Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty tnhh công nghệ và thực phẩm châu á ...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty tnhh công nghệ và thực phẩm châu á chi nhánh miền nam

.DOCX
133
42
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________ NGÔ ANH TUẤN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM CHÂU Á - CHI NHÁNH MIỀN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ________________ NGÔ ANH TUẤN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM CHÂU Á - CHI NHÁNH MIỀN NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Hướng nghề nghiệp Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THANH TÚ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty TNHH Công nghệ và thực phẩm Châu Á – Chi nhánh miền Nam ” là công trình nghiên cứu của tôi và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết luận và giải pháp trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Tác giả luận văn Ngô Anh Tuấn. năm 2015. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài..............................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 6. Bố cục của đề tài.......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIÊU THỊ.....................................................5 1.1 Tông quan về chiêu thị...........................................................................................5 1.1.1 Khái niệm chiêu thị..............................................................................................5 1.1.2 Vai trò của chiêu thị.............................................................................................5 1.1.3 Chức năng của chiêu thị......................................................................................6 1.1.4 Các môi trường ảnh hưởng đến chiêu thị...........................................................7 1.1.4.1 Yếu tố môi trường...............................................................................................7 1.1.4.2 Yếu tố marketing - mix........................................................................................8 1.2 Các thành phân trong công cụ chiêu thị...............................................................8 1.2.1 Quảng cáo.............................................................................................................8 1.2.1.1 Khái niệm...........................................................................................................8 1.2.1.2 Các hình thức quảng cáo....................................................................................9 1.2.2 Khuyến mãi......................................................................................................... 10 1.2.2.1 Khái niệm......................................................................................................... 10 1.2.2.2 Các hình thức khuyến mãi................................................................................ 10 1.2.3 Quan hệ công chúng.......................................................................................... 12 1.2.3.1 Khái niệm......................................................................................................... 12 1.2.3.2 Các hình thức quan hệ công chúng................................................................... 12 1.2.4 Bán hàng cá nhân.............................................................................................. 13 1.2.4.1 Khái niệm......................................................................................................... 14 1.2.4.2 Các hình thức bán hàng cá nhân...................................................................... 14 1.2.5 Tiếp thị trực tiếp................................................................................................. 14 1.2.5.1 Khái niệm......................................................................................................... 14 1.2.5.2 Các hình thức tiếp thị trực tiếp......................................................................... 15 1.3 Quản trị hoạt động chiêu thị................................................................................ 16 1.3.1 Các yếu tố quyết định đến cấu trúc chiêu thị..................................................... 16 1.3.2 Xác định mục tiêu chiêu thị............................................................................... 18 1.3.3 Xác định ngân sách dành cho chiêu thị............................................................. 18 1.3.4 Kiểm tra và đánh giá hiệu quả chiêu thị............................................................ 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM CHÂU Á – CHI NHÁNH MIỀN NAM............................................................................................................................ 20 2.1 Giới thiệu chung về công ty Micoem................................................................... 20 2.1.1 Sơ lược về công ty Micoem - Chi nhánh miền Nam.......................................... 21 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Micoem – Chi nhánh Miền Nam..........................21 2.1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ........................................................................ 22 2.1.3.1 Sản phẩm.......................................................................................................... 22 2.1.3.2 Thị trường tiêu thụ............................................................................................ 23 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Micoem – Chi nhánh miền Nam tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 - 2014...................................... 23 2.2 Thiêt ê và phân tích êt quả nghiên cứu về hoạt động chiêu thị của công ty Micoem – Chi nhánh Miền Nam............................................................................... 25 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 25 2.2.1.1 Nghiên cứu định tính........................................................................................ 25 2.2.1.2 Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 26 2.2.1.3 Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 26 2.2.2 Kết quả khảo sát mẫu nghiên cứu và đánh giá thang đo.................................. 28 2.2.2.1 Đặc trưng mẫu nghiên cứu............................................................................... 28 2.2.2.2 Kiểm định và đánh giá thang đo....................................................................... 28 2.2.3 Phân tích thực trạng hoạt động chiêu thị của công ty Micoem – Chi nhánh miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh.................................................................................. 29 2.2.3.1 Hoạt động quảng cáo....................................................................................... 30 2.2.3.2 Hoạt động khuyến mãi...................................................................................... 33 2.2.3.3 Hoạt động quan hệ công chúng........................................................................ 35 2.2.3.4 Hoạt động bán hàng cá nhân............................................................................ 37 2.2.3.5 Hoạt động tiếp thị trực tiếp.............................................................................. 40 2.2.4 Phân tích thực trạng về môi trường marketing – mix của công ty...................42 2.2.4.1 Sản phẩm.......................................................................................................... 42 2.2.4.2 Giá cả............................................................................................................... 43 2.2.4.3 Phân phối......................................................................................................... 43 2.3 Đánh giá chung về hoạt động chiêu thị của công ty Micoem – Chi nhánh miền Nam.................................................................................................................... 44 2.3.1 Ưu điểm.............................................................................................................. 45 2.3.2 Hạn chế............................................................................................................... 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM CHÂU Á – CHI NHÁNH MIỀN NAM................................................................................................................ 50 3.1 Định hướng phát triên công ty Micoem – Chi nhánh Miền Nam.....................50 3.1.1 Mục tiêu tổng quát và cụ thể của giải pháp....................................................... 50 3.1.1.1 Mục tiêu tông quát............................................................................................ 50 3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 50 3.1.2 Định hương phát triển........................................................................................ 50 3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp..................................................................................... 52 3.2.1 Kết quả nghiên cứu khách hàng........................................................................ 52 3.2.2 Thông tin thị trường mì ăn liền......................................................................... 53 3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị công ty Micoem - Chi nhánh Miền Nam.................................................................................................................... 53 3.3.1 Hoạt động quảng cáo......................................................................................... 53 3.3.1.1 Hoạt động quảng cáo truyền hình.................................................................... 54 3.3.1.2 Hoạt động quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên xe bus..................................55 3.3.1.3 Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo hiển thị, xây dựng mạng liên kết.................56 3.3.2 Hoạt động khuyến mãi....................................................................................... 58 3.3.3 Hoạt động quan hệ công chúng......................................................................... 59 3.3.3.1 Hoạt động tài trợ và từ thiện............................................................................ 60 3.3.3.2 Tô chức sự kiện................................................................................................. 61 3.3.4 Hoạt động bán hàng cá nhân............................................................................. 61 3.3.5 Hoạt động tiếp thị trực tiếp................................................................................. 62 3.3.5.1 Tên miền........................................................................................................... 62 3.3.5.2 Email Marketing............................................................................................... 63 3.3.5.3 Marketing qua mạng xã hội.............................................................................. 64 3.3.5.4 Xây dựng chiến lược thông qua các trang blog và diễn đàn.............................65 3.3.5.5 Tạo sự khác biệt từ Website.............................................................................. 66 3.4 Hiệu quả của các giải pháp.................................................................................. 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 67 KẾT LUẬN................................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Ngân sách dành cho hoạt động chiêu thị năm 2013 tại TP Hồ Chí Minh. Bảng 2.2. Thống kê thang đo quảng cáo. Bảng 2.3. Thống kê thang đo khuyến mãi. Bảng 2.4. Thống kê thang đo quan hệ công chúng. Bảng 2.5. Thống kê thang đo bán hàng cá nhân. Bảng 2.6. Thống kê thang đo tiếp thị trực tiếp. Bảng 3.1. Hoạt động quảng cáo truyền hình công ty Micoem - CN Miền Nam. Bảng 3.2. Hoạt động quảng cáo PSOM công ty Micoem - CN Miền Nam. Bảng 3.3. Hoạt động khuyến mãi công ty Micoem - CN Miền Nam. Bảng 3.4. Các chương trình tài trợ và ủng hộ của Micoem - CN Miền Nam. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Chiến lược đẩy và chiến lược kéo. Hình 2.1. Logo công ty Micoem. Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự công ty TNHH Châu Á – Chi nhánh miền Nam. Hình 2.3. Doanh thu bán hàng của Micoem – Chi nhánh Miền Nam. Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng của Micoem – Chi nhánh miền Nam từ 2009 - 2014. Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu của bài luận văn. Hình 2.6. Bảng giá mì các đối thủ cạnh tranh. Hình 3.1. Kết quả khảo sát về lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MICOEM : Công ty Công nghệ và Thực phẩm Châu Á. PR : Hoạt động quan hệ công chúng. PSOM : Vật phẩm quảng cáo. TP : Thành phố. TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn. WTO : Tổ chức thương mại thế giới. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tổng lượng gói / cốc mì tiêu thụ với 5,4 tỷ đơn vị mỗi năm (tức 56,2 gói mì / người / năm) sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ. Hiện nay, Việt Nam có trên 600 nhãn hiệu mì, bún, phở, gói ăn liền đang phân phối tại hệ thống siêu thị lớn như Coop mart, Maximark, Lotte Mart trong đó tỷ lệ hàng nội địa chiếm 95%. Năm 2013, ngành hàng mì gói ghi nhận mức tăng chậm hơn cả về khối lượng và giá trị, nhưng doanh thu đã vượt 1 tỷ USD (21,7 nghìn tỷ đồng), với khối lượng 432 ngàn tấn. Với sự phát triển của thị trường hàng tiêu dùng trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, từ các cửa hàng tạp hoá tại nông thôn cho đến các siêu thị tại các thành phố lớn, ai cũng có thể thấy sự có mặt đa dạng của mì ăn liền từ hương vị, kiểu dáng cho đến giá thành vô cùng phong phú của nhiều công ty thực phẩm nổi tiếng như Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket, Micoem. Ngoài ra còn chưa kể đến rất nhiều công ty mì gói nước ngoài cũng đang xâm nhập vào thị trường và có mặt ngày càng nhiều mang lại sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng. Ngày nay, hoạt động chiêu thị là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, nó đánh giá mức độ thành công và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Mì ăn liền là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của các hộ gia đình, người tiêu dùng cũng không quá cân nhắc đến khi chọn mua sản phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty nào được người tiêu dùng nhớ đến đầu tiên sẽ có nhiều cơ hội chọn mua. Nhận thức được điều này, được thành lập từ năm 1991 với tên gọi đầu tiên là công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực phẩm C&E, có trụ sở đặt tại số 604 đường Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội với dòng sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu mì cân Micoem. Năm 2000, sau gần 10 năm hoạt động, mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, trải qua hơn 20 năm phát triển với gần 1.000 cán bộ công nhân viên và đội ngũ kỹ sư lành nghề, công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng của công ty Micoem và 2 được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng như mì Cung Đình, Dim Dim, Mum mum, Gà nấm. Đối với các sản phẩm của công ty TNHH Công nghệ và thực phẩm Châu Á (Micoem), công ty đã chú trọng phát triển và quảng bá mì chủ yếu tập trung ở thị trường miền Bắc và đã chiếm được thị phần, lòng tin yêu của khách hàng. Nhưng khi đưa sản phẩm này vào miền Nam cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009 thì công ty Micoem phải cạnh tranh gay gắt với các công ty khác với hoạt động chiêu thị rất mạnh trên thị trường hiện giờ như Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni - President, Massan, Miliket và các hoạt động chiêu thị của công ty tuy có triển khai nhưng hiệu quả chưa cao nhất là tại khu vực sôi động như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã chú trọng để phát triển sản phẩm tốt dựa trên mức giá hợp lý, phát triển hệ thống phân phối hiện đại tuy nhiên các hoạt động chiêu thị quảng bá các sản phẩm của công ty còn sơ sài và còn chưa tập trung vào việc phát triển các hình thức để có thể thu hút và gây ấn tượng được khách hàng nhớ và tiêu dùng các sản phẩm mì của công ty Micoem. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của công ty như Vina Acecook, Massan đã triển khai tốt các công cụ chiêu thị của mình và thực hiện các hoạt động chiêu thị thường xuyên và quảng bá trên nhiều phương tiện truyền thông liên tục và đã gây ấn tượng được cho khách hàng và chiếm một thị phần lớn trong thị trường mì của cả nước. Việc tập trung vào các hoạt động chiêu thị của công ty Micoem tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn sắp tới là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty TNHH Công nghệ và thực phẩm Châu Á – Chi nhánh miền Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sau: thông qua tổng hợp cơ sở lý thuyết về chiêu thị, các công cụ chiêu thị và đánh giá thực trạng hoạt động chiêu thị sản phẩm mì ăn liền của công ty trong thời gian qua tại thị trường TP Hồ Chí Minh, nhận xét những mặt thành công, tồn tại trong hoạt động chiêu thị nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị sản phẩm mì ăn liền của công ty tại thị trường TP Hồ Chí Minh. 3 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: là các thành phần của hoạt động chiêu thị tại Công ty TNHH Công nghệ và thực phẩm Châu Á – Chi nhánh miền Nam. Đối tượng khảo sát: là các khách hàng đã và đang sử dụng sẩn phẩm mì gói của Công ty TNHH Công nghệ và thực phẩm Châu Á – Chi nhánh miền Nam tại TP Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu hoạt động chiêu thị sản phẩm mì ăn liền của công ty TNHH Micoem Chi nhánh Miền Nam tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: giới hạn thời gian 5 năm là năm 2009 - 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong phỏng vấn thu nhập các ý kiến và nhận định của các cán bộ quản lý và nhân viên nhằm xác định các yếu tố của hoạt động chiêu thị cần hoàn thiện của công ty. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong khảo sát khách hàng đánh giá của khách hàng về hiệu quả hoạt động chiêu thị, xác định các mặt hoạt động hiệu quả để phát huy và chưa hiệu quả để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị của công ty. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê và so sánh các thông tin thứ cấp thu thập được từ nguồn nội bộ công ty, từ tài liệu chuyên ngành, sách báo, internet… để làm cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chiêu thị của công ty. Cách tiếp cận của luận văn nghiên cứu: Chương 1: Tổng hợp cơ sở lý luận về chiêu thị và các công cụ của chiêu thị, quản trị chiêu thị, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị. Chương 2: Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để đánh giá và phân tích thực trạng về hoạt động chiêu thị của công ty. Từ đó rút ra được kết luận thực trạng, ưu điểm, nhược điểm của công ty theo kết quả khảo sát được. 4 Chương 3: Xác định được mục tiêu, định hướng phát triển, nâng cao hoạt động chiêu thị của công ty tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá thực trang của Công đã trình bày ở Chương 2 kết hợp với mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của công ty, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động chiêu thị cho công ty. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của đề tài còn chia làm ba chương sau đây: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIÊU THỊ. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM CHÂU Á – CHI NHÁNH MIỀN NAM. Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM CHÂU Á - CHI NHÁNH MIỀN NAM. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIÊU THỊ 1.1 Tông quan về chiêu thị 1.1.1 Khái niệm chiêu thị Chiêu thị là sự kết hợp đặc biệt của những công cụ chiêu thị mà công ty sử dụng để chuyển tải giá trị đến khách hàng sao cho thuyết phục và xây dựng quan hệ khách hàng. Toàn bộ tổ hợp chiêu thị của một công ty hay còn được gọi là tổ hợp truyền thông marketing là sự pha rộn đặc thù của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, khuyến mãi và công cụ marketing trực tiếp mà công ty sử dụng để chuyển tải một giá trị khách hàng sao cho thuyết phục và xây dựng quan hệ khách hàng. (Phillip Kotler và Gary Armstrong, 2012. Nguyên lý tiếp thị, trang 496 - 497) Như vậy, chiêu thị là những nỗ lực mà doanh nghiệp để thông báo, thuyết phục, khách hàng nhớ đến hình ảnh sản phẩm và mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động chiêu thị mà thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn. 1.1.2 Vai trò của chiêu thị Theo Phillip Kotler (2011), vai trò của chiêu thị được thể hiện qua các điểm sau: Chiêu thị là một nhân tố quan trọng hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing mix. Một doanh nghiệp đã có trong tay những sản phẩm tốt, giá bán hấp dẫn và tạo cho khách hàng những điều kiện mua sắm thuận lợi, nhưng nếu không hoạt động chiêu thị không tốt thì tất cả những điều đó có thể khách hàng vẫn không biết, hoặc quá trình khách hàng tự tiếp cận tới những sản phẩm hấp dẫn đó sẽ tốn rất nhiều thời gian do đó hoạt động chiêu thị sẽ giúp đẩy nhanh quá trình này. Đối với doanh nghiệp: Chiêu thị không chỉ giúp quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, mà còn cung cấp thông tin cho khách hàng về những lợi thế của sản phẩm, tăng thêm giá trị lợi ích cho khách hàng mà không tăng giá thông qua các chương chiêu thị, giúp doanh nghiệp duy trì được mức doanh nghiệp mong đợi, thậm chí 6 tăng doanh số của các sản phẩm và tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới, đồng thời xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp còn tạo được và duy trì mối quan hệ công chúng tốt đẹp với khách hàng của mình, tạo nên sự ưa thích thương hiệu trong khách hàng và xây dựng một hình ảnh thuận lợi, tốt đẹp cho công ty. Ngoài ra, hoạt động chiêu thị còn thúc đẩy người tiêu dùng thử sản phẩm và tạo cơ hội để tự sản phẩm có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác, tạo ấn tượng về sản phẩm cho khách hàng, nhắc nhở họ về những đặc tính và lợi ích mà sản phẩm mang lại, giúp cho công ty xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình cũng như sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng: Chiêu thị giúp giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường, tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động marketing của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đối với xã hội: Thông qua các hoạt động chiêu thị, các phương tiện truyền thông từng bước nâng cao chất lượng và giảm giá thành phát sóng cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình để phục vụ xã hội tốt hơn. Chiêu thị tạo ra công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp. Đồng thời, nó cũng tạo ra năng lực cạnh tranh và là yếu tố đánh giá sự năng động và phát triển của một nền kinh tế. 1.1.3 Chức năng của chiêu thị Theo Louis E. Boone & David L. Kurtz (2013), chức năng của chiêu thị được thể hiện qua các điểm sau: Chức năng thông tin: 7 Giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phầm, khắc sâu hình ảnh thương hiệu sản phẩm vào tâm trí khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và tin tưởng uy tín công ty. Nhắc nhở người tiêu dùng nhớ sự tồn tại của sản phẩm vào sâu trong tâm trí khách hàng, khắc sâu đặc tính vượt trội của sản phẩm, tạo mối liên kết giữa sản phẩm và khách hàng. Đồng thời tạo nên sự nhận biết rõ ràng sản phẩm trên thị trường, tránh mua hàng giả hàng nhái. Chức năng kích thích: Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của công ty, làm cho nhà trung gian, nhà phân phối tin tưởng vào sản phẩm hơn, kích thích họ đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn, làm cho quá trình quyết định mua của người tiêu dùng diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Chức năng liên kết: Hoạt động chiêu thị có chức năng liên kết tạo lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và nhóm công chúng. 1.1.4 Các môi trường ảnh hưởng đến chiêu thị Theo Louis E. Boone & David L.Kurtz (2013), các yếu tố ảnh hưởng đến chiêu thị được thể hiện qua các điểm sau: 1.1.4.1 Yếu tố môi trường -Yếu tố cạnh tranh: cạnh tranh luôn ảnh hưởng một cách trực tiếp nhất đến chiến lược chiêu thị của công ty, tăng hay giảm số lượng công ty cạnh tranh, thay đổi trong chiến lược cạnh tranh, sự xuất hiện các biện pháp khuyến mãi mới của các đối thủ đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ty. -Yếu tố công ty: Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình chiêu thị thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán hàng. Các nhà quản trị chiêu thị cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực 8 thi các kế hoạch chiêu thị, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau và các hoạt động marketing khác; bộ phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản phẩm mới thành công; bộ phận sản xuất nhằm huy động năng lực sản xuất (thiết bị, nhân lực) đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kế hoạch; bộ phận kế toán để hạch toán chi phí và thu nhập giúp cho việc điều hành hoạt động marketing có hiệu quả. 1.1.4.2 Yếu tố marketing - mix -Yếu tố sản phẩm: là thành phần cơ bản nhất trong Marketing, sản phẩm là một tập hợp những thuộc tính bao gồm không những khía cạnh vật chất cơ bản mà còn những đặc tính để phục vụ các khách hàng của công ty. -Yếu tố giá cả: là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của công ty, việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. -Yếu tố phân phối: là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng trung gian khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp. 1.2 Các thành phân trong công cụ chiêu thị 1.2.1 Quảng cáo 1.2.1.1 Khái niệm Theo luật Thương mại (2005), quảng cáo là hoạt động xục tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu tới khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan