Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi viglacera...

Tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi viglacera

.DOCX
78
7
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THU HƢỜNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEN VÒI VIGLACERA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THU HƢỜNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEN VÒI VIGLACERA Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa bao giờ được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Trần Đức Vui đã rất nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện bản luận văn này. Tôi cũng rất biết ơn tập thể Giảng viên của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia về những kiến thức đã giảng dạy cho tôi trong chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan, các nhà chuyên môn, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp tại Công ty sen vòi Viglacera và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ cũng như những ý kiến đóng góp để tôi hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên, Luận văn không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của các thầy cô và các bạn quan tâm tới đề tài. Trân trọng! MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt............................................................................................. i Danh mục các bảng biểu........................................................................................... ii Danh mục sơ đồ.......................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................... 4 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh................................................................. 4 1.2.1. Hiệu quả của kinh doanh................................................................................. 4 1.2.2. Đặc điểm của hiệu quả kinh kinh doanh.......................................................... 8 1.2.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........11 1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh............................................... 13 1.3.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp thương mại .......................................................................................................................................................................... 13 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản .......................................................................................................................................................................... 15 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 18 1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan............................................................................. 18 1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan................................................................................. 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN.26 2.1. Sơ đồ nghiên cứu luận văn............................................................................... 26 2.2. Cách thức thu thập nguồn dữ liệu..................................................................... 26 2.2.1. Cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp............................................................... 26 2.2.2. Cách thức thu thấp dữ liệu sơ cấp................................................................. 27 2.3. Cách xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp................................................................ 27 2.4. Cách phân tích và trình bày kết quả.................................................................. 28 2.5. Một số khó khăn khi triển khai nghiên cứu...................................................... 28 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY SEN VÒI VIGLACERA.................................................................... 29 3.1. Giới thiệu về công ty sen vòi VIGLACERA.................................................... 29 3.1.1. Thông tin chung............................................................................................. 29 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh................................................................................. 29 3.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, tổ chức hoạt động của Công ty...................................... 30 3.1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh...................................................... 31 3.1.4. Một số chỉ tiêu hoạt động chính của Công ty giai đoạn 2013-2015..............33 3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty sen vòi Viglacera...................... 35 3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.....................35 3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi Viglacera....41 3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015.. . .47 3.3.1. Kết quả đạt được........................................................................................... 47 3.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân......................................................................... 48 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY SEN VÒI VIGLACERA.................................................................... 51 4.1. Định hướng phát triển của công ty sen vòi Viglacera giai đoạn 2016 - 2020........51 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi Viglacera..........52 4.2.1. Các giải pháp tăng doanh thu....................................................................... 52 4.2.2. Các giải pháp giảm chi phí........................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 59 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT i K 1 EU 2 GDP 3 HQK 4 TPP 5 VNĐ 6 VNĐ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT 1 B 2 B 3 B 4 B 5 B 6 B 7 B 8 B 9 B ii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 2 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã là thành viên tích cực của tổ chức Thương mại thế giới WTO và đang trong quá trình chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương – TPP. Chính sự dịch chuyển này và hoàn cảnh kinh tế đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Bên cạnh đó cũng phát sinh các vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động vươn lên để vượt qua những khó khăn, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Công ty Sen Vòi Viglacera chú trọng đa dạng hóa sản xuất và sản phẩm nhằm cung cấp trọn gói và đồng bộ các loại vật liệu xây dựng cho các dự án lớn tại thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Với cơ sở vật chất ban đầu khá thuận lợi diện tích là 15.500 m² bao gồm hệ thống nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc với dây chuyền công nghệ Italia tiên tiến hiện đại hoàn toàn tự động với công suất 500.000 bộ sản phẩm mỗi năm. Các sản phẩm sen vòi mang nhãn hiệu VIGLACERA đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hiện nay công ty có khoảng 25 đại lý trên toàn quốc. Thị trường tiêu thụ rải khắp 3 miền Bắc - Trung – Nam và xuất đi nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cu Ba,…. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ trên, hiện nay công ty đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong 1 cùng ngành. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuát sen vòi là khoảng 300 và hàng ngàn cơ sở sản xuất thủ công phân bố rải rác trên tất cả các tỉnh thành của cả nước. Như vậy, thị trường sản xuất và kinh doanh sen vòi có cường độ cạnh tranh rất cao. Bên cạnh đó, Công ty còn phải đối mặt với những khó khăn như thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị, yếu kém trong khâu quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghệ, còn yếu kém trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Để Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh doanh của Công ty sen vòi Viglacera” làm đề tài luận văn. 2. Câu hỏi nghiên cứu Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Sen vòi trong giai đoạn 2016-2020 cần có những giải pháp nào? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty sen vòi Viglacera giai đoạn 2016-2020. 3.2. - Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi Viglacera. - Đánh giá một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh tại công ty sen vòi Viglacera. 2 4. Đối tƣợng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Công ty Sen vòi Viglacera 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi Viglacera. - Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2013-2015, các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho giai đoạn 2016-2020. 5. Kết cấu của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo gồm 4 chương. Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh đối của doanh nghiệp. Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn. Chương 3 : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty sen vòi Viglacera. Chương 4 : Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty sen vòi Viglacera. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và thư viện có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến lĩnh vực hiệu quả kinh doanh và các công trình nghiên cứu khác có liên quan: 1. “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì” của Nguyễn Văn Thanh – Trường đại học Thương mại, 2010. 2. “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam” của Ngô Thanh Trà – Trường đại học Bách Khoa, 2011. 3. “Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty bia NADA” của Ngô Thị Kim Xuân – Trường đại học Kinh tế quốc dân, 2012. Các công trình khoa học ở trên, tác giả đã nghiên cứu về kinh doanh, các chỉ tiêu trong kinh doanh và cách đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã có kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích những vấn đề lý luận cơ bản và giúp cho quá trình tìm tòi và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty sen vòi Viglacera cho đến năm 2020. 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh 1.2.1. Hiệu quả của kinh doanh Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản 4 xuất của nó". Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh. Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định. Trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất của phạm trù hiệu quả và những yếu tố hợp thành phạm trù hiệu quả vận động theo những khuynh hướng khác nhau. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị... đều dành cho nhà tư bản. Chính vì thế việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận nhiều hơn nữa cho nhà tư bản nhằm nâng cao thu nhập cho họ, trong khi thu nhập của người lao động có thể thấp hơn nữa. Do vậy, việc tăng chất lượng sản phẩm không phải là để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thu hút khách hàng nhằm bán được ngày càng nhiều hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phạm trù hiệu quả vốn tồn tại vì sản phẩm sản xuất xã hội sản xuất ra vẫn là hàng hoá. Do các tài sản đều thuộc quyền sở 5 hữu của Nhà nước, toàn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng khác mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội nên bản chất của phạm trù hiệu quả cũng khác với tư bản chủ nghĩa. Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. - Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương đối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chưa phản ánh được hết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ này. - Quan điểm khác nữa lại cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằng quỹ tiêu dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh". Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện để đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn...) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có 6 thể được đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng các công thức chung nhất sau đây: H=K/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Như vậy cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả". Bất kỳ hành động nào của con người nói chung và trong kinh doanh nói riêng đều mong muốn đạt được những kết quả hữu ích cụ thể nào đó, kết quả đạt được trong kinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông mới chỉ đáp ứng được phần nào tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, kết quả đó được tạo ra ở mức độ nào, với giá nào là vấn đề cần xem xét vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng có xu hướng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm được nhiều nhất. Vì vậy nên khi đánh giá hoạt động kinh doanh tức là đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh tạo ra kết quả mà nó có được. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng.... 7 Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố. 1.2.2. Đặc điểm của hiệu quả kinh kinh doanh 1.2.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được. Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày một phát triển. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan