Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 vinaconex 3 ...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 vinaconex 3

.DOCX
117
6
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG THỊ THU HƢƠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 – VINACONEX 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG THỊ THU HƢƠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 – VINACONEX 3 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Đức Vui. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đóng góp đ ƣa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, ngàytháng Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hƣơng LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo hƣớng dẫn TS.Trần Đức Vui, ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh và các thầy cô Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng các anh chị em học viên lớp cao học và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngàytháng Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Hƣơng TÓM TẮT Luân ̣ văn nghiên cƣ́u hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 – Vinaconex 3 trong thời gian tƣ̀ năm 2012 đến năm 2014 với mục đích phân tích thực trạng về sử dụng vốn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty. Qua đề tài tác giả đã làm đƣợc: Thứ nhất: Nêu rõ và hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành. Thứ hai: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vinaconex 3, từ đó đƣa ra những đánh giá, chỉ ra nguyên nhân vấn đề chƣa hiệu quả, cũng nh ƣ hạn chế, tồn tại của công ty. Thứ ba: Qua nghiên cứu luận văn đã gợi mở một số phƣơng hƣớng và giải pháp cho công ty Vinaconex 3 nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả sử vốn tại Vinaconex 3. Thứ tư: Đƣa ra một số kiến nghị và kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng thực tế trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... i DANH MỤC HÌNH.................................................................................................iii MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.......4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................... 4 1.2. Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.................6 1.2.1. Khái quát chung về vốn, phân loại vốn..................................................... 6 1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp................................................ 16 1.2.3. Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp.........18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp....................22 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...........................31 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 31 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu............................................................ 31 2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu........................................ 31 2.2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 33 2.2.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu...................................33 2.2.2. Cơ sở xây dựng khung lý thuyết kế hoạch thu thập thông tin..................33 2.2.3. Phân tích thông tin và đưa ra các vấn đề tồn tại..................................... 34 2.2.4. Đề xuất một số giải pháp......................................................................... 34 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.................................................. 34 2.3.1 Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 34 2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu............................................................... 34 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 3............................................................................................................ 35 3.1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP xây dựng số 3 (Vinaconex 3)...................................................................... 35 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty............................................. 35 3.1.2. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của Công ty.................................... 36 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty........................................... 37 3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vinaconex 3..........................41 3.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Vinaconex 3 từ 2012 đến 2014...........41 3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty Vinaconex 3........46 3.2.3. Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vinaconex 3................................................................................................... 52 3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Vinaconex 3.........................58 3.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Vinaconex 3...................................62 3.2.6. Khả năng thanh toán của công ty Vinaconex 3.......................................69 3.2.7. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vinaconex 3...................70 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 3.................................................................. 73 4.1. Phƣơng hƣớng hoạt động của công ty trong những năm tới.........................73 4.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vinaconex 3......................................................................................................... 76 4.2.1. Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh.......................................... 76 4.2.2. Tiến hành nâng cấp và đổi mới một cách có chọn lọc TSCĐ trong thời gian tới....................................................................................................... 77 4.2.3. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu....................................................... 78 4.2.4. Quản lý chặt hơn nữa hàng tồn kho........................................................ 79 4.2.5. Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm......79 4.2.6. Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp......................................... 80 4.3. Một số kiến nghị............................................................................................ 81 KẾT LUẬN............................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 86 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt 1 BCTC 2 BĐS 3 CBCNV 4 CP 5 DN 6 SXKD 7 TNHH 8 TS 9 TSCĐ 10 TSLĐ 11 TSNH 12 VCSH 13 Vinaconex 3 14 WACC 15 XDCB 16 XHCN i DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ii DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3 2 Hình 3 3 Hình 3 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn luôn đƣợc coi là một nhân tố hết sức quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thƣờng nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên cũng nhƣ cho hoạt động đầu t ƣ phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai đƣợc. Do vậy, để đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tiến hành bình thƣờng và liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Hiện nay, trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đồng thời ảnh h ƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc huy động vốn để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, để có thể cạnh tranh, tồn tại trên thị trƣờng thì việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trò sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây dựng số 3 – Vinaconex 3 là doanh nghiệp hạng I thuộc Tổng Công Ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex, kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu là xây dựng, đầu t ƣ bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong tình hình kinh tế nhiều biến động phức tạp nhƣ hiện nay, việc sử dụng vốn đối với các công ty xây dựng nói chung và Vinaconex 3 nói riêng cần có sự linh hoạt và liên tục cải tiến. Mặc dù, ban lãnh đạo công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc cơ cấu nguồn vốn, tuy nhiên vẫn chƣa khai thác đ ƣợc nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn trên cùng những kiến thức đã thu thập đƣợc trong quá trình học tâp, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 – Vinaconex 3” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. 1 * Câu hỏi nghiên cứu : - Các tiêu chí nào đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn đối với nguồn vốn trong đầu tƣ sản xuất của Công ty Vinaconex 3? - a. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp? b. Hiệu quả sử dụng vốn cố định? c. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động? d. Khả năng thanh toán? Thực trạng của công tác quản lý, sử dụng vốn của Công ty Vinaconex 3 hiện nay ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế, yếu kém của nó? - Cần đề xuất giải pháp, kiến nghị gì để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và hoàn thiện công tác sử dụng vốn của Vinaconex 3 trong giai đoạn hiện nay? 2. * Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Nghiên cứu phân tích tình trạng sử dụng vốn tại công ty CP xây dựng số 3, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP xây dựng số 3. *Nhiệm vụ của luận văn: + Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. + Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty Vinaconex 3 từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác sử dụng vốn của công ty. + Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn tại Vinaconex 3. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Công tác quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP xây dựng số 3. + Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Những mục đầu tƣ sản xuất kinh doanh của Công ty CP xây dựng số 3 trong các năm từ 2012 đến 2014. 4. Những đóng góp của luận văn 2 + trong Nêu ra làm rõ hơn về lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp nói chung. + Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng số 3. + 5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Cấu trúc của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Chƣơng 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đất nƣớc đã chuyển mình thay đổi từ giai đoạn tem phiếu tự cung tự cấp qua giai đoạn kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống ngƣời dân, ngƣời lao động ngày càng đƣợc nâng cao. Để hòa nhịp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, hoạt động của ngành xây dựng cũng có nhiều phát triển vƣợt bậc về cả số lƣợng và cả chất l ƣợng. Rất nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng đƣợc thành lập mới. Để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trƣờng thì hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho lợi thế cạnh tranh bền vững với hầu hết mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng nhiều nguồn tài liệu, đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, công tác đào tạo nâng cao công tác quản lý tài chính nguồn nhân lực và cán bộ, v.v... Về giáo trình, có nhiều giáo trình về nâng cao, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các trƣờng đại học nhƣ: Đại học thƣơng mại, đại học kinh tế Đà Nẵng, đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Các giáo trình này cung cấp những khái niệm, kiến thức cơ bản về vốn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Về sách tham khảo, tác giả đã tham khảo các đề tài nghiên cứu về công tác quản lý, hiệu quả sử dụng vốn để tìm hiểu và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản, phƣơng pháp nghiên cứu, nhƣ các đề tài sau: - Trong cuốn sách “Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Đàm Văn Huệ, 2010), tác giả trình bày các vấn đề giảm các nguồn chi phí để tăng lợi nhuận, tạo hiệu quả lợi nhuận tốt trong kinh doanh . 4 - Trong đề tài nghiên cứu “Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Việt Nam” (Nguyễn Ngọc Định, 2011), tác giả nói về nâng cao năng lực thi công xây dựng để nhằm tăng doanh thu với yêu cầu đảm bảo tốt độ tăng của lợi nhuận phải lớn tốc độ tăng của vốn để đem đến hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao nhất để có lợi nhuận trên đồng vốn cao nhất. - Trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam” (Cao Văn Kế, 2012), tác giả nêu lên những vấn đề trong công tác thi công xử lý hạn chế xác suất rủi ro của công trình, nâng cao trình độ giám sát để hạn chế chi phí . - Trong đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế tạo lập và sử dụng vốn của các tổng công ty mạnh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Đại Phong, 2004) tác giả đề cập đến hai nội dung quan trọng là cơ chế tạo lập và sử dụng vốn với ý nghĩa nhƣ một trong những nội dung quan trọng trong quản lý vốn của doanh nghiệp. Tác giả cho rằng các tổng công ty chƣa có một chiến lƣợc tạo vốn hiệu quả phục vụ cho chiến lƣợc phát triển kinh doanh, chƣa linh hoạt và chủ động. T ƣ t ƣởng ỷ lại vào Nhà nƣớc từ thời bao cấp vẫn tồn tại. Một số lãnh đạo chủ chốt của các tổng công ty chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, thiếu kỹ năng của nhà quản lý doanh nghiệp hiện đại, lúng túng khi triển khai các chủ trƣơng đổi mới quản lý doanh nghiệp của Nhà nƣớc. Một số phƣơng án đầu tƣ còn chạy theo phong trào, không tính đến hiệu quả. - Trong cuốn sách nghiên cứu về hiệu quả doanh nghiệp “The High Performance Enterprise” (Walter Kruz, Alex Stratigakis and Gerald Hunt, 2006), tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của quản lý vốn và tài sản đối với doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả quản lý vốn và tài sản. Nguồn vốn và tài sản có quản lý hiệu quả thì mới bảo đảm sự tồn tại, mở rộng, phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, hiệu quả khai thác ra sao sẽ là thƣớc đo để đánh giá năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh, khả năng thích ứng và phát triển của doanh nghiệp. 5 - Nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý vốn đầu tƣ, cuốn “Capital: The Story of Long-Term Investment Excellence” (Charles D. Ellis , 2005) nêu lên ý nghĩa của việc quản lý vốn đầu tƣ nhƣ quản lý sự sống của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển thì phải đầu tƣ nhƣng để thành công trong đầu t ƣ, bảo đảm phát triển thì điều tiên quyết là phải quản lý vốn đầu tƣ cho hiệu quả. Sự đầu t ƣ dàn trải, thiếu trọng tâm, thiếu chiến lƣợc sẽ là nguyên nhân đầu tiên và căn bản nhất dẫn đến thất bại của doanh nghiệp. Tác giả nhấn mạnh tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà nội dung quản lý vốn đầu tƣ có sự khác biệt nhất định nhƣng nhìn chung việc quản lý vốn đầu tƣ cần phải xác định rõ mục tiêu, có những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cụ thể và luôn có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình quản lý từ khâu xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, tổ chức thực hiện đầu tƣ. - Cùng tiếp cận về vấn đề quản lý vốn trong doanh nghiệp, nghiên cứu “The Real Cost of Capital: A Business Field Guide to Better Financial Decisions” (Tim Ogier, John Rugman và Lucinda, 2004) đi theo hƣớng nhấn mạnh đến kỹ thuật quản lý vốn để có những quyết định tài chính sáng suốt. Những nội dung cơ bản trong cơ chế quản lý vốn của các doanh nghiệp đƣợc các tác giả xác định là: Cơ chế huy động và tạo lập vốn kinh doanh, cơ chế sử dụng vốn kinh doanh, cơ chế phân phối thu nhập của doanh nghiệp, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP xây dựng số 3 thì chƣa có đề tài nào công bố. 1.2. Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái quát chung về vốn, phân loại vốn 1.2.1.1. Khái niệm về vốn Trong nền kinh tế hòa nhập, doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, đồng thời để tồn tại và phát triển đ ƣợc, doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn đủ vững để phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm đem về hiệu quả lợi nhuận cao nhất. Câu hỏi đ ƣợc đặt ra ở đây: Vốn là gì? Cần có bao nhiêu vốn để đem lại giá trị thặng dƣ cao nhất cho doanh nghiệp khi đầu tƣ vào 6 sản xuất kinh doanh . Có nhiều quan điểm khác nhau về vốn. Trong doanh nghiệp vốn là một khối lƣợng tiền tệ hay là quỹ tiền tệ đặc biệt đƣợc đƣa vào lƣu thông giao th ƣơng nhằm mục đích kiếm lời, tiền đó đƣợc sử dụng dƣới mọi hình thức của sự giao th ƣơng mua bán trao đổi, hay để mua sắm tƣ liệu sản xuất và trả công cho ng ƣời lao động, nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn số tiền đã đƣa ra. Do đó vốn mang lại giá trị thặng d ƣ cho doanh nghiệp. Quan điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản lý là hiệu quả của sử dụng vốn. Vì vậy hạch toán và phân tích quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là rất quan trọng. Theo nghĩa hẹp thì: “Vốn là một quỹ tiền tệ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia”. Theo nghĩa rộng thì: “Vốn là nội lực, tiềm lực bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp” (Đinh Thế Hiển, 2007). Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trƣờng hòa nhập mở rộng. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi n ƣớc ta trình độ quản lý kinh tế còn chƣa cao và các văn bản pháp luật chƣa đƣợc hoàn thiện. “Vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư là một đầu vào của quá trình sản xuất” (Mác). Để tiến hành sản xuất, nhà tƣ bản ứng tiền ra mua t ƣ liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng d ƣ. Mác chia t ƣ bản thành t ƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến. Tƣ bản bất biến là bộ phận t ƣ bản tồn tại d ƣới hình thức t ƣ liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xƣởng,) mà giá trị của nó đƣợc chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm. Còn tƣ bản khả biến là bộ phận tƣ bản tồn tại dƣới hình 7 thức lao động, trong quá trình sản xuất thay đổi về l ƣợng, tăng lên do sức lao động của hàng hoá tăng. “Vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác” (Stenley Ficher, Rudiger Darubused, cuốn Kinh tế học). Còn có thuyết “Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính” (David Begg, cuốn Kinh tế học). Bản thân vốn là một hàng hoá nhƣng đƣợc tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này đã cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhƣng hạn chế cơ bản là chƣa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn. Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng: Vốn có nghĩa là phần l ƣợng sản phẩm tạm thời phải hi sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu t ƣ, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong tƣơng lai. Quan điểm này chủ yếu phản ánh động cơ về đầu t ƣ nhiều hơn là nguồn vốn và biểu hiện của nguồn vốn. Do vậy quan điểm này cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ phân tích vốn. Có thể thấy, các quan điểm khác nhau về vốn ở trên, một mặt thể hiện đ ƣợc vai trò tác dụng trong điều kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể. Mặt khác, trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, đứng trên phƣơng diện hạch toán và quản lý, các quan điểm đó chƣa đáp ứng đ ƣợc đầy đủ các yêu cầu về quản lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các quan điểm về vốn ở trên, khái niệm vốn cần thể hiện đƣợc các vấn đề sau đây: - Nguồn gốc sâu xa của vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc dân đƣợc tái đầu tƣ, để phân biệt với vốn đất đai, vốn nhân lực. - Trong trạng thái của vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản vật chất (tài sản cố định và tài sản dự trữ) và tài sản tài chính (tiền mặt gửi ngân hàng, các tín phiếu, các chứng khoán) là cơ sở để ra các biện pháp quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. - Phải thể hiện đƣợc mục đích sử dụng vốn đó là tìm kiếm các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà vốn đem lại, vấn đề này sẽ định hƣớng cho quá trình quản lý kinh 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan