Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty tnhh maxport ...

Tài liệu Hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty tnhh maxport

.DOCX
111
7
65

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -----  ----- LÊ HỒNG TÂM HIỆU QUẢ GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MAXPORT Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, NĂM 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -----  ----- LÊ HỒNG TÂM HIỆU QUẢ GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MAXPORT Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM QUANG THAO XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu phân tích và nêu trong luận văn chưa được công bố cũng như không trùng lặp trong bất cứ một công trình nào khác, và được sự đồng ý cho phép sử dụng của các cấp thẩm quyền của công ty Maxport. Việc sử dụng trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu gồm giáo trình, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm tạp chí, trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả Luận văn Lê Hồng Tâm LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Quang Thao, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thiện luận văn. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Kinh tế cùng toàn thể quý thầy cô giáo,các nhà khoa học và các chuyên giatại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành nhiều tâm huyết truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty Maxport Việt Nam đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, ngày 25tháng 10 năm 2018 Tác giả Luận văn Lê Hồng Tâm TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn trình bày về hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu. Áp dụng vào công ty Maxport Việt Nam nhằm phân tích, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của Công ty Maxport. Các giải pháp đề xuất đảm bảo tính thực dụng, khả thi và phù hợp với chiến lược phát triển chung cho ngành may mặc xuất khẩu. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC...........4 XUẤT KHẨU.....................................................................................................4 1.1. Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu, vai trò vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội.....................................................................................4 1.1.1. Tình hình hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu trên thế giới...............................................................................................................4 1.1.2. Tình hình may mặc xuất khẩu tại Việt Nam......................................5 1.1.3. Một số khái niệm có liên quan đến gia công xuất khẩu:...................7 1.1.4. Vai trò của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.............................................................................10 1.1.5. Lý luận về các hoạt động trong gia công hàng xuất khẩu.................11 1.1.6. Đặc điểm về gia công hàng may mặc xuất khẩu:..............................14 1.1.7. Hiệu quả gia công xuất khẩu............................................................. 19 1.1.8 Sựcần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu...........22 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh................24 1.2.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận gia công xuất khẩu:..................................................................24 1.2. 2. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:.............................................................................................24 1.2. 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:................................................................................25 1.2. 4. Hiệu quả sử dụng chi phí:...............................................................................................25 1.2. 5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh dành cho hoạt động gia công xuất khẩu:....................................................................................................................................................................25 1.3. Những yếu tố tác động đến hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH Maxport........................................................................26 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài:........................................................................ 26 1.3.2. Các yếu tố bêntrong:..........................................................................31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 37 2.1.Quy trình nghiên cứu:................................................................................ 37 2.2. Thu thập dữ liệu:.......................................................................................37 2.2.1. Dữ liệu sơ cấp....................................................................................37 2.2.2. Dữ liệu thứ cấp:................................................................................. 38 2.3. Phương pháp phân tích:.............................................................................39 2.3.1. Phương pháp chi tiết:.........................................................................39 2.3.2. Phương pháp so sánh:........................................................................40 2.3.3. Phương pháp loại trừ:........................................................................42 2.3.4. Phương pháp thay thế liên hoàn:....................................................... 42 2.3.5. Phương pháp phân tích định tính:......................................................44 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MAXPORT .. 46 3.1. Một số nét về công ty TNHH Maxport Việt Nam.................................... 46 3.2.1. Bố trí sản xuất tại công ty TNHH Maxport:......................................49 3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực:.............................................................. 53 3.2.3. Thực trạng chất lượng sản phẩm....................................................... 56 3.3. Đánh giá hiệu quả của công ty sản xuất gia công hàng may mặc.............58 3.3.1. Ưu điểm của thực trạng gia công hàng xuất khẩu may mặc..............65 3.3.2 Hạn chế của thực trạng gia công hàng xuất khẩu may mặc................66 3.3.3. Nguyên nhân......................................................................................67 CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY..................................................68 4.1. Mục tiêu, phương hướng của công ty đến năm 2023................................68 4.1.1 Mục tiêu phát triển:.............................................................................68 4.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty:..............................................69 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty................................................................................. 69 4.2.1.Hoàn thiện và đổi mới việc bố trí sản xuất.........................................69 4.2.2. Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực làm việc cho người lao động.............................................................................. 71 4.2.3. Tăng cường quản lý sử dụng các nguồn lực......................................72 4.2.4. Các giải pháp nhằm giảm chi phí gia công xuất khẩu.......................72 4.2.5. Giải pháp đối với kỹ thuật – công nghệ.............................................73 4.2.6. Các biện pháp tăng cường về đầu tư theo chiều sâu để nâng cao trình độ hiện tại của công nghệ....................................................................74 4.2.7. Các biện pháp nâng cao trình độ sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên phụ liệu trong sản xuất.................................................................................76 4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước................................76 4.3.1. Quy hoạch, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu 76 4.3.2. Cải tiến thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.......................................77 4.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng......................................................................78 4.3.4. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp Dệt may.................................................................................79 4.3.5. Xúc tiến thương mại.......................................................................... 79 KẾT LUẬN........................................................................................................80 Chữ viết tắt CMT CNH, HĐH CPTPP DHL, UPS ĐH FDI FOB GDP GNP GTGT L/C ODM TNHH TPP USD VNĐ WB WTO i DANH MỤC BẢNG TT Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Chỉ tiêu và kết Maxport tính đ Nguồn nhân lực Kết quả điều tra xuất tại công ty Kết quả hoạt độ qua các năm (2 So sánh hiệu qu ii DANH MỤC SƠ ĐỒ/ HÌNH VẼ TT Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 2.1 Hình 3.1 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh quốc tế hóa đang là xu hướng chung của toàn cầu, thương mại quốc tế một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu thực tế của nền kinh đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xây dựng đất nước; là phương tiện hữu hiệu giúp tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm cho người lao động , cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Với đặc điểm của một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ đơn giản ít vốn mà giá trị xuất khẩu lớn. Ngành dệt may thực sự đóng vai trò then chốt trong chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của nước ta do đó cần phải đẩy mạnh hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu để khai thác triệt để nguồn lao động dồi dào của đất nước. Maxport là một công ty lớn, chuyên sản xuất mặt hàng quần áo thể thao với công nghệ cao cùng hệ thống quản lý tiên tiến, thiết bị hiện đại. Khách hàng của Maxport là những hãng may mặc hàng đầu trên thế giới như Nike, Lulu lemon, Hugo Boss…Trong quá trình tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh Maxport đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, xu hướng phát triển mặt hàng gia công xuất khẩu sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới do đó cần phải nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy,học viên chọn đề tài “Hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩucủa công ty TNHH Maxport”. Câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là „Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH Maxport đã thực sự hiệu quả? ‟‟ và “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty Maxport”? 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a, Mục đích nghiên cứu: -Nghiên cứu hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặcxuất khẩu của công ty Maxport. cao Phân tích những ưu điểm và hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp nâng hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu nói chung và của công ty TNHH Maxport nói riêng. b, Nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty TNHH - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: a, Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty Maxport b, Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Công ty TNHH Maxport Việt Nam - Thời gian: Từ năm 2015 – 2017 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã phân tích thực trạng hiện đang cản trở đến hiệu quả gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty TNHH Maxport. Những yếu tố gây cản trở đến hiệu quả hoạt động gia công này cũng có thể tồn tại ở các doanh nghiệp sản xuất khác đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty Maxport cũng có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác. 5. Kết cấu của Luận văn: Phần mở đầu. Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 2 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty TNHH Maxport Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu Kết luận 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU 1.1. Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu, vai trò vị trí trong phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Tình hình hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu trên thế giới Sau quá trình lịch sử hình thành và phát triển, ngành may mặc toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể, từ trang phục được may theo số đo từng người với chi phí đắt đỏ đến việc sản xuất phục vụ nhu cầu đại chúng với chi phí thấp. Từ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc đến thời gian sử dụng và phát triển các sản phẩm mới cũng liên tục được thay đổi đòi hỏi các quốc gia luôn cập nhật và khẳng định thương hiệu và vị trí trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Từ sau giai đoạn 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm dần. Tuy vẫn tăng trưởng với tốc độ 7- 8%/năm, nhưng tăng trưởng xuất nhập khẩu may mặc toàn cầu khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn những năm 1990. Đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nguyên nhân khiến chi tiêu cho các sản phẩm may mặc giảm, đạt mức tăng trưởng âm (- 1,7%/năm). Trong giai đoạn tiếp theo 2010 – 2015, tăng trưởng xuất nhập khẩu may mặc hồi phục ở mức tăng trưởng 3,5%, lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong cùng giai đoạn (2,5%).Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng hàng may mặc cũng đang có xu hướng giảm dần tuy nhiên vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này cho thấy ngành dệt may đang ở giai đoạn tăng trưởng trong vòng đời của ngành. Quy mô thị trường dệt may thế giới năm 2012 đạt 1.105 tỷ USD; chiếm khoảng 1.5% GDP toàn cầu. Năm 2016 quy mô doanh thu ngành dệt may toàn cầu đạt 1.323 tỷ USD, chiếm 1.7% GDP toàn cầu (2012: 1,5% GDP).Toàn bộ ngành thời trang thế giới nếu coi như một quốc gia thì ngành dệt may thế giới xếp thứ 13 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới.Theo Euromonitor, quy mô 4 doanh thu ngành dệt may toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR 4.6%/năm từ 2016, do tiêu thụ sản phẩm may mặc toàn cầu tăng cũng như tăng giá bán trung bình sản phẩm dệt may đặc biệt tại các nước đang phát triển. Riêng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc các nước đang phát triển đạt 300 tỷ USD (chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch toàn cầu). Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của các nước này đạt 91 tỷ USD (chiếm 50% toàn cầu). Tốc độ tăng trưởng trong vòng 15 năm của khu vực các quốc gia đang phát triển là 8,3%/năm, trong khi tốc độ này chỉ là 2,8% cho khu vực còn lại.Xét trong khu vực, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn (chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu).Các quốc gia đang phát triển khác như Indonesia, Campuchia, Tunisia, Myanma... Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức thấp tuy nhiên cũng đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Các quốc gia này được kỳ vọng sẽ tiếp tục đón đầu làn sóng dịch chuyển công đoạn sản xuất hàng may mặc từ Trung Quốc trong thời gian tớiEU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hiện tại là thị trường tiêu thụ lớn nhấtchiếm hơn 75% tổng giá trị dệt may toàn cầu. Các thị trường lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc chiếm 18% tổng giá trị dệt may. Các quốc gia khác chỉ chiếm 7% quy mô thị trường dệt may toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu tại thị trường phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản tương đối thấp (từ 0 - 2%) so với tốc độ tăng trưởng doanh thu của Trung Quốc (xấp xỉ 6%) và Ấn Độ (9%).Kim ngạch xuất khẩu năm 2015/2016 của Ấn Độ đạt 36,7 tỷ USDlà nước xuất khẩu dệt đứng thứ 2 thế giới và may đứng thứ 6 thế giới. 1.1.2. Tình hình may mặc xuất khẩu tại Việt Nam Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tính đến giữa năm 2012 có gần 1.390 dự án FDI đầu tư với số vốn đăng ký 6,12 tỷ USD vào lĩnh vực may mặc. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu may mặc Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD; tăng 18,5% so với cùng kỳ; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.Cao điểm trong thu hút FDI vào may mặc là giai đoạn 2014 - 2015. Chỉ tính riêng năm 2014, làn sóng dịch chuyển đầu tư may mặc để đón đầu các hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam 5 tham gia đã khiến 83 dự án FDI mới đổ vào Việt Nam với số vốn đăng ký 1,64 tỷ USD, với 11 dự án sợi, 14 dự án dệt và đặc biệt có tới 58 dự án may; đưa năng lực sản xuất tăng thêm khoảng 20% và dự kiến năng lực sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành may mặc Việt Nam đạt 26,7 tỷ USD tuy nhiên nguyên phụ liệu may mặc đã lên tới 16 tỷ USD, chỉ có 10,7 tỷ USD ở trong nước. Trong 10,7 tỷ đó, khoảng 2/3 là chi phí lương cho lao động, còn lại khoảng 3 tỷ USD là giá trị tăng thêm khác. Điều này đã lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu ngành may mặc năm 2016 đạt giá trị lớn thứ 2 chỉ sau ngành điện tử nhưng giá trị gia tăng không cao và vì một nửa số đó chúng ta đã phải chi cho nhập khẩu nguyên liệu vải. Năm 2017, dự kiến giá trị xuất khẩu ngành may mặc sẽ đạt từ 30 – 35 tỷ USD tuy nhiên giá trị nhập khẩu vải dự kiến cũng sẽ đạt 11 tỷ USD.Trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành may xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2016. Theo số liệu thống kê năm 2015, ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%) và ODM (5%). Đối với phương thức sản xuất CMT, đơn vị sản xuất chỉ thực hiện cắt may, dựng và hoàn tất, với nguyên vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện do đó giá trị gia tăng rất thấp. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5 - 7%. Như vậy với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam là 9,4 tỷ USD năm 2016. xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là rất lớn, nhưng thực chất các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được hưởng lợi rất thấp. 6 1.1.3. Một số khái niệm có liên quan đến gia công xuất khẩu 1.1.3.1 Khái niệm về phát triển xuất khẩu Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển thì phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người... thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ mất của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế xã hội. Với nội hàm rộng lớn trên, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Căn cứ vào khái niệm phát triển kinh tế vừa chỉ ra trên, ta có thểsuy ra phát triển xuất khẩu đó là quá trình biến đổi xuất khẩu về mọi mặt từ mặt lượng đên mặt chất, bao gồm sự gia tăng về quy mô sản lượng và doanh thu xuất khẩu cũng như sự biến đổi về chất lượng sản phẩm, cơ cấu xuất khẩu, theo hướng tối ưu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Phát triển xuất khẩu hàm chứa ba nội dung sau: - Sự gia tăng về quy mô: Có thể hiểu đó là việc gia tăng kim ngạch, sản lượng xuất khẩu, nâng cao tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Đây chính là sự mở rộng phát triển xuất khẩu theo chiều rộng hay cũng có thể coi là việc mở rộng quy mô. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô xuất khẩu không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu cho ngành hàng mà mở rộng quy mô cần phải phù hợp với tiềm lực và phát huy được lợi thế của ngành hàng. - Sự thay đổi chất lượng xuất khẩu: Đây không chỉ đơn giản là việc nâng cao chất lượng của sản phẩm xuất khẩu, mà nó còn thể hiện ở các khía cạnh khác như: 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan