Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết tại s...

Tài liệu Hoàn thiện thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán tphcm , luận văn thạc sĩ

.DOC
158
3
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM HUỲNH THỊ PHƯỢNG KHANH HOÀN THIỆN THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM HUỲNH THỊ PHƯỢNG KHANH HOÀN THIỆN THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Hoàn thiện thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của bản thân. Các kết quả trong luận văn này được tổng hợp từ quá trình khảo sát thực tế và nguồn thông tin đáng tin cậy. TP.HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2012 Tác giả Huỳnh Thị Phượng Khanh MỤC LỤC Trang 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................01 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................02 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................02 3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................02 3.2 Đối tượng khảo sát..............................................................................................................02 3.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................03 4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................0 3 5. Kết cấu của đề tài...........................................................................................................................03 6. Những điểm mới của đề tài.......................................................................................................04 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ 05 1.1 Thông tin kế toán được công bố...........................................................................................05 1.2 Quy trình thông tin kế toán được công bố.......................................................................13 1.2.1 Nguyên tắc và phương pháp cơ bản tạo lập thông tin kế toán....................13 1.2.2 Nguyên tắc kiểm toán độc lập thông tin kế toán...............................................15 1.2.3 Công bố thông tin kế toán............................................................................................16 1.2.4 Công tác giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán................................19 1.2.5 Tính hữu dụng của thông tin kế toán được công bố........................................23 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thông tin kế toán được công bố.........................................23 1.3.1Thị trường chứng khoán Mỹ........................................................................................23 1.3.2 Thị trường chứng khoán Thái Lan...........................................................................30 Kết luận chương 1.....................................................................................................................................39 Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................................................................................................40 2.1 Thực trạng tạo lập thông tin kế toán..................................................................................40 2.1.1 Kết quả các công trình nghiên cứu..........................................................................40 2.1.2 Kết quả khảo sát thực tế...............................................................................................42 2.1.3 Ưu điểm...............................................................................................................................50 2.1.4 Nhược điểm........................................................................................................................50 2.2 Thực trạng kiểm toán độc lập thông tin kế toán...........................................................53 2.2.1 Kết quả các công trình nghiên cứu..........................................................................53 2.2.2 Kết quả khảo sát thực tế...............................................................................................55 2.2.3 Ưu điểm...............................................................................................................................58 2.2.4 Nhược điểm........................................................................................................................58 2.3 Thực trạng công bố thông tin kế toán................................................................................59 2.3.1 Kết quả các công trình nghiên cứu..........................................................................59 2.3.2 Kết quả khảo sát thực tế...............................................................................................62 2.3.3 Ưu điểm...............................................................................................................................66 2.3.4 Nhược điểm........................................................................................................................66 2.4 Thực trạng giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán.......................................67 2.4.1 Kết quả các công trình nghiên cứu..........................................................................67 2.4.2 Kết quả khảo sát thực tế...............................................................................................69 2.4.3 Ưu điểm...............................................................................................................................71 2.4.4 Nhược điểm........................................................................................................................71 2.5 Thực trạng tính hữu dụng của thông tin kế toán...........................................................72 2.5.1 Kết quả các công trình nghiên cứu..........................................................................72 2.5.2 Kết quả khảo sát thực tế...............................................................................................76 2.5.3 Ưu điểm...............................................................................................................................77 2.5.4 Nhược điểm........................................................................................................................77 2.6 Tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của các kết quả khảo sát thực tế trên.........77 2.6.1 Ưu điểm...............................................................................................................................77 2.6.2 Nhược điểm........................................................................................................................78 Kết luận chương 2.....................................................................................................................................82 Chương 3: HOÀN THIỆN THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................................................................................................84 3.1 Quan điểm hoàn thiện...............................................................................................................84 3.2 Giải pháp hoàn thiện.................................................................................................................85 3.2.1 Tạo lập thông tin kế toán..............................................................................................85 3.2.2 Kiểm toán độc lập thông tin kế toán.......................................................................88 3.2.3 Công bố thông tin kế toán............................................................................................96 3.2.4 Giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán...................................................102 3.2.5 Tính hữu dụng của thông tin kế toán......................................................................102 Kết luận Chương 3....................................................................................................................................104 Kết luận..........................................................................................................................................................106 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A&C : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) AMEX : American Stock Exchange BDO : Công ty TNHH BDO Việt Nam E&Y : Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam FD : Fair Disclosure HSC : Ho Chi Minh City Securities Corporation (Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh) KDC : Kinh Do Corporation (Công ty Cổ phần Kinh Đô) NASDAQ : National Association of Securities Dealers Automated Quotations NYSE : New York Stock Exchange Sao Việt : Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt SBS : Sacombank Securities Joint Stock Company (Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) SGDCK TP.HCM : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán STB : Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín) TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán UBCK : Ủy ban chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà Nước DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Thời hạn công bố thông tin theo Thông tư 09 và Thông tư 52.......................11 Bảng 2.1: Thống kê tỷ lệ từng loại ý kiến kiểm toán năm 2010...........................................45 Bảng 2.2: Thống kê tỷ lệ từng loại ý kiến kiểm toán năm 2011..........................................45 Bảng 2.3: Thống kê báo cáo tài chính năm 2010........................................................................46 Bảng 2.4: Thống kê báo cáo tài chính năm 2011........................................................................46 Bảng 2.5: Thống kê điểm trung bình các vấn đề tạo lập thông tin kế toán.....................48 Bảng 2.6: Thống kê điểm trung bình các nhóm đối tượng đánh giá về tạo lập thông tin kế toán.............................................................................................................................................................50 Bảng 2.7: Thống kê điểm trung bình các vấn đề kiểm toán thông tin kế toán...............57 Bảng 2.8: Thống kê điểm trung bình các nhóm đối tượng đánh giá về kiểm toán thông tin kế toán......................................................................................................................................................58 Bảng 2.9: Thống kê vi phạm công bố thông tin năm 2010 của các công ty cổ phần niêm yết...........................................................................................................................................................63 Bảng 2.10: Thống kê vi phạm công bố thông tin năm 2011 của các công ty cổ phần niêm yết..........................................................................................................................................................64 Bảng 2.11: Thống kê điểm trung bình các vấn đề công bố thông tin kế toán................64 Bảng 2.12: Thống kê điểm trung bình các nhóm đối tượng đánh giá về công bố thông tin kế toán......................................................................................................................................................65 Bảng 2.13: Thống kê điểm trung bình các vấn đề giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán......................................................................................................................................................70 Bảng 2.14: Thống kê điểm trung bình các nhóm đối tượng đánh giá về giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán...........................................................................................................71 Bảng 2.15: Thống kê điểm trung bình các vấn đề về tính hữu dụng của thông tin kế toán...................................................................................................................................................................76 Bảng 2.16: Thống kê điểm trung bình các nhóm đối tượng đánh giá về tính hữu dụng của thông tin kế toán................................................................................................................................76 Bảng 3.1: Thời hạn công bố thông tin kế toán ……………………………………...99 Bảng 3.2: Đề xuất thời hạn công bố thông tin kế toán …………………………….101 1 Mở đầu ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿(歇歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿)歇歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿*歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿+歇歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿,歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿ ࿿࿿࿿࿿ /歇⦓࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿0歇歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿1歇歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿278歇歇࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿9 Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán là thước đo tài chính của một quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam năm 2011 lạm phát cao kéo theo giá cổ phiếu đã sụt giảm mạnh. Giá cổ phiếu giảm mạnh làm gia tăng gánh nặng cho nhà đầu tư sử dụng hình thức vay cầm cố và làm cho tổng giá trị danh mục đầu tư chứng khoán của họ giảm nghiêm trọng. Nhà đầu tư lớn hay nhỏ đều cảm thấy bi quan trước viễn cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011. Từ đó, vốn đầu tư của họ đổ vào thị trường chứng khoán giảm đáng kể. Tổng giá trị giao dịch một ngày tại SGDCK TP.HCM trong năm 2011 có khi chỉ còn khoảng 230 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán khó khăn còn gây ra những hệ lụy khác. Các công ty chứng khoán thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản do năng lực sản xuất kinh doanh suy yếu và không huy động được nguồn vốn. Những 0 phạm công bố thông tin của các công ty cổ phần niêm yết ngày càng nhiều. UBCKNN xử lý hàng loạt những vụ cấu kết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp và cá nhân. Nhiều công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng sai nguyên tắc…. Những hệ lụy này làm cho niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam 2011 càng thấp hơn so với những năm trước. Trước tình hình trên, thị trường chứng khoán cần được tái cấu trúc đồng bộ, nghiêm túc và triệt để. Trong thời gian chờ đợi việc tái cấu trúc thành công, vấn đề 0 phạm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cần được xử ký ngay. Trong các thông tin được công bố, thông tin kế toán là một loại thông tin cần được hoàn thiện trong giai đoạn hiện nay. Từ thực tế trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Hoàn thiện thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài này hướng tới việc hoàn thiện thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết để phù hợp với quy định của Việt Nam, với quy định của thế giới và nhất là nhu cầu của nhà đầu tư chứng khoán. Đề tài này còn giúp cho các công ty cổ phần niêm yết cải thiện việc công bố báo cáo tài chính, 2 các báo cáo công bố theo quy định, các báo cáo tự công bố khác; giúp cho các cơ quan ban hành chính sách và quản lý kinh tế Việt Nam chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành về công bố thông tin kế toán; giúp cho các công ty kiểm toán độc lập hoàn thiện quá trình kiểm toán của mình. Từ đó, thông tin kế toán ngày càng trở nên minh bạch, đáng tin cậy và niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán được củng cố. 5888 Mục tiêu nghiên cứu Tập hợp các lý thuyết về thông tin kế toán từ khi được tạo lập; kiểm toán; công bố; kiểm tra, giám sát hoạt động công bố và tính hữu dụng đối với người sử dụng. Khảo sát thực tế việc tạo lập; kiểm toán; công bố; kiểm tra, giám sát hoạt động công bố và tính hữu dụng của thông tin kế toán của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM - Việt Nam năm 2010-2011. Đề xuất ý kiến hoàn thiện thông tin kế toán được công bố từ kết quả khảo sát thực tế. 23 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thông tin kế toán thể hiện qua các Báo cáo sau: Báo cáo tài chính, các Báo cáo công bố theo quy định, các Báo cáo tự công bố khác của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM, Báo cáo kiểm toán, Báo cáo soát xét do các công ty kiểm toán phát hành. 3.2. Đối tượng khảo sát Năm đối tượng có tác động đến thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết là: 23 Người tạo lập thông tin kế toán (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế toán viên của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM). 24 Người kiểm toán thông tin kế toán (Kiểm toán viên, Trợ lý kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập có thực hiện kiểm toán các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM). 3 5888Người công bố thông tin kế toán (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền công bố thông tin của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK 23 Cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán (UBCKNN, 5888Người sử dụng thông tin kế toán (Các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM). 3.3. Phạm vi nghiên cứu 0 Thông tin nghiên cứu: Thông tin kế toán. 1 Đối tượng công bố thông tin: Công ty cổ phần niêm yết. 2 Phạm vi không gian: SGDCK TP.HCM 3 Phạm vi thời gian: Năm 2010 và năm 2011. 1 Phương pháp nghiên cứu 0 Phương pháp nghiên cứu định tính: 0 Tổng hợp tài liệu, văn bản pháp lý hiện hành về thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán của Việt Nam và các nước khác; so sánh quy định của Việt Nam với các nước khác về vấn đề này. 1 Tổng hợp những nghiên cứu của các đề tài có liên quan đến thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán trước đây. 1 Phương pháp nghiên cứu định lượng (mô tả định lượng): 0.0 Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế liên quan đến thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết thông qua phương pháp tính tổng, tính tỷ lệ phần trăm, tính trung bình số học đơn giản. + Phân tích số liệu khảo sát thực tế bằng phương pháp so sánh để thấy được những biến động cụ thể. 1 Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn có ba chương: 0Chương I: Cơ sở lý luận về thông tin kế toán được công bố 4 0 Chương II: Thực trạng thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM. 1Chương III: Hoàn thiện thông tin kế toán được công bố của các công ty cổ phần niêm yết tại SGDCK TP.HCM. Bên cạnh đó, Luận văn có 11 phụ lục để minh họa chi tiết hơn. 0 Những điểm mới của đề tài Đề tài tập hợp được năm bước của quy trình thông tin kế toán được công bố: tạo lập thông tin kế toán, kiểm toán độc lập thông tin kế toán, công bố thông tin kế toán, giám sát hoạt động công bố thông tin kế toán và tính hữu dụng của thông tin kế toán. Đề tài chưa nghiên cứu kỹ từng bước của quy trình như các đề tài trước mà nghiên cứu khái quát về toàn bộ quy trình. Từ kết quả khảo sát thực tế đối với cả năm bước, các giải pháp thiết thực đã được đề ra nhằm hoàn thiện thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ 1.1. Thông tin kế toán được công bố a. Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là hệ thống do con người tạo ra mà bao gồm một hệ thống được cài đặt sẵn với những thành phần dựa vào máy vi tính và những thành phần thủ công. Những thành phần này được thiết lập để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin đầu ra tới người sử dụng. Hệ thống thông tin đơn giản hóa những chức năng hoạt động và hỗ trợ việc ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin mà Ban lãnh đạo có thể sử dụng lên kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin có thể có những yếu tố tiến bộ như có một cơ sở dữ liệu để lưu trữ, có thể sử dụng mô hình quyết định để thể hiện những thông tin đầu ra cho việc ra quyết định. (Ulric J. Gelinas, JR and Richard B. Dull, 2008) b. Hệ thống thông tin kế toán Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống phụ đặc biệt của hệ thống thông tin. Mục đích của hệ thống này là thu thập, xử lý và báo cáo thông tin có liên quan đến lĩnh vực tài chính. Hệ thống thông tin kế toán sẽ xuất bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính. Phạm vi của hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào mười yếu tố (kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, báo cáo, kiểm soát, hoạt động kinh doanh, xử lý hoạt động, ra quyết định, phát triển hệ thống, giao tiếp, nguyên tắc kế toán và kiểm toán). Chúng ta bao gồm những yếu tố trên là vì với tư cách một kế toán viên kỹ năng của bạn phải tốt hơn trong việc xử lý dữ liệu tài chính. Bạn phải hiểu biết về kỹ thuật và mục tiêu hoạt động của tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán có thể được chia ra những thành phần chức năng phụ thuộc vào chức năng hoạt động được hỗ trợ. (Ulric J. Gelinas, JR and Richard B. Dull, 2008) c. Vai trò của thông tin kế toán Thông tin kế toán có vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Thông tin kế toán có hai loại là: thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Thông tin kế toán quản trị linh hoạt hơn và chi 6 tiết hơn so với thông tin kế toán tài chính. Thông tin này chỉ được cung cấp cho các nhà quản trị của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị có cơ sở hợp lý để đưa ra các quyết định trong quá trình kiểm soát và hoạch định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông tin kế toán tài chính là thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp dựa vào thông tin này để đưa ra chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo doanh nghiệp vừa hoạt động hiệu quả vừa đạt được mục tiêu đã đề ra. Thông tin này chủ yếu cung cấp cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cơ quan Nhà Nước, 0 Các đối tượng này sẽ nắm được tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và sự biến động về mặt tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp đảm bảo lợi ích của họ trong các giao dịch với doanh nghiệp. Thông tin kế toán tài chính càng minh bạch và kịp thời sẽ tác động đến các đối tượng bên ngoài đánh giá cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện các giao dịch như mong muốn của doanh nghiệp. d. Thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC (“Thông tư 09”) để hướng dẫn các công ty công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này hướng dẫn cho nhiều đối tượng như: công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, … Các đối tượng này phải tuân thủ công bố nhiều loại thông tin phục vụ cho nhu cầu tham khảo của nhà đầu tư như: thông tin định kỳ, thông tin bất thường, thông tin theo yêu cầu, thông tin về giao dịch của cổ đông lớn, … Thông tư này vẫn có hiệu lực đến hết tháng 5 năm 2012 nên phù hợp với việc được sử dụng để công bố các thông tin kế toán năm 2010 và năm 2011. Trên cơ sở Thông tư này, những thông tin kế toán được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Bộ Tài chính, 2010): 0Thông tin định kỳ 7 Công ty cổ phần niêm yết phải công bố thông tin kế toán định kỳ bao gồm: báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính quý, báo cáo thường niên. 23 Báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính năm của các công ty cổ phần niêm yết phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Tổ chức này phải đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính năm được công bố bao gồm: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo kiểm toán. Khi công ty cổ phần niêm yết là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật kế toán. 23 Báo cáo tài chính bán niên (sáu tháng đầu năm) Báo cáo tài chính bán niên (sáu tháng đầu năm) chỉ được công bố sau khi đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Báo cáo tài chính bán niên bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo kết quả công tác soát xét báo cáo tài chính bán niên. Khi công ty cổ phần niêm yết là công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán. 5888Báo cáo tài chính quý Báo cáo tài chính quý không cần phải được soát xét hay kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trước khi được công bố thông tin. Báo cáo tài chính quý bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán. Khi lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ báo cáo so với cùng kỳ báo cáo năm trước có biến động từ mười phần trăm (10%) trở lên, công ty cổ phần niêm yết phải giải trình rõ nguyên nhân dẫn đến những biến động bất thường đó trong báo cáo tài chính quý. Khi công ty cổ 8 phần niêm yết có công ty con thì công ty cổ phần niêm yết đó phải nộp báo cáo tài chính quý của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán. 23 Báo cáo thường niên Trong Báo cáo thường niên, công ty cổ phần niêm yết phải trình bày các thông tin chính về lịch sử hoạt động, báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của Ban Giám đốc, báo cáo tài chính. Ngoài ra, các thông tin về công ty con, tổ chức, nhân sự, cổ đông và quản trị công ty cũng được thể hiện trong báo cáo này. 23 Thông tin bất thường Bên cạnh việc công bố những thông tin kế toán định kỳ, công ty cổ phần niêm yết còn phải công bố những thông tin kế toán bất thường. Những thông tin này xảy ra bất ngờ giữa các kỳ lập các báo cáo trên nên cần được công bố kịp thời để phục vụ cho quyết định của các nhà đầu tư. Các thông tin kế toán bất thường là hai loại sau: 5888Các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật Doanh nghiệp về định hướng phát triển công ty và báo cáo tài chính hằng năm. 5889Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng. Công ty cổ phần niêm yết phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có). 5889 Thông tin theo yêu cầu Trên cơ sở những thông tin kế toán được các công ty cổ phần niêm yết công bố và những thông tin khác thu thập được, UBCKNN và SGDCK TP.HCM có quyền gửi Công văn yêu cầu các công ty cổ phần niêm yết giải trình các thông tin trên. Khi đó, các công ty cổ phần niêm yết phải công bố thông tin theo qui định tại khoản 4 Điều 101 Luật Chứng khoán kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, bao gồm các sự kiện sau đây: 9 5888Có thông tin liên quan đến công ty cổ phần niêm yết ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. 5889Có thông tin liên quan đến công ty cổ phần niêm yết có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. Nội dung công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện được UBCKNN, SGDCK TP.HCM yêu cầu công bố; nguyên nhân và đánh giá của công ty cổ phần niêm yết về tính xác thực của sự kiện đó. Ngày 05 tháng 04 năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 52/2012/TTBTC (“Thông tư 52”) hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 2012 và thay thế cho Thông tư 09. Một số quy định mới của Thông tư này về thông tin kế toán được công bố (Bộ Tài chính, 2012): 5888 Nội dung công bố thông tin 5888Thông tin định kỳ Đối với báo cáo tài chính năm, Thông tư 52 thêm quy định là tổ chức kiểm toán đã kiểm toán báo cáo tài chính năm bằng ngoại tệ được quy đổi có ý kiến xác nhận trên báo cáo tài chính năm quy đổi ra đồng Việt Nam về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi. Đối với báo cáo tài chính bán niên, Thông tư 52 bổ sung báo cáo tài chính bán niên tổng hợp mà công ty cổ phần niêm yết phải công bố nếu công ty là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc. Đối với báo cáo tài chính quý, Thông tư 52 quy định thêm công ty cổ phần niêm yết phải công bố báo cáo tài chính quý tổng hợp nếu công ty là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc; phải giải thích rõ nguyên nhân trong báo cáo tài chính quý khi kết quả kinh doanh quý đó bị lỗ; phải giải thích rõ nguyên nhân kết quả kinh doanh quý đó biến động 10% so với báo cáo quý cùng kỳ năm trước trong cả báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp của quý đó. 10 Đối với báo cáo thường niên, công ty cổ phần niêm yết phải thêm những nội dung sau: 23 Các địa bàn hoạt động kinh doanh chính, chiếm trên 10% tổng doanh thu trong 02 năm gần nhất. 24 Các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đối với việc thực hiện các mục tiêu của công ty. 25 Ban giám đốc giải trình trong trường hợp ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính năm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. 26 Hội đồng quản trị đánh giá về hoạt động của Ban giám đốc công ty. 27 Báo cáo tài chính trình bày trong báo cáo thường niên chỉ là báo cáo tài chính hợp nhất. Công ty nêu địa chỉ công bố và cung cấp báo cáo tài chính của công ty mẹ hay báo cáo tài chính tổng hợp. 5888Thông tin bất thường Thông tư 52 bổ sung quy định một số thông tin kế toán cần được công bố bất thường trong vòng 24 giờ. Một là, tổ chức kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính có kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận hoặc ý kiến từ chối. Hai là, công bố công ty kiểm toán báo cáo tài chính năm và những thay đổi cũng như phản hồi của công ty kiểm toán. Ba là, kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính. Bốn là, công ty cổ phần niêm yết phải giải trình các số liệu tài chính đã công bố khác với số liệu tài chính tại báo cáo tài chính được kiểm toán. Ngoài ra, Thông tư này đã bỏ công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ về việc thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 của Luật Doanh nghiệp. Thông tư 52 đã bỏ công bố trong vòng 72 giờ những thông tin về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; thay đổi phương pháp kế toán áp dụng theo Quyết định của Hội đồng quản trị. Công ty cổ phần niêm yết phải công bố thông tin về giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ hay lưu ý khi báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét có các ý kiến ngoại trừ hay lưu ý. 11 Thời hạn công bố thông tin Những thay đổi về thời hạn công bố thông tin kế toán của Thông tư 52 so với Thông tư 09: Bảng 1.1: THỜI HẠN CÔNG BỐ THÔNG TIN THEO THÔNG TƯ 09 VÀ THÔNG TƯ 52 Thông tư 09 Thông tư 52 1. Báo cáo tài Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày Không quá 90 ngày kể từ chính năm được kết thúc thời hạn hoàn thành ngày kết thúc năm tài kiểm toán báo cáo tài chính năm. chính. 2. Báo cáo tài chính bán niên được soát xét - Không có công Trong vòng 45 ngày kể từ ty con, đơn vị cấp ngày kết thúc Quý 2 hàng Trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu dưới năm. năm tài chính - Có công ty con, Trong vòng 60 ngày kể từ Trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc Quý 2 hàng ngày kết thúc 06 tháng đầu đơn vị cấp dưới 3. Báo cáo chính quý năm. tài - Không có công Trong vòng 25 ngày ty con, đơn vị cấp ngày kết thúc quý. dưới - Có công ty con, đơn vị cấp dưới năm tài chính. kể từ Trong vòng 20 ngày kể từ Trong vòng 50 ngày kể từ ngày kết thúc quý. ngày kết thúc quý. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý. 4. Báo cáo thường Trong vòng 20 ngày kể từ Trong vòng 20 ngày sau khi ngày kết thúc thời hạn hoàn công bố báo cáo tài chính niên thành báo cáo tài chính năm. năm đã được kiểm toán.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan