Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở liên đoàn bản đồ địa chất miền bắc

.DOCX
121
6
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN QUỐC TUẤN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT TỪ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH Ở LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------TRẦN QUỐC TUẤN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT TỪ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH Ở LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN BẮC Chuyên ngành : Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN VĂN ĐỊNH Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn đều đƣợc sử dụng trung thực, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Trần Quốc Tuấn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô giáo của Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp, khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt, cung cấp những kiến thức bổ ích, mang thực tiễn cao trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành với sự tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Định, ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Bắc, cũng nh ƣ các đồng nghiệp tại Đoàn Địa chất Viễn thám đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi mong muốn đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi, ng ƣời thân, toàn bộ bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về cả vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập “Chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp” và thực hiện luận văn này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học ch ƣa nhiều nên luận văn chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, tác giả mong muốn nhận đ ƣợc ý kiến đóng góp của các Quý thầy/cô và các anh chị học viên. Học viên Trần Quốc Tuấn TÓM TẮT Trong nền kinh tế thị trƣờng có rất nhiều thành phần kinh tế, việc đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trƣờng, hƣớng tới đa ngành… để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và đáp ứng các thành tựu khoa học công nghệ, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh với mục đích nhanh, nhiều, tốt, rẻ và hiệu quả là mục tiêu phấn đầu của mỗi đơn vị, doanh nghiệp trong sự phát triển đi lên hiện nay của toàn xã hội. Trong gần 70 năm qua (từ 2/10/1945 đến nay), ngành Địa chất Việt Nam không ngừng trƣởng thành về mọi mặt và đã đạt đ ƣợc nhiều thành tựu xuất sắc, khám phá đƣợc nhiều tài nguyên từ lòng đất, tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Ngành đã xây dựng đ ƣợc cơ chế chính sách và quản lý hoạt động khoáng sản ngày càng chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, mạnh và bền vững của nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác địa chất ngoài ngân sách ở Liên đoàn còn nhiều vấn đề bất cập dẫn đến hiệu quả kinh tế ch ƣa cao. Để giải quyết vấn đề đó, tác giả chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.” Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định l ƣợng và định tính để thu thập các dữ liệu từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đối với các dữ liệu sơ cấp, hai nguồn là điều tra – khảo sát và phỏng vấn sâu. Câu hỏi khảo sát đ ƣợc xây dựng cho tất cả các cán bộ công nhân viên chức tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. Dữ liệu sơ cấp còn đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn 2 lãnh đạo của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc là Liên đoàn trƣởng và phó liên đoàn trƣởng. Nội dung phỏng vấn liên quan đến thực trạng hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách và các yếu tố ảnh h ƣởng chính đến hiệu quả kinh tế từ hoạt động này ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc thực trạng hoạt động sản xuất địa chất của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc trong giai đoạn 5 năm từ năm 2008 – 2012, Liên đoàn Bản Đồ Địa chất miền Bắc đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định đáng khích lệ nhƣ sau: giữ vững ổn định sản xuất, luôn hoàn thành các chỉ tiêu đ ƣợc giao, mở rộng các hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách, đã ký kết thực hiện đƣợc một khối lƣợng tƣơng đối lớn các hợp đồng, hợp tác khoa học trong điều tra, nghiên cứu về địa chất và thăm dò khoáng sản… Song trong quá trình tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động còn gặp nhiều vấn đề bất cập đó là hiệu quả sản xuất chƣa cao, nhiều công trình không đạt đ ƣợc mục đích nghiên cứu dẫn đến thua lỗ về tài chính, hiện tƣợng công trình dở dang chậm thanh quyết toán, tỷ lệ lãi còn quá thấp, chƣa tận dụng hết đ ƣợc năng lực sản xuất của nguồn lao động và máy móc sản xuất,… Nguyên nhân đƣợc chỉ ra là do sự chủ quan trong công tác khảo sát hiện trƣờng, thiết kế kỹ thuật ch ƣa phù hợp, thiếu sự sát sao trong công tác tổ chức và quản lý, chất lƣợng công trình không đạt yêu cầu, nguồn vốn và kinh phí còn thấp, chƣa tìm hiểu kĩ năng lực tài chính của đối tác… Từ những nguyên nhân đƣợc nêu ra ở trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp khắc phục nhƣ sau: Giải pháp mở rộng thị trƣờng; Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong lập dự án (Thiết kế kinh tế - kỹ thuật); Nâng cao hiệu quả trong tổ chức sản xuất và quản lý thi công, Đầu tƣ đổi mới năng lực thiết bị; Tìm hiểu năng lực tài chính của đối tác và hoàn thiện khâu thanh toán; Nghiên cứu hoàn thiện quy chế sử dụng vốn ngoài ngân sách; Mở rộng diện hoạt động từ kết quả của hoạt động điều tra cơ bản. Tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ hỗ trợ Lãnh đạo Liên đoàn bản đồ địa chất miền Bắc trong việc nâng cao hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................ii DANH MỤC HÌNH.....................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2 4. Những dự kiến đóng góp của luận văn..................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT VÀ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH…………..................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................... 5 1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh............................................. 7 1.3. Khái niệm cơ bản về hoạt động sản xuất địa chất.................................. 21 1.4. Một số khái niệm về nguồn vốn ngoài ngân sách................................... 24 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................32 2.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................. 32 2.2. Thu thập dữ liệu..................................................................................... 33 2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu............................................................... 36 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT BẰNG NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH Ở LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN BẮC.......................38 3.1. Khái quát về Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc................................38 3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngân sách cấp của Liên đoàn bản đồ địa chất miền Bắc (2008 – 2012)...........47 3.3. Phân tích hiệu quả kinh tế hoat động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách của Liên đoàn (2008-2012)................................................... 56 3.4. Tóm tắt kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất địa chất của Liên đoàn (2008-2012)............................................................................. 62 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT TỪ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH Ở LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN BẮC…65 4.1. Kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất địa chất của Liên đoàn đến năm 2020, định hƣớng 2030................................................................................... 65 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong các hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách tại Liên đoàn........................67 KẾT LUẬN.................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................88 PHỤ LỤC....................................................................................................91 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ii DANH MỤC HÌNH STT 1 2 3 4 5 6 7 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong gần 70 năm qua (từ 2/10/1945 đến nay), ngành Địa chất Việt Nam không ngừng trƣởng thành về mọi mặt và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu xuất sắc, khám phá đƣợc nhiều tài nguyên từ lòng đất, tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Ngành đã xây dựng đ ƣợc cơ chế chính sách và quản lý hoạt động khoáng sản ngày càng chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, mạnh và bền vững của nền kinh tế quốc dân. Công tác thăm dò địa chất - khoáng sản, đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách đã phân phối cho các đơn vị khác của Tổng cục địa chất và khoáng sản, và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Mặt khác do ảnh h ƣởng của khủng hoảng kinh tế khu vực cùng với bối cảnh kinh tế đất nƣớc đang gặp khó khăn nên nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp cho công tác điều tra cơ bản của Ngành Địa chất liên tục bị cắt giảm. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc là đơn vị trực thuộc Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam cũng nằm trong hoàn cảnh chung đó là thiếu vốn trong sản xuất. Để duy trì sản xuất và không ngừng phát triển, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà n ƣớc, Liên đoàn còn đẩy mạnh công tác sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách, từ đó góp phần tận dụng đƣợc năng lực máy móc thiết bị, con ng ƣời, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Liên đoàn. Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác địa chất bằng nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn còn nhiều vấn đề bất cập dẫn đến hiệu quả kinh tế ch ƣa cao. Để giải quyết vấn đề đó, học viên chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế trong hoạt 1 động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.” Trong quá trình viết luận văn học viên cần giải quyết 3 câu hỏi lớn sau:  Tại sao lại cần hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách?  Trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn đã đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu?  Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn cần làm những việc gì? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích tổng quát của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Đia chất miền Bắc. Nhiệm vụ cụ thể để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu bao gồm :  Thứ nhất là hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận, sự cần thiết của hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách.  Thứ hai là phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.  Thứ ba là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: đƣợc xác định là sự hiệu quả kinh tế từ các hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách và các yếu tố ảnh hƣởng chính đến sự hiệu quả này ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.  Phạm vi nghiên cứu: 2 - Nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách dựa trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế. - Địa điểm: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. - Thời gian: Nghiên cứu các số liệu thống kê thực tiễn trong 5 năm (2008-2012) 4. Những dự kiến đóng góp của luận văn Đối với Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, từ thực tế nghiên cứu về quá trình hoạt động sản xuất của đơn vị trong những năm qua cho thấy một số mặt mạnh, nhân tố tích cực cần đƣợc phát huy, song bên cạnh đó còn bộc lộ một số yếu điểm cần có biện pháp khắc phục và tháo gỡ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trong sản xuất nhất là hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Trong nội dung của luận văn này, tác giả đã tập hợp tƣơng đối đầy đủ các nguồn tài liệu từ hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc trong giai đoạn 2008 – 2012. Tác giả hy vọng luận văn sẽ đem lại những đóng góp nhƣ sau:  Ý nghĩa khoa học: Đánh giá thực trạng tầm quan trọng của nguồn vốn ngoài ngân sách đối với các tổ chức sản xuất địa chất trong cơ chế thị trƣờng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong sản xuất của các tổ chức (Liên đoàn, Đoàn địa chất…) để mở rộng đầu tƣ sản xuất và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.  Ý nghĩa thực tiễn: Việc đề xuất, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách giúp cho đơn vị áp dụng vào thực tiễn sản xuất. 3 5. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, khái niệm về sản xuất địa chất và nguồn vốn ngoài ngân sách; Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc; Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỊA CHẤT VÀ NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến, cụ thể: - Nguyễn Thị Thu (1989), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra đƣợc khái niệm chung về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh: “Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định.”; bản chất, các yếu tố cũng nhƣ công thức biểu diễn phạm trù này. - Nguyễn Đình Đức (2011) Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 17 – Bộ Quốc Phòng, Luận văn thạc sĩ Viện Quản trị Kinh doanh - trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã: hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh và xác định đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; trình bày sơ lƣợc và đánh giá về hoạt động sản xuất cơ khí tại công ty cơ khí 17 – BQP, qua đó thấy đ ƣợc những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 5 - Hà Thị Thúy Quỳnh (2011), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 128 – CIENC01, Luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học Xây dựng. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vốn, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng; phân tích đánh giá thực trạng vốn, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng công trình 128 – CIENC01 để rút ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao trong thời gian qua; đề xuất đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, qua đó kiến nghị thực hiện các giải pháp. - Nguyễn Đỗ Lĩnh (2002), Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền Bắc, Luận văn thạc sĩ Kinh tế trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất. Tác giả đã thu thập, tổng hợp và đánh giá thực trạng công tác hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền Bắc trong 5 năm (1996 – 2000) tìm ra các nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thị trƣờng, công tác tổ chức quản lý, tổ chức thi công… hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Các đề tài trên đã nêu lên thực trạng chung và đƣa ra những giải pháp khái quát nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng tại các tổ chức (doanh nghiệp). Các giải pháp đƣa ra chỉ có tính chất chung chung áp dụng cho đối tƣợng doanh nghiệp chung chung, chƣa thực sự tập trung đi sâu nghiên cứu đối tƣợng doanh nghiệp cụ thể là các doanh nghiệp đặc thù thuộc ngành địa chất. Đồng thời hiệu quả kinh tế đƣợc đánh giá trên các yếu tố gắn liền giải pháp cụ thể nào thì các tài liệu trƣớc đây cũng chƣa phân tích rõ ràng. 6 Xuất phát từ lý do cần nghiên cứu cụ thể về hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất tại Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Bắc nơi tôi đang công tác cùng với sự dẫn dắt của giảng viên hƣớng dẫn, bản thân tôi hình thành ý tƣởng cần nghiên cứu từ thực tiễn để thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất địa chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.” 1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Nhƣng có thể nói rằng trong cơ chế thị tr ƣờng ở n ƣớc ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà n ƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn...) đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt đ ƣợc mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến l ƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị tr ƣờng, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phƣơng án kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị trên, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp cũng nhƣ từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? Để hiểu đƣợc phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh thì tr ƣớc tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói 7 chung là gì. Từ trƣớc đến nay có rất nhiều tác giả đ ƣa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế : Một số quan điểm cho rằng hiệu quả kinh tế đ ƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: "Tính hiệu quả đƣợc xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế. Theo P. Samerelson và W. Nordhaus (Trong giáo trình kinh tế do Viện quan hệ quốc tế - Bộ ngoại giao xuất bản, bản dịch Tiếng Việt 1991) thì : "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lƣợng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lƣợng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đ ƣờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đƣa ra là cao nhất, là lý tƣởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. Có một số tác giả lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí.” Công thức biểu diễn phạm trù này: K: Phần gia tăng của kết quả C: Phần gia tăng của chi phí sản xuất H: Hiệu suất sản xuất kinh doanh 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan