Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học

.DOC
49
39
131

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................v 1. Lời giới thiệu....................................................................................................1 2. Tên sáng kiến: “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học”....................................................................................................2 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: .........................................................................2 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: .........................2 5. Mô tả bản chất của sáng kiến:........................................................................2 5.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:...............................................................2 5.2. Thực trạng, nguyên nhân:...........................................................................3 5.2.1. Thực trạng:................................................................................................3 5.2.2. Nguyên nhân:.............................................................................................4 5.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:........................................4 5.3.1. Kiến thức về văn nghị luận:......................................................................4 5.3.1.1. Những vấn đề chung về văn nghị luận:................................................4 5.3.1.1.1. Nắm chắc khái niệm về văn nghị luận:..............................................4 5.3.1.1.2. Nắm chắc các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận:........................5 2.1. Luận điểm:....................................................................................................5 2.2. Luận cứ:........................................................................................................5 2.3. Lập luận:.......................................................................................................5 5.3.1.1.3. Nắm chắc các kiểu bài văn nghị luận:..............................................5 5.3.1.1. 4. Nắm chắc bố cục của bài văn nghị luận:........................................6 5.3.1.1.5. Rèn cho học sinh nắm chắc phương pháp chung khi làm bài văn nghị luận:..............................................................................................................6 5.1. Tìm hiểu đề và tìm ý:...................................................................................6 5.1.1.Tìm hiểu đề:................................................................................................6 5.1.2. Tìm ý:..........................................................................................................7 5.2. Lập dàn ý:.....................................................................................................8 5.3. Viết bài:.........................................................................................................9 5.4. Đọc và sửa lỗi:.............................................................................................11 5.3.1.1.6. Giáo viên cung cấp cho học sinh dạng đề nghị luận văn học và phương pháp làm từng dạng đề.......................................................................11 5.3.2. Kiến thức về lí luận văn học...................................................................13 5.3.2.1. Nắm các trục quy chiếu và các cặp phạm trù....................................13 5.3.2.1.1 Cặp quy chiếu nhà văn- tác phẩm- bạn đọc.....................................13 5.3.2.1.2. Cặp phạm trù lí luận văn học...........................................................14 5.3.2.2: Kiến thức về chức năng của văn học.................................................14 5.3.2.3: Phong cách văn học..............................................................................16 5.3.2.4: Tiếp nhận văn học................................................................................18 5.3.2.5. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.....21 5.3.2.6. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống..............................24 5.3.2.6.1. Vai trò của hiện thực cuộc sống........................................................24 i 5.3.2.6.2. Vai trò của người nghệ sĩ trong nhận thức hiện thực cuộc sống.. .25 5.3.2.7. Đặc trưng của thơ................................................................................26 5.3.2.8. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật..................................................28 5.3.3. Cách thức để học sinh giỏi nắm kiến thức lí luận văn học..................30 5.3.3.1. Các cấp độ lí luận.................................................................................30 5.3.3.2. Kiến thức lí luận văn học nằm ở đâu trong bài NLVH.....................30 5.3.3.3. Tiến trình giải quyết dạng bài một vấn đề lí luận văn học..............32 5.3.3.3.1. Tìm hiểu đề và tìm ý..........................................................................32 5.3.3.3.2. Xây dựng dàn ý.................................................................................32 5.3.3.3.3. Hướng dẫn học sinh cách viết các phần.........................................36 8. Đánh giá lợi ích thu được..............................................................................42 8.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng theo ý kiến của tác giả:.............................................................................42 8.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:............................................................43 9. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:................................................................................................................44 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 HSG Học sinh giỏi 2 HS Học sinh 3 XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 SGK Sách giáo khoa 5 CMT8 Cách mạng tháng Tám iii 1. Lời giới thiệu. Bàn về giáo dục và vai trò của những nhân tài Thân Nhân Trung đã nêu:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu rồi xuống thấp”. Ý kiến trên dù đã trải qua bao thế kỉ cho đến tận hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Quả đúng như vậy trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển toàn cầu như là hiện nay thì giáo dục- đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu. Giáo dục- Đào tạo góp phần nâng cao dân trí- đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “ đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tại Hội nghị 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Theo đó, mục tiêu tổng quát của đổi mới giáo dục là: “ Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội để giáo dục và đào tạo trở thành một nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế”. Một trong những mục tiêu cụ thể là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu tổ quốc; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả - thực học, thực nghiệp; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước”. Môn Ngữ văn là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông của nước ta. Với đặc trưng riêng biệt- môn Ngữ văn là môn học về cái đẹp với hai khâu liên hoàn: cảm thụ cái đẹp trong văn chương (văn), ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập ra cái đẹp văn bản nói và viết (Tập làm văn). Với đặc trưng như trên môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng cho thế hệ trẻ: Năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ. Do vậy, cùng với các môn học khác thì môn Ngữ văn cũng góp phần vào việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để đáp ứng những mục tiêu trên, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên và 1 mỗi nhà trường. Có HS có năng lực mới có người tài và có nguồn lực để phát triển đất nước. Trong nhiều năm giảng dạy, bằng kinh nghiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng HSG cũng như nâng cao chất lượng đại trà tôi nhận thấy cần phải bổ sung và hướng dẫn HS làm dạng đề lí luận văn học trong văn nghị luận. Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học” 2. Tên sáng kiến: “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học”. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn bậc THCS- Đặc biệt là tích hợp trong một số giờ giảng Văn và các tiết học chuyên đề nâng cao cũng như là bồi dưỡng học sinh giỏi. Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết là: Hướng dẫn học sinh giải quyết một vấn đề liên quan đến lí luận văn học. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 8 năm 2016 đến hết tháng 5 năm 2017. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là một bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi khái quát như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? Văn học được sáng tác và tiếp nhận như thế nào? Văn học được sinh ra để làm gì? Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Các nghiên cứu về lí luận văn học sẽ tạo cho chúng ta có những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học. Nếu trong quá trình dạy và học văn mà thiếu kiến thức về lí luận văn học thì người học văn không tránh khỏi việc cảm thụ tác phẩm văn học một cách hời hợt, mơ hồ, chung chung, thiếu chiều sâu, thiếu sự bàn bạc chứng minh vấn đề không có cơ sở lí luận vững chắc không thể thuyết phục người đọc. Đối với học sinh nói chung và HSG nói riêng việc trang bị kiến thức lí luận văn học giúp cho học sinh có những bình luận, đánh giá, nhận xét chuẩn 2 xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó, khiến cho bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra các luận cứ. Cho nên việc trang bị kiến thức lí luận, hướng dẫn các em giải quyết một vấn đề liên quan đến lí luận trong một số buổi học nâng cao, đặc biệt là bồi dưỡng HSG là hết sức cần thiết. Bản thân tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới một số mục đích cơ bản sau: Thứ nhất: Cung cấp, trang bị thật tốt kiến thức lí luận văn học - một mảng kiến thức cần có đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn. Thứ hai: Giải quyết khó khăn của học sinh vì thiếu kiến thức lí luận khi làm các đề thi học sinh giỏi, các dạng đề thi chuyên. Các em có được kiến thức lí luận khi học phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học. Khi học sinh có nền tảng lí luận vững chắc sẽ không còn “ngại”, lúng túng khi gặp các dạng đề liên quan đến lí luận văn học – dạng đề thường thấy trong các đề thi học sinh giỏi, các đề thi chuyên. Thứ ba: Nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. 5.2. Thực trạng, nguyên nhân: 5.2.1. Thực trạng: Nhằm tìm hiểu thực trạng giải quyết những vấn đề liên quan đến lí luận văn học trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi còn tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn một số giáo viên dạy văn. Bước đầu tôi đã thu nhận được một số kết quả sau: Trước hết thực trạng về phía giáo viên: Bên cạnh nhiều thầy cô ý thức được tầm quan trọng của lí luận văn học nên đã có cách giảng dạy hợp lý đã biết cách lồng luồn kiến thức lí luận một cách hiệu quả. Song một số giáo viên khác chưa thực sự chú trọng vào dạng bài này- ngay cả trong khi bồi dưỡng HSG. Tiếp theo đó là một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết đối với công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng HGS nên cũng chưa đầu tư về bài giảng, chuẩn bị đề… Thứ hai về thực trạng học sinh: Nhận thức về kiến thức lí luận văn học còn hạn chế. Các em còn thiếu khả năng vận dụng kiến thức lí luận vào một dạng bài nghị luận cụ thể. Nhiều em còn thấy lúng túng ngay cả trong khi tiếp cận với các tiết giảng văn liên quan đến việc tìm hiểu một số kiến thức lí luận như khi tìm 3 hiểu về truyện ngắn các em còn chưa hiểu cốt truyện là gì? Tình tiết là gì? Điều này làm cho chất lượng giải qua các cuộc thi HSG của học sinh chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lấy học sinh vào đội tuyển văn của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Khảo sát thực trạng: Tỉ lệ hứng thú đạt: 70% Chất lượng giải: Năm học 2013-2014: Có ba học sinh đi thi HSG: Nguyễn Minh Ánh: 7 điểm- Giải 3; Phùng Thị Linh: 6,5- Giải 3; Bùi Hoài Linh: 5,5 điểm- Không đạt giải. 5.2.2. Nguyên nhân: Trước hết tôi nhận thấy hiện nay kiến thức về lí luận văn học trong SGK cấp THCS đã bị cắt bỏ cho nên học sinh không được học kiến thức về lí luận văn học ở một tiết học cụ thể nên nhiều khi bản thân giáo viên cũng chưa có ý thức trong việc ghi chép, tổng hợp lích lũy kiến thức, giải đề. Giáo viên cũng chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh giỏi tiếp cận các dạng đề liên quan đến lí luận văn học. Như trên đã đề cập đến tầm quan trọng của kiến thức lí luận văn học đối với học văn, đọc văn, cảm thụ văn chương; càng quan trọng hơn với học sinh giỏi môn Văn. Nhưng thực tế chương trình sách giáo khoa hiện nay những bài học lí luận không có. Trong khi đó nhiều năm gần đây trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đề thi đề cập đến hầu hết các phạm trù lí luận văn học. Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đưa ra một số giải pháp giúp học sinh có hứng thú và biết cách giải quyết các vấn đề văn học có liên quan đến lí luận. 5.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 5.3.1. Kiến thức về văn nghị luận: 5.3.1.1. Những vấn đề chung về văn nghị luận: 5.3.1.1.1. Nắm chắc khái niệm về văn nghị luận: Nghị luận là bàn bạc, lý giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó. Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập một tư tưởng, quan điểm nào đó giúp người đọc, người nghe hiểu rõ, tin tưởng và có định hướng hành động đúng 4 đắn trước những vấn đề về cuộc sống, xã hội hoặc văn học nghệ thuật. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Có nhiều cách để bàn luận: Có khi là dùng bằng chứng để người ta tin tưởng hơn ( chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra lý lẽ để hiểu cặn kẽ hơn (giải thích), cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận), hay chỉ ra giá trị của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm)…vv. Dù là chứng minh hay giải thích… thì người viết văn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm đúng đắn. 5.3.1.1.2. Nắm chắc các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận: 2.1. Luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 2.2. Luận cứ: Luận cứ trong bài văn nghị luận là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra để làm cơ sở cho luận điểm, làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận cứ phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 2.3. Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, logic, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục cao. Từ những đặc điểm trên ta thấy sức thuyết phục của một bài văn nghị luận trước hết toát lên từ nội dung sâu sắc, từ luận điểm rõ ràng, từ hệ thống lý lẽ và dẫn chứng phong phú, xác đáng. 5.3.1.1.3. Nắm chắc các kiểu bài văn nghị luận: Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ có hai kiểu bài văn nghị luận chính. 1. Kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ 5 chung của xã hội. Trong bài văn nghị luận xã hội người ta chia làm hai dạng: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. 2. Kiểu bài nghị luận văn học: Là một dạng bài văn nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học. 5.3.1.1. 4. Nắm chắc bố cục của bài văn nghị luận: Bài văn nghị luận có bố cục ba phần: a. Mở bài ( Đặt vấn đề): Nêu vấn đề nghị luận. b. Thân bài (Giải quyết vấn đề): Trình bày các nội dung chủ yếu để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận. c. Kết bài ( Kết thúc vấn đề): Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. 5.3.1.1.5. Rèn cho học sinh nắm chắc phương pháp chung khi làm bài văn nghị luận: 5.1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 5.1.1.Tìm hiểu đề: Tìm hiểu đề là một trong những bước rất quan trọng giúp cho học sinh không bị lạc đề, có định hướng tốt về kiểu bài. Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài văn không bị sai lệch. Cách tìm hiểu đề: - Thứ nhất: Đọc kĩ đề. Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề có tính chất định hướng làm bài về nội dung và phương pháp. ( Chú ý các từ: suy nghĩ, phân tích, cảm nhận ... để thực hiện đúng phương pháp làm bài). - Thứ hai: Tìm hiểu yêu cầu về kiểu bài để tránh lẫn về phương pháp. - Thứ ba: Tìm hiểu yêu cầu về nội dung ( Đây chính là tìm hiểu về vấn đề cần nghị luận) để tránh lạc đề. - Thứ tư: Tìm hiểu về thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận... 6 - Thứ năm: Tìm hiểu về phạm vi dẫn chứng cần có trong bài: Trong thực tế hay trong văn học. Ví dụ: Đề 1: Phân tích “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Với đề văn trên giáo viên hướng dẫn học sinh xác định: - Kiểu bài: Nghị luận văn học ( phân tích nhân vật). - Nội dung nghị luận: Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật . - Thao tác nghị luận chính: Phân tích, chứng minh. - Phạm vi dẫn chứng: Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 5.1.2. Tìm ý: Sau khi tìm hiểu đề, xác định các vấn đề nghị luận giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Xác định giá trị nội dung tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến với người đọc? - Xác định giá trị nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung, nhà văn sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì? Chi tiết nào, hình ảnh nào,… làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi xoay quanh vấn đề được đề yêu cầu. Tìm ý xác định được đối tượng cần nghị luận ( nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật…) gắn với những câu hỏi tìm ý để có ý kiến cụ thể ( điểm nổi bật nhất? nét biểu hiện cụ thể? chi tiết nào thể hiện? Có ý nghĩa gì? Giá trị tiêu biểu ra sao?). Tùy đối tượng mà có những câu hỏi khác nhau. Ví dụ: Cho đề văn sau: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi như sau: 7 - Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai: + Ở nơi tản cư nhớ làng. + Theo dõi tin tức kháng chiến. + Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây. + Niềm vui khi tin đồn được cải chính. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Tình huống truyện đặc sắc. + Các chi tiết miêu tả nhân vật. + Các hình thức trần thuật. 5.2. Lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý: Phần này ở sách giáo khoa hướng dẫn khá kĩ, học sinh dựa vào để làm các bài tập xây dựng dàn ý. Mục đích của việc lập dàn ý, Gơt-tơ nhà văn nổi tiếng của Đức quả quyết: Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục. Còn Đốt-tôi-ep-xki, nhà văn Nga của thế kỉ XX ao ước: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt băng. Ix-pen, một nhà văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong vòng ba tháng. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là những hệ thống suy nghĩ tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể của đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài văn có những cái lợi như sau: - Nhìn được một cách bao quát, toàn cục nội dung chủ yếu mà bài văn cần đạt được, đồng thời thấy được mức độ giải quyết vấn đề nghị luận và đáp ứng những yêu cầu đề bài đặt ra, tránh làm bài xa lệch trọng tâm. - Thông qua việc lập dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện hơn để điều chỉnh hệ thống luận điểm. Lập dàn ý sẽ tránh được tình trạng bỏ sót những ý quan trọng hoặc tránh những ý thừa. - Khi có dàn ý cụ thể người viết có thể chủ động phân chia thời gian cho hợp lý. Tránh tình trạng bài làm mất cân đối “ đầu voi đuôi chuột”. Dàn ý của một bài văn nghị luận gồm: 8 * Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề nghị luận (xuất xứ, hoàn cảnh…) - Nêu vấn đề nghị luận: Trích dẫn lại nhận định ý kiến hoặc câu văn, câu thơ trong đề tài. - Phạm vi giới hạn của đề. * Thân bài: Phân tích, lý giải, chứng minh, bàn luận để làm rõ vấn đề nghị luận đã nêu ở phần mở bài. Phần thân bài phải đủ ý, các ý phải được trình bày một cách rõ ràng, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Mỗi ý trong phần thân bài được coi là một luận điểm. Có luận điểm lớn lại được chia thành các luận điểm nhỏ và mỗi luận điểm lại được trình bày bằng một đoạn văn. - Giới thiệu ý lớn thứ nhất (Luận điểm 1). + Ý nhỏ thứ nhất để phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng. Sau đó chuyển sang ý nhỏ thứ hai… - Giới thiệu ý lớn thứ hai….Cứ như vậy cho đến hết bài. * Kết bài: - Tóm tắt, khẳng định (mở rộng và nâng cao vấn đề). - Rút ra suy nghĩ, bài học cho bản thân. 5.3. Viết bài: a. Kĩ năng viết mở bài, kết bài: + Khi viết mở bài cần nêu xuất xứ của vấn đề, nội dung vấn đề (nên trích dẫn lại ý kiến, nhận định, câu tục ngữ, ca dao...) + Có thể mở bài bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. + Kết bài phải khẳng định được ý nghĩa giá trị của vấn đề. + Cả hai phần đều phải ngắn gọn, súc tích. b. Kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm: + Luận điểm phải rõ ràng, có thể đặt vị trí đầu hoặc cuối câu tuỳ cách trình bày diễn dịch hay quy nạp. Các lí lẽ và dẫn chứng cũng phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm (thứ tự thời gian, không gian, mức độ tiêu biểu...) . 9 + Cách đưa dẫn chứng cũng phải khéo léo: có khi liệt kê, có khi vừa nêu vừa phân tích... c. Kĩ năng liên kết đoạn văn: Có thể dùng từ ngữ hoặc dùng câu để liên kết các đoạn văn. * Cách dùng từ ngữ để liên kết: - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê: Thứ nhất… Thứ hai…; Một là… Hai là…; Trước tiên… , Tiếp theo… , Sau cùng… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ thứ tự: Trước hết…, Một đặc điểm nữa là… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ song song: Một mặt…, Mặt khác… , Ngoài ra… , Bên cạnh đó… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương đồng: Tương tự… Cũng thế… , Cũng vậy… , Cũng giống như trên… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tương phản đối lập: Nhưng song, trái lại, ngược lại, thế mà, tuy nhiên, tuy vậy, thế nhưng… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ tăng tiến: Vả lại, hơn nữa, thậm chí, chưa mấy, đi xa hơn nữa… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ nhân – quả: Bởi vậy, bởi thế, cho nên, vì vậy, vì thế, chính vì vậy, chính vì thế, do đó, vậy nên, vì lí do trên… - Từ ngữ liên kết các đoạn văn có quan hệ cụ thể - khái quát: Đối với trường hợp này, đoạn văn trước mang ý nghĩa cụ thể, đoạn văn sau mang ý nghĩa tóm tắt, tổng kết, khái quát. Từ ngữ liên kết được sử dụng ở đoạn văn sau có thể là: Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, vậy là tổng kết lại, chung qui lại. * Cách dùng câu để liên kết: - Câu nối có nhiệm vụ tóm tắt nội dung của đoạn trước và mở ra nội dung của đoạn sau: + Không những A (nội dung đoạn trước) mà còn B (nội dung khái quát của đoạn sau). Ví dụ: Khi nghị luận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi không những là người giàu lòng yêu nước mà ông còn có tinh thần thương dân sâu sắc…” 10 +… Càng A (nội dung đoạn trước) … càng B (nội dung khái quát của đoạn sau). Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ “Khi con tu hú” hoặc bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu: “Bị giam cầm cách biệt với thể giới bên ngoài, càng cảm thấy cô đơn bao nhiêu, nhà thơ (Tố Hữu) càng khao khát cuộc sống tự do bấy nhiêu…” + Nếu A (nội dung đoạn trước)… thì B (nội dung khái quát của đoạn sau). Ví dụ khi nghị luận về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:”… Nếu bọn quan lại dâm dục, tham ô, tàn ác bao nhiêu thì bọn địa chủ lại bủn xỉn, keo kiệt bấy nhiêu…” - Dùng câu hỏi để tự mở ra một ý cho đoạn mới (đoạn văn sau): + Ví dụ 1: Khi nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ người trồng cây: “… Vấn đề đặt ra ở đây là, vì sao khi “ăn quả” ta phải nhớ đến “người trồng cây?...”” + Ví dụ 2: Khi nghị luận về hai câu thơ trong bài “Nửa đêm” (trích Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh:“… Quan niệm mà Bác nêu ra ở hai câu thơ này có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần vận dụng như thế nào cho đúng?” 5.4. Đọc và sửa lỗi: 5.3.1.1.6. Giáo viên cung cấp cho học sinh dạng đề nghị luận văn học và phương pháp làm từng dạng đề. Đối với dạng bài văn nghị luận văn học các bước làm bài giống như bài nghị luận văn học nói chung. Ở phần này tôi cung cấp thêm cho học sinh phần bố cục của từng kiểu bài nghị luận văn học. *. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ đoạn thơ. - Dẫn bài thơ, đoạn thơ. Thân bài: - Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ( dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý). - Bình luận về vị trí đoạn thơ, bài thơ. Kết bài: 11 Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. * Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm. Khái quát nội dung và nghệ thuật chính. Thân bài: - Tóm tắt tác phẩm. - Làm rõ nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề. - Nêu cảm nhận đánh giá về tác phẩm, đoạn trích. Kết bài: Nhận xét khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích ( cái hay, độc đáo). * Nghị luận về nhân vật. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu về nhân vật- đánh giá sơ bộ của người viết về nhân vật. Thân bài: - Phân tích các đặc điểm của nhân vật. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ các đặc điểm đó. - Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật. Dùng lý lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ. Tác dụng của nghệ thuật bao giờ cũng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật. Trong quá trình phân tích có thể kết hợp phân tích giữa các đặc điểm nhân vật và nghệ thuật. - Đánh giá chung: Nhân vật đó tiêu biểu cho hạng người nào trong xã hội? Nhân vật đó góp phần đem lại sự thành công cho tác phẩm như thế nào? Kết bài: Khẳng định lại đặc điểm nhân vật. Liên hệ, bài học cho bản thân. * Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Mở bài: - Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định 12 - Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó. Thân bài: - Triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm sáng tỏ nhận định. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý kiến, liên hệ bản thân. 5.3.2. Kiến thức về lí luận văn học. 5.3.2.1. Nắm các trục quy chiếu và các cặp phạm trù. 5.3.2.1.1 Cặp quy chiếu nhà văn- tác phẩm- bạn đọc. Trục Kiến thức lí luận văn học liên quan - Đặc trưng văn học. Tác phẩm - Chức năng văn học. - Đặc trưng thể loại. Trả lời cho các câu hỏi Văn học có những quy luật nào? Những quy luật ấy có liên quan gì đến vấn đề cần bàn? - Chất liệu ngôn từ. - Cái tâm và cái tài. Nhà văn - Phong cách văn học. Quá trình tiếp nhận. Độc giả Quá trình sáng tác đòi hỏi điều gì ở nhà văn? Nhà văn muốn khẳng định được mình thì phải cần những điều kiện nào? Những điều kiện ấy liên quan gì đến vấn đề cần bàn? Người đọc mong chờ điều gì khi tìm đến tác phẩm văn học? Làm thế nào để tác phẩm có thể ghi dấu ấn trong tâm hồn độc giả? Những điều ấy có liên quan gì đến vấn đề cần bàn? Quá trình tiếp nhận có những đặc điểm gì? Những đặc điểm ấy liên quan gì đến vấn đề cần bàn? 5.3.2.1.2. Cặp phạm trù lí luận văn học. 13 Trong hệ thống kiến thức lí luận văn học có những yếu tố gắn liền với nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Học sinh cần nắm chắc một số cặp phạm trù sau: Tư tưởng- tình cảm; Nội dung- hình thức; cái tâm- cái tài;sáng tạo- đồng sáng tạo…vv Một vấn đề lí luận chỉ trọn vẹn khi nó được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố liên quan. Ví dụ: “Thơ hay cả hồn lẫn xác hay cả bài”. Đề văn này đề cập đến cặp phạm trù nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. 5.3.2.2: Kiến thức về chức năng của văn học. Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý nghĩa xã hội của văn học. Mĩ học và lí luận nghệ thuật macxít hiện nay cho rằng văn học có nhiều chức năng song tựu chung lại nó có các chức năng chủ yếu sau đây: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ. Trước hết là chức năng nhận thức . Văn học với chức năng nhận thức, phản ánh có thể đưa lại cho con người biết bao tri thức. Văn học có thể đưa ta về với quá khứ xa xưa, làm sống lại trong ta hình ảnh các phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ, niềm vui nỗi buồn, cái sướng cái khổ, lời ăn tiếng nói…; tóm lại là đời sống tinh thần và đời sống vật chất của cha ông, của nhân loại bao đời nay. Người ta nói: Văn học là bộ Bách khoa toàn thư về cuộc sống. Nội dung chính của chức năng nhận thức văn học là nhận thức về con người. Ý nghĩa nhận thức về con người của văn học bộc lộ trong nhiều mặt khác nhau: trong việc khám phá ra tính cách xã hội điển hình của một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp nào đó (ví dụ: Lão Hạc, chị Dậu…); trong những lí giải về số phận con người (như Truyện Kiều, …); và đặc biệt là sự thâm nhập vào thế giới bên trong của con người, vào các quá trình tư duy và tình cảm con người. Nghệ thuật không giải phẫu cơ thể nhưng nó là sự giải phẫu tinh thần con người, đi vào những ngõ ngách tâm hồn con người, cao hơn là giúp con người nhận thức bản thân mình: giá trị của mình, vị trí của mình, biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống. Một đặc điểm đáng chú ý của nhận thức nghệ thuật là ở đây dường như “biết” chưa đủ mà còn “hiểu” mới là cái chính. Tác phẩm thường không nói cái gì hoàn toàn chưa biết, chưa nghe, chưa nói bao giờ. Nghệ thuật là sự ngạc nhiên 14 vì khám phá ra điều mới mẻ trong cái quen thuộc hàng ngày, nhận ra cái chí lý sâu xa trong những gì bình thường, đơn giản. Thứ hai là: Chức năng giáo dục. Văn học có chức năng giáo dục ở chỗ nó góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…, nói một cách khái quát là góp phần hình thành, nâng cao, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật trở thành phương tiện tác động quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm; bởi vì văn nghệ chính là tình cảm, văn nghệ tác động vào con người cũng là tác động vào tình cảm. Văn nghệ giáo dục con người bằng con đường tình cảm, vì thế mà văn nghệ là vũ khí rất sắc bén. Con đường văn nghệ đến với độc giả, tác động, cải biến độc giả rất tinh tế. Văn nghệ không phải là người thầy thuyết giáo đạo đức mà như một người bạn đồng hành tâm tình, đối thoại với độc giả về những vấn đề nhân cách: lương tri và tội lỗi, cao thượng và thấp hèn, thiện và ác…Văn nghệ như một tấm gương để người đọc tự soi mình vào đó, người đọc hiểu mình và tự thanh lọc tình cảm của mình theo cái thiện. Văn nghệ chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Người đọc say mê vẻ đẹp hình tượng, tự nguyện sống theo vẻ đẹp hình tượng. Cuối cùng cũng cần lưu ý thêm rằng, sở dĩ nghệ thuật dễ tác động, cải biến được con người là vì nó hấp dẫn, vui tươi. Ở đây dường như giáo dục, giải trí, vui chơi là một. Thậm chí chính trong những tác phẩm có vẻ thiếu “nghiêm chỉnh” nhất (như các thể loại hài hước, châm biếm) thì việc giáo dục, trước hết là giáo dục đạo đức, lại được đặt ra hết sức nghiêm chỉnh. Chính vì sức mạnh cải biến, tác động của văn học âm thầm mà mãnh liệt như vậy nên rất đòi hỏi ở người nghệ sĩ lương tâm, trách nhiệm trước ngòi bút của mình; tránh lối viết cẩu thả để rồi gây nên những tác động xấu đến sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của con người. Thứ ba là: Chức năng thẩm mĩ. Nhìn chung chức năng thẩm mĩ của văn học bộc lộ ở chỗ nó có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Cần hiểu rằng nhu cầu hưởng thụ cái đẹp là nhu cầu rất tự nhiên, mang tính bản chất của con người. Dù ở đâu, làm gì, khi nào con người cũng luôn có xu hướng vươn tới cái đẹp. Thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp không phải chỉ riêng văn học nhưng văn học thiên về cái đẹp nhiều hơn cả. Nhà mĩ học, nhà phê bình văn học nổi tiếng nước Nga Biêlinxki đã nói: 15 “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý”. Văn học thể hiện chức năng thẩm mĩ, nghĩa là đưa cái đẹp đến với đến với con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là kết quả sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau quá trình công phu nhào nặn chất liệu tự nhiên. Một Nguyễn Bá Ngọc dũng cảm cứu bạn thoát chết khỏi bom Mĩ nhưng mình lại hy sinh. Một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho bộ đội ta tiến lên diệt giặc Pháp. Một cuộc đời “nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác Hồ. Một tiếng chửi của Hồ Xuân Hương “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Một tiếng chim chiền chiện hót trên cao. Một áng mây chiều nhè nhẹ trôi trên bầu trời. Tất cả đều đẹp! Văn học sẽ giúp ta nhận ra cái đẹp đó. Mặt khác, thấy Sở Khanh ta ghét, Bá Kiến ta thù…Cái ghét, cái thù đó cũng đưa ta đến với cái đẹp bằng con đường phản cảm. Đưa con người đến với cái đẹp, lí luận coi đó là chức năng thẩm mĩ của văn học. 5.3.2.3: Phong cách văn học. 5.3.2.1. Khái niệm phong cách văn học. Phong cách văn học là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận và tái hiện đời sống của một tác giả, được thể hiện qua các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật của từng tác phẩm cụ thể. Yếu tố cốt lõi của phong cách là cái nhìn mang tính phát hiện , in đậm dấu ấn riêng của người nghệ sĩ: “ Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” (M. Pru- xtơ). Phong cách còn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Trong phong cách riêng của mỗi tác giả, người ta có thể nhận ra diện mạo tâm hồn, tính cách của một dân tộc và “ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại, mà nó ra đời” (Tô Hoài). Chẳng hạn qua những hiểu biết phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, có thể thấy nét riêng của tâm hồn Việt Nam và dấu ấn thời đại “ dâu bể”. Phong cách văn học hay phong cách nghệ thuật nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương 16 thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tác. Vì thế, Buy-phông viết: “Phong cách chính là người”. Trong tác phẩm của Sếch-xpia “mỗi một ưu điểm nhỏ nhất cũng in dấu ấn riêng, dấu ấn đó có thể lập tức nói với toàn thế giới rằng: Tôi là Sếch-xpia” (Lét-xinh). 5.3.2.2. Những biểu hiện của phong cách văn học. + Phong cách vãn học trước hết được biểu hiện qua cái nhìn và giọng điệu độc đáo, riêng biệt của tác giả. Ví dụ: Cái nhìn tài hoa, có khả năng khám phá mọi đối tượng từ phương diện thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Qua cái nhìn ấy, thiên nhiên hiện lên như những công trình mĩ thuật hoàn hảo của tạo hoá; con người luôn tiềm ẩn tư chất nghệ sĩ, tài hoa, tài tử. Giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyến thì hóm hỉnh, thâm trầm trong khi tiếng cười của Tú Xương lại châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt. + Các lớp nội dung của tác phẩm như đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật,... cũng là những yếu tố thể hiện phong cách văn học. Nói đến Nam Cao là người ta nghĩ ngay tới một nhà văn của "những kiếp lầm than”, một người cầm bút với tâm hồn rộng mở để đón nhận "những vang động của đời". + Phong cách văn học còn được biểu hiện qua hệ thống các phương tiện nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn để tái hiện đời sống, từ cách dùng từ, lối cấu tạo câu đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu. Tô Hoài nổi tiếng là nhà văn giỏi miêu tả phong tục, giỏi khắc hoạ nét đẹp riêng trong cảnh vật và tính cách con người của một vùng đất. Nguyễn Tuân xứng đáng với danh hiệu bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ với khả năng sáng tạo những từ ngữ, hình ảnh mới lạ, bất ngờ; những câu văn giàu chất nhạc, chất hoạ, linh hoạt như "biết co duỗi nhịp nhàng". + Trong biểu hiện của phong cách văn học luôn có sự hoà quyện giữa các yếu tố định hình, thống nhất và sự biến đổi đa dạng, phong phú. Và điều quan trọng nhất là phong cách phải có ý nghĩa thẩm mĩ - mang đến cho người đọc những tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ phong phú. Độc đáo, đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới, nhưng phong cách còn phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, hay, sinh động, hấp dẫn. Chỉ khi đó dấu ấn của phong cách trong quá trình văn học mới được ghi nhớ mãi mãi, nói một cách hình ảnh như nhà thơ Lê Đạt: Mỗi công dân đều có một dạng vân tay 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan