Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn ...

Tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần viglacera tiên sơn

.DOCX
88
4
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN DUYÊN KHUY HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN DUYÊN KHUY HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN ANH THU Hà Nội – 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..........................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................................ii LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH..............4 1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.....................................................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh......................................................................4 1.1.2. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh.............................................................6 1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh...................................................................6 1.2. Nội dung của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.................................7 1.2.1. Phân tích tình hình môi truờng kinh doanh của doanh nghiệp. . 7 1.2.2. Phân tích các nguồn lực bên trong và bên ngoài.....................................14 1.2.3. Phân tích các chính sách của doanh nghiệpError! Bookmark not defined.5 1.2.4. Sử dụng ma trận SWOT trong việc đánh giá và lựa chọn các mục tiêu.....................................................................................Error! Bookmark not defined.6 1.2.5. Xây dựng chiến lược.............................................................................................18 1.2.6. Ra quyết định hoạch định chiến lược............................................................20 1.2.7. Thực hiện công việc hoạch định chiến lược...............................................20 1.2.8. Đánh giá chiến lược..............................................................................................22 1.2.9. Yêu cầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh............................................22 1.3. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược.............................................................23 1.3.1.Nhiệm vụ chiến lược...............................................................................................23 1.3.2. Mục tiêu chiến lược...............................................................................................23 1.4. Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược............................................................24 1.5. Các loại hình chiến lược kinh doanh..........................................................................25 1.5.1. Các chiến lược kinh doanh tổng quát...........................................................25 1.5.2. Các chiến lược kinh doanh bộ phận..............................................................27 Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN........................................................................30 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN.......................................................................................................................................30 2.1.1. Tổng quan về công ty.............................................................................................30 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty CP Viglacera Tiên Sơn.......................................................................................................................................................33 2.1.3. Sứ mệnh của Công ty.............................................................................................34 2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty........................................................34 2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô..................................................................................34 2.2.2. Phân tích môi trường ngành...............................................................................38 2.2.3. Phân tích môi trường vi mô................................................................................40 2.2.4. Phân tích môi trường nội bộ công ty..............................................................43 2.3 Đánh giá quá trình thực hiện chiến lược của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn......................................................................................................................59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP VIGLACERA TIÊN SƠN........................................................................................................61 3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược...............................................................................................61 3.1.1 Mục tiêu dài hạn.......................................................................................................61 3.1.2 Mục tiêu trước mắt...................................................................................................62 3.2 Những giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...............................................................................................................................................62 3.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung....................................................................62 3.2.2. Các chiến lược kinh doanh bộ phận chức năng........................................65 KẾT LUẬN.....................................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................71 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Stt 1 Sơ đồ 1.1 Mô phỏng m 2 Sơ đồ 1.2 Mô hình 5 l 3 Sơ đồ 1.3 4 Sơ đồ 1.4 5 Sơ đồ 1.5 Ma trận SW 6 Sơ đồ 1.6 7 Sơ đồ 2.1 i DANH MỤC CÁC BIỂU Stt 1 Bảng 2.1 Một số dự án lớn điển hình mà côn phẩm. 2 Bảng 2.2 Danh mục về biến động tài sản của (2009-2011) 3 Bảng 2.3 (2009-2011) 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 2009 - 2011 ii LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong khung cảnh toàn cầu hoá thị trường, sự phát triển của công nghệ không ngừng biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh để tồn tại và phát triển. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, tập trung nỗ lực và các nguồn lực vào các mục tiêu chính sao cho có hiệu quả nhất, ứng phó với những tình huống bất định, thích nghi với sự thay đổi. Hơn thế nữa để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Với các chiến lược kinh doanh Công ty đã và đang áp dụng phần nào thu được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Đứng trước những biến đổi không ngừng đang diễn ra trong môi trường kinh doanh như: ngày càng nhiều xuất hiện nhiều đối thủ mới trong nghành, công nghệ sản xuất liên tục thay đổi và nâng cấp, công ty phải có những thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp. Xuất phát từ thực tế này tác giả đã chọn đề tài : “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn.” 1 2. Tình hình nghiên cứu. Hiện nay, hoạch định chiến lược là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi công ty. Vì vậy mà đã có rất nhiều tác giả đã chọn đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, như: Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh Eximbank đến năm 2010 của tác giả Trần Minh Khoa năm 2010, Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của trung tâm điện thoại CDMA S-Telecom từ năm 2010 đến năm 2014 của tác giả Trần Thị Bích Nhung năm 2010,… Tuy nhiên, việc chọn đề tài hoạch định riêng với Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn thì chưa có đề tài nghiên cứu luận tốt nghiệp. Do vậy tác giả đã quyết định chọn nghiến cứu đề tài này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu : Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn từ năm 2009 đến năm 2011. 4.Phương pháp nghiên cứu. Ðề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những kiến thức đã học đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích nhằm phân tích đánh giá và đưa ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. 2 5. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích mặt ưu điểm và nhược điểm của Công ty, những khó khăn và thuận lợi từ những nhân tố bên trong và bên ngoài đem lại. Bằng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp để đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại trong đường lối chiến lược phát triển của Công ty. Đánh giá sơ bộ và đưa ra những đường lối sách lược định hướng các bước phát triển trong tương lai cho Công ty. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Phân tích thực trạng tình hình phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera từ năm 2009 đến năm 2011, trong đó tập trung vào tình hình phát triển thị trường, doanh thu và tình hình tài chính. Trên cơ sở những phân tích, đề xuất ra một số chiến lược kinh doanh mới có tính đóng góp cho việc hoạch định chiến lược của Công ty trong năm tiếp theo. 7 . Kết cấu của bài luận văn. Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các sơ đồ, danh mục các bảng và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh. Chương 2: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. Xét trên góc độ lịch sử thì thuật ngữ chiến lược đã có từ rất lâu bắt nguồn từ những trận chiến tranh lớn diễn ra cách đây hàng ngàn năm. Khi đó những người chỉ huy quân sự muốn phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của quân thù kết hợp với thời cơ như thiên thời địa lợi nhân hòa để đưa ra những quyết định quan trọng đánh mạnh vào những chỗ yếu nhất của quân địch nhằm giành thắng lợi trên chiến trường. Tuy nhiên ngày nay thuật ngữ chiến lược lại được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Vậy chiến lược kinh doanh là gì? Tại sao các nhà quản trị cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh như một nhiệm vụ hàng đầu trước khi tiến hành triển khai các hoạt động kinh doanh của mình? Để trả lời câu hỏi này trước hết cần phải hiểu chiến lược kinh doanh là gì? Theo định nghĩa ở nguồn trang web http://www.vnecon.vn: Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực trong thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. Mặt khác, Chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và hành động kinh doanh hướng mục tiêu để các nguông lực của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Như vậy theo định nghĩa này thì: - Điểm đầu tiên của chiến lược kinh doanh có liên quan tới mục tiêu của Doanh nghiệp. Đó chính là điều mà các nhà quản trị thực sự quan tâm. Có 4 điều những chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ xác định những mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định xây dựng và quyết định chiến lược kinh doanh hướng mục tiêu là chưa đủ mà nó đòi hỏi mỗi chiến lược cần đưa ra những hành động hướng mục tiêu cụ thể, tức là làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. - Điểm thứ hai là chiến lược kinh doanh không phải là những hành động riêng lẻ đơn giản. Điều đó sẽ không dẫn tới một kết quả to lớn nào cho Doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải là tập hợp các hành động và quyết định hành động liên quan chặt chẽ với nhau, nó cho phép liên kết và phối hợp các nguồn lực tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, hiệu quả hành động sẽ cao hơn, kết quả hoạt động sẽ to lớn gấp bội nếu như chỉ hoạt động đơn lẻ thông thường. - Điểm thứ ba là chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đúng được điểm mạnh, điểm yếu của mình kết hợp với những thời cơ và thách thức từ môi trường, ĐIểm đó sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tìm được những ưu thế cạnh tranh và khai thác được những cơ hội nhằm đưa doanh nghiệp chiếm được vị thế chắc chắn trên thị trường trước các đối thủ cạnh tranh. - Điểm thứ tư là chiến lược kinh doanh phải tính đến lợi ích lâu dài và được xây dựng theo từng giai đoạn mà tại đó chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực của các nguồn lực là khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Do vậy các nhà quản trị phải xây dựng thật chính xác chi tiết từng nhiệm vụ của chiến lược ở từng giai đoạn cụ thể. 5 1.1.2. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh. Tuy còn có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất. Các đặc trưng cơ bản đó là: + + Chiến lược kinh doanh có tính định hướng trong một thời gian dài. + Chiến lược kinh doanh có tính linh hoạt, mềm dẻo. Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo thời gian dài (5 năm hoặc 10 năm) do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình và khi có chiến lược dài hạn thì sẽ thường được cụ thể hoá bằng những chiến lược ngắn hạn hơn đó còn gọi là kế hoạch. + Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục từ khâu xây đựng đến khâu thực hiện, kiểm tra giám sát + Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. + Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện , đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh. 1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp định hướng được hướng đi vươn tới tương lai bằng sự nỗ lực của chính mình; giúp doanh nghiệp xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp hoặc cơ quan, nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực, phát huy những lợi thế và nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh. 6 1.2. Nội dung của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh. 1.2.1. Phân tích tình hình môi truờng kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét như một yếu tố tác động quan trọng tới các hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi khi tham gia vào họa động sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể hiểu được điều tất yếu đó nếu nhận thức được doanh nghiệp như là một hệ thống mở, tại đó các bộ phận không chỉ tương tác với nhau theo một liên kết logic mà còn chịu tác động chi phối của môi trường bên ngoài. Hệ thống sẽ tiếp nhận những yếu tố đầu vào và qua quá trình xử lý sẽ cho sản sinh các yếu tố đầu ra. Như vậy doanh nghiệp và môi trường có sự tương tác hữu cơ tác động qua lại. Đó mới chỉ là cách hiểu đơn giản về vai trò của môi trường đối với doanh nghiệp. Nếu hiểu rõ nắm bắt chắc chắn những đặc tính và những biến đổi của môi trường kinh doanh thì các nhà quản trị sẽ khai thác được những thời cơ và thuận lợi đem lại từ môi trường như yếu tố đầu vào hiệu quả và đầu ra thích hợp. Trong nền kinh tế phát triển đa dạng và phức tạp thì sự nắm bắt môi trường sẽ rất là khó khăn do sự xuất hiện của quá nhiều thông tin gây nhiễu, cần phải được lựa chọn kỹ càng. Đồng thời không chỉ có một doanh nghiệp tham gia khai thác những tiềm năng từ môi trường mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác có cùng mối quan tâm. Chính điều đó tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau về các nguồn lực từ môi trường. Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là để xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô. Ðó là quá trình xem xét các nhân tố môi trường khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp. Phán đoán môi trường dựa trên cơ sở những phân tích, nhận định về môi trường để từ đó tận dụng cơ hội hoặc làm chủ được những nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 7 Việc phân tích môi trường bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô. Sơ đồ 1.1: Mô phỏng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, định hướng sự cạnh tranh trong ngành đó. Môi trường nội bộ bao gồm các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp 1.Các yếu tố kinh tế 2.Các yếu tố chính trị, pháp luật. 3.Các yếu tố xã hội 4.Các yếu tố tự nhiên 5.Các yếu tố công nghệ Môi trường tác nghiệp (ngành) 1.Các đối thủ cạnh tranh 2.Khách hàng 3.Người cung cấp 4.Các đối thủ tiềm ẩn 5.Hàng hóa thay thế Môi trường nội bộ doanh nghiệp 1Nguồn nhân lực 2Nghiên cứu và phát triển 3Sản xuất 4Tài chính , kế toán 5Marketing 6.Tổ chức (trích “Giáo trình quản trị chiến lược” của Ngô Kim Thanh” 1.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô. Bao gồm những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến doanh nghiệp và doanh nghiệp hầu như không thể kiểm soát được. Những yếu tố này biểu lộ các xu thế hay hoàn cảnh biến đổi có thể có, tác động tích cực hay tiêu cực 8 đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải điều gì xảy ra ở những lĩnh vực này đều là cơ hội hay đe dọa. Rất nhiều thay đổi xảy ra không ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chúng ta quan tâm tới các lĩnh vực môi trường vĩ mô sau: Môi trường kinh tế: Bao gồm tất cả mọi số liệu kinh tế vĩ mô, các số liệu thống kê hiện nay, các xu thế và thay đổi đang xảy ra. Những số liệu thống kê này rất có ích cho việc đánh giá ngành kinh doanh và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế bao gồm: lãi suất ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; tổng sản phẩm quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, năng suất lao động… Môi trường chính trị, pháp luật: Bao gồm các quy định, các điều luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sự thay đổi rất có thể làm biến đổi những luật chơi đồng thời cũng làm phát sinh những khó khăn cho doanh nghiệp. Không chỉ quan tâm tới vấn đề pháp luật mà doanh nghiệp còn phải quan tâm tới các bộ máy chính quyền, quản lý. Môi trường văn hóa xã hội: Được hiêu như những giá trị sống tinh thần cảu mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Nó tạo ra những đặc tính riêng trong cách tiêu dùng của người dân cũng như những hạn chế vô hình mà các doanh nghiệp bắt gặp khi thâm nhập thị trường. Do vậy cần phải nghiên cứu kỹ để tránh khỏi những tổn thất không hay làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Đó cũng là những căn cứ cần thiết để xác lập những vùng thị trường có tính chất đồng dạng với nhau để tập trung khai thác. Môi trường tự nhiên: Các yếu tố về tự nhiên luôn có tác động đến nguồn cung ứng nguyên liệu là đầu vào cho các công ty trong ngành, do vậy nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành cũng như chất lượng sản phẩm của các công ty. 9 Môi trường công nghệ: Sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động cũng như cho ra những thế hệ sản phẩm mới với nhiều tính năng độc đáo. Điều đó tạo ra sức cạnh tranh lớn cho những doanh nghiệp nào nắm bắt được những công nghệ tiên tiến đó. Đồng thời đi kèm theo sự tiến bộ đó là xu thế phát triển của xã hội. Nó làm biến đổi nhu cầu của người dân từ thấp đến cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nỗ lực lớn về công nghệ để đáp ứng được những nhu cầu đó. 1.2.1.2. Phân tích môi trường ngành. Bao gồm những thành phần bên ngoài mà doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp. Môi trường tác nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của doanh nghiệp trong một ngành. Một ngành sản xuất bao gồm nhiều doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, dịch vụ như nhau hoặc có thể thay thế được cho nhau; vấn đề là phải phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp của mình. Sau đây là một mô hình rất phổ biến của Michael Porter với 5 lực lượng cạnh tranh: Sơ đồ 1.2: Mô hình 5 lực lượng của M.PORTER. Các đối thủ mới tiềm ẩn Nhà cung cấp Sản phẩm,dịch vụ thay thế (trích “Chiến lược kinh doanh” của Michael E. Porter) 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan