Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên đ...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh đồng nai

.DOC
158
8
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐOÀN QUỐC TUẤN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐOÀN QUỐC TUẤN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Kế Toán Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VÕ VĂN NHỊ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Các số liệu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đoàn Quốc Tuấn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Trang MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP....................................................................................................12 1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của KTQTCP trong doanh nghiệp.........................12 1.1.1. Khái niệm KTQTCP.....................................................................................................................12 1.1.2. Chức năng của KTQTCP...........................................................................................................14 1.1.3. Vai trò của KTQTCP...................................................................................................................15 1.2. Nội dung KTQTCP trong doanh nghiệp................................................................................15 1.2.1. Phân loại chi phí.............................................................................................................................16 1.2.2. Định mức chi phí............................................................................................................................18 1.2.3. Dự toán chi phí................................................................................................................................20 1.2.4. Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí- xác định GTSP..................................25 1.2.5. Kiểm soát chi phí- Phân tích biến động chi phí...............................................................37 1.3. Nội dung tổ chức KTQTCP trong doanh nghiệp................................................................40 1.3.1. Tổ chức thu thập thông tin đầu vào.......................................................................................41 1.3.2. Tổ chức phân loại và xử lý thông tin....................................................................................42 1.3.3. Tổ chức thông tin đầu ra.............................................................................................................43 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI..................................................................................................................46 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn và tổ chức quản lý tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP.....................................................................................................................46 2.1.1. Khái niệm, phân loại, xếp hạng khách sạn và các dịch vụ, ngành nghề kinh doanh của khách sạn tại Việt Nam.........................................................................................46 2.1.1.1. Khái niệm, phân loại, xếp hạng khách sạn......................................................................46 2.1.1.2. Các dịch vụ, ngành nghề kinh doanh của khách sạn...................................................47 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn và tổ chức quản lý tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP....................................................................................................48 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP.......................................................................................................................48 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại DN kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP.................................................................51 2.2. Thực trạng KTQTCP tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..............................................................................................................................................52 2.2.1. Mô tả quá trình khảo sát.............................................................................................................52 2.2.1.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát.............................................................................................52 2.2.1.2. Nội dung khảo sát.......................................................................................................................54 2.2.1.3. Phương pháp khảo sát...............................................................................................................54 2.2.1.4. Phương pháp thu thập và xử lý kết quả khảo sát..........................................................55 2.2.2. Kết quả khảo sát về nội dung KTQTCP..............................................................................56 2.2.2.1. Phân loại chi phí..........................................................................................................................56 2.2.2.2. Định mức chi phí.........................................................................................................................57 2.2.2.3. Dự toán chi phí.............................................................................................................................58 2.2.2.4. Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí- xác định GTSP...............................58 2.2.2.5. Kiểm soát chi phí- Phân tích biến động chi phí.............................................................62 2.2.3. Kết quả khảo sát về nội dung tổ chức KTQTCP.............................................................63 2.2.3.1. Tổ chức thu thập thông tin đầu vào.....................................................................................63 2.2.3.2. Tổ chức phân loại và xử lý thông tin..................................................................................64 2.2.3.3. Tổ chức thông tin đầu ra..........................................................................................................66 2.3. Một số đánh giá KTQTCP tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.....................................................................................................................................67 2.3.1. Những mặt đạt được KTQTCP................................................................................................67 2.3.2. Những hạn chế KTQTCP...........................................................................................................68 2.3.3. Những nguyên nhân gây ra những hạn chế KTQTCP..................................................71 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.......................................................................................74 3.1. Quan điểm hoàn thiện.....................................................................................................................74 3.1.1. Phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn .. 74 3.1.2. Phù hợp với khả năng và trình độ quản lý..........................................................................74 3.1.3. Phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.................................................................75 3.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung KTQTCP..............................................................................75 3.2.1. Phân loại chi phí.............................................................................................................................75 3.2.2. Định mức chi phí............................................................................................................................76 3.2.3. Dự toán chi phí................................................................................................................................77 3.2.4. Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí- xác định GTSP..................................80 3.2.5. Kiểm soát chi phí- Phân tích biến động chi phí...............................................................81 3.3. Giải pháp hoàn thiện nội dung tổ chức KTQTCP..............................................................82 3.3.1. Tổ chức thu thập thông tin đầu vào.......................................................................................82 3.3.2. Tổ chức phân loại và xử lý thông tin....................................................................................83 3.3.3. Tổ chức thông tin đầu ra.............................................................................................................86 3.4. Kiến nghị..............................................................................................................................................87 3.4.1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp.......................................................................................................88 3.4.2. Bộ phận kế toán doanh nghiệp.................................................................................................88 KẾT LUẬN...................................................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.1: Nhóm tài khoản tập hợp, tổng hợp CPSX, tính GTSP theo chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư số 200/2014/TT-BTC và số 133/2016/TT-BTC PHỤ LỤC 1.2: Quá trình kế toán tập hợp, tổng hợp CPSX, tính GTSP được quy định khác nhau trong chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư số 200/2014/TT-BTC và số 133/2016/TT-BTC và chịu ảnh hưởng bởi phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo PP KKTX hay PP KKĐK PHỤ LỤC 1.3: Nhóm tài khỏan tập hợp, tổng hợp chi phí trong kỳ theo chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư số 200/2014/TT-BTC và số 133/2016/TT-BTC PHỤ LỤC 1.4: Quá trình kế toán tập hợp, tổng hợp chi phí trong kỳ được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư số 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TTBTC và chịu ảnh hưởng bởi phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo PP KKTX hay PP KKĐK PHỤ LỤC 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn xếp hạng từ 3 sao trở lên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai PHỤ LỤC 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn xếp hạng từ 3 sao trở lên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai PHỤ LỤC 3.1.1: Phiếu thu thập thông tin PHỤ LỤC 3.1.2: Tổng hợp kết quả thu thập thông tin PHỤ LỤC 3.1.3: Danh sách khách sạn, nhà nghỉ khảo sát thực tế PHỤ LỤC 4.1: Báo cáo thành qủa theo hoạt động/bộ phận chức năng tháng PHỤ LỤC 4.2: Dự toán& thực hiện kết qủa HĐKD 12 tháng PHỤ LỤC 4.3: Phương hướng cơ bản phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn PHỤ LỤC 4.4: Minh họa đối tượng kế toán chi phí hoạt động/ Bộ phận chức năng PHỤ LỤC 4.5: Minh họa tài khoản KTCP cơ bản- cấu trúc mã số tài khoản KTCP cơ bản: Kết hợp Tài khoản KTCP và Mã chi tiết chi phí và Mã đối tượng chi phí hoạt động/ Bộ phận chức năng PHỤ LỤC 4.6: Minh họa danh mục Số hiệu tài khoản kế toán chi phí cho Mã đối tượng chi phí hoạt động/ Bộ phận chức năng PHỤ LỤC 4.7: Công thức tính chi phí trên báo cáo kết quả HĐKD quản trị cho toàn khách sạn PHỤ LỤC 4.8: Xác định Doanh thu, lợi ích kinh tế có được từ các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng tại thời điểm tính GTSP, thời điểm xác định kết quả HĐKD đã sử dụng để ghi nhận trong Báo cáo kết quả HĐKD PHỤ LỤC 4.9: Phương pháp lấy số liệu cung cấp thông tin báo cáo chi phí quản trịBáo cáo thành quả hoạt động/bộ phận chức năng: dự toán CPSXKD 12 tháng, báo cáo thực hiện CPSXKD 12 tháng của khách sạn đã thiết lập. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ---Chữ Viết Tắt ABC BCTC BH BHXH BHTN BHYT CCDC CĐKT CP CP BH CP NCTT CP NVLTT CP QLDN CP SDMTC CP SX CP SXC CP SXKD CP SXKDDD DN DT FIFO GAPP GTSP GTSPSX GVHB HĐKD HĐSXKD HFTP HTTĐ IASB Đầy Đủ Tiếng Việt Kế toán chi phí theo hoạt động Báo cáo tài chính Bán hàng Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Công cụ dụng cụ Cân đối kế toán Chi phí Chi phí bán hàng Chi phí nhân công trực tiếp Chi p hí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Doanh nghiệp Doanh thu Nhập trước xuất trước Các nguyên tắc được chấp nhận chung Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm sản xuất Giá vốn hàng bán Hoạt động kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệp hội tài chính và công nghệ khách sạn quốc tế Hoàn thành tương đương Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (trước năm 2001, IASB còn có tên gọi là IASC- International Accounting Standards Committee) Đầy Đủ Tiếng Anh Activity- Based- Costing First In First Out General Accepted Accounting Principles Hospitality Financial and Technology Professionals International Accounting Standards Board Chữ Viết Tắt IFAC Đầy Đủ Tiếng Việt Liên đoàn kế toán quốc tế KD KH TSCĐ KPCĐ KQHĐKD KS KTCP KTQT KTQTCP KTTC NC NCTT NVL NVLTT PP PP KKĐK PP KKTX QLDN SPDD SXC SXKD TSCĐ VAS Kinh doanh Khấu hao tài sản cố định Kinh phí công đoàn Kết quả hoạt động kinh doanh Khách sạn Kế toán chi phí Kế toán quản trị Kế toán quản trị chi phí Kế toán tài chính Nhân công Nhân công trực tiếp Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp Phương pháp kiểm kê địnhkỳ Phương pháp kê khai thường xuyên Quản lý doanh nghiệp Sản phẩm dở dang Sản xuất chung Sản xuất kinh doanh Tài sản cố định Chuẩn mực kế toán Việt Nam Đầy Đủ Tiếng Anh International Federation of Accountants Vietnam Accounting Standard 1 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI DN kinh doanh khách sạn và khách tham quan lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Việt Nam ngày nay đang phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, cụ thể: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) có cơ sở vật chất và dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu khách du lịch cuối năm 2014 là 120 cơ sở, cuối năm 2017 là 123 cơ sở; Số lượt khách tham quan lưu trú du lịch tăng bình quân 31,7%/năm giai đoạn 20062014, tăng bình quân 10,9%/năm 2017, tiếp tục dự báo tăng 11,0%/năm giai đoạn 2018-2020; Chất lượng CSLTDL cuối năm 2014 là 20 cơ sở đã được thẩm định, xếp hạng (4 sao là 01 đơn vị; 3 sao là 01 đơn vị; 2 sao là 09 đơn vị; 1 sao và đạt tiêu chuẩn là 09 đơn vị), cuối 2017 là 26 cơ sở đã được thẩm định, xếp hạng (4 sao là 01 đơn vị; 3 sao là 01 đơn vị; 2 sao là 10 đơn vị; 1 sao và đạt tiêu chuẩn là 14 đơn vị), cuối 2018 sắp khai trương Khách sạn Central Park 5 sao; Nhu cầu về chất lượng về CSLT và ăn uống gia tăng với mức chi tiêu bình quân tăng 3%/ năm (Sở VH TT và DL- Tỉnh Đồng Nai, 2015 và cập nhật 2018). Do đó, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý phải quản lý tốt hiệu quả DN với chiến lược kinh doanh đã chọn để đứng vững và phát triển trên thương trường. Các DN với chiến lược kinh doanh đã chọn: Chiến lược sản phẩm khác biệt hoặc chiến lược dẫn đầu chi phí hoặc chiến lược tập trung hóa với sản phẩm khác biệt hay chi phí thấp nhất thì thông tin chi phí do KTCP cung cấp là mẫu chốt để hoạch định, tổ chức- thực hiện, kiểm soát- đánh giá và ra quyết định sản xuất kinh doanh. KTCP trong DN kinh doanh khách sạn tại Đồng Nai, Việt Nam hiện nay nhìn chung có 2 nhóm thực trạng: Nhóm khách sạn xếp hạng từ đạt chuẩn đến 2 sao: KTCP chưa chú trọng mục tiêu KTQTCP, cung cấp thông tin chi phí cho việc quản trị DN mới ở bước hình thành quan điểm, nhận thức và thực hiện sơ khai không đồng bộ. Nhóm khách sạn xếp hạng từ 3 sao trở lên: KTQTCP đã được nhận thức và thực hiện đầy đủ các nội dung KTQTCP và nội dung tổ chức KTQTCP để cung cấp thông tin chi phí mục tiêu quản trị Doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nội dung KTQTCP và tổ chức nội dung KTQTCP vẫn tồn tại một số hạn chế về kết quả của cung cấp thông tin chi phí: Thông tin dự toán- định hướng chi phí sản xuất kinh doanh không sát với thực tế thực hiện, không đủ cơ sở để phân tích chênh lệch chi phí; Thông tin thực hiện chi phí cung cấp không đồng nhất quan điểm về SPDD cuối kỳ về các chi phí đã bỏ ra để có các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng đã sử dụng là SPDD hay là chi phí sản phẩm- GTSP sản xuất thực tế, là chi phí trong kỳ- GVHB trên Báo cáo KQHĐKD, và tổng GTSP toàn bộ- chi phí 2 trên báo cáo KQHĐKD cũng có khác biệt do khác nhau về quan điểm nhận diện SPDD cuối kỳ; Ngoài ra, thông tin thực hiện chi phí có trường hợp không thích hợp, vi phạm nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong việc chi phí được ghi nhận trên Báo cáo KQHĐKD quản trị do việc chi phí tập hợp ghi nhận không đồng nhất giữa các kỳ báo cáo; Thông tin đánh giá phân tích chênh lệch chi phí không đáng tin cậy do kết quả của việc dự toán chi phí và đo lường thực hiện chi phí không sát với thực tế, thiếu thích hợp- không thể so sánh; cũng như việc phân tích chênh lệch chi phí mới dừng lại ở giai đoạn: tổng biến động chi phí thực tế kỳ báo cáo và chi phí thực tế kỳ trước hoặc tổng chênh lệch chi phí thực tế và chi phí dự toán hoặc chênh lệch tỷ trọng chi phí thực tế kỳ báo cáo trên doanh thu thực tế kỳ báo cáo và tỷ trọng chi phí thực tế kỳ trước trên doanh thu thực tế kỳ trước hoặc chênh lệch tỷ trọng chi phí thực tế trên doanh thu thực tế và tỷ trọng chi phí dự toán trên doanh thu dự toán, mà chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân chênh lệch, như chênh lệch kế hoạch tổng thể và chênh lệch dự toán linh hoạt (chênh lệch kiểm soát), cũng như xác định ảnh hưởng của 2 nhân tố lượng và giá để có những quyết định điều chỉnh kịp thời. Với KTCP hiện nay, không thể cung cấp thông tin chi phí hữu ích cho việc hoạch định, tổ chức- thực hiện, kiểm soát- đánh giá và ra quyết định sản xuất kinh doanh của khách sạn; vì vậy, cần phải có một hệ thống KTCP trong DN kinh doanh khách sạn đảm bảo cung cấp thông tin chi phí cho mục đích báo cáo tài chính và cho mục đích quản trị Doanh nghiệp. KTQTCP khi thực hiện tốt nội dung KTQTCP và nội dung tổ chức KTQTCP sẽ cung cấp thông tin chi phí hữu ích cho nhà quản trị trong nội bộ DN thực hiện chức năng hoạch định, tổ chức- thực hiện, kiểm soát- đánh giá và ra quyết định quản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khách sạn nói chung và khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Chính vì vậy, luận văn “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” được chọn để nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trên thế giới, KTQT đã hình thành và phát triển ở các nước tiên tiến từ những năm đầu thế kỷ 19 với tiền thân là KTCP có vai trò cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp, các nhà quản trị DN để thực hiện quản trị Doanh nghiệp. Vai trò KTQT thay đổi và phát triển trong DN theo thời gian. Theo IFAC (1998) (International Federation of Accountant- Liên đoàn kế toán quốc tế (1998)), quá trình phát triển của KTQT diễn ra theo 4 giai đoạn. Giai đoạn 1- trước những năm 1950, trọng tâm của KTQT là chi phí: xác định chi phí và kiểm soát tài chính. Kỹ thuật kế toán sử dụng là dự toán và KTCP. Vị trí của KTQT trong tổ chức: hoạt động 3 chuyên môn thuần túy mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật. Giai đoạn 2- từ năm 1950 đến những năm1960, trọng tâm của KTQT là lợi nhuận: cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát các hoạt động (sử dụng có hiệu quả các nguồn lực) của tổ chức. Kỹ thuật kế toán sử dụng là phân tích các quyết định và kế toán trách nhiệm. Vị trí của KTQT trong tổ chức lúc này đã được nâng lên một bậc: hoạt động với chức năng tham mưu, báo cáo cho các nhà quản trị. Giai đoạn 3từ những năm 1980 đến những năm 1990, trọng tâm của KTQT là cắt giảm hao phí nguồn lực: tiết giảm chi phí thông qua việc quản trị chi phí chiến lược. Kỹ thuật kế toán sử dụng là phân tích các quá trình và quản trị chi phí. Vị trí của KTQT trong tổ chức là hoạt động nhóm. Giai đoạn 4– từ những năm 1990 đến nay, trọng tâm của KTQT là quản trị nguồn lực và tạo ra giá trị: tạo ra giá trị thông qua quản trị nguồn lực chiến lược và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Kỹ thuật kế toán sử dụng: phân tích các yếu tố giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và cải cách tổ chức. Vị trí của KTQT trong tổ chức được xem là một phần của quá trình quản trị. Một số sách và công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về khái niệm, chức năng, vai trò của KTQTCP, cũng như nghiên cứu về nội dung phương pháp kỹ thuật và công cụ của KTQTCP để thực hiện chức năng của KTQTCP như: “Management Accounting (Theory, Problems And Solutions)” của tác giả M.N.Arora (2009), đã trình bày: bản chất, phạm vi, chức năng, công cụ và kỹ thuật của KTQT, KTQTCP; kiểm soát ngân sách; chi phí biên, phương pháp tính giá thành biến đổi và phân tích chi phí- khối lượng- lợi nhuận (C-V-P). “Managerial Accounting: An Introduction To Concepts, Methods, And Uses” của nhóm tác giả Michael W.Waher, Clyde P.Stickney, and Roman L.Weil (2008), đã trình bày: Vấn đề cơ bản của KTQT: khái niệm, các phương pháp kỹ thuật tính GTSP, quản trị trên cở sở hoạt động; ra quyết định quản trị; và đánh giá nhà quản trị: kế hoạch lợi nhuận và dự toán ngân sách, đánh giá các trung tâm trách nhiệm. “Advanced Management Accounting” của nhóm tác giả Robert S.Kaplan, Anthony A.Atkinson (1998), đã trình bày: ứng xử của chi phí; dự toán ngân sách; hệ thống phân bổ chi phí truyền thống; hệ thống phân bổ chi phí trên cơ sở hoạt động; ra quyết định trên cơ sở chi phí: chi phí mong muốn, chi phí kaizen, chi phí chu kỳ sống sản phẩm; trung tâm trách nhiệm, đo lường thành quả hoạt động. “Managerial And Cost Accounting” của nhóm tác giả Larry M.Walther & Christopher J.Skousen (2009), đã trình bày: Vấn đề cơ bản KTQT: ra quyết định, kế hoạch, chiến lược, chiến thuật, dự toán ngân sách, thực hiện các phương pháp tính GTSP- các phương pháp quản trị sản xuất- các phương pháp phân tích, các công cụ kiểm soát, các thành phần GTSP và chi phí; phân tích chi phí- khối lượng- lợi nhuận 4 (C-V-P); tính GTSP theo công việc và hệ thống quản trị chi phí hiện đại; tính GTSP theo quá trình và tính GTSP trên cơ sở hoạt động. “Principles Of Cost Accounting” của tác giả Edward J.VanDerbeck (2010), đã trình bày: Vấn đề cơ bản KTCP: khái niệm, chức năng, mối quan hệ với KTTC và KTQT, các thành phần GTSP; kế toán NVL; kế toán NCTT; kế toán CP SXC; kế toán chi phí theo quá trình; dự toán ngân sách tổng thể và dự toán ngân sách linh hoạt; kế toán tính GTSP định mức; phân tích chi phí cho việc ra quyết định quản trị. “Uniform System of Accounts for Lodging Industry” của tác giả Hospitality Financial and Technology Professionals (2014), đã trình bày hệ thống tài khoản (doanh thu, chi phí) trong ngành công nghiệp lưu trú bao gồm các nội dụng: biểu mẫu, nội dung báo cáo tài chính; biều mẫu, nội dung báo cáo hoạt động kinh doanh (báo cáo KQHDKD theo hoạt động/ bộ phận chức năng); hệ thống tỷ số và hệ thống chỉ tiêu thống kê. Tại Việt Nam, trước năm 1995, chưa xuất hiện khái niệm KTQT trong thực hành kế toán. Hệ thống kế toán Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế; đồng thời đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Từ sau những năm 1995, sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, đặc biệt cần phải được quản lý bằng pháp luật, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu lực. Ngày 01/11/1995 Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán kèm theo Quyết định 1141/QĐ/BTC/CĐKT áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Hệ thống chế độ kế toán DN ban hành lần này bao gồm 4 bộ phận cơ bản: Chế độ tài khoản kế toán; Chế độ báo cáo tài chính; Chế độ chứng từ kế toán; Chế độ sổ sách kế toán. Trong mỗi chế độ đều bao gồm 2 phân hệ, một phân hệ mang tính bắt buộc, một phân hệ mang tính hướng dẫn, tạo sự linh hoạt cho kế toán đáp ứng các yêu cầu về thông tin cho quản trị nội bộ. Ngày 17/06/2003 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 3 thông qua Luật kế toán, số 03/2003/QH11 đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Theo đó, tại điều 4 khỏan 3 đã thừa nhận và đưa ra định nghĩa về KTQT như sau: “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hành KTQT ở DN. Để hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC, ngày 12/06/2006, hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp để hướng dẫn những nội dung KTQT cơ bản chung cho DN mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề kinh doanh thực hiện chức năng quản trị DN và các doanh nghiệp phải tự vận dụng thực hiện theo khả năng và mục tiêu cụ thể của Doanh nghiệp. 5 Giáo trình, sách KTQT, KTCP tại Việt Nam đã được các trường đại học khối ngành kinh tế, đặc biệt khối ngành kế toán nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy. Một số giáo trình, sách KTQT, KTCP tiêu biểu trong thời gian gần đây như: “Kế toán quản trị” của Bộ môn Kế toán quản trị- Phân tích hoạt động kinh doanh- Khoa Kế toán- Kiểm toán- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2011) đã trình bày: + Những vấn đề chung về KTQT: Quá trình hình thành và phát triển, vai trò, hệ thống KTQT và KTTC; + Các nội dung KTQT hay các phương thức- kỹ thuật KTQT: Phân loại chi phí, dự toán ngân sách, phân bổ chi phí, phân tích biến động chi phí, đánh giá trách nhiệm quản lý, phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận (C-V-P), quyết định về giá bán, quyết định về đầu tư dài hạn. “Kế toán chi phí” của Bộ môn Kế toán quản trị- Phân tích hoạt động kinh doanh- Khoa Kế toán- Kiểm toán- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2010), của tác giả Phạm Văn Dược và cộng sự (2010), của tác giả Bùi Văn Trường (2011) đã trình bày: Tổng quan về KTCP: Lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, chức năng, vai trò, hệ thống kế toán chi phí với KTQT và KTTC, kế toán chi phí trong môi trường cạnh tranh toàn cầu; + Các nội dung KTCP hay các phương thức- kỹ thuật KTCP: Phân loại chi phí và giá thành, PP xác định chi phí toàn bộ và PP xác định chi phí khả biến (chi phí trực tiếp), các mô hình tính GTSP (theo nguồn số liệu chi phí), các PP tính GTSP đơn vị. “Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị” của tác giả Phạm Văn Dược và Huỳnh Lợi (2009) đã trình bày: Lý luận cơ bản về KTQT: Sự ra đời và phát triển, bản chất- chức năng, vai trò, nội dung và phương pháp kỹ thuật; trình bày những đặc trưng về doanh nghiệp và hoạt động, quản trị hoạt động doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; trình bày mô hình và cơ chế vận hành mô hình KTQT trong doanh nghiệp. “Xây dựng mô hình Tổ chức kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” của tác giả Võ Văn Nhị và cộng sự (2011) đã trình bày: Tổng quan về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp: Bản chất- chức năng, vai trò, hệ thống kế toán và hệ thống thông tin kế toán, nội dung tổ chức công tác kế toán, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; trình bày thực trạng công tác kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; trình bày mô hình tổ chức KTTC- KTQT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu KTQT tại Việt Nam cũng được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu từ những năm 1950, đặc biệt là trong các luận án tiến sỹ. Những luận án nghiên cứu đầu tiên như: “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt (1995); “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các DN Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Dược (1997); và nhiều công trình 6 nghiên cứu khác. Từ năm 2000 trở lại đây, qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học KTQT trong DN sản xuất, thương mại, dịch vụ có liên quan đến chi phí đã được công bố thì có các nhóm chủ đề sau: Nhóm 1: Nhóm công trình nghiên cứu các vấn đề chung về KTQT trên phạm vi toàn lĩnh vực (sản xuất công nghiệp- xây lắp- nông nghiệp, thương mại, dịch vụ), hoặc từng lĩnh vực, hoặc từng ngành của lĩnh vực. Các công trình đã đi sâu nghiên cứu tổng quát về KTQT, về xây dựng nội dung và tổ chức KTQT trong các DN. Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) trong nghiên cứu “Tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý HĐKD trong các DN xây lắp Việt Nam” đã trình bày nội dung tổ chức KTQT trong DN theo 2 cách tiếp cận: Tổ chức KTQT theo chức năng thông tin (thu nhận thông tin và phân tích, xử lý thông tin) và tổ chức KTQT theo nội dung công việc. Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2010) trong nghiên cứu “Xây dựng nội dung và tổ chức KTQT cho các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam” đã hệ thống hóa, xây dựng những nội dung cơ bản của KTQT trong DN (Hệ thông kế toán chi phí và quản trị chi phí trong doanh nghiệp, dự toán, kế toán các trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý, thiết lập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định và dự báo) và những nội dung tổ chức KTQT trong DN (Tổ chức thu thập thông tin đầu vào, tổ chức phân loại và xử lý thông tin, tổ chức thiết lập và cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo KTQT, tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức ứng dụng tin học vào KTQT); đồng thời, nghiên cứu này cũng đã đề ra phương hướng tổ chức công tác KTQT trong DN nhỏ và vừa. Các tác giả cũng chỉ ra xu hướng vận dụng cho các lĩnh vực, các ngành của lĩnh vực SXKD, các loại hình DN và các loại quy mô của DN. Tuy nhiên, do đặc điểm của KTQT cung cấp các thông tin rất đa dạng và phong phú. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình, quy mô DN; đặc điểm của từng loại sản phẩm; cũng như quy trình công nghệ sản xuất. Vì vậy, KTQT cần có những nghiên cứu chuyên sâu cho các lĩnh vực, ngành đặc thù. Nhóm 2: Nhóm công trình nghiên cứu chung về KTQTCP và GTSP trên phạm vi toàn lĩnh vực (sản xuất công nghiệp- xây lắp- nông nghiệp, thương mại, dịch vụ), hoặc từng lĩnh vực, hoặc từng ngành của lĩnh vực trong phạm vi từng DN, tập đoàn hay nhóm DN cùng hình thức sở hữu hoặc cùng quy mô. Nghiên cứu trên phạm vi toàn lĩnh vực như: “Tổ chức KTQT và tính giá thành trong DN sản xuất ở Việt Nam” Trần Văn Dung (2002) cho rằng kế toán quản trị là vấn đề mới ở Việt Nam nên kế toán quản trị chi phí sản xuất và kế toán giá thành của kế toán tài chính được lồng ghép vào nhau. Do đó trong luận án này, tác giả đã đưa ra những giải pháp để tổ chức kế toán quản trị lồng ghép trong kế toán tài chính của các doanh nghiệp sản xuất nhằm từng bước đưa kế toán quản trị vào công tác kế toán tại các doanh nghiệp (Trần Văn Dung, 2002 theo Lê Thế Anh, 2017). 7 Một số các nghiên cứu trên phạm vi từng ngành kinh tế đặc thù trong phạm vi từng DN, tập đoàn hay nhóm DN cùng hình thức sở hữu hoặc hoặc cùng quy mô thời gian gần đây như: “Tổ chức KTQTCP trong các DN sản xuất bánh kẹo của Việt Nam” Nguyễn Hoản (2012); “Hoàn thiện KTQTCP vận tải tại các DN vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Vũ Thị Kim Anh (2012); “Hoàn thiện KTCP với việc tăng cường quản trị chi phí trong các DN chế biến thức ăn chăn nuôi” Trần Thị Dự (2012); “Hoàn thiện KTQTCP trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Nguyễn Thị Mai Anh (2014); “Vận dụng hệ thống phương pháp KTQTCP vào chu kỳ sống của sản phẩm tại các DN sản xuất gạch ốp lát Việt Nam” Nguyễn Thanh Huyền (2015); “Tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát chi phí trong các DN xây dựng công trình giao thông đường bộ” Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2016); “Nghiên cứu KTQTCP trong DN khai thác than, áp dụng cho Công ty cổ phần than cao sơn” Nguyễn Thị Bích Phượng (2016). Các công trình nghiên cứu sau năm 2010, về nhận định, đánh giá thực trạng đối tượng nghiên cứu: Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Phượng (2016) nhận định: Các tác giả nghiên cứu đã khắc phục được một phần tính chủ quan trong các nhận định, đánh giá đối tượng nghiên cứu của giai đoạn trước trên cơ sở sử dụng các phương pháp khoa học trong tiếp cận, khảo sát DN nghiên cứu (thu thập các thông tin sơ cấp, thứ cấp về đối tượng nghiên cứu qua nhiều hình thức như phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi, khảo sát qua phỏng vấn trực tuyến; sử dụng thống kê kinh tế trong đánh giá kết quả khảo sát,…). Về nội dung tổ chức KTQTCP, KTQTCP và tính GTSP xoay quanh các nội dung: Nhận diện chi phí- phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, kế toán trách nhiệm chi phí, xác định chi phí cho các đối tượng chịu chi phí, phân tích thông tin chi phí để kiểm soát chi phí và ra quyết định, hệ thống báo cáo KTQTCP, tổ chức thu thập- xử lý- cung cấp thông tin kế toán và tổ chức bộ máy KTQT. Tác giả còn đi sâu nghiên cứu khung khái niệm KTQTCP và tiến trình phát triển của KTQTCP do IFAC (1998) ban hành cũng như nghiên cứu sâu các phương pháp KTQTCP theo chu kỳ sống của sản phẩm Nguyễn Thanh Huyền (2015). Các công trình này đã đề cập sâu về vấn đề tổ chức KTQTCP, KTQTCP và tính GTSP theo phạm vi nghiên cứu của các công trình và trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thực tế và tính riêng biệt của hoạt động SXKD trong phạm vi từng DN, tập đoàn hay nhóm DN cùng hình thức sở hữu hoặc hoặc cùng quy mô. Nhóm 3: Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình KTQTCP trên phạm vi từng lĩnh vực, từng ngành của lĩnh vực. Ở nhóm chủ đề này, một số nghiên cứu gần đây như: “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các DN sản xuất dược phẩm Việt Nam” Phạm Thị Thuỷ (2007); “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các DN thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” 8 Trần Thế Nữ (2013); “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các DN sản xuất xi măng Việt Nam” Trần Thị Thu Hường (2014); “Xây dựng mô hình KTQTCP trong các DN xây dựng giao thông Việt Nam” Lê Thế Anh (2017). Nghiên cứu về chủ đề này, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu xây dựng mô hình KTQTCP chung trong DN: Nội dung KTQTCP hay các phương thức- kỹ thuật KTQTCP như: Phân loại chi phí, dự toán chi phí, phản ánh chi phí thực hiện, phân tích chi phí để kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả sử dụng của các bộ phận, báo cáo KTQT và ra quyết định kinh tế và cách thức tổ chức thực hiện nội dung KTQTCP: Tổ chức bộ máy KTQTCP, tổ chức chứng từ kế toán (thu thập thông tin)- tài khoản kế toán và sổ kế toán (xử lý thông tin)- báo cáo kế toán cung cấp thông tin (cung cấp thông tin). Tác giả còn đi sâu nghiên cứu chi tiết lịch sử KTCP trên thế giới và Việt Nam (Phạm Thị Thủy, 2007); nghiên cứu yêu cầu, nguyên tắc, nhân tố ảnh hưởng khi xây dựng mô hình (Trần Thị Thu Hường, 2014); nghiên cứu phương pháp luận xây dựng mô hình, phương pháp đánh giá và điều chỉnh mô hình (Lê Thế Anh, 2017). Các tác giả tiến hành khảo sát thực trạng tại các DN theo phạm vi nghiên cứu của các công trình và trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu đặc điểm thực tế và tính riêng biệt của hoạt động SXKD trong phạm vi từng lĩnh vực, từng ngành của lĩnh vực cụ thể để hoàn thiện nội dung mô hình nghiên cứu của mình. Do sự đa dạng về cung cấp thông tin phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nên việc nghiên cứu bổ sung xây dựng mô hình KTQTCP hiệu quả cho DN tại những ngành, những lĩnh vực còn khuyết là rất cần thiết. Khảo sát các công trình nghiên cứu KTQTCP trong Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam, cũng như tại tỉnh Đồng Nai, kết quả cho thấy: Các công trình nghiên cứu về KTQTCP đã được công bố, chỉ có một đề tài liên quan đến kế toán quản chi phí trong các DN kinh doanh khách sạn, luận án: “Hoàn thiện tổ chức KTQTCP, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam” (Văn Thị Thái Thu, 2008). Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập quan điểm nhận diệnCác chi phí đã bỏ ra để có các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng đã sử dụng tại thời điểm tính GTSP, thời điểm xác định KQHĐKD là CP SXKDDD và ghi nhận là Hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán hay quan điểm nhận diện- Các chi phí đã bỏ ra để có các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng đã sử dụng là chi phí sản phẩm- GTSP sản xuất thực tế, là chi phí trong kỳ- GVHB trên Báo cáo KQHĐKD, đồng thời lợi ích kinh tế có được từ các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng đã sử dụng là doanh thu trong kỳ. Trong khi đó, theo quan điểm chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, các chi phí đã bỏ ra để có các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng đã sử dụng là chi phí sản phẩmGTSP sản xuất thực tế, là chi phí trong kỳ- GVHB trên Báo cáo KQHĐKD, đồng thời 9 lợi ích kinh tế có được từ các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại phòng đã sử dụng là doanh thu trong kỳ phải ghi nhận là doanh thu trong kỳ. Mặt khác, việc nhận diện chi phí, tổ chức tài khoản ghi nhận chi phí cũng như thiết kế báo cáo chi phí quản trị thì chưa vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất cho ngành công nghiệp lưu trú (Uniform system of accounts for Lodging Industry) và hệ thống báo cáo thành quả chi phí theo hoạt động/bộ phận chức năng do Hiệp hội tài chính và công nghệ khách sạn quốc tế (HFTP- Hospitality Financial and Technology Professionals) ban hành- một hệ thống nhận diện phân loại chi phí- doanh thu, tài khoản ghi nhận chi phí- doanh thu và hệ thống báo cáo thành quả chi phí- doanh thu theo hoạt động/bộ phận chức năng áp dụng cho ngành công nghiệp lưu trú được rất nhiều tập đoàn quản lý khách sạn và khách sạn trên thế giới áp dụng. Việc thay đổi quan điểm nhận diện CP SXKDDD và vận dụng hệ thống tài khoản, báo cáo thành quả chi phí theo hoạt động/bộ phận chức năng thống nhất cho ngành công nghiệp lưu trú do tổ chức HFTP ban hành; cũng như việc nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về KTQTCP một cách khách quan trong DN kinh doanh khách sạn Việt Nam nói chung và khu vực địa lý, như tỉnh Đồng Nai nói riêng thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Từ nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học KTQTCP trong DN và những nhận định trên, đề tài: “Hoàn thiện KTQTCP tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là một vấn đề mới cần nghiên cứu. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng KTQTCP tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đưa ra giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu cụ thể: (1) Đánh giá thực trạng KTQTCP tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; (2) Giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhằm cung cấp thông tin chi phí cho các nhà quản trị trong nội bộ DN trong việc hoạch định, tổ chức- thực hiện, kiểm soát-đánh giá và ra các quyết định quản trị, điều hành SXKD khách sạn. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: KTQTCP tại Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh 10 Đồng Nai. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp thống kê mô tả. Với phương pháp định tính: Tác giả thu thập thông tin bằng việc sử dụng Bảng ghi chép để tường thuật lại các ghi chú cần thiết trong tình huống làm việc KTQTCP của tác giả thực tế tại Khách sạn Wooshu Biên Hòa (hiện nay là Khách sạn AURORA) và các ghi chú các kết quả tranh luận về KTQTCP giữa tác giả với chuyên gia trong quản lý khách sạn: Ông Trần Văn Hòa nguyên giám đốc tài chính khách sạn Wooshu Biên Hòa, các anh/chị Kế toán Công ty CP Quê Hương Liberty tại TP. Hồ Chí Minh, các anh/chị tư vấn Công ty TNHH Đối Tác Việt (DN cung cấp giải pháp phần mềm quản trị khách sạn Smile) và các anh/chị tư vấn Công ty TNHH Giải Pháp Phần Mềm Việt Á (DN cung cấp giải pháp phần mềm quản trị khách sạn GiHoTech). Tác giả xử lý kết quả bằng việc tổng hợp các ý kiến và quan điểm từ các Bảng ghi chép và sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả tổng hợp và lý thuyết KTQTCP theo từng nội dung để có kết quả tốt nhất và trình bày kết quả ở dạng viết. Với phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng Phiếu thu thập thông tin (Bảng câu hỏi) và gửi thư giấy trực tiếp (khách sạn 3 sao, 4 sao) hoặc email/ phỏng vấn qua điện thoại (các nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn, 1 sao, 2 sao). Tác giả xử lý kết quả bằng việc thống kê kết quả trả lời của các Phiếu thông tin và mô tả đối tượng theo kết quả thống kê được, đồng thời trình bày kết quả thu thập được ở dạng viết là chủ yếu. Trong quá trình trình bày kết quả khảo sát, tác giả kết hợp trình bày những nhận định của mình thông qua việc so sánh kết quả khảo sát thực tế và lý thuyết KTQTCP của đề tài. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng KTQTCP tại DN kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay, nhận định được những hạn chế và những nguyên nhân gây ra những hạn chế KTQTCP, luận văn đã đề xuất hoàn thiện phương pháp tính GTSPSX trong ngành kinh doanh khách sạn trên cơ sở thay đổi quan điểm nhận diện CP SXKDDD và vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất cho ngành công nghiệp lưu trú (Uniform system of accounts for Lodging Industry), hệ thống báo cáo thành quả chi phí theo hoạt động/bộ phận chức năng do Hiệp hội tài chính và công nghệ khách sạn quốc tế (HFTP) ban hành; đồng thời hoàn thiện một số nội dung KTQTCP, nội dung tổ chức KTQTCP để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin chi phí cho mục tiêu quản trị doanh nghiệp. 11 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về KTQTCP trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng KTQTCP tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan