Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Học phần biên phiên dịch tiếng trung...

Tài liệu Học phần biên phiên dịch tiếng trung

.PDF
216
1
117

Mô tả:

HỌC PHẦN BIÊN PHIÊN DỊCH TIẾNG TRUNG QUỐC Giảng viên: Giới thiệu môn học 1. Giáo trình sử dụng - Giáo trình DỊCH TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI (Bộ môn Tiếng Trung biên soạn) 2. Số Tín chỉ: 03 = 45 tiết 3. Đánh giá: - Điểm chuyên cần: 10% - Điểm thực hành: 30% - Điểm thi hết HP: 60% Giới thiệu môn học 4. Kiểm tra giữa kỳ và thảo luận - A1: Bài kiểm tra 1: sau chương 2 - A2: Bài kiểm tra 2: sau chương 3 - A3: thảo luận Điểm thực hành = ( (( A1+A2) /2) + A3)/2 Yêu cầu đối với môn học - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp - Trên lớp chú ý nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài - Tiến hành thảo luận, sôi nổi - thẳng thắn khi gặp vấn đề - Làm việc cá nhân kết hợp làm việc nhóm - Làm đầy đủ bài tập giáo viên giao (yêu cầu mỗi sinh viên có 2 quyển vở & 1 sổ tay) PHẦN I MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DỊCH THUẬT Nội dung chính 1. Khái niệm dịch thuật 2. Phân loại dịch thuật 3. Qui trình dịch thuật 4. Tiêu chuẩn dịch thuật 5. Một số phương pháp dịch thuật 6. Một số chú ý khi dịch Trung ↔ Việt Khái niệm dịch thuật ➢ Dịch thuật là chiếc cầu nối giúp cho những người không nói cùng một ngôn ngữ có thể hiểu được điều mà người khác diễn đạt. ➢ Dịch thuật là một hoạt động giao tiếp đặc biệt, nó thống nhất hai hành vi ngôn ngữ khác nhau, trung thực, đầy đủ truyền tải nội dung thông tin của lời nói từ ngôn ngữ thứ nhất sang ngôn ngữ thứ hai. Khái niệm dịch thuật ➢Dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ khách quan. ➢Dịch thuật là một môn khoa học, nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, tu từ học. ➢Dịch thuật cũng là một môn nghệ thuật, nghệ thuật ngôn ngữ, một hoạt động sáng tạo của người dịch. Khái niệm dịch thuật ➢ Dịch thuật này đòi hỏi phải tư duy tinh tế, lao động sáng tạo nghiêm túc. Người dịch phải tinh thông tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng phải tinh thông ngoại ngữ. Dịch thuật là hoạt động giao tiếp trong đó sử dụng một ngôn ngữ khác biểu đạt lại toàn bộ ý nghĩa, nội dung của ngôn ngữ gốc một cách chuẩn xác và hoàn chỉnh. Phân loại dịch thuật Dựa vào quan hệ giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích Phân loại Dựa vào hình thức ngôn ngữ /phương thức biểu đạt Dựa vào nội dung, phong cách tài liệu dịch Dựa vào quan hệ giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích Dịch xuôi Dịch từ tiếng nước ngoài hoặc ngôn ngữ thứ hai sang ngôn ngữ gốc Dịch ngược Dịch từ ngôn ngữ gốc sang tiếng nước ngoài hoặc ngôn ngữ thứ hai Dựa vào hình thức ngôn ngữ hay phương thức biểu đạt Dịch viết (Biên dịch) Dịch nói (Phiên dịch) Dịch văn bản Dịch miệng (dịch đuổi, dịch cabin) Dựa vào nội dung, phong cách tài liệu dịch 2 Dịch văn học Dịch chính luận 3 Dịch kỹ thuật 4 Dịch thương mại 5 Dịch pháp luật 1 Qui trình dịch thuật 2.Giai đoạn biểu đạt 1. Giai đoạn lý giải Tìm hiểu nội dung văn bản gốc Qui trình Dùng ngôn ngữ dịch biểu đạt lại nội dung của văn bản gốc 3. Giai đoạn hiệu đính Đọc lại toàn bộ văn bản dịch Giai đoạn lý giải • Gồm 3 bước: 1 2 3 Lý giải chính xác các hiện tượng ngôn ngữ Lý giải quan hệ logic Lý giải sự vật hiện tượng Giai đoạn biểu đạt • Gồm 3 bước: 1 2 3 Tìm từ ngữ đúng ngữ cảnh Sử dụng mẫu câu phù hợp Dịch sơ bộ Giai đoạn hiệu đính, chỉnh sửa ➢Khi dịch được một đoạn, hãy đọc lại và so sánh nghĩa tổng thể những gì mình vừa dịch với văn bản gốc xem có sai khác hoặc tối nghĩa ở đâu không để có thể chỉnh sửa kịp thời. ➢ Sau khi dịch xong toàn bộ văn bản cũng cần đọc lại từ đầu đến cuối xem bản dịch văn phong có thuận không, từ ngữ, ngữ pháp có đúng không, ý nghĩa có chính xác không, bản dịch cần được biểu đạt trôi chảy, phù hợp với cách biểu đạt của người bản địa. Nếu có chỗ nào chưa được thuận sẽ phải cần chỉnh sửa thêm. Tiêu chuẩn dịch thuật 1. Chính xác, trung thực ĐẠT 2. Trôi chảy Tiêu chuẩn TÍN 3. Phù hợp, dễ hiểu NHÃ Một số phương pháp dịch thuật PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN 5. Dịch thêm từ 6. Dịch bớt từ 1. Dịch thẳng DỊCH XUÔI 2. Dịch ý 3. Dịch ngắt câu 4. Dịch gộp câu DỊCH NGƯỢC 7. Dịch chuyển đổi 8. Dịch đảo lại 第一课 管理与管理学
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan