Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục...

Tài liệu Hình tượng ma nữ trong truyền kỳ mạn lục

.PDF
103
123
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Mai Thị Lệ Quyên ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Hà Nội-2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Mai Thị Lệ Quyên ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng Xác nhận của giảng viên hướng dẫn GS.TS Trần Ngọc Vương PGS.TS Trần Nho Thìn Hà Nội-2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Thị Lệ Quyên LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Nho Thìn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn chỉnh luận văn. Hà Nội, Ngày 4 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Thị Lệ Quyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 6 4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7 7. Bố cục luận văn...................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC................................... 9 1.1. Truyền kỳ và các đặc trưng thể loại .................................................. 9 1.2. Khái niệm ma nữ ............................................................................. 11 1.3. Nhân vật ma nữ trong văn học ........................................................ 14 1.3.1.Trong văn học dân gian Việt Nam .................................................. 14 1.3.2. Trong văn học trung đại Việt Nam ................................................. 15 1.3.3. Trong văn học thế giới.................................................................... 17 1.4. Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục thời trung đại ........................................................................................... 19 1.4.1.Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp ............................... 19 1.4.2. Vấn đề tính dục thời trung đại ....................................................... 22 1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục ..................... 26 1.5.1. Tác giả ............................................................................................ 26 1.5.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ......................................................... 26 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG...................... 28 TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ............................................................................ 28 2.1. Số phận.............................................................................................. 28 2.2. Ngoại hình ......................................................................................... 34 2.3. Tính cách, tâm lý .............................................................................. 39 2.4. Hành động......................................................................................... 46 2.5. Ngôn ngữ ........................................................................................... 54 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ............................................................................ 61 3.1. Cái kỳ ảo và cái thực được biểu hiện qua nhân vật ma nữ ............ 61 3.1.1. Cái kỳ ảo ......................................................................................... 61 3.1.2.Cái thực .......................................................................................... 63 3.2. Không gian nghệ thuật ..................................................................... 66 3.2.1. Không gian kỳ ảo ............................................................................ 66 .3.2.2. Không gian thực ............................................................................ 68 3.3. Thời gian nghệ thuật ........................................................................ 71 3.3.1. Thời gian lịch sử............................................................................. 71 3.3.2. Thời gian tồn tại của nhân vật ....................................................... 72 3.3.3. Thời gian xuất hiện của nhân vật .................................................. 76 3.4 Nghệ thuật miêu tả nhân vật............................................................. 78 3.4.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động ................................... 78 3.4.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý ............................................................... 81 3.5. Ngôn ngữ nhân vật ........................................................................... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ma nữ vốn là một hình tượng siêu nhiên, thể hiện quan niệm tâm linh của con người về sự sống và cái chết. Nó cũng thể hiện những nét văn hóa chung mang tính chất cộng đồng trong tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, sứ xở. Nhắc tới ma nữ, dường như ai cũng có một ý niệm, khái niệm nhất định về loại hình nhân vật này, mặc dù trên phương diện khoa học, đó vẫn chỉ là một nhân vật tưởng tượng được thêu dệt. Trong văn học, xây dựng hình tượng các ma nữ đã trở thành một đề tài hấp dẫn, lôi cuốn, phổ biến trong cả hai bộ phận văn học: văn học viết và văn học dân gian. Với độc giả, đây là nhân vật luôn khiến họ có nhiều trải nghiệm cảm xúc, khơi gợi mong muốn tìm hiểu. Trong xã hội trung đại Việt Nam, khi mà Nho giáo được xem là nền tảng vận hành đất nước của các vua chúa, khẳng định tầm quan trọng của người đàn ông trên mọi phương diện thì đối với người phụ nữ đó lại là một giáo lý hà khắc. Nó đưa ra những quy định ngặt nghèo về lối ứng xử của người phụ nữ với các mối quan hệ xung quanh mình. Điều này vô hình chung cũng ảnh hưởng tới các định hướng sáng tác văn chương. Điểm nhìn của nam giới đã chi phối thế giới quan văn học suốt cả một chặng đường dài, do vậy hình tượng người phụ nữ trong văn chương trung đại những năm tháng của thế kỉ XV trở về trước không nhiều. Sự xuất hiện của Truyền kỳ mạn lục với rất nhiều các nhân vật nữ ở thế kỉ sau là một hiện tượng độc đáo, khác biệt, mang lại hơi thở mới cho văn học vốn có sự khu biệt giới rất lớn này. Ở đó, hình ảnh người phụ nữ được hiện lên như một nhân vật trung tâm có đời sống, có số phận, tâm lý, tính cách rõ rệt. Tuy nhiên, tác giả lại có cách thức xây dựng các mẫu hình nhân vật mang tính chất đối lập nhau trên mọi phương diện. Một bên là những người phụ nữ tuân thủ theo đúng các lễ tiết của đạo 1 đức phong kiến, của giáo lý nhà Nho, họ được coi là hình mẫu liệt nữ của thời đại. Một bên là những phụ nữ xinh đẹp, có quan niệm phóng túng về quan hệ nam nữ, tính cách tự do, táo bạo, nhưng lại được ẩn giấu dưới hình thức yêu ma. Khi xây dựng nhân vật này, tác giả ít nhiều thể hiện sự đồng cảm trước các hiện tượng bất công của đời sống đối với họ, nhưng sau đó lại phê phán với đôi mắt vô cùng nghiêm khắc, đây là hiện tượng cần được nghiên cứu. Thực hiện đề tài “Hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục” chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ và cụ thể hơn vấn đề đó. Mặt khác, tìm hiểu hình tượng ma nữ là đi vào tìm hiểu một loại hình phụ nữ phá cách, đi khá xa so với tư tưởng và cái nhìn khắt khe của Nho gia có tính chất dị biệt, mới mẻ so với hình mẫu của phụ nữ trung đại. Dù mang thân phận của người đã chết, họ vẫn có những nét đặc trưng của con người trần tục cùng những khát khao yêu đương, hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt, đặc biệt là các diễn ngôn tính dục mạnh mẽ. Giữa thời đại người phụ nữ luôn phải đi kèm với nết cương thường, họ lại vượt thoát ra như một hiện tượng hi hữu, cá biệt. Trong văn học, đó được coi là sự sáng tạo táo bạo và luôn được tìm hiểu, khai thác như một hiện tượng độc đáo. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một tác phẩm viết khá nhiều về người phụ nữ (chiếm 11 trên 20 truyện), Truyền kỳ mạn lục dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh Nho giáo đã không còn ở vị trí đỉnh cao. Xét trên góc độ của khoa học, nhiều công trình đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới mẻ của tác phẩm khi viết về người phụ nữ nói chung, đặc biệt là tinh thần nhân đạo ẩn giấu sau các số phận nhân vật. Với các ma nữ nói riêng, nhân vật được xem là có những hành động trái luân thường trong con mắt Nho gia cũng nhận được 2 nhiều ý kiến trái chiều. Mặc dù các công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật này trong Truyền kỳ mạn lục rất đa dạng, nhưng các đánh giá, nhận xét hay phân tích vẫn còn ở dạng thức khái quát, tổng quan hoặc còn mang tính chất đơn lẻ. Ở đây, chúng tôi xin đề cập tới một số công trình tiêu biểu, có tính chất định hướng cao với người đọc. Giáo sư Nguyễn Đăng Na trong các công trình nghiên cứu của mình về Truyền kỳ mạn lục đã tỏ rõ quan điểm bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa. Đặc biệt khi nói về các nhân vật ma nữ, ông vẫn luôn dành một sự cảm thông cho số phận của họ. Trong bài viết Một vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam, tác giả đi sâu vào vấn đề nhân đạo và các cách thức mà Nguyễn Dữ tạo nên yếu tố đó trong tác phẩm. Cho dù là các hoạt động dục tính hay các quan niệm táo bạo, tự do vượt thoát khỏi các luật định Nho giáo, luân thường của cuộc sống bấy giờ, Nguyễn Đăng Na vẫn có cách lý giải riêng. Theo ông, những người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục: “Sống đạo đức tử tế đều bị chết oan. Vậy hãy hành động theo ham muốn của tình dục, theo tiếng gọi của trái tim. Nguyễn Dữ làm cuộc thử nghiệm ngược lại: cho một số nhân vật phụ nữ sống tự do. Tác giả cho Nhị Khanh (Cây gạo) sống một cách “thoải mái”, vượt vòng cương toả, chạy theo tình dục” [34]. Ông cũng đặt ra vấn đề số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ xưa thông qua hình ảnh các ma nữ và bi kịch của họ trước cuộc đời. Tác giả cũng đồng thời lên án xã hội vốn mang các định kiến bất công với người phụ nữ bằng những lời lẽ hết sức đanh thép, cứng rắn: “Đào Hàn Than có thai. Lẽ ra, đấy là niềm hạnh phúc lớn nhất của nàng: làm mẹ! Song, xã hội đâu có chấp nhận cho nàng làm mẹ? Hạnh phúc bỗng biến thành tai hoạ: “quằn quại chết trên giưỡng cữ”. Hình ảnh đó như một ám ảnh vò dứt, đập mạnh vào cái xã hội dã man đối với phụ nữ, đồng thời khơi dậy ở người đọc một niềm thương cảm cho thân phận nàng” [34]. Từ đó, Nguyễn Đăng Na cũng đặt ra vấn đề bất cập, mang tính 3 chất kìm hãm với người phụ nữ: “Sống hiếu hạnh nết na hoặc chạy theo tình dục, tự do yêu đương rồi cũng đều chết và chết một cách oan ức, thảm thương. Nguyễn Dữ đặt ra cho người đọc một sự tự lựa chọn” [34]. Có thể thấy, qua những quan điểm trên, Nguyễn Đăng Na đã đánh vào yếu tố xã hội trong tác phẩm một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Nâng cao quyền sống, quyền tự do con người, nhưng bài viết mới chỉ dừng lại ở điểm nhìn nhân đạo, mang tính chủ quan chứ chưa đi sâu vào hình tượng cụ thể với các đặc điểm đầy đủ của nó. Trái ngược với quan điểm của Nguyễn Đăng Na, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đứng trên quan điểm của xã hội học, trong bài viết Truyền kỳ mạn luc, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán lại có những đánh giá hoàn toàn khác về các câu chuyện giữa người với ma. Ông cho rằng: “Các Truyện nghiệp oan của Đào Thị, Nàng Túy Tiêu, Cây gạo, Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, vv...thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lý Nho gia” [48, tr.518]. Ông còn cho rằng, cuộc tình tự do giữa Nhị Khanh-Trung Ngộ, hay Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu là những mối tình “yêu thương không lành mạnh” hay “xa lạ với quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tính yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian” [48, tr.519]. Đánh giá về tư tưởng của Nguyễn Dữ thể hiện trong các mối tình đó, Bùi Duy Tân cũng nhìn thấy tư tưởng nhân đạo của tác giả Truyền kỳ mạn lục: “Nguyễn Dữ có phần thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau, đi lại, giao thiệp, hẹn hò, thề thốt với nhau” [48, tr.518], nhưng nhìn vào lời bình của tác giả ở cuối truyện, Duy Tân lại cho rằng sự phê phán của tác giả xuất phát từ “thái độ bảo thủ của Nho giáo”, từ đó khẳng định sự mâu thuẫn trong tư tưởng và tình cảm của tác giả. Như vậy, trong bài viết của mình Bùi Duy Tân đã ít nhiều đề cập tới bóng dáng các ma nữ cùng các mối tình tự do, đắm say của họ với các chàng 4 trai, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là các đánh giá mang tính tổng quát, chung cục chứ chưa đi vào hiện tượng cụ thể để phân tích, lý giải nó. Với bài viết Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục, các tác giả trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X- cuối thế kỉ XIX) của Đoàn Thị Thu Vân chủ biên, các tác giả đã chỉ ra rằng tình yêu giữa các chàng trai và các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục là “tình yêu tự do giữa một đôi lứa thanh niên tài sắc, tri kỉ lẽ ra phải được thể hiện một cách đẹp đẽ, trong sáng thì nhiều lúc lại bị tác giả xây dựng thành một mối tình “trăng gió”, mang màu sắc nhục dục để rồi phê phán cho hợp với đạo lý nhà Nho (Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Truyện nghiệp oan của Đào Thị) [58, tr.120]. Về mặt này, các tác giả có vẻ đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân. Họ cũng cho rằng sự trái ngược ấy ở các tác phẩm của Nguyễn Dữ là do mâu thuẫn trong tư tưởng của tác giả. Đồng thời, họ cũng phần nào nhìn thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ nói chung ẩn giấu đằng sau mác danh ma nữ kia: “Những người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến mà tác giả dành nhiều thương cảm, cuối cùng thường đi vào đổ vỡ, thường bị vùi dập phũ phàng trước những thế lực phong kiến ở cõi âm, cõi trời...” [58, tr.120]. Cuối cùng, họ rút ra một kết luận, những vấn đề mà Nguyễn Dữ đặt ra cũng là những vấn đề liên quan tới quyền sống, hạnh phúc của con người. Do vậy dù có thế nào, Nguyễn Dữ cũng đã thể hiện tnh thần nhân đạo sâu sắc với người phụ nữ và số phận của họ. Phó giáo sư Trần Thị Băng Thanh trong lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục lại có cái nhìn công bằng hơn với tác giả Nguyễn Dữ trong việc phản ánh số phận nhân vật cũng như cách tác giả kết thúc câu chuyện. Đây cũng là quan điểm của rất nhiều các nhà nghiên cứu khác khi khảo luận về một tác phẩm ở thời đại đã qua, dưới con mắt của con người hiện đại: “Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh 5 (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ” [62]. Lời tựa có ý gợi mở này giúp người đọc có cái nhìn nhân bản hơn, dịu dàng hơn với các nhân vật vốn được xem là đáng sợ, nguy hiểm. Tuy vậy, nhận xét trên đây mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, giúp độc giả định hình được tác phẩm chứ không phải đi sâu vào nghiên cứu cụ thể nhân vật trên các phương diện khác nhau. Truyền kỳ mạn lục được xem là tác phẩm truyền kỳ thành công nhất trong nền văn học trung đại. Vì vậy, không khó hiểu khi có rất nhiều các bài viết, các nhà nghiên cứu khảo luận về nó dưới các định hướng khác nhau. Điều đó góp phần làm đa dạng kho tư liệu phong phú về tác phẩm. Tuy nhiên, các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng, dẫn dắt theo các quan điểm riêng về các nhân vật ma nữ chứ chưa đi vào khảo sát một cách cụ thể có tính tập trung. Đó là những cơ sở, tiền đề bước đầu giúp chúng tôi đi vào phân tích sâu hình tượng nhân vật ma nữ. Hi vọng luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về loại hình nhân vật này trong Truyền kỳ mạn lục trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhân vật phụ nữ yêu ma trong Truyền kỳ mạn lục mà cụ thể là khảo sát qua các truyện: Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện yêu quái ở Xương Giang. Trong quá trình thực hiện đề tài để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi có sự so sánh, liên hệ với các nhân vật nữ khác tuyến trong cùng tác phẩm và trong các tác phẩm khác như Thúy Kiều trong Truyện Kiều, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, cung nhân trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều... 6 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi vào luận giải hình tượng ma nữ với những đặc điểm được biểu hiện sâu bên trong tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng sáng tạo cũng như nét mới mẻ, độc đáo, khác biệt của loại hình nhân vật đặc biệt này so với các nhân vật nữ khác. Ngoài ra, luận văn cũng chú ý tới điểm nhìn tư tưởng của Nho giáo, cũng như tư tưởng của tác giả được biểu hiện qua hình mẫu nhân vật, đặc biệt là vấn đề nữ sắc, tự do trong tình yêu và tính dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm ma nữ, nhân vật ma nữ trong văn học, quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục thời trung đại. - Phân tích hình tượng ma nữ trên các phương diện ngoại hình, tính cách, hành động, ngôn ngữ, số phận và cái nhìn của Nho giáo với các đặc điểm đó cùng các nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Lý giải ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng này xét trên các phương diện xã hội và chủ quan tác giả. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, quan niệm của Nho gia đã chi phối cách nhìn, cách đánh giá, và thái độ của xã hội đối với người phụ nữ, đặc biệt là kiểu nhân vật mang tính chất loại hình như các ma nữ. - Phương pháp so sánh: để tạo ra cái nhìn toàn diện và khách quan, trong quá trình triển khai, chúng tôi so sánh đối tượng nghiên cứu với các nhân vật nữ khác trong các thiên tự sự, trữ tình trung đại khác của Việt Nam và của thế giới. 7 - Phương pháp phân tích-tổng hợp: dựa trên các ngữ liệu, phân tích những yếu tố cấu thành nên hình tượng ma nữ, để từ đó đưa ra đánh ra tổng quan về cách thức xây dựng nhân vật, cũng như giá trị tư tưởng của tác phẩm. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chúng tôi dự kiến luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Chương 2: Đặc điểm hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 1.1. Truyền kỳ và các đặc trưng thể loại Truyền kỳ vốn là một loại hình tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, được phát triển từ các truyện chí quái và truyện kỳ ảo thời cổ đại, được hoàn thiện, phát triển thịnh hành dưới thời nhà Đường. Truyện sử dụng các yếu tố kỳ ảo làm chất liệu để xây dựng nên các tình tiết và để phản ánh hiện thực xã hội, đời sống con người. Theo từ điển Tiếng Việt bộ mới, truyền kỳ có nghĩa là: “Một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng những môtíp kỳ quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, phần lớn là truyện tình, để gợi hứng thú cho người đọc. Phần lớn các truyện truyền kỳ đều là truyện ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có khi tập hợp nhiều truyện thành một tập, và chủ đề cũng không nhất thiết gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên,... trong truyện cổ tích thần kỳ, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỷ, hồ ly, vật hóa người,...). Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu phóng đại của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kỳ vẫn mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [17, tr.447]. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, truyền kỳ có ảnh hưởng và tiếp thụ một số thành tố dân gian từ các mô thức, mô típ và kế thừa các đề tài, cốt truyện để rồi phát triển thành các tác phẩm văn học viết có tính nghệ thuật hoàn chỉnh, có kết cấu đầy đủ và lời bình của tác giả rõ rệt. Trong truyện truyền kỳ, hệ thống các nhân vật người thường được phát triển xây 9 dựng song song với các nhân vật kỳ ảo, có tính chất siêu nhiên, để từ đó nói lên các vấn đề thực tế của đời sống. Với các thành tựu rực rỡ của mình ở quê nhà như sự ra đời của các tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Tiễn Đăng tân thoại của Cù Hựu, truyền kỳ được du nhập vào các quốc gia đồng văn, đồng chủng khác ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở thời kỳ đầu, truyện kì vào Việt Nam chỉ mang các yếu tố kỳ lạ, chưa thoát khỏi các mô thức dân gian, chỉ đến sau này, với sự xuất hiện của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Thánh Tông di thảo được tương truyền là của Lê Thánh Tông, truyền kỳ mới đạt tới đỉnh cao của nó cũng như tính hoàn thiện về nội dung cũng như nghệ thuật. Tiếp bước các thành công đó, các tác phẩm khác ra đời tạo nên sự đa dạng cho bộ mặt văn học như Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Qúy Thích. Mặc dù tiếp nhận và ảnh hưởng của thể loại văn học Trung Quốc, nhưng do dấu ấn văn hóa dân gian trong thể loại rất lớn, nên khi du nhập vào Việt Nam, truyền kì đã có những nét đặc sắc riêng biệt mà theo GS.Nguyễn Đăng Na: “Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó. Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kì của họ” [34]. Về đặc trưng của thể loại, theo GS.Nguyễn Đăng Na: “Với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, truyện truyền kỳ có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ. Đó là thế giới vừa ảo vừa 10 thực, có cả cái thấp hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên,... đồng thời có cả những sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kỵ, lọc lừa,...” [34]. Như vậy có thể thấy đặc trưng dễ nhận thấy nhất của thể loại truyền kỳ là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố kì ảo. Đã phát triển vượt thoát ra khỏi những ghi chép hoặc truyền thuyết có tính đơn ngẫu, truyền kỳ không thể thiếu một trong hai yếu tố trên để tạo ra sự nhận biết cho nó với các thể loại tự sự khác như cổ tích, thần thoại hay chí quái. Việc phát triển các yếu tố kì chính là cách tác giả phản ánh hiện thực đời sống một cách kín đáo, tế nhị. Nhất là khi áp lực của thanh giáo của thời trung đại quản lý và tiết chế hành vi tính dục của con người nên khó miêu tả trực diện, nhà văn trung đại có thể lợi dụng đặc trưng thể loại đó để gửi gắm ý đồ tư tưởng nghệ thuật, quan niệm con người tự nhiên như trường hợp Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ngoài ra, các yếu tố thực không chỉ làm tăng tính chân thật cho câu chuyện mà còn làm ra tăng tính khách quan và là nền tảng, cơ sở cho sự phát triển của yếu tố kì. Truyền kỳ còn là một thể loại văn học dung hợp vào trong lòng nó các thể loại văn học khác nhau, kết hợp giữa các tiều loại tự sự và trữ tình như thơ, văn tế, văn vần…sự dung hợp đó giúp các tác giả dễ dàng hơn trong việc thể hiện những vấn đề tinh thần hoặc hành động của nhân vật như tâm trạng, các hoạt động tính dục một cách trau chuốt, nghệ thuật, tế nhị, kín đáo. Phát triển ở Việt Nam, truyện truyền kỳ đã ghi những dấu ấn đậm nét mà đỉnh cao là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thể loại và tác phẩm ấy trải qua thời gian vẫn còn giữ nguyên giá trị đến bây giờ. 1.2. Khái niệm ma nữ Trong Truyền kỳ mạn lục, các ma nữ xuất hiện với các dạng thức khác nhau như ma, hồn ma, linh hồn Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Đào Hàn Than Chuyện nghiệp oan 11 của Đào Thị, hoặc tinh hoa, tinh mộc như Đào Nhu Nương và Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây. Đó đều là loại hình nhân vật không thuộc về dương thế, lại thuộc thế giới siêu nhiên, vô hình, mặc dù các khái niệm này khá phổ biến trong tiềm thức dân gian nhưng đều là các nhân vật chưa được xác thực theo con mắt khoa học, do vậy với các nhà nghiên cứu sẽ có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương do Thích Viên Giác dịch, định nghĩa về ma được hiểu như sau, ma: “Tiếng Phạn gọi là Mara, nghĩa là giết hại, làm não hại thân tâm, tổn hại công đức, phá hoại trí tuệ. Có 4 loại ma: 1. Ma phiền não: Tham, Sân, Si... não hại thân tâm. 2. Ma năm ấm (ngũ ấm ma): chấp thủ sắc thân, cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức là ngã, nên bị năm ấm trói buộc. 3. Ma chết (tử ma): tử thần cắt đứt mạng sống con người làm gián đoạn sự tu tập. 4. Ma trời (thiên ma): là tha hóa tự tại thiên, cõi trời thứ 6 của Dục giới, còn gọi là ma vương, ma ba tuần, chuyên làm trở ngại cho việc tu hành và làm việc thiện.” [13] Theo chúng tôi, các loại ma mà ta đang nhắc tới và cần tìm hiểu rõ ở đây thuộc loại thứ 3 và thứ 4. Đó là trong con mắt của Nhà Phật, còn theo Từ điển Hán Việt từ nguyên, các trường nghĩa liên quan đến ma được giải thích như sau: Ma: “(thuộc bộ Quỷ, gồm 21 nét) là chữ gọi tắt Phạm ngữ Ma la, có nghĩa là ngăn hại, phá hoại, gọi chung những việc thành thói quen không trừ bỏ được” [25, tr.1112]. Yêu tinh: “những vật quái dị linh thiêng thường dọa nạt hoặc làm hại người” [25, tr.2408] 12 Tinh (bộ mễ, 14 nét): “thần linh, phần linh thiêng” [25, tr.1795]. Quái (bộ tâm, 8 nét): “lạ lùng, khác thường; Quái vật: đồ vật hay thú vật lạ lùng không mấy khi trông thấy” [25, tr.1499]. Hồn (bộ quỷ, 14 nét): “Phần hồn trong con người, tinh thần của con người có thể lìa khỏi thể xác mà vẫn tồn tại mãi mãi” [25, tr.830]. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê các trường nghĩa đó được hiểu là: Ma có hai nghĩa: “Người đã chết, đã thuộc về cõi âm” và “sự hiện hình của người chết, theo mê tín” . [43, tr.746] “Yêu quái: quái vật làm hại người” [43, tr.1440]. “Yêu tinh: vật tưởng tượng có hình thù quái dị, có nhiều phép thuật và độc ác” [43, tr.1440]. “Linh hồn: hồn người chết” [43,tr. 705]. Ngoài ra còn có rất nhiều cách định nghĩa về ma, quái, yêu quái...của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, xét trên phương diện khảo sát về loại hình nhân vật ma nữ trong giới hạn luận văn này, có thể hiểu chung rằng ma nữ là linh hồn của các phụ nữ đã chết, hoặc yêu khí của họ còn hiển hiện trên trần gian. Cũng có khi là tinh khí lâu năm của các chủng vật biến thành người phụ nữ, có khả năng biến hóa khôn lường, chứa đựng các yếu tố kì dị, có tính chất tự do, gây ra những tác động tiêu cực, gây tổn hại tới tinh thần hoặc thể chất của con người. Mặc dù xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục, nhưng linh hồn của một số phụ nữ đã chết như Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương, Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương...lại có những yếu tố ngợi ca, là biểu tượng cho những người phụ nữ tiết liệt, có khí chất thần linh, được xã hội kính nể, thậm chí lập đền thờ. Do vậy sẽ không phải là đối tượng nằm trong phạm vi khảo sát. 13 1.3. Nhân vật ma nữ trong văn học 1.3.1.Trong văn học dân gian Việt Nam Văn học dân gian vốn có ảnh hưởng rất lớn tới thể loại truyền kỳ ngay từ buổi đầu hình thành. Trong lịch sử Á Đông, văn hóa thờ cúng người chết đã trở thành nét truyền thống, một tập tục hay cao hơn là tín ngưỡng. Nó thể hiện niềm tin về một thế giới của con người sau khi chết và những điều kỳ lạ ẩn giấu ở thế giới đó. Chính bởi vậy, những câu chuyện truyền miệng về ma quỷ hay linh hồn người chết được kể ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, và dường như ai cũng có ý niệm về nó. Khi nhắc tới ma, hầu hết con người đều cảm thấy sợ hãi vì sự bí ẩn, biến hóa mặc dù chưa được xác thực bởi thông tin khoa học nào. Đặc biệt là các ma nữ, những người con gái chết oan ức hoặc chết khi còn trẻ, sự linh ứng của họ lại càng mạnh mẽ giữa chốn dương thế. Niềm tin ấy về ma quỷ, về thế giới kỳ ảo chính là sự phản ánh hiện thực cuộc sống: thế giới tâm linh của con người. Từ những câu chuyện tưởng chừng chỉ được đem ra trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy lại là nguồn gốc cho sự phát triển và là nguồn chất liệu phong phú, nền tảng văn hóa mang tính dân tộc cho các thể loại văn học viết khác. Ngoài những câu chuyện truyền miệng giữa người với người không có nguồn ghi chép, hình ảnh ma quỷ mà đặc biệt là ma nữ được xuất hiện trong các thể loại dân gian khác như cổ tích, truyền thuyết hay tuồng, chèo cổ. Trong tập truyện cổ tích Chuyện thần tiên, ma quỷ và phù phép [68], hình ảnh các ma nữ hoặc nữ quỷ hiện lên khá rõ. Người ta thấy mụ Chằng chuyên ăn thịt người với phép biến hóa khôn lường, đáng sợ trong Người thợ săn và mụ Chằng. Hay hình ảnh cô gái xinh đẹp do yêu quỷ biến thành trong Người học trò và ba con quỷ, đặc biệt, các mô típ sẽ ảnh hưởng và được các câu chuyện truyền kì tiếp nhận rất nhiều như trong Nợ duyên trong mộng. Câu chuyện kể về chàng học trò Chu sinh, kết duyên cùng công chúa Mộng Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan