Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hóa nông lúa vàng...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty tnhh hóa nông lúa vàng

.DOC
117
5
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------------------- HỒ THU THẢO HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH HÓA NÔNG LÚA VÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ----------------------- HỒ THU THẢO HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH HÓA NÔNG LÚA VÀNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Huỳnh Đức Lộng. Các thông tin, số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Hồ Thu Thảo MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM........................ 8 1.1 Khái niệm và vai trò kế toán trách nhiệm .................................................... 8 1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm ........................................................... 8 1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm ........................................................ 10 1.2 Sự phân cấp quản lý ..................................................................................... 11 1.2.1 Phân cấp quản lý ............................................................................... 11 1.2.2 Ưu và nhược điểm của phân cấp quản lý .......................................... 12 1.2.3 Mối quan hệ giữa sự phân cấp quản lý với hệ thống KTTN ............ 13 1.3 Các trung tâm trách nhiệm ......................................................................... 14 1.3.1 Trung tâm chi phí ............................................................................. 14 1.3.2 Trung tâm doanh thu ......................................................................... 15 1.3.3 Trung tâm lợi nhuận ......................................................................... 16 1.3.4 Trung tâm đầu tư .............................................................................. 16 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm ............ 17 1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí....................................17 1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu.............................19 1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận..............................19 1.4.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư.....................................20 1.5 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm.........................................22 1.5.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí.................................................22 1.5.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu...........................................23 1.5.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận............................................23 1.5.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư..........................................24 1.6 Một số nội dung liên quan đến KTTN.........................................................................24 1.6.1 Dự toán ngân sách...................................................................................................24 1.6.2 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm.........................................25 1.6.3 Phân tích biến động chi phí.................................................................................26 1.6.4 Định giá sản phẩm chuyển giao........................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH HÓA NÔNG LÚA VÀNG......................................................28 2.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng..................................................................28 2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty..................28 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 28 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 29 2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty 29 31 2.1.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty .31 2.1.2 Tình hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH HN Lúa Vàng.............33 2.1.2.1 Các chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại công ty 33 2.1.2.2 Ứng dụng tin học trong kế toán tại công ty 33 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 34 2.2 Giới thiệu quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu về việc thực hiện KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng............................................................35 2.2.1 Mục tiêu khảo sát và thu thập dữ liệu............................................................35 2.2.2 Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu..........................................................35 2.2.3 Nội dung khảo sát và thu thập dữ liệu:..........................................................35 2.2.4 Phương pháp khảo sát và thu thập:..................................................................35 2.2.5 Kết quả khảo sát:......................................................................................................36 2.3 Thực trạng công tác KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng....37 2.3.1 Phân cấp quản lý tại công ty...............................................................................37 2.3.2 Các trung tâm trách nhiệm..................................................................................42 2.3.2.1 Trung tâm chi phí 42 2.3.2.2 Trung tâm doanh thu 44 2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận 44 2.3.2.4 Trung tâm đầu tư 44 2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả tại các TTTN...................................................44 2.3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả tại trung tâm chi phí 45 2.3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả tại trung tâm doanh thu 45 2.3.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả tại trung tâm lợi nhuận 46 2.3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả tại trung tâm đầu tư46 2.3.4 Báo cáo đánh giá thành quả tại các TTTN...................................................46 2.3.4.1 Báo cáo đánh giá thành quả tại trung tâm chi phí 46 2.3.4.2 Báo cáo đánh giá thành quả tại trung tâm doanh thu 51 2.3.4.3 Báo cáo đánh giá thành quả tại trung tâm lợi nhuận 52 2.3.4.4 Báo cáo đánh giá thành quả tại trung tâm đầu tư 53 2.3.5 Thực trạng các nội dung liên quan đến KTTN...........................................55 2.3.5.1 Dự toán ngân sách: 55 2.3.5.2 Phân bổ chi phí 2.3.5.3 Phân tích biến động chi phí 57 58 2.3.5.4 Định giá sản phẩm chuyển giao 58 2.4 Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng......................................................................................................................58 2.4.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý và phân cấp quản lý.........................................58 2.4.2 Về việc tổ chức các TTTN..................................................................................60 2.4.3 Về các chỉ tiêu đánh giá tại các TTTN..........................................................60 2.4.4 Về báo cáo đánh giá thành quả tại các TTTN............................................61 2.4.5 Về các vấn đề liên quan đến KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng...............................................................................................................................................62 2.4.5.1 Về công tác lập dự toán 2.4.5.2 Phân bổ chi phí 2.4.5.3 Phân tích biến động chi phí 62 62 63 2.5 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hệ thống KTTN tại công ty .. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................64 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM....65 TẠI CÔNG TY TNHH HÓA NÔNG LÚA VÀNG......................................................65 3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công Ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng..............................................................................................................................................65 3.1.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý............................................................65 3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý......................................................65 3.1.3 Phù hợp giữa lợi ích và chi phí..........................................................................65 3.1.4 Đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống báo cáo trách nhiệm và cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho nhà quản trị..................................66 3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng..............................................................................................................................................66 3.2.1 Tổ chức lại bộ máy quản lý và sự phân cấp quản lý tại công ty........66 3.2.2 Hoàn thiện việc xác lập các trung tâm trách nhiệm.................................70 3.2.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các TTTN ..................71 3.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 71 3.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 72 3.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 72 3.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 73 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các TTTN.......................73 3.2.4.1 Hoàn thiện báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 74 3.2.4.2 Hoàn thiện báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 79 3.2.4.3 Hoàn thiện báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 80 3.2.4.4 Hoàn thiện báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư 81 3.2.5 Hoàn thiện một số nội dung liên quan đến KTTN tại công ty............82 3.2.5.1 Xây dựng hệ thống dự toán ngân sách 3.2.5.2 Phân bổ chi phí 3.2.5.3 Phân tích biến động chi phí 82 82 82 3.3 Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công Ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng.................................................................................................................................83 3.3.1 Về phía Ban lãnh đạo công ty............................................................................83 3.3.2 Về phía phòng kế toán...........................................................................................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................85 KẾT LUẬN.........................................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGĐ : Ban giám đốc BKS : Ban kiểm soát BVTV : Bảo vệ thực vật CP : Chi phí CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CP NVL TT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP SXC : Chi phí sản xuất chung DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu ERP : Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp GĐ : Giám đốc HĐTV : Hội đồng thành viên HTK : Hàng tồn kho HN : Hóa Nông ISO : Tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa KTQT : Kế toán quản trị KTTC : Kế toán tài chính KTTN : Kế toán trách nhiệm LN : Lợi nhuận NQT : Nhà quản trị Phòng HC_NS : Phòng hành chính nhân sự Phòng IT : Phòng công nghệ thông tin Phòng QC : Phòng kiểm định chất lượng Phòng R&D : Phòng nghiên cứu phát triển QLDN : Quản lý doanh nghiệp SP : Sản phẩm SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định TTTN : Trung tâm trách nhiệm VN : Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu Bảng 1.3: Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận Bảng 2.1: Doanh thu, lợi nhuận và số lao động bình quân qua các năm Bảng 2.2: Báo cáo kết quả sản xuất năm 2017 Bảng 2.3: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất năm 2017 Bảng 2.4: Báo cáo chi phí quản lý năm 2017 Bảng 2.5: Báo cáo chi phí bán hàng vụ Hè Thu năm 2017 Bảng 2.6: Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu theo sản phẩm năm 2017 Bảng 2.7: Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu theo khu vực năm 2017 Bảng 2.8: Báo cáo tình hình lợi nhuận công ty năm 2017 Bảng 2.9: Báo cáo tình hình đầu tư năm 2017 Bảng 2.10: Bảng so sánh tình hình đầu tư năm 2017 so với năm 2016 Bảng 3.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức Bảng 3.2: Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bảng 3.3: Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Bảng 3.4: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất chung Bảng 3.5: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm CP dự toán theo khoản mục Bảng 3.6: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán theo bộ phận Bảng 3.7: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu Bảng 3.8: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Bảng 3.9: Báo cáo phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ Bảng 3.10: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thiết kế lại Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và số lao động bình quân qua các năm 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một trong những nội dung quan trọng của kế toán quản trị (KTQT), là quá trình tập hợp và báo cáo thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong tổ chức. KTTN thực hiện mục tiêu đánh giá trách nhiệm bằng cách đưa ra các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá kết quả công việc của mỗi cá nhân, bộ phận trong tổ chức. KTTN được xem là một trong những công cụ quản lý tài chính hữu ích giúp nhà quản trị (NQT) đưa ra các quyết định một cách chính xác, nhanh chóng và phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời, KTTN cũng thúc đẩy, khuyến khích các NQT phát huy năng lực quản lý của mình để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chung của doanh nghiệp (DN). KTTN ngày càng thể hiện vai trò và vị trí quan trọng trong việc quản lý tại các DN trên thế giới, nhất là đối với các nước có nền kinh tế phát triển. Tại Việt Nam (VN), việc vận dụng KTTN vẫn còn chưa phổ biến và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các DN. Để phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay, các DN cần không ngừng nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD). Do đó, việc nghiên cứu và tổ chức hệ thống KTTN tại các DN là một yêu cầu cấp thiết. Công ty TNHH Hóa Nông (HN) Lúa Vàng là công ty đã có hơn mười năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại VN. Sản phẩm (SP) của công ty được đông đảo bà con nông dân tín nhiệm. Chiến lược kinh doanh của công ty là dẫn đầu về chi phí (CP) với chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh. Công ty có phạm vi hoạt động rộng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, SP kinh doanh đa dạng, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gồm nhiều bộ phận. Với quy mô lớn và hệ thống quản lý nhiều cấp đã gây khó khăn cho nhà quản trị công ty trong việc đánh giá trách nhiệm quản lý của từng bộ phận, cá nhân trong DN cũng như xác định được nguyên nhân khi có vấn đề phát sinh. Nhận thức được KTTN chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đánh 2 giá thành quả quản lý tại các bộ phận nên công ty đã bước đầu xây dựng hệ thống KTTN, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống KTTN là một nhu cầu cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan trên, trên cơ sở lý luận về KTTN và thực tế nghiên cứu tại Công ty, tác giả thực hiện đề tài “Hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng” cho luận văn của mình. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu nước ngoài - Martin N. Kellogg (1962), “Fundamentals of Responsibility Accounting”, National Association of Accountants. Nghiên cứu đã chỉ ra nguyên tắc cơ bản trong thiết lập hệ thống KTTN là việc phân chia tổ chức thành các bộ phận theo chức năng và gắn với từng trách nhiệm cụ thể, thực hiện giám sát quản lý thông qua báo cáo của từng cấp quản lý tương ứng. Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ của KTTN với phân cấp quản lý và kế toán chi phí. - Ahmed Belkaoui (1981), “The Relationship between self – disclosure Style and Attitude to Responsibility Accounting”, Organization and Society, Vol.6, N4, P 181189”. Tác giả làm rõ các khái niệm về KTTN, về các trung tâm trách nhiệm (TTTN) và các điều kiện áp dụng KTTN trong tổ chức. Đồng thời, tác giả đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố con người trong sự thành công của hệ thống KTTN. - Emma I. Okoye (2009), “Improvement of Managerial Performance in Manufactoring Organizations: An Application of Responsibility Accounting”, Journal of Management Sciences, Vol.9, No. 1, P 1-17. Tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa KTTN và thành quả quản lý trong các DN sản xuất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra KTTN là công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý. - Eman Al Hanini (2013), “The Extent of Implementing Responsibility Accounting Features in the Jordanian Banks”, European Journal of Business and 3 Management. Vol.5, No.1. Nghiên cứu nhằm xác định mức độ thực hiện KTTN trong các ngân hàng Jordan. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện KTTN tại các ngân hàng này liên quan đến sự phân chia các bộ phận trong cơ cấu tổ chức thành các TTTN, việc qui định trách nhiệm quyền hạn rõ ràng đối với nhà quản lý tại các TTTN, sự phân bổ CP và doanh thu (DT) theo chức năng của từng trung tâm. Tác giả nhấn mạnh việc sử dụng dự toán để kiểm soát và làm cơ sở để đánh giá thành quả của mỗi TTTN. Bên cạnh đó, hệ thống khen thưởng cũng được xây dựng dựa trên cơ sở các thành quả này. - Alpesh T. Patel (2013), “Responsibility Accounting: A study in theory and practice”, Indian Journal of Applied Research, Accountancy. Volume: 3, Issue: 3. Bài báo tổng hợp lý thuyết về KTTN, nêu ra định nghĩa, mục tiêu và ý nghĩa của KTTN. Tác giả xác định TTTN là một bộ phận của tổ chức và người quản lý bộ phận chịu trách nhiệm về quyết định của họ. Nghiên cứu khẳng định hệ thống KTTN rất hữu ích trong các DN có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng và cơ cấu tổ chức chia thành nhiều phòng ban, bộ phận mà có chuyên gia quản lý chịu trách nhiệm mỗi phòng ban như tại Công ty Hindustan Unilever. Tác giả cũng đề cập đến phương pháp chuyển giá giữa các trung tâm lợi nhuận (LN) trong công ty. - Metin Allahverdi (2014), “Centrifugal Administration and Responsibility Accounting System in Businesses”, The Clute Institute International Academic Conference Munich, Germany. Bài nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của sự phân cấp quản lý trong DN, nhấn mạnh mối quan hệ giữa phân quyền quản lý và KTTN để có thể đánh giá được trách nhiệm của các cấp quản lý. 2.2. Nghiên cứu trong nước Phạm Văn Dược và cộng sự (2009),“Thiết lập hệ thống báo cáo KTTN bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM. Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTN, trình bày các định hướng về thiết kế, xác lập các chỉ tiêu đo 4 lường và lập báo cáo KTTN phù hợp với đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của loại hình DN sản xuất. Trần Văn Tùng (2010), “Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh Tế Tp.HCM. Tác giả đã hệ thống những nghiên cứu về mặt lý luận của hệ thống báo cáo KTTN; trình bày những đặc thù cũng như mô hình tổ chức KTTN trong các công ty cổ phần tại một số nước phát triển trên thế giới; nêu ra các đặc trưng trong công tác kế toán, hệ thống báo cáo KTTN trong công ty niêm yết tại VN và đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến trong các công ty niêm yết với cơ chế quản lý theo mô hình tổng công ty, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Qua đó tác giả thiết kế hệ thống báo cáo trách nhiệm phù hợp cho tổng công ty đồng thời, tác giả cũng đề ra các điều kiện cụ thể để xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm trong các công ty niêm yết. Phạm Văn Đăng (2011); “Một số vấn đề về KTTN ở các DN niêm yết”, tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 11. Bài viết nhấn mạnh KTTN có vai trò là một công cụ kiểm soát trong DN, đặc biệt trong các DN niêm yết, KTTN là rất cần thiết nhằm giúp nhà quản lý cấp cao giám sát và đánh giá trách nhiệm của cấp dưới để có những điều chỉnh kịp thời đối với những hoạt động chưa đạt hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Nguyễn Thị Minh Phương (2013), “Xây dựng mô hình KTTN trong các DN sản xuất sữa tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Tác giả nghiên cứu về việc tổ chức hệ thống KTTN tại các DN sản xuất sữa tại Việt Nam. Nghiên cứu trình bày cách xây dựng hệ thống báo cáo KTTN nhằm hướng đến việc cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý bộ phận. Đàm Lan Phương (2014), “KTTN và ứng dụng KTTN tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thái Nguyên-TNG”, tạp chí Khoa học & Công nghệ. Bằng nghiên cứu định tính tác giả đã chỉ ra ba nội dung cần tập trung để hoàn thiện công tác KTTN tại 5 công ty bao gồm: tổ chức các TTTN và phân quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm; tổ chức lập dự toán tại các TTTN; tổ chức hệ thống báo cáo tại các TTTN và đánh giá thành quả của các trung tâm. Hồ Mỹ Hạnh (2014), “KTTN và mối quan hệ với cấu trúc tổ chức của DN”, tạp chí tài chính, số 12. Bài viết phân tích hệ thống KTTN trong mối quan hệ với cấu trúc tổ chức kinh doanh. Tác giả nghiên cứu việc áp dụng KTTN tại các DN xăng dầu. Theo tác giả, tuy các DN này chưa vận dụng thông tin kế toán trong đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, nhưng cơ cấu tổ chức của các DN này đã có sự phân cấp rõ ràng, không chồng chéo. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các TTTN và là cơ sở tác giả kiến nghị về mô hình KTTN áp dụng cho các DN này. Hoàng Thị Hương (2016), “KTTN và thực tiễn áp dụng vào VN”, tạp chí tài chính, số 2. Bài viết nêu lên bản chất của KTTN và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng KTTN vào các DN hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình tổ chức KTTN theo các TTTN áp dụng cho Công ty CP Bia Hà Nội-Hải Phòng. Bên cạnh các nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tác giả có tham khảo một số luận văn thạc sĩ của Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM có nội dung liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống KTTN tại một DN cụ thể. Đa số các công trình đều tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về KTTN và đánh giá được thực trạng hệ thống KTTN tại DN. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN phù hợp với mô hình tổ chức riêng biệt tại mỗi DN nghiên cứu . Tựu chung lại, các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò của KTTN là một công cụ kiểm soát hiệu quả và cần thiết đối với các DN. Các nhà nghiên cứu đã hệ thống các nội dung cơ bản của KTTN cùng với các đề xuất về phương hướng vận dụng KTTN vào các ngành nghề, lĩnh vực và DN cụ thể. Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những quan điểm, nội dung, phương pháp đánh giá và các vấn đề liên quan đến KTTN từ các nghiên cứu kể trên, tác giả xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Từ đó tiếp cận, đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống KTTN tại Công ty TNHH Hóa 6 Nông Lúa Vàng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại DN. 3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát: nhằm hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. • Mục tiêu cụ thể: ü Đánh giá thực trạng hệ thống KTTN tại công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. ü Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ü Thực trạng hệ thống KTTN tại công ty được tổ chức và thực hiện như thế nào? ü Những giải pháp chính nào giúp hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: hệ thống KTTN tại doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. • Phạm vi nghiên cứu: ü Về không gian: tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. ü Về thời gian: hệ thống báo cáo, số liệu công ty năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, cụ thể tác giả sử dụng các phương pháp sau: • Phương pháp thu thập, so sánh, phân tích các tài liệu như: các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo, luận án, luận văn về KTTN để hệ thống hóa lý luận về KTTN. • Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tế tại đơn vị, khảo sát bằng phỏng vấn ban lãnh đạo công ty và nhân viên phòng kế toán để mô tả, phân tích, đánh giá thực 7 trạng hệ thống KTTN tại công ty. • Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, suy luận để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty. 6. Đóng góp của đề tài Tác giả tập trung phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KTTN đang áp dụng tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty, hướng đến việc sử dụng KTTN một cách có hiệu quả. Các giải pháp được đề xuất như sau: • Tổ chức lại cơ cấu tổ chức, sự phân cấp quản lý và hoàn thiện các TTTN. • Hoàn thiện hơn các chỉ tiêu đánh giá và hệ thống báo cáo đánh giá thành quả của các bộ phận đang sử dụng. • Hoàn thiện một số nội dung khác liên quan đến KTTN tại công ty. Bên cạnh đó, thông qua nội dung nghiên cứu, đề tài cũng hướng đến những đóng góp tích cực đối với việc tổ chức và hoàn thiện hệ thống KTTN của các DN khác có các điều kiện tương đồng hoặc trong cùng ngành thuốc BVTV. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về KTTN. Chương 2: Thực trạng hệ thống KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1. Khái niệm và vai trò kế toán trách nhiệm 1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, nên quá trình hình thành và phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT. KTQT sử dụng hệ thống KTTN để phân loại cấu trúc tổ chức thành các TTTN, trên cơ sở đó nhằm đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó. KTTN được đề cập lần đầu tiên tại Mỹ trong tác phẩm “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” của Ailman, H.B.1950. Kể từ đó, KTTN được nghiên cứu bởi nhiều tác giả tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong quá trình phát triển của KTTN, đã có khá nhiều định nghĩa về KTTN dưới dạng các quan điểm khác nhau, trong đó tác giả tổng hợp một số quan điểm tiêu biểu như sau: Quan điểm 1: KTTN để kiểm soát chi phí Theo quan điểm của John A Higgins (1952) cho rằng KTTN là công cụ để kiểm soát CP và đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân, xác định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong đơn vị. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Anthony A.Athinson, Rajiv.D.Banker, Robert S và S.Mark Young (1997) thì cho rằng KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong tổ chức nhằm cung cấp thông tin liên quan đến CP, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ kiểm soát. Theo nhóm tác giả Jerry J. Weygandt, Paul D, Kimmel, Donald E. Kieso (2008), KTTN là một thành phần của KTQT, liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và CP và nhà quản lý có quyền quyết định đối với vấn đề đó trong hoạt động hàng ngày. Nhà quản lý có thể điều hành tổ chức một cách hiệu quả thông qua việc kiểm soát chi phí.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan