Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh giải pháp đa phương tiện ...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh giải pháp đa phương tiện

.DOCX
134
6
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP ĐA PHƢƠNG TIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIẢI PHÁP ĐA PHƢƠNG TIỆN Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU ANH ĐỨC XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả đƣa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. LỜI CẢM ƠN Qua những năm tháng học tập chƣơng trình đào tạo sau đại học, Tôi đã đ ƣợc trang bị những kiến thức vô cùng quý báu, làm hành trang bƣớc vào cuộc sống và quá trình công tác. Nhân dịp hoàn thành quyển luận văn, tôi xin gửi gắm lời biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học lớp Tài chính ngân hàng 3, niên khóa 2014-2016. Xin cảm ơn chân thành đến TS Lƣu Anh Đức đã tận tình h ƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi để hoàn thành quyển luận văn Trân trọng! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................i DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH................................................................................................. iv MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP..............................3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................3 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp................................... 7 1.2.1. Khái niệm, phân loại doanh ngiệp............................................................ 7 1.2.2. Tài sản trong doanh nghiệp...................................................................... 8 1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp........................................................... 13 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp........................13 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản...................................... 15 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản.............................21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 28 2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu...................................................................................... 28 2.2. Thu thập tài liệu.........................................................................................................28 2.3. Xác định câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.............................................29 2.4. Lập thiết kế nghiên cứu và xác định phƣơng pháp nghiên cứu................................ 29 2.4.1. Lập thiết kế nghiên cứu........................................................................... 29 2.4.2. Xác định phương pháp nghiên cứu......................................................... 29 2.5. Tiến hành nghiên cứu................................................................................................ 32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP ĐA PHƢƠNG TIỆN.......................................................................... 33 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH giải pháp đa phƣơng tiện............................................33 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH giải pháp đa phương tiện....................................................................................................... 33 3.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ............................................. 35 3.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh........................................................... 40 3.2. Thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty TNHH giải pháp đa phƣơng tiện................47 3.2.1. Thực trạng sử dụng tài sản..................................................................... 47 3.2.2. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn..................................................... 49 3.2.3. Thực trạng sử dụng tài sản dài hạn........................................................ 53 3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản..........................................................................55 3.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản.............................................. 56 3.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn....................................... 57 3.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.......................................... 61 3.4. So sánh với một số công ty trong ngành....................................................................63 3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản.............................................................................65 3.5.1. Kết quả đạt được.................................................................................... 65 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................... 67 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP ĐA PHƢƠNG TIỆN.................................................................................... 73 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH giải pháp đa ph ƣơng tiện .. 73 4.1.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH giải pháp đa phương tiện trong những năm tiếp theo......................................................................................... 73 4.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty TNHH Giải pháp đa phương tiện.........74 4.1.3. Một số kế hoạch phát triển cụ thể của Công ty TNHH giải pháp đa phương tiện trong những năm tới..................................................................... 75 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH giải pháp đa ph ƣơng tiện.................................................................................................................................... 77 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.........................77 4.2.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.......................81 4.2.3. Một số giải pháp khác............................................................................. 84 KẾT LUẬN............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 91 PHỤ LỤC................................................................................................................ 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 BQ 2 CP 3 TNHH 4 TS 5 TSCĐ 6 TSDH 7 TSNH i DANH MỤC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B ii 11 B 12 B 13 iii DANH MỤC HÌNH . STT 1 2 3 4 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu, vấn đề sử dụng tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý của công ty. Sử dụng tài sản một cách hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thƣờng với hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản chủ sở hữu của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa ph ƣơng tiện là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông . Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản và đạt đ ƣợc những thành công nhất định nh ƣ đủ khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản của mình, trích khấu hao theo đúng quy định, sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả.Trong quá trình phát triển, Công ty đã xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài n ƣớc, luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất đồng thời chú trọng vào việc đầu t ƣ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng dịch vụ để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tổ chức và xúc tiến th ƣơng mại. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh cũng nhƣ uy tín của công ty ngày càng đ ƣợc nâng cao. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì việc sử dụng tài sản của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, phân tích những thành công và những tồn tại của công tác sử dụng tài sản, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong thời gian tới là vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn: “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đa phƣơng tiện” làm đề tài luận văn Thạc sỹ. 2. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu vậy nên luận văn hƣớng tới việc tập trung giải quyết các câu hỏi sau: Hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp là gì? Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp? 1 Đánh giá nhƣ thế nào về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Giải pháp đa phƣơng tiện? Có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Giải pháp đa phƣơng tiện? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu: Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện. b. Nhiệm vụ: Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện; Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. b. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện; Về thời gian: Giai đoạn 2013 – 2015; Về nội dung: Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH giải pháp đa phƣơng tiện 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn chia làm bốn chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện. Chƣơng 4: Một số phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp đa phƣơng tiện. 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp luôn là vấn đề then chốt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay. Phân tích về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đến nay đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều. Về góc độ lý thuyết, Mariotti và Glackin Caroline (2012) đã đề cập đến các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại tài sản trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp trong việc sử dụng tài sản của các doanh nghiệp nhỏ. Leopold A.Bernstein (2011) nghiên cứu về các nội dung liên quan đến phân tích các loại báo cáo tài chính, trong đó cũng phân tích các chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản. Shirley Reed (2015) đã trình bày tầm quan trọng của việc quản lý từng khoản mục tài sản nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định đồng thời đ ƣa ra các chiến l ƣợc quản lý vòng quay tài sản nhằm giảm chi phí vốn. Kevin Kaiser và S. David Young (2009) đã nêu sáu sai lầm trong quản trị vốn lƣu động đƣợc đúc rút từ nghiên cứu hoạt động của các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới (quản lý bằng báo cáo thu nhập, khen thƣởng lực lƣợng bán hàng chỉ vì tốc độ tăng tr ƣởng đạt đ ƣợc, Áp dụng hệ số thanh toán nợ hiện tại và hệ số thanh toán nợ nhanh, quá chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm trong quá trình sản xuất, lấy đối thủ làm chuẩn, quản lý các khoản phải thu theo các khoản phải trả). Các tài liệu nghiên cứu về lý thuyết thƣờng thiên về làm rõ khái niệm tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản, các nhân tố ảnh h ƣởng đến hoạt động sử dụng tài sản. Một số nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản đối với doanh nghiệp nói riêng, cũng nhƣ sự phát triển của cả nền kinh tế. Các nghiên cứu sau khi nghiên cứu lý luận, đều tính toán và đƣa ra những bằng chứng xác thực về những đóng góp của hoạt động này đối với các doanh nghiệp. Những nghiên cứu định lƣợng này cung 3 cấp kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp nói chung và cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp đa phƣơng tiện nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ cung cấp cho các nhà quản lý định hƣớng trong việc ban hành chính sách liên quan đến sự phát triển, mở rộng của hoạt động sử dụng tài sản. Phân tích thực nghiệm về hoạt động sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam và có thể chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dựa trên việc khảo sát một nhóm doanh nghiệp tại cùng một thời điểm để đ ƣa ra kết quả. Phan Hồng Mai (2012) đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung, trong đó tập trung làm rõ khái niệm “Quản lý tài sản tại doanh nghiệp” và chi tiết các công việc cần giải quyết, với thời điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể. Trên cơ sở lý luận đó, bằng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định l ƣợng tác giả đã phân tích thực trạng quản lý tài sản tại 104 Công ty cổ phần ngành xây dựng đã niêm yết tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 qua các chỉ tiêu về quản lý tiền, quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho và quản lý tài sản cố định. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc là : (i) năng lực thanh toán khá tốt ; (ii) ROA bình quân ngành cao và đặc biệt trong năm 2010 cao hơn các công ty cổ phần niêm yết của các ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng, tài chính và viễn thông. Bên cạnh đó là những hạn chế nhƣ : (i) kỳ thu tiền bình quân dài ; (ii) khả năng thanh toán có xu h ƣớng giảm thấp ; (iii) hệ số sinh lời tài sản cố định nhỏ ; (iv) ROA có xu h ƣớng giảm. Từ đó, tác giả khuyến nghị những giải pháp tăng cƣờng quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành niêm yết nhƣ sau :(i) Ứng dụng mô hình Miller – Orr vào quản lý ngân quỹ ; (ii) sử dụng kết hợp phần mềm trong quản lý và kế toán công nợ, hàng tồn kho và tài sản cố định. Lê Xuân Hải (2013) đã khảo sát và tìm hiểu 60 doanh nghiệp trong thời gian từ 2011- 2012 và đƣa ra một số giải pháp chính, đó là: (i) Đối với tài sản ngắn hạn: Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, hàng tồn kho...; (ii) Đối với tài sản dài hạn: đầu tƣ đúng hƣớng, tăng cƣờng hoạt động bảo trì, bảo d ƣỡng, nâng cao trách nhiệm của ngƣời quản lý… Vƣơng Đức 4 Hoàng Quân (2014) đã khảo sát 100 doanh nghiệp, giai đoạn 2006- 2012 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có quan hệ thuận lợi với hệ số nợ (LEV). Tác giả dựa trên hiệu suất kinh doanh, qui mô và tài sản của doanh nghiệp đ ƣa ra kết luận các doanh nghiệp có nội lực tốt thể hiện trên hiệu suất sử dụng tài sản để sinh lời có tỷ lệ nợ thấp hơn. Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) đã thực hiện nghiên cứu tại 180 công ty trong giai đoạn 2010 đến 2013, cho thấy có 3 nhân tố tác động mạnh đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là: Điều kiện riêng của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản. Trên cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận. Nhóm thứ hai tập trung phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại một doanh nghiệp cụ thể. Đào Thị Thu Huyền (2012) tập trung đánh giá thực trạng, phân tích tình hình sử dụng tài sản tại Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng, doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn trong nền kinh tế n ƣớc ta. Nguyễn Văn Phú (2011) đã kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó góp phần phân tích và đánh giá thực trạng, đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco. Bùi Văn Luyện (2012) đã nhận thức đƣợc vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả thực tiễn nên tác giả đã nghiên cứu và phân tích đƣợc thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Thép và vật tƣ Hải Phòng. Do tình hình thị trƣờng bất động sản đóng băng nên tình hình kinh doanh và đặc biệt là hệ số sinh lợi của tài sản ở các công ty thép là rất thấp, bên cạnh đó công ty Thép và vật tƣ Hải Phòng còn nhƣợc điểm nh ƣ bị chiếm dụng công nợ nhiều, công tác đánh giá tài sản ít, chƣa theo sát tình hình sản xuất… Từ đó tác giả đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty. Nguyễn Thị Thanh Hằng (2014) đã trình bày các chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty Xây dựng 123 nhƣ các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng thanh toán, sinh lời, dự đoán xu hƣớng về tình hình biến động tài chính của công ty diễn ra trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hơn hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động tại công ty xây dựng 5 123 nói riêng và các công ty trong ngành xây lắp nói chung. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2008) xuất phát từ cơ sở lý luận của vốn và cơ cấu vốn trong doanh nghiệp tác giả đã nghiên cứu thực trạng cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng số 4 từ năm 2005 đến 2007, chỉ ra những tác động tiêu cực của cơ cấu vốn không hợp lý đối với kết quả kinh doanh của công ty này. Từ đó tác giả đã đề xuất giải pháp để đổi mới cơ cấu vốn cho công ty này. Trong những năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động sử dụng tài sản của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ đề cập đến một số khía cạnh khác nhau trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu hóa. Những nghiên cứu đó đã tìm tòi, sáng tạo – những bƣớc tiến quan trọng nhằm giải quyết các v ƣớng mắc về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn của phạm vi lĩnh vực mà các công trình nghiên cứu, tập trung chủ yếu là: những vấn đề lý luận chung về tài sản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản đối vơi các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng…; Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản và qua đó đề xuất các quan điểm, phƣơng h ƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Tuy nhiên đối với lĩnh vực truyền thông, ch ƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, một cách có hệ thống vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệp ngành truyền thông nhằm nâng cao thêm một b ƣớc hiệu quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệp này trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến chuyển sâu sắc hiện nay. Đây chính là động lực thúc đẩy tác giả luận văn tập trung nghiên cứu trong đề tài này. Luận văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên, đồng thời tập trung làm nổi bật các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp đa phƣơng tiện. Phân tích thực trạng, tìm ra những mặt hạn chế trong quá trình sử dụng tài sản thời gian qua, đặc biệt đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong Công ty trách nhiệm hữu hạn đa ph ƣơng tiện trong các năm tới. 6 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, phân loại doanh ngiệp 1.2.1.1. Khái niệm Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đ ƣợc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu t ƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi. 1.2.1.2. Phân loại Việc phân loại doanh ngiệp nhằm các mục đích khác nhau và đ ƣợc dựa trên các tiêu chí khác nhau. Từ góc độ nghiên cứu, việc phân loại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản một cách chính xác. Có nhiều căn cứ để phân loại doanh nghiệp nhƣ căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động của doanh nghiệp; Phân loại theo cơ cấu nhà đầu tƣ và phƣơng thức góp vốn; Phân loại theo tƣ cách pháp lý của doanh nghiệp... Nếu căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp thì có thể phân loại doanh nghiệp thành: - Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty đ ƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp đƣợc gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dƣới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài 7 sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài 1996 chƣa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định. 1.2.2. Tài sản trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm Theo chuẩn mực Kế toán quốc tế: Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh tế trong tƣơng lai có thể dự kiến trƣớc một cách hợp lý. Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số VAS01: Tài sản là nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát đƣợc và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong t ƣơng lai của doanh nghiệp. - Lợi ích kinh tế trong tƣơng lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. Lợi ích kinh tế trong t ƣơng lai của một tài sản đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp nhƣ: + Đƣợc sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. + Để bán hoặc trao đổi với các tài sản khác. + Để thanh toán các khoản nợ phải trả. + Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. - Tài sản đƣợc biểu hiện dƣới hình thái vật chất nhƣ tiền, hàng tồn kho, nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, … hoặc không thể hiện dƣới hình thái vật chất nh ƣ bản quyền, bằng sáng chế… nhƣng phải thu đƣợc lợi ích kinh tế trong t ƣơng lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. 8 - Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các loại tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhƣng doanh nghiệp kiểm soát đ ƣợc và thu đ ƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai, nhƣ tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu đƣợc lợi ích kinh tế trong t ƣơng lai nh ƣng có thể không kiểm soát đƣợc về mặt pháp lý, nhƣ bí quyết kỹ thuật thu đ ƣợc từ hoạt động triển khai có thể thoả mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ đƣợc bí mật và doanh nghiệp còn thu đƣợc lợi ích kinh tế. - Tài sản của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, nhƣ góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, đ ƣợc cấp, đ ƣợc biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tƣơng lai không làm tăng tài sản. Thông thƣờng, khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tƣơng lai thì không tạo ra tài sản; hoặc có trƣờng hợp không phát sinh chi phí nhƣng vẫn tạo ra tài sản, nhƣ nhận vốn góp liên doanh, tài sản đƣợc cấp, đƣợc biếu tặng. 1.2.2.2. Phân loại Căn cứ vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà có nhiều cách thức phân loại tài sản của doanh nghiệp nhƣ sau: Phân loại theo chu kỳ sản xuất: Tài sản cố định và tài sản lƣu động; Phân loại theo đặc tính cấu tạo vật chất: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình; Phân loại theo kết cấu: Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tìm hiểu sâu hơn về cách thức phân loại tài sản theo kết cấu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Khái niệm: Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan