Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than vàng danh vinacomin ...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than vàng danh vinacomin

.DOCX
108
7
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- NGUYỄN THỊ THỦY HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH- VINACOMIN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- NGUYỄN THỊ THỦY HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH- VINACOMIN Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THẾ NỮ TS. Trần Thế Nữ PGS. TS. Trịnh Thị Hoa Mai Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài "Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin" là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn được thu thập ban đầu hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý, phân tích và đánh giá các số liệu được thực hiện một cách trung thực, khách quan. Hà Nội, tháng 8 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thủy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này ngoài cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khoá học cao học và trong thời gian nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới: TS. Trần Thế Nữ người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Khoa Tài chính- Ngân hàng Trường Đại học Kinh Tế ĐH Quốc Gia Hà Nội. Các bạn học viên lớp TCNH1- K22 đã đồng hành cùng tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu; Ban lãnh đạo Công ty cổ phần than Vàng DanhVinacomin. Tôi xin chia sẻ niềm vui khi hoàn thành đề tài này với gia đình, người thân- những người luôn ủng hộ tôi. Tôi xin gửi thầy cô, bạn bè và gia đình lời chúc sức khoẻ, thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thủy MỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 1.3 Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP ........................................... 1.1 Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 1.2 Tổng quan về tài sản doanh nghiệp ............................................................. 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản của do 1.2.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp. 1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp ........................................................ 1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử d 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ............... 1.4.1 Các nhân tố chủ quan ..................... 1.4.2 Các nhân tố khách quan ................. Kết luận ................................................................................................................ Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 2.2 Tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu liên quan .................. 2.3 Hình thành giả thiết ................................................................................. 2.4 Xây dựng đề cương nghiên cứu...........................................................................................35 2.5 Thu thập dữ liệu........................................................................................................................36 2.6 Xử lý dữ liệu thu thập..............................................................................................................37 2.7 Trình bày kết quả và viết báo cáo........................................................................................39 Kết luận:..............................................................................................................................................39 Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH – VINACOMIN.............................................................40 3.1 Khái quát về Công ty cổ phần than Vàng danh – Vinacomin.....................................40 3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển..............................................................41 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh.................................................................................................41 3.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý.................................................................................................42 3.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin....................................................................................................................................44 3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin..........................................................................................................................................46 3.2.1 Thực trạng tài sản của Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin 46 3.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin.....................................................................................................................52 3.3 So sánh một số chỉ tiêu cơ bản giữa Công ty cổ phần than Vàng Danh Vinacomin với Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Vinacomin và các công ty trong Tập đoàn.............................................................................................................................58 3.3.1 So sánh một số chỉ tiêu cơ bản giữa Công ty cổ phần than Vàng Danh Vinacomin với Công ty cổ phần than Núi Béo- Vinacomin (NBC), Công ty cổ phần than Hà Tu- Vinacomin (THT)..............................................................................58 3.3.2 So sánh một số chỉ tiêu cơ bản giữa Công ty cổ phần than Vàng Danh Vinacomin với Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt nam.........................60 3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin..........................................................................................................................................62 3.4.1 Kết quả đạt được..............................................................................................................62 3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân...............................................................................................63 Kết luận..........................................................................................Error! Bookmark not defined. Chuơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH- VINACOMIN.........................................67 4.1 Định huớng phát triển của công ty.......................................................................................67 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin...........................................................................................................................68 4.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty...............68 4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty..................72 4.2.3 Một số giải pháp khác....................................................................................................75 4.3.1 Kiến nghị với Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam...........79 4.3.2 Kiến nghị với Nhà nước................................................................................................80 KẾT LUẬN........................................................................................................................................82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................83 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong kinh doanh, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có một chiến lược sử dụng tài sản hiệu quả, đó cũng là điều kiện cần và đủ để thực hiện hoạt động kinh doanh. Mục tiêu đầu tiên cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận nói cách khác là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tạo ra tài sản cho doanh nghiệp đã khó nhưng sử dụng tài sản có hiệu quả lại là việc cực kỳ khó khăn. Bởi sử dụng tài sản một cách hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Trong những năm qua, Công ty cổ phần Than Vàng Danh- Vinacomin đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, là một trong những công ty lớn thuộc Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam trong ngành khai thác, chế biến, kinh doanh than ở nước ta. Tuy nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản luôn là câu hỏi thường trực trong các nhà quản trị doanh nghiệp. Vấn đề là làm cách nào và làm như thế nào để sử dụng tài sản có hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, đầu ra của SXKD đang gặp khó khăn, khi phần lớn than hiện tiêu thụ cho ngành điện, nhưng giá bán lại đang ở dưới giá thành đang là điều trăn trở của lãnh đạo công ty nói riêng và của lãnh đạo Tập đoàn nói chung. Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay đối với công ty. 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng DanhVinacomin? - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin? 1.3 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. - Khái quát, hệ thống hóa các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, phân tích các kết quả của các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này trước đây. - Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin và kiểm định kết quả nghiên cứu thông qua việc xem xét số liệu thực tế về hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian qua tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng DanhVinacomin. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin trong giai đoạn 2012-2014. 1.5 Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương: 2 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp; Chuơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Than Vàng Danh- Vinacomin; Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần Than Vàng Danh- Vinacomin. 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan nghiên cứu Đã có không ít các nhà nghiên cứu, các học viên dành thời gian và công sức nghiên cứu vấn đề tài chính hay chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng. Mỗi tác giả đều chọn cho mình một khía cạnh và phương pháp phù hợp để nghiên cứu. Vì vậy, đã có các công trình nghiên cứu cũng như nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề này. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu sau: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu than- Vinacomin”, Luận văn Thạc sỹ 2006, lưu tại Học viện tài chính của tác giả Lê Thị Huyền Trang. Tác giả đã nêu ra một số lý luận cơ bản về vốn lưu động và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than- Vinacomin. Bài viết đã nêu lý luận và phương pháp quản trị vốn lưu động: tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ 2008, lưu tại Đại học kinh tế quốc dân của tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung đã phân tích và chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. “ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng”, Luận văn Thạc sỹ 2012, lưu tại Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội của tác giả Đào Thị Thu Huyền đã chỉ ra được những thành công, hạn chế của Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong việc sử dụng tài sản giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong quản lý, nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa- loại hình doanh nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế. 4 “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco”, Luận văn Thạc sỹ 2011, lưu tại Đại học Kinh tế Quốc Dân của tác giả Nguyễn Văn Phú được thực hiện với phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn luận văn đã góp phần phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco. “ Quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ 2012, lưu tại Đại học Đà Nẵng của tác giả Trần Văn Nhã. Luận văn đã giải quyết các vấn đề cơ bản như: - Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp. Nêu lên những nét cơ bản về vốn lưu động và công tác quản lý vốn lưu động, đồng thời đưa ra các phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp. - Tìm hiểu được thực trạng tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần lương thực Đà Nẵng và đưa ra các nhận xét đánh giá về công tác quản lý vốn lưu động. - Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tế, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Đó là việc lập ngân sách tiền mặt, xây dựng quy trình thu nợ, hoàn thiện chính sách bán chịu, thiết lập mô hình tồn kho hợp lý. “ Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ 2014, lưu tại Học viện Tài chính của tác giả Phạm Thị Quyên. Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ lý luận cơ bản về các vấn đề: Công ty cổ phần (CTCP) và phân tích tài chính công ty cổ phần nhằm phục vụ công tác quản lý tài chính của CTCP cũng như các bên có liên quan. Luận án đã tổng hợp nội dung phân tích tài chính CTCP của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào phân tích tài chính CTCP 5 ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các căn cứ thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại các CTCP thuộc Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, Tổng công ty cổ phần công nghiệp Xi măng Việt Nam. Nhìn chung các nghiên cứu bàn về tài chính, quản lý tài chính của doanh nghiệp đã khẳng định được tầm quan trọng của việc quản trị hiệu quả sử dụng tài sản, vốn thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và đưa ra được các cách tiếp cận, phương pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, vốn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Than Vàng Danh- Vinacomin, và đây chính là khoảng trống để tác giả thực hiện đề tài “ Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin”. 1.2 Tổng quan về tài sản doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản của doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 163, Bộ luật Dân sự năm 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu,…) và các quyền tài sản (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng,…) Theo Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp; Tài sản của doanh nghiệp còn được bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong 6 tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế; Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản. Như vậy, ta có thể hiểu tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực thực có của doanh nghiệp, bao gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đó. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. 1.2.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp Căn cứ vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà có nhiều cách thức phân loại tài sản của doanh nghiệp như sau: - Phân loại theo chu kỳ sản xuất: Tài sản cố định và tài sản lưu động; - Phân loại theo đặc tính cấu tạo vật chất: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình; - Phân loại theo kết cấu: Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tìm hiểu sâu hơn về cách thức phân loại tài sản theo kết cấu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn Một tài sản được xếp vào tài sản ngắn hạn khi tài sản này là tiền hoặc tương đương tiền và việc sử dụng không gặp bất kỳ hạn chế nào; hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại, mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi, thanh toán 7 trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ; được dự tính để bán hoặc thu hồi trong chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn gồm: Có nhiều tiêu chí để phân loại tài sản ngắn hạn, trong đề tài này tác giả chỉ đề cập đến tiêu chí phân loại được sử dụng trong bài nghiên cứu là tiêu chí phân loại căn cứ theo hệ thống tài khoản kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 03 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh như: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,...hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm. Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm. Hàng tồn kho: Là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. (Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho, Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác. Tài sản dài hạn Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác. 8 Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm. Bất động sản đầu tư: Là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. - Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy. Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giao dịch liên quan khác. (Chuẩn mực kế toán số 05- Bất động sản đầu tư, ban hành theo QĐ số 234/2003/QĐ- BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên (Điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định). 9 Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay. Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình ( Chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình, ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. (Chuẩn mực kế toán số 14- Tài sản cố định vô hình, Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: Đầu tư vào công ty con; Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: Đầu tư vào công ty con phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con và các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập về bản chất là công ty con. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan