Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty tnhh công nghệ phẩm thiên nam...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty tnhh công nghệ phẩm thiên nam

.DOCX
137
12
74

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Nguyễn Văn Dũng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Tác giả Hà Thị Hằng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:...................................................2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:...........................................................2 2.2 Câu hỏi nghiên cứu:..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:.....................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................3 5. Kết cấu luận văn:.............................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP...................................................................................................5 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng:.........................................................................5 1.1.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng:.............................................5 1.1.2 Cấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng:............................................ 10 1.1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logistics: 13 1.2 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng:................................................................. 14 1.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay:.......................16 1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng:....................................................... 17 1.4.1 Kế hoạch:................................................................................................. 17 1.4.2 Cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá:....................................................... 18 1.4.3 Sản xuất:.................................................................................................. 19 1.4.4 Giao hàng:................................................................................................ 19 1.4.5 Tối ưu hoá tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp:........................................ 19 1.4.6 Kế hoạch giảm chi phí:............................................................................ 19 1.4.7 Dịch vụ khách hàng:................................................................................ 20 1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng:........................20 1.5.1 Tiêu chuẩn “giao hàng”:.......................................................................... 20 1.5.2 Tiêu chuẩn “chất lượng”:......................................................................... 21 1.5.3 Tiêu chuẩn “thời gian”:............................................................................ 22 1.5.4 Tiêu chuẩn “chi phí”:............................................................................... 24 1.6 Một số mô hình trong quản lý chất lượng chuỗi cung ứng:............................24 1.6.1. Mô hình 5S:............................................................................................ 25 1.6.2. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)........................................ 26 1.6.3. Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000:...............................27 1.7 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở một số công ty trên Thế Giới:.............................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM THIÊN NAM.................31 2.1 Tổng quan về công ty:.................................................................................... 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:.......................................31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:..................................................................... 31 2.2 Tổng quan thị trường ngành bánh kẹo, socola:............................................... 32 2.2.1 Thị trường hoạt động của công ty:........................................................... 32 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:.............................................................. 33 2.2.3 Triển vọng dài hạn cho ngành bánh kẹo, sô cô la tại thị trường Việt Nam:34 2.2.4 Đối thủ cạnh tranh:................................................................................... 37 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:..................................................................................................................... 39 2.3.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 -> 2014:........................39 2.3.2. Thành tựu của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:................40 2.4 Phân tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam...................................................................41 2.4.1 Phân tích môi trường bên trong:............................................................... 41 2.4.2 Phân tích môi trường bên ngoài:.............................................................. 42 2.5 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:.......................................................................................................... 44 2.5.1 Thực trạng về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:.......................................................................... 44 2.5.2 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng: .. 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM THIÊN NAM...........................62 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:....62 3.2 Căn cứ và định hướng hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:................................................................. 62 3.2.1 Căn cứ và định hướng hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:.............................................................. 62 3.2.2 Định hướng hoàn thiệt hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam................................................................................................................62 3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:................................................................. 63 3.3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện về việc lập kế hoạch, dự báo nhu cầu:...............64 3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện việc cung ứng sản phẩm....................................65 3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện việc đặt hàng..................................................... 67 3.3.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện công tác giao hàng............................................. 67 3.3.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện về tối ưu hoá tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp: 68 3.3.6 Giải pháp 6: Quản lý hiệu quả chi phí trong công ty................................70 3.3.7Giải pháp 7: Nâng cao vị thế và năng lực của doanh nghiệp để cũng cố quyền lực đối với các đối tác:........................................................................... 70 3.3.9 Giải pháp 8: Áp dụng 5S trong quản lý kho bãi tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam:.................................................................................... 72 3.4 Kiến nghị:....................................................................................................... 75 3.4.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ và các cơ quan chức năng hữu quan:.........75 3.4.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành bánh kẹo:............................................ 77 KẾT LUẬN............................................................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á B2B : Business to Business - Doanh nghiệp với doanh nghiệp BMI : Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International CAGR : Compounded Annual Growth rate - Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép CB-CNV : Cán bộ công nhân viên CEO : Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành CP : Cổ Phần DHL : Công ty chuyển phát nhanh DHL DN : Doanh nghiệp ERP : Enterprice Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp FMCG : Fast Moving Consumer Goods - Nhóm hàng tiêu dùng nhanh GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO : International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá JIT : Just-In-Time - Hệ thống điều hành sản xuất NPP : Nhà phân phối SCM : Supply Chain Management - Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TQM : Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện UNFPA : United Nations Population Fund - Quỹ dân số liên hợp quốc VAT : Value Added Tax – Thuế giá trị gia tăng XNK : Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 : Mô hình quản trị chuỗi cung ứng...............................................................................09 Hình 1.2 : Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược..........................................................................11 Hình 1.3 : Các thành phần trong chuỗi cung ứng.....................................................................12 Hình 1.4 : Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng.............................................15 Hình 2.1 :Cơ cấu ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam năm 2020...................................36 Hình 2.2 : Ngành hàng tiêu biểu tại Việt Nam...........................................................................37 Hình 2.3 : Thị phần của thị trường bánh kẹo năm 2014........................................................38 Hình 2.4 : Các sản phẩm mới của công ty Thiên Nam năm 2015.....................................40 Hình 2.5 : Thương hiệu socola Beryl’s nổi tiếng tại Malaysia...........................................46 Hình 2.6 : Các thùng hàng chỉ ghi loại hàng hoặc tên sản phẩm và HSD nhỏ khó nhận diện......................................................................................................................................................55 Hình 2.7 : Nhãn decal sau khi sử dụng xong không được thu gom lại...........................56 Hình 3.1: Quy trình dự báo nhu cầu để đặt hàng......................................................................64 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012->2014.............39 Bảng 2.2: Bảng trình độ lao động tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam 41 Bảng 2.3: Một số lỗi thường xảy ra trong quá trình giao hàng...........................................49 Bảng 2.4: Hệ số vòng quay hàng tồn kho công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam................................................................................................................................................................58 Bảng 2.5: Hệ số vòng quay khoản phải thu công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam................................................................................................................................................................59 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi đề cập đến chuỗi cung ứng đều có chung câu hỏi “Quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Liệu công việc đó đã được thực hiện trong doanh nghiệp chúng tôi hiệu quả chưa? Nếu chưa chúng tôi phải làm gì?” Quả đúng như vậy, trong bối cảnh mà quản trị chuỗi cung ứng và logistics đang trở thành một xu hướng quan trọng, có ý nghĩa về mặt chiến lược với doanh nghiệp thì việc hiểu đúng và đi đúng hướng sẽ là bước đi quan trọng đầu tiên. Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là việc quy về một mối, thống nhất quản lý và cộng tác giữa các bộ phận. Trước đây, để bán một sản phẩm phải trải qua rất nhiều phòng ban, từ mua hàng đến bộ phận sản xuất, đến logistics, đến dịch vụ khách hàng... Công việc đó vẫn đang diễn ra ở tất cả các công ty. Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng việc không phối hợp linh hoạt giữacác phòng ban sẽ làm chuỗi cung ứng trở lên phức tạp. Điều đặc biệt, công việc tối ưu khi đó sẽ trở thành tối ưu cục bộ, dẫn đến lãng phí trong tổng thể doanh nghiệp. Nó chẳng khác gì làm cầu mà không có đường thông xe, chẳng khác gì mua nguyên vật liệu giá rẻ chất đống ở đấy để rồi sản xuất thì cầm chừng. Quan trọng hơn, bấy lâu nay, logistics và chuỗi cung ứng là những vùng đất mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đụng đến. Hoặc có “đụng” thì chỉ là những lướt nhẹ hơn là một cuộc đào xới, và tìm kiếm thực sự. Điều này cũng dễ giải thích bởi hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, các nhà điều hành (CEO, quản lý, ..) nghĩ rằng cần tập trung hơn cho marketing, cho bán hàng, cho khai phá thị trường. Đặc biệt là trong bối cảnh doanh nghiệp đang yếu toàn diện từ marketing, đến bán hàng, đến phát triển thị trường, kênh phân phối... Chưa nói đến dòng xoáy cạnh tranh không ngừng nghỉ với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và doanh nghiệp vô tình quên mất một vũ khí cạnh tranh thầm lặng đó là chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng thực sự 2 có thể giúp doanh nghiệp nhiều hơn ta tưởng trong cuộc chiến cạnh tranh đó. Thứ hai, là thiếu thông tin, thiếu sự minh bạch trong toàn chuỗi cung ứng. Khi hỏi một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp về mức độ hiệu quả của chuỗi cung ứng mà họ đang vận hành, thường thì câu trả lời là “Tốt, tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả”. Nhưng khi hỏi thêm “Tốt ở mức độ nào? Cơ sở nào anh/chị cho là tốt?” thì câu trả lời sẽ rất chung chung. Đấy cũng là căn bệnh chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam nằm trong số các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chuỗicung ứng. Hoạt động của công ty còn mang tính riêng lẻ, chi phí cung ứng còn cao, thời gian giao hàng chậm. Bên cạnh đó, trong quá trình cung ứng sản phẩm đến khách hàng công ty vẫn còn để xảy ra tình trạng thiếu hàng hoá, giao nhầm hàng. Chính điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của Thiên Nam trên thị trường. Để hoạt động hiệu quả và hạn chế được những yếu kém nàythì công ty cần chú trọng đến công tác hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình.Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn: “Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam” để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Từ lý luận và thực tế luận văn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài của mình, luận văn sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi cơ bản sau: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng hiện nay tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam như thế nào? Ưu và nhược điểm của hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty? Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam và các khách hàng của công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Không gian: Tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam - Thời gian: Khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2015 đến 10/2015 và sử dụng số liệu thứ cấp của công ty qua các năm. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định tính gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách và các bài báo khoa học về chuỗi cung ứng. - Phương pháp thảo luận: Phỏng vấn ban lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng, ban giám đốc và một số CB-CNV, một số khách hàng của công ty để xác định các nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty. - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê thông qua thu thập số liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. - Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam. Dữ liệu thu thập: Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Namnăm 2012 đến 09 tháng đầu năm 2015 và định hướng phát triển kinh doanh 2015. Các văn bản pháp lý có liên quan đến cơ chế hoạt động, chính sách của công ty. Các số liệu dophòng kế toán Công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam cung cấp. Bên cạnh đó cũng sử dụng các nguồn số liệu liên quan được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với độ tin cậy cao. Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phiếu khảo sát ý kiến của các chuyên gia là Ban lãnh đạo công ty Thiên Nam, các nhân viên trong công ty và một số 4 khách hàng lớn của công ty. 5. Kết cấu luận văn: Nội dung của luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng: 1.1.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng: 1.1.1.1 Chuỗi cung ứng: Cách đây hàng trăm năm, Napoléon Bonaparte (1769-1821) – Hoàng đế nước Pháp -là một chiến lược gia bậc thầy và là vị tổng tướng lĩnh tài ba, ông đã hiểu rõ về tầm quan trọng của những gì mà ngày nay chúng ta gọi là chuỗi cung ứng hiệu quả. Quan điểm của ông là nếu binh lính không được choăn đủ, quân đội sẽ không thể di chuyển.Người ta có thể thảo luận mọi kiểu chiến lược vĩ đại và cuộc diễn tập chớp nhoáng nhưng không ai trong số chúng sẽ khả thi nếu không tìm ra trước hết cách thỏa mãn những nhu cầu cung cấp hàng ngày cho quân đội về nhiên liệu, phụ tùng, thực phẩm, chổ trú ẩn và đạn dược. Chính những hoạt động đó có vẻ nhỏ lẻ của các sĩ quan hậu cần và đội ngũ cung ứng sẽ quyết định sự thành công của quân đội. Ngày nay, triết lý đó vẫn đúng trong kinh doanh, nếu hậu cần mạnh thì công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó, các công ty sử dụng thuật ngữ như “hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management). Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo chiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình: • “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, nhà kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” (Chopra and Meindl,2001, p.16) 6 • “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundamentals of Logistics Management” (Lambert và cộng sự, 1998, p.14) • Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩmvà phân phối chúng cho khách hàng – “An introduction to supply chain management” (Ganesham và cộng sự, 1995). Từ các định nghĩa trên tác giả rút ra về cơ bản chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất gồm: - Cung cấp: Tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ đâu và khi nào thì nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất. - Sản xuất: Là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng. - Phân phối: Là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mỗi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói một cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành phẩm sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: Tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng, hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống. 1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng: Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để hoạt động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi. Nghiên cứu này trích lược một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng, gồm: 7 Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung. Theo Viện quản trị cung ứng (2000) mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. 1 Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho,tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. 2 Trong luận văn này, tác giả giới thiệu và giải thích tại sao các khái niệm, các công cụ và hệ thống hỗ trợ ra quyết định lại quan trọng cho việc quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng. Nhưng quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Tác giả định nghĩa nó như sau: Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả của nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phụcvụ. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải tiến đồng thời các mức độ dịch vụ khách hàng và tính hiệu quả các hoạt động nội bộ của công ty trong chuỗi cung ứng. Dịch vụ khách hàng ở mức cơ bản nhất có nghĩa là luôn luôn đạt tỷ lệ đáp ứng 1 The Institute for supply management, “Glossary of key purchasing and supply terms”, 2000. 2 Courtesy of Supply chain Council, Inc. 8 đơn đặt hàng cao, tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn cao và tỷ lệ sản phẩm khách hàng trả lại vì bất cứ lý do gì phải ở mức thấp. Tính hiệu quả trong nội bộ công ty trong một chuỗi cung ứng có nghĩa là các công ty này có tỷ số thu hồi vốn đầu tư vào hàng tồn kho và vào các tài sản khác hấp dẫn và họ có cách giảm thiểu các chi phí sản xuất kinh doanh. Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi. Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong 5 lĩnh vực sau: Sản xuất: Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị. Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt động như một bộ phận giảm sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc trữ hàng tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu? Vị trí: Các nhà máy sản xuất và kho lưu trữ hàng cần được đặt ở đâu? Đâu là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng hoá? Có nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới. Một khi các quyết định này đã lập cần xác định các con đường sẵn có để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vận chuyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không nói chung là nhanh chóng và đáng tin cậy nhưng thường tốn kém. Vận chuyển bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng mất thời gian trung chuyển và không đảm bảo. Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ trữ hàng tồn cao hơn. Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn. Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về 9 việc sản xuất, lưu trữ cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất. Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng của công ty. Những gì mà công ty có thể làm và các cách mà nó có thể thực hiện trong thị trường của mình đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Nếu chiến lược của một công ty là phục vụ một thị trường khổng lồ và cạnh tranh giá trần, tốt hơn hết công ty đó phải có một chuỗi cung ứng được tối ưu hóa với chi phí thấp nhất. Công ty là gì và công ty có thể làm gì đều được định hình bởi chuỗi cung ứng và thị trường mà công ty phục vụ. Tóm lại: Dựa vào việc nghiên cứu một số quan điểm của các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là một phần nội dung không thể thiếu của chuỗi cung ứng. Để chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bền vững, hiệu quả và thể hiện tính liên kết chặt chẽ thì chuỗi cung ứng ấy phải được tổ chức quản lý một cách khoa học, linh hoạt, trong điều kiện tối cần thiết là các thành phần trong chuỗi phải liên kết, tương tác, hợp tác chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tập trung phân tích sâu hơn về định nghĩa chuỗi cung ứng theo quan điểm Lambert và Mentzer. Hình 1.1: Mô hình quản trị chuỗi cung ứng [Nguồn:Mentzer và cộng sự, 2001, tr.15] 10 Theo hình 1.1 thì chuỗi cung ứng là một hệ thống không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm mà còn bao gồm hệ thống kho vận, hệ thống bán lẻ và các khách hàng của nó. Trong quá trình vận hành của chuỗi, đòi hỏi các nhà phân phối phải gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, như vậy các nhà phân phối đóng vai trò là nhân tố chủ chốt có đặc quyền trong việc làm chủ dòng thực tế và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng dần trở thành một nhân tố cốt lõi để doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển. Theo Lambert et al. (1998) thì chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Chuỗi cung ứng được hiểu là một chuỗi các sản phẩm dịch vụ được liên kết chặt chẽ với nhau. Chuỗi cung ứng như là một mạng lưới của các tổ chức có liên quan đến nhau, thông qua mối liên kết từ các hoạt động nhỏ đến các hoạt động lớn và các hoạt động sản xuất tạo ra giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng cuối cùng. Một cách trực tiếp hay gián tiếp, các mắt xích của chuỗi cung ứng tham gia vào hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ và chịu tác động của nhiều nhân tố. 1.1.2 Cấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng: Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích của một hay nhiều chuỗi cung ứng khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp. Trong một doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp với nhau để thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ bên trong. Như vậy, có thể hiểu rằng thông qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp cung ứng, phân phối, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ bên ngoài chuỗi cung ứng. Khi một tổ chức mô tả chuỗi cung ứng riêng của họ, họ thường tự xem xét như là một doanh nghiệp trung tâm để xác định nhà cung cấp và khách hàng. Các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung ứng có doanh nghiệp trung tâm được gọi là các thành viên của chuỗi cung ứng. 1.1.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng liên kết nhiều doanh nghiệp độc lập với nhau, mỗi doanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan