Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp gỗ giang ở huyện thạch thất, h...

Tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp gỗ giang ở huyện thạch thất, hà nội

.DOCX
108
5
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP GỖ GIANG Ở HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP GỖ GIANG Ở HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC HIỆP HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................i DANH MỤC HÌNH........................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................... 9 1.1. Khái luận..................................................................................................9 1.1.1. Chiến lược..........................................................................................9 1.1.2. Quản trị chiến lược..........................................................................11 1.1.3. Hoạch định chiến lược.....................................................................13 1.1.4. Vai trò của công tác hoạch định chiến lược.................................... 15 1.1.5. Tiêu chí đánh giá công tác hoạch định chiến lược..........................16 1.2. Quy trình và nội dung hoạch định chiến lƣợc....................................... 19 1.2.1. Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp........................... 19 1.2.2. Xác định mục tiêu.............................................................................20 1.2.3. Phân tích môi trường tác động đến doanh nghiệp...........................21 1.2.4. Lựa chọn chiến lược........................................................................ 24 1.3. Kinh nghiệm hoạch định chiến lƣợc cho doanh nghiệp........................ 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH......................... 40 CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GỖ GIANG..............40 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Gỗ Giang............................................... 40 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................40 2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty.................................................................... 44 2.1.3. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty................46 2.2. Phân tích những ảnh hƣởng của môi trƣờng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Gỗ Giang..............................................................................48 2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài:.....................................................48 2.2.2. Môi trường bên trong.......................................................................58 2.3. Thực trạng công tác hoạch định của Gỗ Giang giai đoạn 2008 - 2014..63 2.3.1. Tình hình xây dựng sứ mệnh và mục tiêu của công ty.....................63 2.3.2. Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh.........................................64 2.4. Đánh giá chung về công tác hoạch định chiến lƣợc của Gỗ Giang.......68 2.4.1. Kết quả.............................................................................................68 2.4.2. Những vấn đề đặt ra........................................................................ 68 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC........................ 70 3.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của Gỗ Giang.......................70 3.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh...........................................................................70 3.1.2. Mục tiêu........................................................................................... 71 3.2. Hoạch định và lựa chọn các chiến lƣợc.................................................71 3.2.1. Nhu cầu thị trường...........................................................................71 3.2.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu...................72 3.2.3. Khả năng khác biệt hóa................................................................... 73 3.2.4. Lựa chọn các chiến lược thích hợp..................................................74 3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lƣợc đã lựa chọn..................75 3.3.1. Giải pháp về nguồn vốn...................................................................75 3.3.2. Giải pháp về công nghệ................................................................... 76 3.3.3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu...................................................... 78 3.3.4. Giải pháp về thị trường....................................................................79 3.3.5. Giải pháp về marketing....................................................................79 3.3.6. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm............................ 80 3.3.7. Giải pháp về nguồn nhân lực...........................................................82 3.3.8. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường làng nghề.......................... 83 3.4. Kiến nghị................................................................................................85 3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước:............................................................85 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngành:.................................................................87 3.4.3. Về phía công ty.................................................................................88 PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................90 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 i DANH MỤC HÌNH STT HÌ 1 ii Hìn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh biến động và có tính toàn cầu nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp không thể có đƣợc sự thành công lâu dài, bền vững nếu nhƣ không có chiến lƣợc đúng đắn. Chiến lƣợc của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động cạnh tranh và các hƣớng tiếp cận kinh doanh mà ban giám đốc sử dụng để điều doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút và làm hài lòng khách hàng, chiếm giữ vị thế trên thị tr ƣờng, điều hành các hoạt động của công ty, cạnh tranh thành công và đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Chiến lƣợc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của một tổ chức. Theo Tôn Tử, danh nhân lỗi lạc của Trung Hoa đã nhận định: “Có chiến lƣợc mà không có chiến thuật là con đƣờng chông gai đi tới thắng lợi, có chiến thuật mà không có chiến lƣợc thì chỉ là những níu kéo tr ƣớc khi thất trận”. Chiến lƣợc đƣợc xem nhƣ là một kế hoạch tổng thể, dài hạn của một tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu lâu dài. Theo Giáo sƣ Mintzberg, Ðại học McGill - Canada, chiến lƣợc là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chƣơng trình hành động. Còn theo Giáo sƣ Chandler, Ðại học Harvard Mỹ, chiến lƣợc là việc xác định những mục tiêu dài hạn của một tổ chức và thực hiện chƣơng trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt những mục tiêu. Nhà Kinh tế Joel Ross và Michael trong cuốn sách “Giáo trình quản trị chiến lƣợc” đã nói rằng: “Một tổ chức không có chiến l ƣợc rõ ràng giống nh ƣ con tàu không bánh lái chỉ quay vòng tại chỗ” . Thật vậy, việc hoạch định chiến lƣợc đƣợc coi là yếu tố then chốt tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Công ty TNHH Gỗ Giang - tiền thân là xƣởng mộc Gỗ Giang tại làng nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội - đ ƣợc thành lập vào năm 2008 với mục đích tạo việc làm thƣờng xuyên cho những ng ƣời thợ mộc của Chàng 1 Sơn, và quan trọng hơn là gìn giữ những nét tinh hoa truyền thống của làng nghề. Sản phẩm chủ yếu mà Gỗ Giang sản xuất là các sản phẩm gỗ truyền thống và nhà gỗ. Cùng với quá trình phát triển, các sản phẩm của Gỗ Giang đã và đang đến với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, cũng nhƣ hƣớng đến xuất khẩu. Việc cạch tranh giữa các doanh nghiệp ở thị trƣờng nội địa trong lĩnh vực gỗ ngày càng gay gắt, môi trƣờng kinh doanh luôn biến động phức tạp và chịu nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có những chiến lƣợc phát triển đúng đắn, những hƣớng đi cụ thể cho riêng mình. Gỗ Giang cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc hình thành các chiến lƣợc một cách toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, tận dụng cơ hội, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Đặc biệt với Gỗ Giang, có một chiến lƣợc phát triển đúng đắn không chỉ có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có tác động tích cực với sự phát triển của làng nghề Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội, nơi khởi nguồn sự hình thành và phát triển của Gỗ Giang. Với ý nghĩa thiết thực đó, tác giả chọn đề tài: “Hoạch định chiến lƣợc phát triển Doanh nghiệp Gỗ Giang tại xã Chàng Sơn - huyện Thạch Thất - Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu 2. Tình hình nghiên cứu Công tác hoạch định chiến lƣợc, xây dựng chiến lƣợc là việc rất quan trọng của các doanh nghiệp, do đó mà có nhiều công trình, đề tài khoa học, các bài viết đề cập đến vấn đề này. Đặc biệt với ngành chế biến gỗ, đã có nhiều tác giả quan tâm ở các khía cạnh khác nhau. Đề tài: “Phát triển quản trị chiến lƣợc trong doanh nghiệp Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài nghiên 2 cứu thực trạng quản trị chiến lƣợc trong các doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào nội dung và mô hình quản trị chiến lƣợc, quá trình thu nhập và quản lý thông tin chiến lƣợc, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệp của các nhà quản trị chiến lƣợc và các ảnh hƣởng khác tới quản trị chiến l ƣợc trong doanh nghiệp. Đề tài: “Hoàn thiện chiến lƣợc marketing kinh doanh của các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc trên các đô thị lớn n ƣớc ta” của tiến sĩ Nguyễn Văn Chung. Đề tài trình bày cơ sở lý luận cơ bản của quản trị chiến l ƣợc marketing doanh nghiệp thƣơng mại nói chung và doanh nghiệp thƣơng mại đô thị lớn nói riêng. Đồng thời cũng nêu ra thực trạng quản trị chiến l ƣợc này ở một số đô thị lớn Việt Nam và các biện pháp nhằm hòan thiện việc quản trị chiến lƣợc đó. Đề tài: “Chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp tự động hóa của Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2025” của Đinh Văn Hiến. Đề tài nghiên cứu lý luận về chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc, xây dựng các chiến l ƣợc, chính sách đổi mới phát triển các doanh nghiệp tự động hóa Việt Nam và đ ƣa ra giải pháp, chính sách đổi mới quản lý Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy chiến l ƣợc phát triển doanh nghiệp tự động hóa Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025. Đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận của mô hình thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lƣợc tại các doanh nghiệp Việt Nam” của tiến sĩ Trần Quốc Việt - Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài nghiên cứu các yếu tố chính yếu nào có tác động đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lƣợc tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận mô hình BSC trong quản trị chiến lƣợc tại các doanh nghiệp. Đề xuất giải pháp quản trị chiến lƣợc tại các doanh nghiệp. Đề tài “Developing a strategic model for small-and-medium-sized construction firms in Vietnam” của tiến sĩ Nguyễn Thế Quân - Đại học Leeds. 3 Đề tài nghiên cứu vấn đề quản trị chiến lƣợc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách “Association internationale Francophone d’Intellgence economique” của Đại học Thƣơng mại. Cuốn sách tập hợp các đề tài tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: “Quản trị chiến lƣợc dựa trên tri thức trong khu vực Đông Nam Á: Thách thức, nhân tố và triển vọng” của Nguyễn Thị Bích Loan, Đào Lê Đức, Nguyễn Thị Vân. Nội dung các đề tài này về hệ thống quản trị, chiến lƣợc dựa trên tri thức cho các doanh nghiệp, phân tích thực trạng của việc khai thác và quản trị tri thức trong bối cảnh hiện nay, đồng thời đƣa ra các mô hình, kinh nghiệm về quản trị chiến lƣợc tri thức. Dự thảo “Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dự thảo đã xây dựng quy hoạch tổng thể và định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trên phạm vi cả nƣớc đến năm 2015 và định hƣớng (tầm nhìn) đến năm 2025, phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành và phù hợp với chiến lƣợc phát triển quốc gia trong nền kinh tế thị trƣờng. Bài báo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến gỗ” của TS. Nguyễn Mạnh Dũng đăng trên trang điện tử của Cục chế biến, th ƣơng mại nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bài báo nghiên cứu về thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong chế biến gỗ, cũng nhƣ tìm hiểu nguyên nhân hạn chế sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trong chế biến gỗ, từ đó đƣa ra các giải pháp hƣớng tới sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cho chế biến gỗ đến năm 2020. Bài báo “Một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam” đăng trên trang điện tử của Cục xúc tiến thƣơng mại đã đề cập đến nhiều việc cần phải làm đối với ngành chế biến gỗ của nƣớc ta, trong đó việc định hình các 4 sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trƣờng thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đ ƣa ra những định h ƣớng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp. Luận văn “Chiến lƣợc phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ đến năm 2015” của tác giả Trần Thanh Sơn Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về chiến lƣợc, quản trị chiến lƣợc, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lƣợc phát triển của một ngành có tiềm năng xuất khẩu ở Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ thời gian qua. Đề xuất chiến lƣợc và giải pháp thực hiện, kiến nghị nhằm định hƣớng cho sự phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Đề tài “Chiến lƣợc Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trƣờng EU” của Nhan Phƣơng Thy (2004). Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị tr ƣờng Hoa Kỳ” của Đỗ Kim Vũ (2005). Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trƣờng EU” của Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006). Đề tài “Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dƣơng sau khi Việt Nam gia nhập WTO” của Đỗ Đoan Trang (2007). Ngoài ra còn có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết khác đề cập đến công tác hoạch định chiến lƣợc nói chung và hoạch định 5 các doanh nghiệp sản xuất gỗ nói riêng. Tuy vậy, các công trình này về cơ bản là nghiên cứu hoạch định chiến lƣợc ở tầm vĩ mô. Hoạch định chiến l ƣợc các doanh nghiệp gỗ thƣờng chỉ đƣợc đề cập nh ƣ một tr ƣờng hợp tham khảo điển hình, hoặc các tác giả chỉ đề cập đến từng mảng, từng vấn đề riêng biệt của doanh nghiệp mà chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển Công ty TNHH Gỗ Giang. Nhƣ vậy, câu hỏi đƣợc đặt ra là: “Giải pháp nào có thể giúp doanh nghiệp Gỗ Giang hoàn thiện chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai? Nội dung luận văn sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở trên bằng những lý luận về công tác hoạch định chiến lƣợc cũng nhƣ sự đánh giá cụ thể thực trạng hoạch định chiến lƣợc tại Doanh nghiệp Gỗ Giang, từ đó đ ƣa ra các giải pháp phát triển doanh nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa về mặt lý luận liên quan đến hoạt động xây dựng chiến lƣợc của doanh nghiệp nhằm vận dụng vào việc hoạch định chiến lƣợc vào việc hoạch định chiến lƣợc, đặc biệt là chiến l ƣợc kinh doanh sản phẩm đồ gỗ tại Công ty Gỗ Giang. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phát triển của doanh nghiệp Gỗ Giang tại Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội, cũng nhƣ chỉ ra những cơ hội phát triển và những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình biến đổi của nền kinh tế - xã hội, luận văn sẽ góp phần đƣa ra những hoạch định chiến lƣợc và giải pháp để phát triển doanh nghiệp Gỗ Giang trong dài hạn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu các công cụ lý thuyết về hoạch định chiến lƣợc doanh nghiệp. 6 Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực tế công tác hoạch định chiến lƣợc tại Doanh nghiệp Gỗ Giang trong những năm qua. Nhiệm vụ 3: Xây dựng giải pháp chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp Gỗ Giang. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác hoạch định chiến lƣợc của doanh nghiệp Gỗ Giang. Đây là một trong những doanh nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ điển hình của huyện Thạch Thất nói riêng và của cả nƣớc nói chung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về giới hạn nghiên cứu, luận văn tập trung vào đánh giá thực trạng tình hình chế biến và sản xuất gỗ của Công ty TNHH Gỗ Giang từ năm 2008 cho đến nay, đƣa ra các giải pháp chiến lƣợc nhằm phát triển nghề, phát triển Công ty TNHH Gỗ Giang trong bối cảnh hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa vào hai phƣơng pháp chính, đó là phƣơng pháp thu thập thong tin và phƣơng pháp xử lý thông tin. Một là, phƣơng pháp thu thập thông tin gồm có nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn…: đƣợc thực hiện dựa trên những điều tra khảo sát thực tế, để có đánh giá chuẩn xác nhất về sự phát triển của tổ chức, cụ thể là Doanh nghiệp Gỗ Giang cũng nhƣ những điểm yếu, điểm mạnh doanh nghiệp này. Hai là, phƣơng pháp xử lý thông tin, bao gồm sự đối chiếu so sánh, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, ma trận SWOT…v.v. Cụ thể, phép đối chiếu, so sánh đƣợc dùng để phân tích đối thủ cạnh tranh. Luận văn đ ƣợc áp dụng phép đối chiếu, so sánh với các đối thủ cạnh tranh là các công ty sản xuất gỗ ngay tại làng nghề Chàng Sơn nói riêng và các công ty gỗ tại Việt 7 Nam nói chung. Qua đó Gỗ Giang đƣa ra khung lý thuyết đối chiếu hiện trạng sản xuất kinh doanh của mình. Thống kê mô tả đƣợc dựa trên sự thống kê các số liệu, bảng biểu từ đó rút ra các kết luận để phân tích đánh giá việc thực thi chiến lƣợc tại công ty. Ma trận SWOT dùng để phân tích các chiến lƣợc cạnh tranh, các yếu tố bên ngoài và bên trong nhằm đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những thách thức và những cơ hội. Từ đó đƣa ra chiến l ƣợc của công ty trong tƣơng lai. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Luận văn góp phần tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác hoạch định chiến lƣợc tại Công ty TNHH Gỗ Giang, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác hoạch định chiến lƣợc sản phẩm đồ gỗ hiện nay tại công ty. Hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh đồ gỗ tại Công ty Gỗ Giang và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong dài hạn. 7 . Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạch định chiến lƣợc của doanh nghiệp - Chƣơng 2: Thực trạng công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển tại Doanh nghiệp Gỗ Giang - Chƣơng 3: Định hƣớng xây dựng chiến lƣợc và giải pháp phát triển Doanh nghiệp Gỗ Giang. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái luận 1.1.1. Chiến lược Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lƣợc, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phƣơng pháp tiếp cận khác nhau về chiến lƣợc của tổ chức nói riêng. Theo Arthur A.Thomson, Js. Và A.J. Strickland III thì: “Chiến lƣợc kinh doanh là một chuỗi những hoạt động cạnh tranh và phƣơng thức quản lý tiếp cận trong kinh doanh để đạt đƣợc kết quả kinh doanh thành công. Chiến lƣợc kinh doanh thực sự là kế hoạch của nhà quản lỳ nhằm củng cố vị trí tổ chức, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đạt đƣợc những mục tiêu kinh doanh mong muốn”. [26,19] Theo Fred R.David thì: “Chiến lƣợc kinh doanh là những phƣơng tiện để đạt đến mục tiêu dài hạn”. [13,15] Theo Alfred Chadler, Đại học Havard thì: “Chiến lƣợc kinh doanh là sự xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn các cách thức hoặc quá trình hoạt động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”. [13,13] Theo Johnson và Scholes, chiến lƣợc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Chiến lƣợc là việc xác định định hƣớng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành đƣợc lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trƣờng nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức” [26,21] 9 Theo Michael Porter (1996), “Chiến lƣợc là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lƣợc chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lƣợc là “lựa chọn cái chƣa đƣợc làm”. [23,8] Nhìn chung, dù đƣợc diễn đạt nhƣ thế nào đi nữa, các khái niệm về chiến lƣợc vẫn bao hàm những nội dung chính sau đây: - Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của tổ chức. - Đƣa ra các chƣơng trình tổng quát để đạt đƣợc mục tiêu. Lựa chọn các phƣơng án hành động, triển khai và phân bổ các nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đó. Theo tác giả thì chiến lƣợc là một kế hoạch toàn diện chỉ ra những cách thức mà Doanh nghiệp có thể đạt đƣợc nhiệm vụ và mục tiêu của mình, đáp ứng tƣơng thích với những thay đổi của tình thế cũng nh ƣ xảy ra các sự kiện bất thƣờng. Chiến lƣợc nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và tối thiểu hóa những bất lợi cho doanh nghiệp. 1.1.1.1 Chiến lƣợc phát triển Chiến lƣợc phát triển là phƣơng hƣớng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến lƣợc sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ƣu các nguồn lực trong một môi trƣờng cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng Nói cách khác, chiến lƣợc là: Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vƣơn tới trong dài hạn (phƣơng hƣớng) Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trƣờng nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trƣờng đó (thị trƣờng, quy mô)? Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trƣờng đó (lợi thế)? 10 Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh đƣợc (các nguồn lực)? Những nhân tố từ môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trƣờng)? Những giá trị và kỳ vọng nào mà những ngƣời có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? 1.1.1.2 Chiến lƣợc kinh doanh Chiến lƣợc kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trƣờng cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến lƣợc về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra đƣợc các cơ hội mới... 1.1.2. Quản trị chiến lược Quản trị chiến lƣợc có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến chức năng cho phép tổ chức đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra. Theo Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2008) “Quản trị chiến lƣợc là quá trình nghiên cứu các môi trƣờng hiện tại cũng nh ƣ t ƣơng lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt đƣợc mục tiêu đó trong môi trƣờng hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp” [ 11, 11] Theo tác giả thì quản trị chiến lƣợc là quá trình bao gồm các hoạt động liên tục từ nghiên cứu môi trƣờng bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp, đến hoạch định các mục tiêu, chiến lƣợc của doanh nghiệp, thực thi chiến lƣợc, đánh giá và kiểm soát chiến lƣợc. 11 Quá trình quản trị chiến lƣợc gồm có ba giai đoạn: Thiết lập chiến lƣợc, thực hiện chiến lƣợc và đánh giá chiến lƣợc.  Lợi ích của quản trị chiến lƣợc: Các nghiên cứu cho thấy các tổ chức áp dụng quản trị chiến lƣợc sẽ đạt hiệu suất cao hơn so với các tổ chức không thực hiện quá trình này. Greenley nhấn mạnh đến những lợi ích của quản trị chiến lƣợc nhƣ sau:  Nó cho phép sự nhận biết, ƣu tiên và tận dụng các cơ hội  Nó cho ta cái nhìn khách quan về những vấn đề quản trị.  Nó biểu hiện cơ cấu của việc hợp tác và kiểm soát đƣợc cải thiện đối với các hoạt động.  Nó tối thiểu hóa tác động của những điều kiện và những thay đổi có hại.  Nó cho phép có những quyết định chính trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu đã thiết lập.  Nó thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn tài nguyên cho các cơ hội đã xác định.  việc Nó cũng cho phép tốn ít tài nguyên và thời gian hơn dành cho điều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc các quyết định đặc biệt.  Nó tạo ra cơ cấu cho việc thông tin liên lạc nội bộ trong bộ  Nó giúp hòa hợp ứng xử của các cá nhân và trong nỗ lực chung. phận nhân sự.   Nó cung cấp cơ sở cho sự làm rõ trách nhiệm cá nhân. Nó khuyến khích suy nghĩ về tƣơng lai.  Nó cho ta một phƣơng thức hợp tác, hòa hợp và nhiệt tình để xử trí các vấn đề và cơ hội phát sinh.   Nó khuyến khích thái độ tích cực với sự đổi mới. Nó cho ta một mức độ kỷ luật và quy cách quản trị doanh nghiệp. 12 Với những lợi ích trên, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp thành công trên thế giới đã áp dụng quản trị chiến lƣợc trong quá trình hoạt động đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. 1.1.3. Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lƣợc là nội dung rất quan trọng của quản trị chiến lƣợc, bao gồm các nội dung công việc là xác định viễn cảnh và sứ mạng của tổ chức, phân tích môi trƣờng bên trong để nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức; phân tích môi trƣờng bên ngoài để nhận diện các cơ hội và thách thức qua đó xem xét lại các mục tiêu, lựa chọn các chiến lƣợc. Hoạch định chiến lƣợc là phân tích quá khứ để xác định trong hiện tại những điều cần phải làm trong tƣơng lai. Hoạch định chiến lƣợc trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt đƣợc, những cách thức và nguồn lực cần phải có để đạt đƣợc mục tiêu, nhân sự thực hiện và thời gian cần thiết để tiến hành. Nói cách khác, hoạch định chiến l ƣợc phải trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp muốn cái gì? Cần cái gì? Làm nh ƣ thế nào? Ai làm và làm khi nào? Hoạch định chiến lƣợc là nền tảng của mọi quá trình quản trị. Nó chủ tr ƣơng t ƣ duy một cách có hệ thống các quan niệm về phát triển doanh nghiệp h ƣớng đến tƣơng lai, giúp nâng cao khả năng nhận thức các cơ hội, chủ động đối phó với những thay đổi của môi trƣờng, và trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn đo lƣờng kết quả và hiệu quả thực hiện cũng nh ƣ tạo ra khả năng cải thiện sự phối hợp các nguồn lực, các chức năng và các đơn vị thực thi chiến l ƣợc. Cấu trúc của một bản chiến lƣợc gồm các nội dung: hình thành chiến lƣợc, thực thi chiến lƣợc và kiểm soát chiến lƣợc. 1.1.3.1 Hình thành chiến lƣợc Hình thành chiến lƣợc là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh và yếu bên trong, các cơ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan