Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạ...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình h

.PDF
147
714
62

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Văn học nghệ thuật nói chung và thơ trữ tình nói riêng, từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người. Với sự khám phá, cắt nghĩa đời sống và xây dựng thế giới hình tượng theo nguyên tắc chủ quan, thơ trữ tình có vai trò nhận thức và tự nhận thức rất lớn. Chính vì thế mà thơ trữ tình có vai trò lớn trong việc bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ, tư tưởng, tình cảm và ngày càng khẳng định được chỗ đứng trong đời sống con người. Với vị thế của mình, thơ trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại đã có một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn phổ thông nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng. Những bài thơ được tuyển chọn vào chương trình hầu hết là những tác phẩm hay, có giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật, có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. 2. Cảm xúc được coi là yếu tố đầu tiên, quan trọng hàng đầu trong thơ trữ tình. Chính cảm xúc của cái tôi trữ tình mà biểu hiện trong từng tác phẩm là nhân vật trữ tình đã chi phối các yếu tố còn lại và làm nên thế giới nghệ thuật trong bài thơ. Cảm xúc trong thơ lại được mã hóa bằng các biểu tượng, hình ảnh, hệ thống âm thanh nhịp điệu.... Do vậy, phát hiện, cảm nhận và phân tích cảm xúc, sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình là nhiệm vụ quan trọng trong tiếp nhận thơ trữ tình nói chung và trong giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình nói riêng. Hướng dẫn học sinh phát hiện và cảm nhận mạch cảm xúc trữ tình là mở ra cho học sinh con đường đi vào và giải mã thế giới nghệ thuật trong bài thơ. Công việc này đòi hỏi những năng lực đặc biệt của bạn đọc - học sinh. 3. Trong những năm gần đây, chúng ta đang ráo riết tiến hành đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, rồi chú trọng dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể. Tuy nhiên, giữa những đổi mới trong tư tưởng và đổi mới trong thực tiễn vẫn còn cả một khoảng cách. Đa phần, các giáo viên vì nhiều lý do, vẫn chỉ thiên về cung cấp tri thức văn học mà xem nhẹ nhiệm vụ rèn luyện năng lực văn học và phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua bộ môn. Vẫn còn tình trạng dạy học thơ trữ tình không đúng theo đặc trưng loại thể. Dạy học tác phẩm thơ trữ tình, giáo viên thường cảm thụ tác phẩm và phô diễn những cảm thụ đó cho học sinh mà ít chú trọng tổ chức hoạt động cho học sinh để chúng tự khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó mà học sinh chưa thực sự phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình. 1 Trước những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở” với mong muốn tìm ra một số biện pháp nhằm góp phần rèn luyện năng lực tiếp nhận thơ trữ tình hiện đại Việt Nam cho học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học những tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. II. Lịch sử vấn đề. 1. Những thành tựu nghiên cứu về thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói riêng từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình như: “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại” của tác giả Hà Minh Đức, “Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình, trên tư liệu thơ Mới 1932 – 1945) của tác giả Phan Huy Dũng, “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Bá Thành, “Giọng điệu trong thơ trữ tình” của tác giả Nguyễn Đăng Điệp, “Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990” của tác giả Lê Lưu Oanh v.v.. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về các tác gia cụ thể như: “Thi pháp thơ Tố Hữu” của tác giả Trần Đình Sử, “Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng” của tác giả Nguyễn Bá Thành v.v.. Mỗi công trình nghiên cứu lại có một góc nhìn riêng về thơ trữ tình cũng như thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Có một điểm chung là các tác giả đều nhất trí khẳng định: cảm xúc là nét bản chất, đặc trưng làm nên nội dung chính của thơ trữ tình. Đây cũng là yếu tố để phân biệt thơ trữ tình với các thể loại văn học khác. Gắn liền với cảm xúc trữ tình là hình tượng cái tôi trữ tình. Đây được coi là khái niệm trung tâm chỉ ra bản chất chủ quan của thể loại, là yếu tố có thể gắn kết các yếu tố khác của thể loại như: đề tài, cảm hứng, tư tưởng, nhân vật, hình ảnh, giọng điệu, lời thơ v.v.. Sự phát triển và những biểu hiện phong phú của nội dung thơ trữ tình gắn liền với sự vận động và biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình trong tiến trình lịch sử thơ ca. Trên cơ sở miêu tả bức tranh cụ thể về loại hình cái tôi trữ tình trong từng giai đoạn lịch sử có thể thấy được sự chi phối của cái tôi trữ tình tới các nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật của thơ trữ tình tức là có khả năng tìm hiểu được quy luật vận động của thơ trữ tình như là sự vận động của cái tôi trữ tình. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra quy luật vận động của cái tôi trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam qua từng giai đoạn. 2 Những thành tựu nghiên cứu về thơ trữ tình nêu trên là cơ sở khoa học vô cùng quý báu để tác giả luận văn có thể kế thừa, vận dụng trong việc đưa ra những định hướng hướng dẫn học sinh cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong nhà trường. 2. Những thành tựu nghiên cứu về dạy học thơ trữ tình. Cùng với những thành tựu nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học Văn, việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể trong đó có dạy học thơ trữ tình cũng đã được quan tâm đáng kể. Có thể kể ra một vài công trình trong đó có những ý kiến về dạy học thơ trữ tình trong nhà trường phổ thông. Tác giả Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” (viết năm 1978) đã dành hẳn một chương để bàn về “Thơ và giảng dạy thơ”. Theo tác giả “Thơ là tiếng nói kết tinh, ngưng đọng, là sự “nén chặt năng lượng” cảm xúc, suy tưởng của trí tuệ và tâm hồn. Giảng thơ là khơi toả nguồn năng lượng ấy, làm nổ những hạt nhân nguyên tử của các hình ảnh ngôn ngữ trong thơ” [18/83]. Về cách thức khám phá cảm xúc, suy tư trong thơ, tác giả quan niệm: “Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, là qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố loại thể, kết cấu ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng thơ với tất cả vẻ đẹp, chiều sâu của nó, từ đó mà tiếp thu và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của tác giả phù hợp với mục đích yêu cầu giáo dưỡng và giáo dục” [18/72]. Cũng theo tác giả, dạy học thơ cần phải chú trọng đến đặc trưng của thơ, thể hiện ở dấu hiệu đặc biệt của ngôn ngữ thơ. Tác giả đã nhấn mạnh tới yếu tố âm thanh, vần luật, nhịp điệu khi phân tích thơ và cho rằng: “Nắm được đặc trưng đó, chúng ta sẽ có một phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ”. Về biện pháp dạy học, tác giả đã rất nhấn mạnh tới vai trò của đọc diễn cảm, ngâm thơ, học thuộc lòng khi dạy học thơ. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Phương pháp dạy học Ngữ Văn ở trung học cơ sở”, khi bàn về những nguyên tắc cơ bản khi dạy học tác phẩm văn chương đã bàn đến nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể trong đó có dạy học tác phẩm trữ tình. Tác giả cũng đã khẳng định cảm xúc là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thơ trữ tình: “Tác phẩm trữ tình xuất hiện trước mắt người đọc như là sự biểu hiện một cái nhìn, một nỗi niềm tâm trạng, một suy tư từ sự nếm trải về cuộc sống từng người”. Và dạy học thơ trữ tình phải chú 3 trọng yếu tố này: “Dù phức tạp đến mấy, khi dạy học tác phẩm trữ tình, cần hướng học sinh nhận diện và theo dõi sự phát triển về mặt cảm xúc của cái tôi trữ tình, vì khái niệm này là yếu tố trung tâm của thể loại. Không nên đồng nhất cái tôi trữ tình với nhân vật trữ tình và hình tượng tác giả” [33/66]. Như vậy, theo tác giả, tiếp cận thơ trữ tình phải chú trọng nhận ra và khám phá cái tôi trữ tình, đặt nó trong thời đại văn học để cắt nghĩa và lý giải. Trong cuốn “Đọc văn, hiểu văn”, tác giả cũng có bài viết: “Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy”. Sau khi khẳng định vị trí của tác phẩm trữ tình trong lịch sử, phân tích bản chất, khả năng tác động của thể loại trữ tình, phân tích đặc trưng thể loại, tác giả đã nêu: “Phân tích tác phẩm trữ tình phải quan tâm tới bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật” vì theo tác giả “đặc điểm ngôn ngữ này có ý nghĩa chỉ ra nội dung cơ bản của thể loại trữ tình” [28/103]. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã rất chú trọng tới phương thức trình bày nghệ thuật nhằm truyền tải cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ trong đó đặc biệt chú ý tới nhịp điệu và giọng điệu: “Từ nhịp điệu ngôn ngữ, người đọc sẽ đọc ra được nhịp điệu của tâm hồn, nhịp điệu trái tim. Những yếu tố này sẽ làm nên sự rung cảm thẩm mỹ trong dạy học thơ” [3/66]. Tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong cuốn “Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường”, sau khi trình bày những vấn đề cơ bản về thi pháp học và vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp loại thể, đã dành hẳn một chương để nói về “Thơ và vấn đề giảng dạy thơ trữ tình Việt Nam”. Tác giả đã trình bày khái niệm thơ trữ tình, những biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ và đưa ra một vài suy nghĩ về phương pháp tiếp cận và giảng dạy thơ trữ tình Việt Nam. Theo tác giả, để tiếp cận thơ trữ tình trước hết “phải thâm nhập vào thế giới tâm hồn của chủ thể, hình dung được trạng thái cảm xúc của tác giả trong quá trình hình thành văn bản chứ không phải nhìn vào nội dung được nói tới trong bài thơ ấy sau khi nó đã hoàn thành. Muốn thế phải thâm nhập vào tiếng nói của chủ thể, để cảm thông, lắng nghe, hình dung … và phải đọc lên cho cảm xúc hiện ra trong hình ảnh, nhịp điệu” [37/119]. Sau đó, “phải xác lập được hệ thống hình thức biểu đạt nội dung, trong đó yếu tố giọng điệu phải được quan tâm hàng đầu” [37/121]. Theo tác giả, trong thơ trữ tình “cảm xúc trữ tình của chủ thể trữ tình được biểu hiện bằng hệ thống hình thức của văn bản tác phẩm, từ thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật” [37/124] và “bắt được giọng điệu chính là tóm được tiếng nói cảm xúc, là nắm được hồn thơ” [37/130]. 4 Tác giả Trần Đình Chung trong cuốn “Mấy vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ Văn trong chương trình Cao đẳng Sư phạm mới”, chương “Dạy học văn biểu cảm trong sách giáo khoa Ngữ Văn trung học cơ sở” cũng đã phần nào đề cập đến dạy học thơ trữ tình trong đó có thơ trữ tình hiện đại. Theo tác giả, “phương thức biểu cảm hiện đại đã tạo ra các văn bản biểu cảm mang mục đích và cách thức biểu cảm tương đối riêng biệt, đòi hỏi cách dạy học tương ứng” [11/184]. Tác giả cũng rất chú trọng tới việc xác định chủ thể biểu cảm trong thơ trữ tình: “Nếu đọc văn bản là thâm nhập vào những rung động thầm kín trong thế giới tâm hồn người viết, thì việc xác nhận chủ thể biểu cảm (tức nhân vật trữ tình) trong văn bản là ai và có mối quan hệ như thế nào với tác giả sẽ là hoạt động không thể bỏ qua …Từ chủ thể này sẽ hình dung được diễn biến cảm xúc … lấy đó làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động đọc hiểu sâu vào văn bản” [11/186]. Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết lẻ tẻ khác cũng đề cập, bàn luận về phương hướng dạy học thơ trữ tình trong đó có thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được đăng tải trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Nhìn chung, khi đề cập đến phương pháp tiếp cận thơ trữ tình, các tác giả đều thống nhất việc bám sát đặc trưng loại thể như một hướng đi chủ đạo mang tính chất chìa khoá giúp hình thành cho học sinh phương thức tiếp cận, khám phá tác phẩm. Do đó, các tác giả đều chú trọng tới nội dung cảm xúc, chú trọng tới khái niệm trung tâm của thể loại “cái tôi trữ tình” cũng như phương thức nghệ thuật biểu đạt cảm xúc ấy. Đây chính là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học thơ trữ tình trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, do khuôn khổ của các nguồn tài liệu, các tác giả chưa có điều kiện đi sâu, trình bày phương hướng hướng dẫn học sinh cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ thông qua các biện pháp và thao tác cụ thể. Trong khi đó, lý luận và phương pháp dạy học lại cần đến những đề tài nghiên cứu cụ thể, có khả năng ứng dụng thiết thực trong thực tiễn dạy học tác phẩm văn chương. Cho tới thời điểm hiện tại, trong phạm vi khảo sát tư liệu của luận văn, chưa có một đề tài nghiên cứu độc lập nào về vấn đề hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở. Vì vậy mà đề tài “Hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học 5 thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở” mang một ý nghĩa thực tiễn nhất định. Đó là sự cụ thể hoá hoạt động tiếp nhận thơ trữ tình hiện đại Việt Nam qua một hệ thống những thao tác, biện pháp cụ thể. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi có điều kiện tham khảo và tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các nhà phương pháp, các nhà giáo có tâm huyết để đề tài của mình được triển khai đúng hướng hơn. III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. 1. Mục đích: Rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình, một phương diện quan trọng để tìm hiểu và tiếp nhận thơ trữ tình. 2. Nhiệm vụ: - Đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về thơ trữ tình, cảm xúc và những biểu hiện của cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam; nhận diện, đánh giá tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc chung của việc đề xuất biện pháp. Từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. - Thiết kế bài dạy học, dạy thể nghiệm ở một số trường và trình bày một số giáo án thiết kế theo định hướng của đề tài để kiểm chứng, đánh giá, khẳng định tính khả thi của đề tài đã nêu. IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1. Khách thể nghiên cứu. Tác phẩm văn chương và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. 2. Đối tượng nghiên cứu. Thể loại thơ trữ tình, thơ trữ tình hiện đại Việt Nam, những tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở. Quá trình dạy học tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam ở nhà trường trung học cơ sở. 6 3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong việc tìm ra những biện pháp giúp học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam và thực nghiệm trên một số tác phẩm tiêu biểu. V. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu và các vấn đề lý luận liên quan. - Phương pháp điều tra, khảo sát thống kê. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. VI. Đóng góp của đề tài. 1. Về lý luận. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam; góp phần làm thay đổi quan niệm, cách nhìn, phương hướng tiếp cận và dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở. 2. Về thực tiễn. Đề tài góp phần hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nói riêng cho học sinh; từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy học thơ trữ tình trong nhà trường trung học cơ sở. VII. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương: Chương 1: Thơ trữ tình và cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Chương 2: Biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở. Chương 3: Dạy học thực nghiệm. 7 Chương 1 THƠ TRỮ TÌNH VÀ CẢM XÚC TRONG THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Thơ trữ tình và cảm xúc trong thơ trữ tình. 1.1.1 Thơ trữ tình. 1.1.1.1. Khái niệm thơ trữ tình. Dựa vào hình thức tổ chức của ngôn từ, người ta chia sáng tác văn học thành hai loại: thơ và văn xuôi. Xung quanh khái niệm về thơ, có rất nhiều ý kiến, nhiều cách nói từ xưa cho đến nay, cả phương Đông lẫn phương Tây. Có thể điểm qua một vài ý kiến về hiện tượng văn học hết sức thú vị này. Bạch Cư Dị, người đề ra thuyết “cây thơ” đã viết: “Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa”. Trong khi đó, nhà phê bình Trung Quốc, Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ là thông điệp thẩm mỹ trong đó có đầy đủ các yếu tố: ý - tình - hình - nhạc”. Lamactine lại quan niệm: “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, cho những gì tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên”. Bielinxki thì nói rằng: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật” Trong Mỹ học, Hêghen viết: “ Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh … Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần” và “Nhiệm vụ chính thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính” Sóng Hồng nói một cách rõ hơn: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy ở trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”. Nhà thơ Tố Hữu đã rất nhiều lần bày tỏ quan niệm của mình về thơ: “Thơ không phải là văn chương mà chính là gan ruột”, “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. 8 Hàn Mặc Tử cũng đã từng phát biểu về thơ: “Thơ là tiếng ca của tình cảm, của tưởng tượng, của mơ màng … để vẽ lên trang giấy những nét rung chuyển của luồng sáng tư tưởng một cách rõ rệt, thanh cao, hết ý” Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên cũng đã nêu ra khái niệm về thơ: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [23/262]. Như vậy, mỗi người có một cách nói khác nhau trong việc diễn đạt quan niệm, hiểu biết của mình về thơ song dễ thấy tất cả các ý kiến đều có một điểm chung, nhấn mạnh đặc trưng quan trọng của thơ, đó là sự bộc lộ trực tiếp thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ qua hệ thống ngôn ngữ hàm súc, cô đọng. Mặt khác, lấy phương thức tái hiện đời sống làm cơ sở, lý luận văn học đã thống nhất phân chia văn học thành ba loại thể: tự sự, trữ tình, kịch. Nếu tự sự là phương thức chiếm lĩnh và cắt nghĩa đời sống theo nguyên tắc khách quan, kịch là phương thức chiếm lĩnh và cắt nghĩa đời sống qua các xung đột thì trữ tình là phương thức chiếm lĩnh và cắt nghĩa đời sống theo nguyên tắc chủ quan. Nội dung chủ yếu của tác phẩm trữ tình là thế giới chủ quan của con người cùng với những cảm xúc, tâm trạng được trình bày một cách trực tiếp. Thế giới khách quan được miêu tả gián tiếp thông qua cảm xúc của chủ thể trữ tình là nguyên cớ để chủ thể trữ tình bộc lộ cảm xúc của mình. Chẳng thế mà từ lâu, thơ trữ tình đã được coi là “vương quốc chủ quan”. Như vậy, thơ trữ tình là thuật ngữ được dùng trong sự phân biệt với thơ tự sự thuộc loại tự sự. Đây là “thuật ngữ dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó, những cảm xúc suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được biểu hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học” [23/269]. 1.1.1.2. Phân loại thơ trữ tình. Về mặt nội dung, thơ trữ tình bao gồm các thể tài chính: thể tài lịch sử dân tộc, thể tài đạo đức thế sự và thể tài đời tư. Cụ thể hơn, người ta chia thơ trữ tình 9 thành bốn loại: trữ tình công dân, trữ tình thế sự, trữ tình đời tư và trữ tình thiên nhiên. Thuộc thể tài lịch sử là các tác phẩm để cập tới quá trình hình thành dân tộc, đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước – quốc gia, đề cập tới các sự kiện đấu tranh giai cấp, chiến tranh, cách mạng có ảnh hưởng lớn tới vận mệnh dân tộc. Còn khi tình trạng quốc gia tương đối ổn định thì vấn đề quan hệ giữa các giai cấp, thành thị và nông thôn, quan hệ giữa các tầng lớp người trong xã hội đó, trạng thái ứng xử của họ, vấn đề thiện ác, các chuẩn mực quan hệ lại làm thành nội dung của thể tài đạo đức thế sự. Sự ý thức về đời sống cá nhân, quá trình hình thành, phát triển hay sa đọa của một nhân cách, các xúc động cá nhân nhất là trong tình yêu đôi lứa, là cơ sở của các tác phẩm thuộc thể tài đời tư. Và khái niệm đời tư hoàn toàn không có nghĩa đối lập với khái niệm “đời công”, với xã hội; nó chỉ là một góc độ để thâm nhập đời sống, một lăng kính, chỗ đứng để nhìn nhận vấn đề, xem xét hiện thực. Mỗi thể tài như trên lại gắn liền với một số loại tính cách, một số cảm hứng và một số hệ thống phương pháp, phương tiện nghệ thuật thể hiện nhất định. Ở những tác phẩm lớn thường có sự kết hợp các nét nội dung thể tài ấy với nhau trong đó có một hay hai nét chiếm ưu thế, tạo thành các loại tác phẩm đa bình diện. Về mặt dung lượng, có thể chia ra thơ trữ tình trường thiên và thơ trữ tình ngắn. Thơ trữ tình trường thiên (gồm ngâm khúc hoặc trường ca) như: Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Ngày đang mở sáng của Trần Anh Thái. Trường ca ra đời khi nhà thơ muốn biểu hiện một lịch trình cảm xúc trải qua một không gian, thời gian rộng lớn với cảm quan lịch sử. Trường ca không đòi hỏi một cốt truyện rõ ràng, mạch lạc như tự sự mà vì thế mà nó đòi hỏi một sức liên tưởng phong phú, dồi dào, một nhân vật trữ tình nhất quán với một tư tưởng lớn. Những bài thơ trữ tình ngắn bao gồm tất cả những bài thơ trữ tình còn lại. Về giai đoạn cũng như phạm trù văn học, dựa vào sự đổi mới của tư duy thơ, kiểu nhà thơ, các nhà nghiên cứu cũng đã chia thơ trữ tình Việt Nam thành: trữ tình dân gian, trữ tình trung đại và trữ tình hiện đại. Lịch sử thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được chính thức khởi đầu từ phong trào thơ Mới (1932), dù cho những dấu hiệu đổi mới, “vượt rào” ra khỏi hệ thống quy phạm chặt chẽ của thời trung đại phải lùi lại khá xa, trước Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải. Ngay bản thân khái niệm 10 “trữ tình” được sử dụng ở đây cũng đã mang hàm ý hiện đại trong sự đối sánh với khái niệm “thơ tự tình” trung đại, tức là hình thức trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình, cảm xúc, chí hướng của mình. Rồi thơ ca cách mạng 1945 - 1975 và thơ sau 1975 đến nay dù có những đổi mới về ý thức hệ và thi pháp so với thơ Mới nhưng tất cả những đổi mới của thơ ca giai đoạn sau vẫn nằm trong dòng mạch hiện đại của thơ ca dân tộc được khởi nguồn từ phong trào thơ Mới. 1.1.2. Cảm xúc – nét bản chất và cũng là nội dung chủ yếu của thơ trữ tình. Cảm xúc là “sự trả lời, là sự phản ứng đối với ngoại cảnh, là sự tự đánh giá, là sự tự bày tỏ thái độ của chủ thể đối với thế giới” [58/43]. Vì thế, trong những đặc trưng của thơ trữ tình, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ, phản ứng trả lời của đời sống tinh thần con người đối với hiện thực mới chính là mục đích của trữ tình như Biêlinxki đã khẳng định: “Toàn bộ hiện thực đều có thể là nội dung của trữ tình, nhưng với điều kiện là phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ thể, là bộ phận cảm giác của chủ thể, gắn liền với sự hoàn chỉnh bản chất của chủ thể” (Dẫn theo 58). Cảm xúc đã trở thành nét đặc trưng và trở thành nội dung chủ yếu trong những sáng tác trữ tình nói chung và trong thơ trữ tình nói riêng trong sự phân biệt với các loại thể văn học khác. Cảm xúc chính là yếu tố chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo thơ, hiện diện rõ nét trong bài thơ và có sức tác động, lây lan, tạo sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt nơi bạn đọc. Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng hình tượng chủ yếu trong thơ chính là hình tượng cảm xúc. 1.1.2.1. Cảm xúc là động lực, là yếu tố chi phối quá trình sáng tạo của nhà thơ. Tình cảm, cảm xúc được coi như một năng lực tinh thần thuộc về bản chất của người nghệ sĩ. “Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy ở trong lòng” (Sóng Hồng). Theo cách nói của Raxun Gamdatốp thì: “Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành củi khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người… Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng”. Có thể nói cảm xúc là yếu tố trọng yếu nhất cấu tạo nên hình tượng thơ. Nó đã góp phần quyết định cái gì là thơ và cái gì không phải là thơ. Chẳng thế mà đã có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Thơ là tiếng lòng” (Ngô Giang Tiệp – đời Thanh, Trung Quốc), “Thơ là nhiệt tình kết tinh lại” (Alfred de Wigny), “Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đấy” 11 (Alfred de Musset) để cùng nói về yếu tố cảm xúc trong thơ cũng như quá trình sáng tạo thơ. Thơ trữ tình là một loại hình sáng tác gắn liền với sự rung động, với cảm xúc tươi mới, trực tiếp của nhà thơ trước mọi biểu hiện đa dạng, phức tạp của cuộc đời. Trong rất nhiều trường hợp, thơ trữ tình là nơi gặp gỡ, trùng phùng của những cảm xúc đã lắng thành kỷ niệm với những cảm xúc vừa mới nảy sinh trên nền kỷ niệm đó. Đúng như nhà thơ Anh W.Wordsworth đã từng nói: “Tôi đã nói rằng thơ là sự tuôn trào bột phát những tình cảm mãnh liệt: nó bắt nguồn từ trong cảm xúc, được nhớ lại trong sự bình tâm; cảm xúc được chiêm nghiệm cho tới lúc, do một thứ phản ứng đặc biệt, sự bình tâm dần dần bị biến mất, một cảm giác thân thuộc với cái trước đó là đối tượng của sự chiêm nghiệm lần lần nảy sinh và nó thực sự tồn tại trong tâm tưởng” [Dẫn theo 15/23]. Chính bản chất giàu cảm xúc của người nghệ sĩ đã quyết định tính chất phong phú về cảm xúc của hình tượng thơ. Khác với các tác phẩm tự sự nói chung và thơ tự sự nói riêng, “hình tượng thơ là hình tượng của cảm xúc” (Kơ vô zơ nhi cốp. Trữ tình, Lý luận. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô). Và do đó các bài thơ trữ tình thường được viết ra vào thời điểm mà tâm hồn nhà thơ xao xuyến rung động hoặc ở trạng thái khá căng thẳng của cảm xúc. Tố Hữu cũng đã nói về trạng thái của nhà thơ khi sáng tạo: “Mỗi khi có cái gì nghĩ ngợi chất chứa trong lòng không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ”. Nê kra xốp tâm sự: “Nếu những nỗi đau khổ đã từ lâu bị kiềm chế nay sôi sục và đang lên trong lòng thì tôi viết…” (Theo Xây lin, Lao động nhà văn, Tập 2. NXBVăn học). Lec môn tốp cũng thừa nhận sự thực đó: “Có những đêm rất khổ, không ngủ được, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung… Khi đó tôi viết”. Những cảm xúc rạo rực trên đã tạo nên một trạng thái đặc biệt trong quá trình sáng tác thơ. Đó là trạng thái rung động thực sự, những hình ảnh, những cảm nghĩ bay lượn, đi về; có cả sự dồn ép và bùng cháy của những ý tưởng. Có thể nói cảm xúc chính là cái gốc của hồn thơ. Bởi lẽ, thơ ca không chấp nhận những “trạng thái bàng quan” theo cách nói của Gacxia Lorca. Người ta không thể chỉ làm thơ bằng óc, thuần túy bằng sự tỉnh táo của lý trí, phán đoán và phân tích mà “sự truyền đạt lại một trạng thái thơ đòi hỏi phải đưa vào đấy toàn bộ con người cảm xúc là điều khác với sự truyền đạt lại một ý tưởng” (P. Valêri). Về điều này, nhà thơ Tố Hữu cũng đã nói: “Thơ phải làm cho người ta không còn thấy câu thơ mà chỉ còn cảm thấy 12 tình người”. Chỉ có ra đời từ cảm xúc và bằng chính cảm xúc, thơ trữ tình mới có một khả năng tác động sâu sắc đến tâm hồn bạn đọc bao thế hệ như cách nói của Hoài Thanh: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hôme đến Kinh Thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”. 1.1.2.2. Đặc điểm cảm xúc trong thơ trữ tình. Nếu trong tác phẩm tự sự, tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống, các nhân vật có tính cách, diện mạo, số phận, đường đi nước bước của mình thì trong thơ trữ tình, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ được trình bày, được biểu hiện một cách trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu trong thơ. - Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm … - Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai … (Ca dao) Rõ ràng khi đọc những câu ca dao trên, người đọc chỉ bắt gặp một nỗi nhớ mong đến khắc khoải, nỗi nhớ như giày xéo tâm can của nhân vật trữ tình. Ngoài ra chúng ta không biết thêm một điều gì khác. Cảm xúc và tâm trạng nhớ mong ấy đã làm thành nội dung chính của bài ca dao. Khổ thơ sau đây của Xuân Quỳnh cũng ngập tràn một cảm xúc, một khát vọng đẹp đẽ: - Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng) Một khát vọng dâng hiến thật mãnh liệt, được tan ra, được hóa thân thành những con sóng nhỏ để được vỗ mãi ngàn năm. Người phụ nữ khát khao vĩnh hằng hoá tình yêu của mình bằng cách hòa tình yêu riêng của mình vào bể lớn tình yêu cuộc đời để ngàn năm sau, dẫu mình có mất đi thì tình yêu ấy vẫn mãi bồi hồi, tha thiết nồng nàn. Đây chính là một quan niệm đẹp đẽ, cao thượng về tình yêu. 13 Trong thơ trữ tình, ta bắt gặp rất nhiều bài thơ, câu thơ được cấu tạo nên chủ yếu bằng cảm xúc, bằng thuần túy chất liệu của tâm hồn. Đó là sự bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ: - Nếu tâm sự cùng ta bạn hỏi Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói Như nỗi niềm nhức nhối tim gan ? Trong lòng ta hai tiếng: Miền Nam! (Tố Hữu) Nói như vậy cũng không có nghĩa là trong tác phẩm trữ tình chỉ đơn thuần có tâm trạng và cảm xúc. Cảm xúc trong thơ không phải tự dưng nảy sinh theo kiểu không đau mà rên. Người xưa nói cảm vật tức cảnh. Phải có những sự kiện, sự việc, hoàn cảnh làm chấn động tâm hồn nhà thơ thì tình cảm thơ mới nảy sinh. Và xét đến cùng thì những cảm xúc trên dù phong phú, phức tạp đến đâu cũng đều bắt nguồn và được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống. Chính Biêlinxki cũng đã từng nói: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật”. Và những sự kiện khách quan đôi khi vẫn tồn tại trong tác phẩm với vai trò là điểm tựa, là nguyên cớ để chủ thể trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Cho nên, muốn hiểu thơ cũng phải biết suy đoán cái tình huống đã làm nảy sinh tình cảm thơ. Sự kiện nền tảng của bài thơ nhiều khi được ghi ngay trong nhan đề bài thơ (Từ Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lý Bạch, Nghe tiếng sáo dưới thành Thái Bình của Nguyễn Du), có khi được ghi trong lời tựa (Tì bà hành của Bạch Cư Dị). Sự kiện trong bài Đây thôn Vĩ Dạ hẳn là mối tình của nhà thơ với một cô gái Huế và tấm bưu ảnh in hình ảnh Huế cô gái gửi mà nhà thơ nhận được; sự kiện của Từ ấy là ngày nhà thơ vào Đảng còn sự kiện của Việt Bắc là ngày Đảng và Chính phủ từ giã Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Ngay những bài thơ như: Núi đôi – Vũ cao, Quê hương - Giang Nam, Màu tím hoa sim - Hữu Loan, Ánh trăng - Nguyễn Duy v.v.. sự kiện đời sống đã tác động sâu sắc đến tình cảm, cảm xúc thơ. Chức năng chủ yếu của hệ thống sự kiện này là tái hiện đối tượng để chủ thể bộc lộ cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Những chi tiết đời sống chân thực này có sức dồn nén và gây ấn tượng mạnh mẽ. Vì vật mà khi cảm thụ cũng như khi dạy học cần phải hết sức quan tâm tới những chi tiết này. Có vậy mới mong giải mã được cảm xúc trong tác phẩm cũng như logic phát triển tâm trạng của chủ thể trữ tình. 14 Được bộc lộ ở dạng trực tiếp, gắn liền với chủ thể trữ tình nên cường độ cảm xúc trong thơ trữ tình thường rất tha thiết, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảm kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài, mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt ở đây có nghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động trong tâm hồn mình, đau đớn sướng vui với những gì trong ấy. Nhà thơ Cuba, Jose Marti đã nói: “Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm những câu thơ có vần, chứ không làm được nhà thơ”. Chính dạng biểu hiện trực tiếp của cảm xúc đòi hỏi cảm xúc trong thơ trữ tình phải hết sức chân thực. Cảm xúc đó phải xuất phát từ một trái tim nhiệt thành, nhạy cảm và tinh tế trước cuộc sống, gắn liền với cuộc sống. Sẽ “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” theo cách nói của Chế Lan Viên. Trở về với nhân dân, hồn thơ, cảm hứng thơ của Chế Lan Viên như được tái sinh thực sự sau bao năm ngậm ngùi. Trước hiện thực đó, cảm xúc của nhà thơ dường như không ngăn lại được: - Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, như chim én được mùa Như trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Tiếng hát con tàu) Những cảm xúc, những tâm trạng, những suy nghĩ, nhà thơ có thể tưởng tượng ra như nó có thể có. Vấn đề quan trọng là những cảm xúc, tâm trạng ấy phải có nguồn gốc từ thực tiễn và phải tiêu biểu cho nhiều người trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Nói cảm xúc trong thơ phải chân thật và tiêu biểu là vì vậy. Nếu bài thơ chỉ ghi lại những cảm xúc tủn mủn, những tâm trạng lạc lõng, không bắt nguồn sâu xa từ hiện thực xã hội và lịch sử khách quan thì sẽ chẳng có giá trị gì. Biêlinxki đã viết: “Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu chỉ do ở mình, và chỉ miêu tả mình – dù là miêu tả những nỗi khổ đau của mình hay hạnh phúc của mình. Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội; bởi vì họ là khí quan, là đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại” [Dẫn theo 64/187]. Cảm xúc trong thơ trữ tình rất phong phú và đa dạng. Có thể nói nơi đây là địa hạt của tâm hồn nên ta có thể bắt gặp bất cứ cung bậc tình cảm, nghĩ suy nào 15 của con người trong cuộc sống này. Tuy nhiên, không phải bất cứ trạng thái cảm xúc nào cũng phù hợp với thơ ca. Đó phải là những cảm xúc đẹp, cao cả, có tác dụng nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người vượt qua những khổ đau, khó khăn mất mát, yêu thương nhau và có niềm tin với thế giới này. Thơ ca đòi hỏi nhà thơ phải biết phát hiện ra những cảm xúc, tâm trạng điển hình của một hoàn cảnh, một lớp người, một thời đại và từ đấy nâng cảm xúc lên cao hơn, hướng về một mục đích và lý tưởng đẹp. Nếu người nghệ sĩ chỉ ngồi trong tháp ngà, viết ra những tâm trạng của riêng bản thân mình thì tiếng nói ấy, cảm xúc ấy sẽ trở thành lạc lõng, đơn điệu. Chỉ có những cảm xúc, tâm trạng điển hình thì “thơ ca mới làm cho con người đi từ chân trời một người đến chân trời nhiều người” (Pôn Eluya) được. Đó còn là những cảm xúc tâm trạng được miêu tả theo quy luật điển hình hóa của nghệ thuật. Nó không bộc lộ ở dạng tự nhiên, tùy tiện mà đã được nghệ thuật hóa qua các biện pháp như so sánh, liên tưởng, ẩn dụ … để cụ thể hóa, hữu hình hóa những cảm xúc, tâm trạng vốn ở dạng trìu tượng. Và rồi ngữ điệu, nhịp điệu của câu thơ cũng hiện ra như hơi thở, nhạc điệu của tâm hồn. Những nhân tố nói trên đã nâng cảm xúc trong thơ ở dạng thức bình thường thành cảm xúc nghệ thuật hóa mang tính chất tập trung, phổ biến hơn và điển hình hơn. Cảm xúc trữ tình còn tập trung thể hiện cả những chân lý phổ biến nhất của tồn tại con người như: sự sống, cái chết, tình yêu, lòng chung thủy, lý tưởng, ước mơ, tương lai và hạnh phúc … Trong thơ ca cách mạng, quan niệm về cái chết, sự hy sinh thật đặc biệt. Nó không phải là sự mất đi, tan biến đi mà là sự thăng hoa, bay lên, tan vào đất nước quê hương, hồi sinh trong lòng thiên nhiên, Tổ quốc, được đặt trong cái vĩnh hằng của đất nước nên vừa có cái nhẹ nhàng thanh thản lại vừa có dấu ấn của sự bất tử (Núi đôi – Vũ Cao, Quê hương – Giang Nam, Hố bom và khoảng trời – Lâm Thị Vĩ Dạ …) Một bài thơ thường chứa đựng nhiều cảm xúc, tâm trạng. Những cảm xúc tâm trạng này không trùng lặp nhau, không liên kết với nhau một cách thuần nhất, đơn giản mà tạo nên những cung bậc, những cường độ tình cảm khác nhau trong bài thơ làm cơ sở cho sự vận động của cảm xúc. Chính sự vận động của mạch cảm xúc tạo cho cảm xúc màu sắc đa dạng, những cung bậc tình cảm phong phú. Và đây cũng chính là cơ sở cho sự vận động và phát triển của hình tượng thơ. Đọc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, ta rất dễ nhận thấy sự vận động của 16 dòng cảm xúc trong chủ thể trữ tình. Ở khổ thơ đầu, tuy có buồn man mác, có sự níu kéo day dứt nhưng chủ yếu vẫn là niềm yêu thương trong một ký ức đẹp. Sang đến khổ thơ thứ hai, đã là một nỗi buồn, nỗi đau tan tác chia lìa cả cõi lòng. Có cả sự lo lắng, hối thúc giục giã. Và đến khổ thứ ba, khổ thơ kết bài thì chủ thể trữ tình đã hoàn toàn chìm trong cõi mê, cõi đau của niềm yêu thương, hy vọng rồi thất vọng. Thoạt nhìn thì ba khổ thơ là ba tâm trạng đứt nối nhưng xét trong mạch ngầm của cảm xúc thì chúng là sự vận động phát triển lôgic của một tâm hồn khát khao sự sống và niềm yêu thương nhưng đành bất lực. Nếu trong thơ cổ điển, cảm xúc và hình tượng thơ thường tĩnh tại thì thơ hiện đại lại thường chú trọng đến sự vận động tự nhiên của cảm xúc, đến những diễn biến, đổi thay của trạng thái cảm xúc nhất là đối với thơ tự do. Hình tượng cảm xúc trong thơ vận động với nhiều hình thức phong phú. Có khi vận động một cách tuần tự bình thường, có khi vận động một cách đột biến, quy nạp, diễn dịch, vận động đối xứng, vận động song song, vận động tuyến tính, vận động đa tuyến tạo nên mạch cảm xúc trữ tình trong tác phẩm. Sự vận động của mạch cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại nhiều khi chuyển hóa thành sự vận động của những suy nghĩ. Nếu cảm xúc được gia tăng thêm chiều sâu lắng đọng, gia tăng thêm những liên tưởng thì cảm xúc sẽ đi về hướng suy tưởng: - Xưa phù du mà nay đã phù sa Xưa bay đi mà nay không trôi mất Cho đến được lúa vàng đất mật Phải trên lòng bao trận gió mưa qua. (Nay đã phù sa – Chế Lan Viên) 1.2. Thế giới cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Cảm xúc trong thơ trữ tình không phải là thứ cảm xúc vu vơ mà bao giờ cũng gắn liền với một ai đó. Đó chính là nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình - người mang cảm xúc và bày tỏ cảm xúc của mình trong tác phẩm. Vì vậy khám phá và tiếp nhận mạch cảm xúc, thế giới cảm xúc trữ tình trong thơ không thể không chú ý tới nhân vật mang cảm xúc này. 1.2.1. Chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình - người mang cảm xúc trong thơ. Trong thơ trữ tình, cái tôi trữ tình, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình được coi là những khái niệm then chốt chỉ ra bản chất chủ quan của thể loại. Đặc biệt, 17 khái niệm cái tôi trữ tình được coi là khái niệm trung tâm, mang tính khái quát nhất chỉ ra được sự tự ý thức của chủ thể, một bản chất sâu kín đặc biệt của phương thức trữ tình đồng thời cũng chỉ ra được phương diện cá nhân, cá tính, độc đáo của đặc trưng hình tượng trữ tình. Nếu như trong thực tế, cái tôi là nhân tố chi phối hành vi, định hướng đời sống của con người thì cái tôi nghệ thuật là nhân tố chi phối hành động sáng tạo nghệ thuật. Tác giả là “trung tâm tổ chức nội dung – hình thức của cái nhìn nghệ thuật. Thế giới của cái nhìn nghệ thuật là thế giới được tổ chức, được chỉnh đốn, được hoàn toàn xuyên qua tính hiện hữu và ý nghĩa một con người cụ thể, như là một trường nhìn giá trị” (M. Bakhin). Nếu như trong tác phẩm tự sự, cái tôi ấy bộc lộ gián tiếp thì trữ tình là thể loại tiếp nhận và tái tạo đời sống qua toàn bộ nhân cách người trữ tình. Nói cách khác, trong tác phẩm trữ tình, cuộc sống đã được nhận thức, lý giải, đánh giá, ước mơ, cảm xúc bằng chính nhân cách người trữ tình. Cái tôi trữ tình ấy không hoàn toàn đồng nhất nhưng lại luôn luôn thống nhất với tác giả. Cái tôi trữ tình chính là cái tôi tác giả đã được nghệ thuật hóa, lý tưởng hóa, điển hình hóa. Nó có chức năng nội cảm hóa toàn bộ thế giới, tạo nên một “vương quốc chủ quan” (Bielinski) độc đáo trong thơ ca. Cái tôi ấy sẽ quy định thái độ nhất định đối với chất liệu đời sống cũng như chất liệu ngôn từ được sử dụng trong thơ. Vì vậy ta có thể khám phá thế giới chủ quan của người trữ tình trong tác phẩm thông qua phương thức trình bày nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Cái tôi trữ tình có thể được nghiên cứu ở ba cấp độ: tác phẩm, tác giả, thời đại. Ở cấp độ thời đại, cái tôi trữ tình được gọi bằng khái niệm kiểu nhà thơ, bởi một nhà thơ dù độc đáo xuất sắc đến mấy cũng không thể vượt ra khỏi thời đại mình. Ở cấp độ tác giả, cái tôi trữ tình dễ dàng được nhận diện nếu tác giả đã định hình phong cách. Còn ở cấp độ tác phẩm (một bài thơ), mặc dù cái tôi trữ tình là yếu tố chi phối toàn diện nhưng lại không dễ quan sát. Vì vậy, để phù hợp hơn với đề đài mà mình đã lựa chọn, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu khái niệm chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình trong thơ – yếu tố dễ nhận diện hơn đồng thời cũng là một trong những phương diện biểu hiện và chịu sự chi phối sâu sắc của cái tôi trữ tình. Chủ thể trữ tình cũng là khái niệm được nhà nghiên cứu G.N. Pôxpêlôp đề nghị dùng để chỉ bản chất chủ quan của thể loại. Khái niệm này đã chỉ ra được hình ảnh con người đang tự vận động tích cực về mặt tinh thần trong tác phẩm trữ tình. Đó là hình ảnh con người đang tự nhận thức, lý giải, xúc cảm với thế giới 18 bằng sự chủ quan của mình. Con người này cũng thống nhất chứ không hoàn toàn đồng nhất với tác giả, người sáng tạo ra bài thơ. Chủ thể trữ tình lại được biểu hiện thông qua nhân vật trữ tình, một phương diện rất dễ được nhận diện trong các bài thơ trữ tình. Nhân vật trữ tình được xem là biểu hiện của chủ thể trữ tình trong thơ trữ tình. Đây là hình tượng người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của mình trong tác phẩm. Khác với các nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể mà tự biểu hiện mình thông qua cách cảm, cách nghĩ. Qua trang thơ, ta bắt gặp những tâm tư, tình cảm nỗi lòng của con người … Đó chính là nhân vật trữ tình. Nhà lí luận văn học nga Ju. Tynianov trong một bài nghiên cứu về thơ của A. Bloc năm 1921 đã đề xuất khái niệm này. Ông viết: “ Cái giọng điệu của tác giả mà ta cảm thấy trong thơ (cá nhân nhà thơ, cái tôi nhà thơ, tác giả với tính thứ nhất của nó) lại chính là bản thân tác phẩm nghệ thuật, là khách thể nghệ thuật, là một thực tại loại khác so với thực tại sống, cho nên cái “Tôi” đó đã không phải là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật này, mà chỉ là người dân sống trong thế giới được sáng tạo” [64/271]. Nhân vật trữ tình là người sống trong thế giới nghệ thuật, về một chừng mực nào đó, nó cũng có suy nghĩ, hành động tương tự như các nhân vật khác. Nhân vật trữ tình trong bài Qua đèo ngang cũng “bước tới”, “nhớ nước”, “thương nhà”, “dừng chân”; nhân vật trữ tình trong Nắng mới là người con đang nhớ tới mẹ mình thời còn trẻ. Khi tiếp xúc với văn bản thơ trữ tình, việc đầu tiên là phải xác định nhân vật trữ tình là ai để có thể hình dung vị trí, tư thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình hay nói cách khác đó là sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể trong thơ. Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Chẳng hạn, trong Người con gái Việt Nam (Tố Hữu), chị Trần Thị Lý là nhân vật, là đối tượng được nhắc tới trong bài thơ. Ngoài ra, đọc bài thơ, ta còn bắt gặp một nhân vật nữa, nổi rõ hơn với những cảm xúc, tình cảm: từ kinh ngạc sững sờ đến mến thương, cảm phục và tin tưởng vào chiến thắng. Liên kết chuỗi tình cảm đó lại ta hình dung ra được nhân vật trữ tình. Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tiếng ru đầy trân trọng yêu thương của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là chủ thể còn lòng 19 yêu nước thương con của bà mẹ Tà Ôi là khách thể; trong bài Lượm của Tố Hữu thì sự yêu quý tiếc thương của nhà thơ Tố Hữu trước sự hy sinh anh dũng của Lượm là chủ thể, hình ảnh Lượm vui tươi, nhí nhảnh, lạc quan là khách thể. Những bà bầm, mẹ Tơm, mẹ Suốt, Bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu đều là những nhân vật trong thơ trữ tình. Nhìn chung, nhân vật trữ tình có hai dạng biểu hiện: nhân vật trữ tình là biểu hiện trực tiếp cái tôi thứ hai của tác giả và nhiều khi chỉ là cái tôi nhập vai trữ tình. 1.2.1.1. Nhân vật trữ tình là chính tác giả. Ở dạng này, nhân vật trữ tình là hiện thân của tác giả, đọc bài thơ lên, ta như đọc được bản tự thuật tâm trạng của chính nhà thơ. Ta như hiểu hơn về đời sống nội tâm, những cảm xúc, suy nghĩ thậm chí là những chi tiết về quê hương, kỉ niệm tuổi thơ, đường đời, sự từng trải, tài năng, khát vọng, về quan niệm sống, về cá tính sáng tạo: - Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Từ ấy – Tố Hữu) Tâm trạng náo nức, phấn chấn, lạc quan tin tưởng của nhân vật trữ tình “tôi” khi bắt gặp chân lý, ánh sáng của cách mạng chính là tâm trạng rất thực của người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu khi ông được trở thành người của Đảng. - Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách bể nửa ngày sông. (Quê hương – Tế Hanh) Đó là những chi tiết rất thực về làng quê của Tế Hanh. Và nhân vật trữ tình “tôi” không là ai khác, chính là nhà thơ Tế Hanh. Còn đây là hình ảnh một tuổi thơ chân đất ở làng quê của Nguyễn Duy: - Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần. (Đò lèn) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan