Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán mb (mbs) đến nă...

Tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán mb (mbs) đến năm 2017 quản trị kinh doanh

.DOCX
181
6
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI HỒNG PHƢỢNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS) ĐẾN NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI HỒNG PHƢỢNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS) ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ XUÂN TRƢỜNG Hà Nội - Năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của rất nhiều người, qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến. Trước hết, xin đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn tới TS. Đỗ Xuân Trường, Chủ nhiệm Bộ môn Nguồn Nhân lực, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn một cách khoa học, bài bản và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành Luận văn này được tốt hơn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Bộ phận sau Đại học Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Nhân sự, Trường Đại học Kinh tế đã nhiệt tình giúp đỡ, có những ý kiến đóng góp quý báu và tạo điều kiện để hoàn thành Luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến một số cán bộ thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cung cấp số liệu thống kê phục vụ cho việc phân tích trong Luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thời gian cũng như khả năng có hạn nên khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của thầy giáo, cô giáo, bạn bè…để hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Bùi Hồng Phƣợng MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt………………………………………………………. i Danh mục các bảng…………………………………………………………………. ii Danh mục các sơ đồ................................................................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………...1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................12 1.1. Bản chất của chiến lược..............................................................................................................12 1.1.1. Các quan điểm về chiến lược.................................................................................12 1.1.2. Khái niệm các loại chiến lược...............................................................................13 1.1.3. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh.......................................................15 1.2. Quy trình xây dựng chiến lược................................................................................................16 1.2.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu.........................................................17 1.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài...........................................................................18 1.2.3. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp.....................................29 1.2.4. Xây dựng ma trận SWOT........................................................................................34 1.2.5. Lựa chọn các mô hình phân tích phù hợp dựa trên tiêu chí GRET…36 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN L ƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB...................46 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán MB..........................................................46 2.1.1. Thông tin chung...........................................................................................................46 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................................46 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty.............................................47 2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh và nguyên tắc hoạt động của MBS............................53 2.1.5. Các hoạt động chính của công ty cổ phần chứng khoán MB..................55 2.2. Kết quả kinh doanh của MBS giai đoạn 2011-T6.2013..............................................55 2.2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản...............................................................................................55 2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận gộp của Công ty qua các năm.............................56 2.2.3. Chi phí hoạt động qua các năm............................................................................58 2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo...................................................................................................................................60 2.3. Phân tích môi trường bên ngoài..............................................................................................61 2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô (PEST)...................................................................61 2.3.2. Phân tích môi trường ngành (Five forces)…………………. .………73 2.4. Phân tích môi trường nội bộ (Áp dụng chuỗi giá trị - value chains)…..…….…83 2.4.1. Phân tích các hoạt động hỗ trợ………………………………..….….83 2.4.2. Phân tích các hoạt động chính………………………………….……89 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB………………………………....……………..…100 3.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần chứng khoán MB đến năm 2017 và tầm nhìn hướng đến năm 2020…………………….……………………….............100 3.1.1. Tầm nhìn của MBS hướng đến năm 2020………………………….100 3.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể của MBS đến năm 2017………………..100 3.2. Hình thành các phương án chiến lược cho MB………………………........…101 Thiết lập ma trận SWOT cho hoạt động của MBS………….…………….101 3.3. Lựa chọn chiến lược tối ưu cho hoạt động kinh doanh của MBS….………...110 3.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược.....................................................................................112 3.4.1. Tạo lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.........................................112 3.4.2. Nâng cao năng lực Marketing mở rộng kênh phân phối........................114 3.4.3. Củng cố hệ thống kiểm soát rủi ro....................................................................115 3.4.4. Hoàn thiện bộ máy cơ cấu.....................................................................................116 3.4.5. Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao nhằm tăng năng lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.................................................117 3.4.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ đạo thực hiện chiến lược................117 3.4.7. Đánh giá, phân bổ nguồn lực hợp lý................................................................118 KẾT LUẬN............................................................................................................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................120 PHỤ LỤC...............................................................................................................................................122 Stt Ký hiệu 1 ACBS 2 BKS 3 CBNV 4 CP 5 ĐHĐCĐ 6 ĐHQGHN 7 DN FPTS 8 9 GDCK 10 GTGT 11 HĐQT 12 HNX 13 HOSE HSC 14 15 16 17 18 19 20 MBKE MBS PNS SSG SSI TLS 21 TMCP 22 TNHH 23 UBCKNN VCSC 24 25 26 27 VDSC VNĐ VNDS DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Số hiệu 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 3 Bảng 1.3 4 Bảng 1.4 5 Bảng 1.5 6 Bảng 2.1 7 Bảng 2.2 8 Bảng 2.3 9 Bảng 2.4 10 Bảng 2.5 11 Bảng 2.6 12 Bảng 2.7 13 Bảng 2.8 14 Bảng 2.9 15 Bảng 2.10 16 Bảng 2.11 17 Bảng 2.12 18 Bảng 2.13 19 Bảng 2.14 20 Bảng 3.1 21 Bảng 3.2 22 Bảng 3.3 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Stt Số hiệu 1 Sơ đồ 1.1 2 Sơ đồ 1.2 3 Sơ đồ 1.3 4 Sơ đồ 1.4 5 Sơ đồ 1.5 6 Sơ đồ 1.6 7 Sơ đồ 1.7 8 Sơ đồ 2.1 9 Sơ đồ 2.2 10 Sơ đồ 2.3 11 Sơ đồ 2.4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của Doanh nghiệp, tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây). Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Lạm phát năm 2012 đã dần được kiểm soát, giảm mạnh trong nửa đầu năm và đạt mức thấp trong tháng 8, sau đó tăng chậm trong nửa cuối năm. Việc giảm nhanh chóng và vững chắc tỷ lệ lạm phát từ mức đỉnh trên 23% vào tháng 8 năm 2011 xuống 5% trong 12 tháng đã gây bất ngờ cho hầu hết những người quan sát. Động lực lớn nhất cho sự thay đổi này là mức giảm đáng kể về giá lương thực thực phẩm, từ 34% xuống 2% trong cùng thời điểm trên. Kinh tế Việt Nam 2012 được cho là một năm gặp nhiều khó khăn thì năm 2013 nền kinh tế trong và ngoài nước đã có nhiều chuyển biến tích cực với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012; lạm phát thấp hơn 6%, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ ổn định với lãi suất cho vay giảm, tỷ giá ổn định, như vậy nền kinh tế có tín hiệu phục hồi. Thị trường chứng khoán năm 2012 ảm đạm đã tác động đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các công ty chứng khoán trên thị trường, thì đến năm 2013 thị trường chứng khoán đã có những kết quả khả quan. Chỉ số VN Index tăng gần 23%; HN-Index tăng 18,8%, khối lượng giao dịch cả hai sàn cũng tăng khoảng 30% so với năm 2012. Tuy nhiên hiện nay nhiều công ty chứng khoán vẫn đang gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện công tác tái cấu trúc, các biện pháp cắt giảm chi phí, tăng doanh thu như đóng cửa các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả, thay đổi địa chỉ trụ sở, cắt giảm nhân sự, tăng lãi suất hỗ trợ tài chính,…Chiến lược kinh doanh của các 1 công ty chứng khoán cũng đã có sự thay đổi, không còn tập trung quá nhiều cho hoạt động môi giới và tăng thị phần bằng mọi giá, mà thay vào đó là bài toán hiệu quả, an toàn được ưu tiên. Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) được thành lập tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Là một trong 5 công ty chứng khoán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, sau 12 năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam. Trong hai năm liên tiếp 2009 và 2010, MBS đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới tại cả hai sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP. HCM (HOSE). Với thế mạnh là công ty thành viên của Tập đoàn MB, MBS liên tục vươn lên đạt các mốc phát triển mới cả về quy mô và nghiệp vụ. Vốn điều lệ của MBS đã tăng dần qua các năm từ 9 tỷ VNĐ lên 1.200 tỷ VNĐ. Năm 2012, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đã tái cấu trúc mạnh mẽ trên mọi phương tiện, đặc biệt chú trọng tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát chi phí, đẩy mạnh công tác cơ cấu và tổ chức tại nhân sự, tập trung cho công tác chăm sóc và phát triển khách hàng, thay đổi bộ nhận diện thương hiệu MBS, tái cơ cấu danh mục đầu tư, tập trung xử lý triệt để các khoản nợ xấu. Năm 2013 vẫn tiếp tục là một năm nhiều khó khăn và thách thức đối với các công ty chứng khoán, trong đó có MBS. Bên cạnh cách nguyên nhân khách quan của trị trường, còn có nguyên nhân nội tại từ hậu quả của các năm kinh doanh trước đây. Kết quả hoạt động của một số năm gần đây của MBS: tại sàn HSX thị phần của MBS bị giảm từ 5,4% năm 2011 xuống còn 3,8% năm 2012 và tụt từ vị trí số 4 trong năm 2011 xuống vị trí thứ 7 năm 2012. Tại sàn HNX thị phần của MBS bị giảm từ 6,87% năm 2011 xuống còn 4,8% năm 2012 và tụt từ vị trí số 1 trong năm 2011 xuống vị trí thứ 5 năm 2012. Trong năm 2013, tận dụng cơ hội thị trường, MBS tiến hành cơ cấu lại danh mục, tính đến ngày 31/12/2013 chỉ số NAV niêm yết của danh mục đầu tư tăng 43,95% so với đầu năm trong khi VNIdex chỉ tăng 22% và HNX-Ineex tăng 18,8%. Tính cả năm 2013, trên cả 2 sàn giao dịch, MBS 2 đã trở lại vị trí Tốp 5 so với năm 2012. Nhìn lại những khó khăn của TTCK, kết quả hoạt động các năm gần đây, để đạt được kết quả như ngày hôm nay MBS thực sự đã phải "gồng mình" trước sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như những khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam. Xác định rõ nhiệm vụ sống còn trước sóng gió của nền kinh tế, đồng thời để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này thì việc tìm kiếm và xây dựng một giải pháp ổn định và chiến lược kinh doanh bền vững là nhiệm vụ hàng đầu và hết sức cần thiết đối với MBS. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS) đến năm 2017” làm luận văn thạc sỹ của mình nhằm mục đích giúp Công ty Cổ phần chứng khoán MB có thêm thông tin, nắm bắt tốt những cơ hội thuận lợi và lựa chọn được chiến lược kinh doanh tối ưu, chuẩn bị cho định hướng phát triển lâu dài trong tương lai. Để đạt được mục đích này, luận văn tập trung vào việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu: 1) Cơ sở lí luận của hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Sử dụng những mô hình lí thuyết nào vào việc phân tích, hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán MB đến năm 2017? 2) Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán MB trong những năm gần đây chịu những ảnh hưởng, tác động gì? Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa như thế nào để ứng phó với những ảnh hưởng, tác động đó? 3) Chiến lược kinh doanh mà Công ty cổ phần chứng khoán MB cần theo đuổi trong thời gian tới là gì? Những giải pháp để thực hiện chiến lược đó như thế nào? 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh cho các công ty chứng khoán, xây dựng, hoặc một số đề tài về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại một số doanh nghiệp Việt Nam. Các đề tài này đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạch định 3 chiến lược kinh doanh và hầu hết đều phát triển theo một số mô hình lý thuyết sẵn có trên thế giới, cụ thể: (1) Nguyễn Thu Giang (2006), Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Khoa Kinh tế ĐHQGHN. Luận văn của tác giả Nguyễn Thu Giang được hoàn thành vào năm 2006, trong luận văn này, tác giả tập trung vào phân tích năng lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Tác giả cũng đã sử dụng mô hình SWOT của Michel Porter trong việc phân tích, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ để đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng này. Điểm nổi bật của luận văn này đó là tác giả đã tiến hành tổng hợp được các kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Với các kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc là hai nước trong khu vực, có hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ tương đồng với Việt Nam, đã giúp tác giả có được cái nhìn sâu hơn về cách thức triển khai, nâng cao năng lực cạnh tranh khi vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, với luận văn này, việc chỉ sử dụng một mô hình SWOT và phương pháp GAP để phân tích đánh giá và không sử dụng thêm các mô hình khác cho việc làm rõ các căn cứ để xây dựng mô hình SWOT nên các số liệu phân tích thực sự còn chung và mang tính lý thuyết, hình thức, chưa phản ánh đầy đủ được năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả của luận văn là tập trung vào việc trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam, khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ" câu trả lời của tác giả thực sự chưa được rõ ràng vẫn còn tình trạng để mở, chung chung. (2) Nguyễn Ngô Tuấn (2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long đến năm 2015, Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, Khoa Quản trị Kinh doanh HSB - ĐHQGHN. 4 Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng mô hình lí thuyết PEST để phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động, chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long, sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh: Porter’s 5-Force để phân tích môi trường ngành và cạnh tranh; sử dụng mô hình chuỗi giá trị: Value Chain để phân tích môi trường nội bộ, sử dụng mô hình SWOT để phân tích các điểm mạnh điểm yếu và dùng mô hình GREAT để tiến hành lựa chọn chiến lược tối ưu cho Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long. Với việc sử dụng các mô hình của Michel Porter, tác giả đã phân tích các môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long tương đối rõ ràng, tuy nhiên sau khi lựa chọn chiến lược tối ưu cho Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long hướng tới giai đoạn 2015 thì tác giả lại thực sự chưa đưa ra được các giải pháp để thực hiện chiến lược một cách rõ ràng, cụ thể, hầu hết các giải pháp này chỉ mang tính chung chung, dàn trải. (3) Nguyễn Bật Khánh (2011) Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Kiên đến năm 2020, Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học Quản trị kinh doanh quốc tế, Khoa Quản trị Kinh doanh HSB - ĐHQGHN. Trong luận văn này tác giả đã xây dựng được chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Kiên - một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Vật liệu xây dựng và Bất động sản. Về cơ sở lý thuyết và các nội dung cơ bản, tác giả thực sự hoàn thành tốt việc sử dụng các mô hình lý thuyết: PEST, Porter’s 5-Force, Value Chain, SWOT, GREAT,... vào phân tích các tình huống cụ thể của Công ty TNHH Tâm Kiên. Tuy nhiên, do ngay từ lúc xác định phạm vi nghiên cứu, tác giả chưa xác định được rõ phạm vi hoạt động cần quan tâm để xây dựng chiến lược cạnh tranh riêng cho công ty, cụ thể: Tác giả chưa xác định rõ được việc tập trung vào phân tích môi trường cạnh tranh cho hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống của Công ty hay tập trung vào phân tích môi trường cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh bất động sản, một lĩnh vực kinh doanh mới của công ty. Chính vì tác giả xác định chưa rõ về phạm vi, đã kéo theo việc lựa chọn các đối thủ cạnh tranh cùng quy mô để phân tích, so 5 sánh đã không đi đúng hướng, điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả của việc phân tích SWOT và sẽ không đảm bảo cho kết quả lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho Công ty TNHH Tâm Kiên giai đoạn đến năm 2020. (4) Nguyễn Văn Đức (2007) Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp, Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Đức được hoàn thành vào năm 2007, trong luận văn này, tác giả dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô và vi mô), tác giả cũng đã sử dụng mô hình SWOT của Michel Porter trong việc phân tích, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp. Trong luận văn này tác giả cũng đã phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản và đưa ra được bức tranh tổng quan cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên, với luận văn này việc chỉ sử dụng một mô hình SWOT và phương pháp GAP để phân tích đánh giá và không sử dụng thêm các mô hình khác cho việc làm rõ các căn cứ để xây dựng mô hình SWOT nên các số liệu phân tích thực sự còn mang tính lý thuyết, hình thức, chưa phản ánh đầy đủ được năng lực cạnh tranh thị phần trong nước và chiến lược xuất khẩu nước ngoài còn rất hạn chế. Chính từ sự phân tích chung chung, lý thuyết nên khi tác giả đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp còn mang tính chung chung, chưa rõ nét. (5) Trần Lan Anh (2004) "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu”, Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn của tác giả Trần Lan Anh được hoàn thiện năm 2004, tác giả hoàn thiện công tác hoạch địch chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh 6 nghiệp thông qua các mô hình SWOT và mô hình cặp sản phẩm thị trường. Tác giả rất thành công trong việc đưa ra việc so sánh, đối chiếu và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong nước như: Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Công ty Bánh kẹo Kinh Đô; Công ty Bánh kẹo Tràng An; Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị...để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Công ty mình, từ đó hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Tuy nhiên trong luận văn tác giả chưa đi phân tích sâu các mặt hàng bánh kẹo của các hãng nước ngoài nhập khẩu trong thời kỳ Việt Nam thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với Mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và trên thế thới như EU, AFTA, WTO. Điều đó tạo điều kiện cho công ty xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này, nhưng cũng nhiều gian chuân và cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy mà luận văn còn thiếu đi cái nhìn tổng thể để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu. Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam cũng đã có một số luận văn đề tài nghiên cứu về việc xây dựng, hoạch định chiến lược kinh doanh cho một số các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu, chăn nuôi,...Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần chứng khoán MB. Kết luận và kinh nghiệm rút ra từ những công trình đã nghiên cứu: Qua nghiên cứu, phân tích từ những công trình đã nghiên cứu, tác giả nhận thấy, hiện nay, hầu hết các đề tài đều sử dụng các mô hình lí thuyết như: mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh; Sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh: Porter’s 5-Force để phân tích môi trường ngành và cạnh tranh; Sử dụng mô hình chuỗi giá trị: Value Chain để phân tích môi trường nội bộ; Sử dụng mô hình SWOT để phân tích các điểm mạnh điểm yếu và dùng mô hình GREAT để tiến hành lựa chọn chiến lược tối ưu cho đơn vị cần xây dựng, hoạch định chiến lược kinh doanh. Tác giả nhận định, các mô hình này đã được 7 thế giới công nhận và được các trường Đại học trong đó có trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN đưa vào các chương trình đào tạo môn Quản trị chiến lược nên việc lựa chọn, sử dụng những mô hình này là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo việc phân tích các số liệu được đầy đủ, chắc chắn và đủ các căn cứ để tiến hành lựa chọn được chiến lược kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, để có thể hoạch định chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả, sau khi đã lựa chọn được các mô hình lí thuyết thì việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu thực sự rất quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng ta cần quan tâm đến việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp sao cho trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Về thời gian nghiên cứu cần đảm bảo số liệu khảo sát tối thiểu từ 02 năm trở lên để phân tích được chu kỳ kinh doanh và có đủ số liệu của các thời kỳ. Như vậy, với kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn các mô hình lý thuyết trên để phân tích, đánh giá và tiến hành lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho Công ty CP chứng khoán MB. Một điều thuận lợi nữa, đó là hoạt động kinh doanh của Công ty CP chứng khoán MB chỉ đơn thuần tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán (Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán và Lưu ký chứng khoán) nên việc lựa chọn các đối thủ cạnh tranh để so sánh, phân tích sẽ được kết quả rõ ràng, đúng định hướng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở ứng dụng khoa học về lí thuyết quản trị chiến lược vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh và các phân tích thực trạng về tác động của môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Từ đó, tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chứng khoán MB đến năm 2017, nhằm góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. 8 Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ mà luận văn nhằm đạt tới chính là trả lời được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, cụ thể: - Làm rõ được tính cấp thiết, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, cách tiếp cận, cũng như việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra. Xây dựng cơ sở lý luận của hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần chứng khoán MB trên cơ sở sử dụng các mô hình lí thuyết: PEST, Porter’s 5Force, Value Chain, SWOT, GREAT,... và một số lí thuyết khác. - Áp dụng khung lí thuyết đã được xây dựng cho việc thu thập thông tin, xử lí số liệu để có thể tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần chứng khoán MB. Cổ Đưa ra được đề xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho Công ty phần chứng khoán MB và gợi ý một số giải pháp thích hợp cho thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, cụ thể ở đây là hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đến năm 2017, tầm nhìn hướng đến năm 2020. Công ty Cổ phần Chứng khoán MB được thành lập tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty Cổ phần Chứng khoán MB là một trong 3 công ty chứng khoán thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Vốn điều lệ của MBS đã tăng dần qua các năm, từ 9 tỷ VNĐ lên 1.200 tỷ VNĐ. Hiện nay, MBS tập trung phát triển 2 mảng hoạt động chính là Dịch vụ chứng khoán và Dịch vụ Ngân hàng đầu tư được hỗ trợ bởi hoạt động nghiên cứu chuyên sâu. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm. 9 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng tại Công ty Cổ phần chứng khoán MB hoạt động trong lĩnh vực: kinh doanh chứng khoán (Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán và Lưu ký chứng khoán). Luận văn nghiên cứu thêm hoạt động kinh doanh của 03 Công ty chứng khoán hoạt động cùng ngành, có quy mô tương đương để phân tích, so sánh đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong môi trường ngành. - Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2013, hoạch định chiến lược kinh doanh đến năm 2017, tầm nhìn hướng đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đựợc viết dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các mô hình lý thuyết: PEST, Porter’s 5-Force, Value Chain, SWOT, GREAT,... để phân tích các tình huống cụ thể của Công ty cổ phần chứng khoán MB, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên gia, phỏng vấn và điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp làm căn cứ phân tích, so sánh. Số liệu thu thập từ hai nguồn sơ cấp và thứ cấp: - Nguồn số liệu thứ cấp: số liệu thu thập từ các báo cáo, bài báo, tham luận của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các cơ quan ban ngành liên quan, các giáo trình Quản trị chiến lược, Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing, Chiến lược kinh doanh được giảng dạy tại các trường đại học ngành Quản trị kinh doanh và các tài liệu về chiến lược, quản trị chiến lược, kinh doanh, marketing trên mạng internet, sách báo,... các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và các báo cáo khác của các phòng ban trong Công ty cổ phần chứng khoán MB. - Nguồn số liệu sơ cấp: số liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, điều tra bằng phiếu hỏi sau đó tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm mục đích thu thập thông tin để đánh giá được điểm mạnh, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan