Kế hoạch nghiên cứu Tháng 10-11/2013: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương. Tháng 12/2013-2/2014: Tìm hiểu một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức. Tháng 2-4/2014: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và biện pháp. Tháng 5/2014: Tổng kết số liệu và hoàn thành đề tài. 11. Dự kiến nội dung và công trình nghiên cứu Mở đầu Nội dung Chương 1: Khái niệm về đạo đức và một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.1. Khái niệm về đạo đức 1.2. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.1. Khái niệm về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với học sinh tiểu học 1.2.3. Mục đích và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.4. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.5. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc 2.1. Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên 2.2. Thực trạng về nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 4 2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Tiểu học Chương 3. Nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 3.1. Nguyên nhân của thực trạng 3.2. Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết luận và kiến nghị 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Khái niệm về đạo đức Đạo đức là một phạm trù rộng lớn có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức: Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có quan hệ với các hình thái xã hội khác, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phát triển cùng sự biến đổi tồn tại của xã hội.” Trong cuốn: “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” - NXB đại học Sư phạm quốc gia Hà Nội thì đạo đức được hiểu là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ, đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của người khác và của toàn xã hội. Tác giả Lê Thị Thanh Chung trong cuốn: “Dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học” - NXB Giáo dục cho rằng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và sự tiến bộ trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Tất cả những quan niệm trên đều phù hợp với chuẩn mực đạo đức của từng giai đoạn từng thời kì khác nhau. Mọi thời đại đều lên án cái xấu, cái ác, cái tàn bạo, tham lam và đều khen ngợi cái thiện sự khoan dung, độ lượng… Khi xã hội ngày càng tiến bộ, mối quan hệ giữa người với người càng mang tính nhân đạo hơn. Từ đây tôi xin đưa ra quan niệm của bản thân về khái niệm đạo đức: “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, những nguyên tắc quy định mối quan hệ giữa con nguời với con người trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội.” 6 1.2. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp các em có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa con người với con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là cung cấp cho trẻ những biểu tượng và khái niệm đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm và tình cảm đạo đức, rèn luyện hành vi và thói quen hành vi đạo đức. Khi giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học phải hình thành cho các em lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam: Yêu quê hương, đất nước, công bằng bác ái, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết với mọi người; có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè và đối với cộng đồng. Có thể nói việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là việc làm không phải một sớm một chiều mà phải kiên nhẫn, bền bỉ, khéo léo, hoà nhập cùng các em, thâm nhập vào thực tế và chớ nóng vội trong việc giải quyết các vấn đề. Như vậy giáo dục mới đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với học sinh tiểu học Việc giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng và cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khoá cuối cùng mở cánh cửa tương lai”, vì vậy Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là phải giáo dục trên cả ba phương diện: Giáo dục ý thức đạo đức; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức và giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức. Khi giáo dục cần giúp học sinh ý thức được những hành vi ứng xử của mình có phù hợp hay không từ đó các em 7 lĩnh hội các lí tưởng đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các chuẩn mực đạo đức để đảm bảo sự phù hợp đó. Không chỉ vậy, chúng ta phải bồi dưỡng những tình cảm đạo đức, các phẩm chất ý chí (thật thà, dũng cảm, kiên trì, kỉ luật…) để các em có thái độ đúng đắn và điều chỉnh hành vi của bản thân. Việc rèn luyện hành vi, thói quen hành vi đạo đức cũng rất quan trọng, khi những thói quen hành vi đạo đức được hình thành thì nó sẽ biến thành bản tính tự nhiên của cá nhân, từ đó ứng xử một cách đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Giáo dục đạo đức phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, chúng ta không nên thuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo đức trên lớp mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp trong sinh hoạt, lao động và vui chơi hằng ngày. Từ những hoạt động này giúp trẻ hình thành các biểu tượng, chuẩn mực đạo đức cũng như việc rèn luyện các kĩ năng, thể hiện hành vi đạo đức cho các em. Đối với học sinh tiểu học, kết quả của giáo dục đạo đức phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của người thầy, chính những gương tốt của người thầy sẽ tác động vào việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, thầy giáo phải là người nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nắm vững tính cách, hoàn cảnh sống của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Có thể nói rằng hình ảnh của người thầy ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai nhòa trong tâm trí của học sinh. Điều này xuất phát từ chuẩn mực của người thầy, mỗi người thầy phải thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Trong đó, nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất cung cấp cho em những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Còn gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng các em từ bé cho tới lúc trưởng thành. Một gia đình đầm ấm hạnh phúc 8 cũng là một điều kiện tốt để hình thành nhân cách của trẻ, một xã hội trong sạch, lành mạnh, tốt đẹp, văn minh cũng là điều kiện thuận lợi để giáo dục đạo đức cho các em. Sự phối hợp này trở nên môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp giúp học sinh phát triển nhân cách của mình. Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh hết sức cần thiết và phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống. 1.2.3. Mục đích và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.3.1. Mục đích giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kì quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ hàng ngày. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nhằm mục đích giáo dục ý thức đạo đức; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức và giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức: - Để có được ý thức đạo đức tự giác thì phải có tri thức đạo đức, đó là cơ sở của việc hình thành niềm tin đạo đức đúng đắn. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức nhằm làm cho học sinh biết bày tỏ những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến những chuẩn mực đạo đức, từ đó có tình cảm đạo đức bền vững (niềm tin đạo đức). - Giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức nhằm làm cho học sinh thực hiện được các hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, từ đó hình thành ở học sinh những thói quen hành vi đạo đức. 1.2.3.2. Nội dung của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Nội dung của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được thực hiện ở các khía cạnh sau: a. Giáo dục ý thức đạo đức Giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành ở học sinh những tri thức cơ bản, cần thiết về các chuẩn mực đạo đức. 9 Các chuẩn mực đạo đức này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức: Lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính tập thể, tinh thần trách nhiệm. Điều đó thể hiện qua các mối quan hệ: - Quan hệ của cá nhân với xã hội: Tôn kính Quốc kì, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước, biết ơn những người đã hi sinh bảo vệ tổ quốc. - Quan hệ của cá nhân với gia đình: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau… - Quan hệ của cá nhân với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, giữ gìn môi trường sạch sẽ… Những tri thức này sẽ giúp các em hình thành những phẩm chất tốt đẹp và đem những tri thức được học áp dụng vào thực tế cuộc sống. b. Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Nó được coi là “chất men kích thích” từ bên trong nội tâm giúp học sinh vượt qua những khó khăn trở ngại, làm những điều thiện, làm cho cuộc sống trở nên nhân ái hơn, giàu tình người hơn. Chúng ta cần giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh trên tất cả các phương tiện: - Trước hết là giáo dục cho học sinh biết yêu quý những người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Cần làm cho học sinh hiểu rằng mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, phải sống hoà thuận, yêu thương nhau. - Giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương đất nước như: kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca, biết yêu thương binh, yêu quê hương, trường lớp, làng xóm. - Giáo dục tình yêu thương và thái độ gần gũi, quan tâm tới bạn bè và mọi người xung quanh như biết giúp đỡ bạn bè, đoàn kết nhường nhịn nhau. 10 - Giáo dục học sinh biết yêu lao động, vượt khó trong học tập. - Giáo dục lòng tự trọng, lòng trung thực cho học sinh để các em có trách nhiệm về việc mình làm, biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Giáo dục học sinh có thái độ đồng tình với những thái độ tích cực và có thái độ phê phán đối với những hành động tiêu cực. - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường, chăm sóc cây trồng vật nuôi, bảo vệ những loài vật có ích. Khi thái độ tình cảm đạo đức được hình thành, các em sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá thái độ hành vi đạo đức của người khác và của bản thân. Từ đó tình cảm đạo đức ngày càng sâu sắc, các hành vi đạo đức càng tự giác và bền vững. c.Giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức Giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức là kết quả quan trọng nhất của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, bởi giáo dục đạo đức được đánh giá qua hành động, việc làm chứ không phải qua lời nói. Giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức cho học sinh là tổ chức cho học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt phù hợp với những chuẩn mực hành vi đạo đức và trên cơ sở đó các em rèn luyện được thói quen đạo đức tích cực. Những hành vi, thói quen hành vi đạo đức bao gồm: - Cách ứng xử giao tiếp với mọi người như: Giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình; lịch sự với những người trên tuổi, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhường nhịn em nhỏ, biết giúp đỡ người già. - Hành vi thói quen của bản thân: Vượt khó trong học tập, có trách nhiệm về việc làm của mình, biết nhận lỗi và sửa sai, chăm chỉ học tập, làm việc... - Thói quen hành vi nơi công cộng: Giáo dục cho học sinh biết tôn trọng và thực hiện những quy định chung như không vứt rác bừa bãi, không viết 11 bẩn lên tường, không hái hoa bẻ cành nơi công cộng, biết giữ gìn các công trình công cộng… Như vậy, giáo dục hành vi, thói quen hành vi đạo đức là vận dụng những tri thức đạo đức vào cuộc sống hàng ngày. Nhờ việc các em tự giác tích cực hoạt động phù hợp với bài học đạo đức trong cuộc sống thường nhật mà từ đó hình thành ở học sinh những đức tính tốt như tính độc lập, tính kỉ luật, tự giác tích cực. 1.2.4. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.2.4.1. Khái niệm “ Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo mọi hoạt động của thầy và trò trong quá trình giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, từ đó đạt được mục đích giáo dục tiểu học đề ra.” [3-tr38] Nguyên tắc giáo dục có tác động chỉ đạo mọi hoạt động của thầy và trò, nguyên tắc giáo dục được xem như những tiêu chí để xem xét đánh giá mọi hoạt động của thầy và trò trong quá trình giáo dục. Khi tổ chức các hoạt động cho học sinh giáo viên cần dựa vào các nguyên tắc giáo dục để đưa ra nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. 1.2.4.2. Các nguyên tắc giáo dục a. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích Nguyên tắc này đòi hỏi phải hướng vào việc hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và thông qua đó đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học chúng ta phải tổ chức nhiều loại hình khác nhau như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động tập thể…Mỗi hoạt động lại bao gồm những hình thức hoạt động cụ thể. Vì vậy, chúng ta phải xác định được mục đích của hoạt động. Như vậy, mục đích là yếu tố hàng đầu của mỗi 12 hoạt động giáo dục, nó có tác dụng định hướng cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Để đảm bảo những mục đích này, giáo viên nên quan tâm những mặt như: - Biết tiếp thu học tập có chọn lọc, sáng tạo, kết hợp với các giá trị truyền thống, tinh hoa văn hoá đạo đức của dân tộc, có năng lực giải quyết các mối quan hệ giữa giá trị truyền thống và hiện đại. - Biết phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai, có thái độ đồng tình với cái đúng và phê phán những cái sai trái, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, đem lại lợi ích và hạnh phúc cho xã hội. - Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giao lưu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. - Cần tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc, trái với bản chất của những chuẩn mực đạo đức. b.Nguyên tắc gắn giáo dục với thực tiễn lao động đấu tranh, xây dựng bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa của nhân dân lao động. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục đạo đức phải được tiến hành ngay trong thực tiễn lao động và đấu tranh, xây dựng bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa của nhân dân lao động và đưa thực tiễn vào quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường. Nguyên tắc này có giá trị rất lớn trong việc hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức. Nguyên tắc này không chỉ góp phần tích cực vào việc chuẩn bị bước đầu cho học sinh trở thành người chủ tương lai của đất nước mà còn giúp các em sống một cách tự tin, tự chủ vào thời điểm hiện tại như một người công dân nhỏ tuổi. Cuộc sống và thực tiễn đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục đạo đức: - Học sinh có điều kiện thâm nhập gắn bó với cuộc sống xã hội, ý thức được mình là thành viên của xã hội, có trách nhiệm và bổn phận đối với xã hội, sẵn sàng tham gia vào cuộc sống xã hội. 13 - Các em có cơ hội vận dụng một cách có ý thức những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. - Học sinh không những có ý thức đúng đắn về bản thân và cuộc sống xung quanh mà còn thể hiện và bày tỏ những thái độ, tình cảm phù hợp qua các mối quan hệ khác nhau. Đặc biệt là hình thành ở học sinh những kĩ năng hành vi và rèn luyện thói quen tích cực trong các tình huống thực tế. c. Nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành ngay trong hoạt động lao động của học sinh và lấy lao động làm phương tiện để hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mới. Trong quá trình giáo dục tiểu học, lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh: - Nhờ lao động mà có thể giáo dục cho học sinh nhiều hành vi thói quen đạo đức như: tình yêu trong lao động, thói quen lao động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích và có năng suất cao. - Đặc biệt nhờ lao động giúp học sinh hình thành ý thức lao động đúng đắn và lòng yêu lao động, yêu và quý trọng sản phẩm lao động do người lao động tạo ra, coi lao động là vinh quang, lao động là niềm vui, lao động là hạnh phúc, có ý thức và thói quen lao động có tổ chức, có kỉ luật. Muốn đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi phải: - Thường xuyên tổ chức hoạt động lao động trong và ngoài nhà trường đưa học sinh tham gia vào. - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cuộc sống và hoạt động lao động sáng tạo của người lao động. - Tổ chức cho học sinh tham gia một cách vừa sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước qua các hoạt động lao động hữu ích. Từ đó, giúp học sinh hình thành những phẩm chất của người công dân, người lao động mới. 14 d. Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành ngay trong tập thể học sinh - nơi diễn ra cuộc sống thực của học sinh trong nhà trường và lấy tập thể làm phương tiện để giáo dục học sinh. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, cần giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Tập thể vừa là môi trường giáo dục vừa là phương tiện giáo dục vì: - Trong tập thể, học sinh được tiếp xúc giao lưu với nhau. Qua đó các em học được cách ứng xử, biết sống theo quy tắc: “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”, đoàn kết giữa các thành viên tạo ra sự lành mạnh trong tập thể. - Qua tập thể mà các em rèn luyện được những nét tính cách tích cực như tính kỉ luật, tinh thần đồng đội, biết giúp đỡ hợp tác với nhau. - Trong tập thể, học sinh biết điều chỉnh hành vi và thói quen của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức. Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần: - Xây dựng lớp học sinh thành một tập thể vững mạnh. - Tổ chức các hoạt động tập thể mang lại tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tổ chức giao lưu không những trong phạm vi lớp mà còn trong phạm vi toàn trường. e. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà giáo dục với việc phát huy vai trò tự giác, tích cực, tự lực, độc lập và sáng tạo của học sinh trong quá trình giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình giáo dục nhà giáo dục phải là người tổ chức, lãnh đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động giáo dục chứ không phải là người áp đặt, làm thay học sinh còn học sinh phải tự giác, tích cực, tự lực trong việc tiếp thu những tác động tích cực từ phía các chủ thể của hoạt động giáo dục và trong việc tự hoàn thiện bản thân. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất