Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư ...

Tài liệu Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư

.DOCX
119
6
142

Mô tả:

117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------------------- TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN HIỆP ĐỊNH ƯU ĐÃI VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ VIỆT-NHẬT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội -2005 118 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------------------TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN HIỆP ĐỊNH ƯU ĐÃI VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ VIỆT - NHẬT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ BỘ LĨNH Hà Nội – 2005 1 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu................................................................................................................................................4 Phần nội dung.............................................................................................................................................9 Chƣơng1:Cơ sở của sự hình thành Hiệp định ƣu đãi và bảo hộ đầu tƣ Việt- Nhật 1.1 Xu hƣớng hình thành các hiệp định đầu tƣ nƣớc ngoài...................…... 11 1.1.1 Hiệp định đầu tư đa phương…………………………………………… ..14 1.1.2 Hiệp định đầu tư khu vực………………………………………………..16 1.1.3 Hiệp định đầu tư song phương…………………………………………..17 1.2 Chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam...........27 1.2.1 Mục tiêu............................................................................................................................................27 1.2.2 Định hướng......................................................................................................................................27 1.3 Sự điều chỉnh trong chính sách FDI của Nhật Bản..........................................31 1.3.1 Sự điều chỉnh chính sách cơ cấu thị trường...............................................................32 1.3.2 Sự điều chỉnh chính sách cơ cấu ngành vốn FDI...................................................36 1.4 Xu hƣớng JDI vào Việt Nam trƣớc khi ký kết Hiệp định..........................38 Chƣơng 2: Phân tích một số nội dung cơ bản của Hiệp định ƣu đãi và bảo hộ đầu tƣ Việt- Nhật 2.1 Hiệp định ƣu đãi và bảo hộ đầu tƣ..............................................................................50 2.1.1 Giới thiệu chung.......................................................................................................................50 2.1.2 Phân tích nội dung ưu đãi và bảo hộ đầu tư.......................................................51 2.1.1.1 Nội dung ưu đãi đầu tư....................................................................................................51 2 2.1.1.2 Nội dung bảo hộ đầu tư........................................................................ 2.2 Đánh giá tác động của Hiệp định ƣu đãi và bảo hộ đầu tƣ.................... 2.2.1 Tác động của Hiệp định .......................................................................... 2.2.1.1 Tác động đến hiệu quả JDI vào Việt Nam ............................................. 2.2.1.2 Tác động đến động thái và cơ cấu FDI của Việt Nam............................ 2.2.1.3 Tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản....................... 2.2.2 Những kết quả đã đạt được sau khi ký kết Hiệp địn 2.2.3 Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định.............. Chƣơng3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam 3.1 Sự cần thiết phải cải thiện môi trƣờng đầu tƣ sau khi ký kết Hiệp định 86 3.2 Các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam.....….. 93 3.21Xem xét lại các quy định liên quan đến đầu tư......... 3.2.2Nâng cao khả năng thực thi của các cơ quan chức n 3.2.3Hoàn thiện hoạt động thu hút đầu tư liên quan đến 3.2.4Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến Phần kết luận.................................................................................................. Tài liệu tham khảo.......................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI là chủ trương nhất quán và lâu dài của Việt Nam nhằm góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực trong nước phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Trong số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam chủ động coi Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu, phát triển hợp tác kinh tế toàn diện, lấy việc thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng. Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và lợi ích đạt được từ điều này là rất lớn. FDI là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam còn chưa cao. Hơn nữa, chúng ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước ASEAN. Cho nên, Việt Nam cần phải tăng cường các chính sách ưu đãi đồng thời cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trong nớc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật và tác động của nó đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng là nội dung được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở nước 4 ta đã có nhiều tác giả công bố những công trình liên quan đến đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam như: - “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển” của tác giả Đỗ Đức Định, NXB KHXH, HN1996 - “Điều chỉnh chính sách kinh tế của Nhật Bản” của tác giả Dương Phú Hiệp - Nguyễn Duy Dũng, NXB CTQG, HN2002 Một số luận án liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đã được bảo vệ thành công như: - Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thắng :”Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN” - Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Thiên: “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN và một số kiến nghị đối với Việt Nam H.2002 ” Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam cũng đã đăng những bài viết có giá trị của mình trên các tạp chí như Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Những vấn đề kinh tế thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á v.v... Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng hợp, đánh giá cụ thể Hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật và tác động của nó đối với thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật và tác động của nó đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu với hy vọng đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu của bản thân trong việc phân tích rõ hơn tác động của Hiệp định này đối với việc thu hút đầu t ư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, từ đó đề nghị một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau: 5 Thứ nhất, làm rõ cơ sở của việc ký kết Hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật. Thứ hai, phân tích những ưu đãi và bảo hộ đầu tư được nêu ra trong Hiệp định, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được và những vấn đề mà Hiệp định đặt ra. Thứ ba, phân tích những tác động của Hiệp định đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và đề ra những giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn này vào Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu Hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật. Tuy nhiên, vì Hiệp định này bao gồm các điều khoản với nhiều nội dung. Do vậy, luận văn sẽ tập trung phân tích một số nội dung ưu đãi và bảo hộ chính trong Hiệp định, từ đó sẽ phân tích tác động của nó đối với việc thu hút đầu t ư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư của Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã chú trọng tới việc sử dụng các nguồn tư liệu tin cậy, cụ thể là các số liệu của World Investment Report, JETRO v.v... và các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. 6. Những đóng góp mới của luận văn Với việc nghiên cứu một số nội dung chính của Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật, luận văn sẽ có những đóng góp sau: 6 Thứ nhất, làm rõ cơ sở ký kết Hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật. Hiệp định ra đời dựa trên nhu cầu phát triển của hai nền kinh tế cũng như xu thế mới - ký kết các hiệp định đầu tư song phương của liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Thứ hai, phân tích nội dung chính về ưu đãi và bảo hộ đầu tư trong Hiệp định. Đó là những quy định rất cần thiết và phù hợp với điều kiện hiện nay. Nó sẽ góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Thứ ba, đánh giá những tác động tích cực của Hiệp định đối với việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp định cũng đặt ra những vấn đề mà phía Việt Nam cần quan tâm giải quyết. Đây chính là cơ sở để Việt Nam đề ra những giải pháp chính nhằm thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Để triển khai đề tài này, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chơng: Chương1: Cơ sở của sự hình thành Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật Chương2: Phân tích nội dung cơ bản của Hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt- Nhật Chương3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 7 TÊN VIẾT TẮT TIẾNG ANH APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation AIA - Asean Investment Area BITs - Bilateral Investment Treaties IIAs - International Investment Agreements MAI - Multibilateral Agreement on Investment MFN - Most Favoured Nations NT - Nation Treaties JDI - Japan‟s Direct Investment JBIC - Japan‟s Bank of International and Cooperation FDI - Foreign Direct Investment OECD - Organization of Economic Cooperation and Development TNCs -TranNational Cooperations WB - World Bank WTO - World Trade Organization 8 MỞ ĐẦU Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành đặc trưng của sự phát triển thế giới và nó đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đây là một xu thế hiện thực khách quan đã và đang lôi cuốn hầu hết các quốc gia. Trong đó thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong di chuyển vốn quốc tế và đây là một trong những phương thức chủ đạo của toàn cầu hoá kinh tế gắn với sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu. Do vậy, thực tiễn đã đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải lựa chọn và điều chỉnh mô hình kinh tế cũng như có phương thức hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì nhận thức được tầm quan trọng của FDI trong phát triển kinh tế, cho nên hoạt động thu hút FDI từ các nước phát triển đã trở thành một mục tiêu quan trọng đối với chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có chính sách cạnh tranh đầu tư giữa các quốc gia. Họ đang phải cạnh tranh với nhau bởi vì nước nào cũng muốn tạo ra những ưu đãi thuận lợi nhất theo những điều kiện kinh tế - xã hội của mình để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của TNCs chỉ tập trung chủ yếu ở những nước có môi trường đầu tư ưu đãi. Cho nên, nhiều quốc gia đã đề ra những biện pháp nhằm thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào quốc gia mình. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các vòng đàm phán về đầu tư đa phương bế tắc, để thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước tiếp nhận đầu tư đã không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng tự do hoá. Xu hướng tự do hoá được thể hiện thông qua sự thay đổi mạnh mẽ các quy chế điều tiết theo hướng thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những đặc 9 điểm nổi bật của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này là chính phủ nhiều nước đang điều chỉnh chính sách thu hút FDI của mình . Vì vậy, ngày càng có nhiều quốc gia muốn tham gia vào các hiệp định đầu tư quốc tế. Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia đã và đang ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế dưới nhiều góc độ khác nhau. Các hiệp định này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho việc thu hút FDI. 10 Chương I CƠ SỞ CỦA SỰ HÌNH THÀNH HIỆP ĐỊNH ƢU ĐÃI VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƢ VIỆT – NHẬT Trong chương này, tác giả sẽ tập trung phân tích cơ sở của việc ký kết hiệp định Ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt – Nhật. Phải chăng, Việt Nam và Nhật Bản ký kết Hiệp định này là theo xu hướng chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hay đây là mong muốn chủ quan của phía Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, chương I sẽ phân tích xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế trên thế giới hiện nay, nghiên cứu chính sách thu hút FDI của Việt Nam, sự điều chỉnh trong chính sách FDI của Nhật Bản và xu hướng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trước khi ký kết Hiệp định , từ đó khẳng định tính đúng đắn của việc ký kết Hiệp định này trong bối cảnh hiện nay. 1.1 Xu hƣớng hình thành các hiệp định đầu tƣ quốc tế Chúng ta biết rằng, các nhà đầu tư nước ngoài luôn mong muốn và lựa chọn đầu tư vào những địa điểm sẽ đem lại hiệu quả. Điều đó có nghĩ a là đồng vốn mà họ đem đầu tư phải được đảm bảo. Còn về phía mình, các nước nhận đầu tư, mà cụ thể là các quốc gia đang phát triển luôn cố gắng tiếp cận nguồn FDI nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như hoạch định các chính sách để tập trung thu hút FDI. Chính vì vậy, trong thời gian qua, các quốc gia này rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư của mình. Việc ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đâù tư trực tiếp nước ngoài. Nó đòi hỏi các bên phải tạo lập và giành những ưu đãi cho nhau nhằm đáp ứng được lợi ích cho chính các nhà đầu tư cũng như cho các nước tiếp nhận đầu tư. Bởi vì, chúng là cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo tin 11 tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước ngoài. Đây là các yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, các hiệp định đầu tư này phù hợp với bối cảnh hiện nay về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Bởi vì, nội dung của các hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Môi trường đầu tư nước ngoài của một quốc gia có thể thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư ký kết hoặc tham gia Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương. Bảng 1.1 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÁC QUỐC GIA VỀ FDI TỪ 1995-2003 -Số lƣợng các nƣớc đƣa ra những thay đổi trong quy chế đầu tƣ -Các quy định thay đổi Trong đó: + Hấp dẫn hơn a + Kém hấp dẫn hơn b Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2004 a: Bao gồm cả những thay đổi về tự do hoá và những thay đổi làm tăng chức năng của thị trờng cũng nh khuyến khích. b: Kể cả những thay đổi làm tăng kiểm soát và giảm khuyến khích. 12 FDI toàn cầu liên tục giảm sút khiến các nước cạnh tranh quyết liệt hơn để thu hút FDI. Theo UNCTAD, 56% các quốc gia đợc điều tra cho biết chính phủ của họ sẽ tăng cường nỗ lực thu hút FDI. Còn hơn 1/2 trong số này trả lời rằng sẽ chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tư , 21% và 24% các nước này nói sẽ đa thêm các sáng kiến tạo thuận lợi cho đầu tư và tự do hoá hơn nữa. Chỉ riêng trong năm 2002 đã có 248 thay đổi luật pháp của 70 nớc, trong đó 236 thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho FDI và 1/3 số này liên quan đến các biện pháp xúc tiến đầu tư. Hiện nay, châu Á là nơi nỗ lực thu hút đầu tư quốc tế nhất. Tại khu vực này, từ số lượng 100 chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động FDI trong năm 2001 đã tăng lên 119 năm 2002. Năm 2003, trên thế giới đã xuất hiện 244 thay đổi về luật pháp và những quy định nhằm tác động đến dòng vốn FDI, trong đó có 220 thay đổi trực tiếp liên quan đến tự do hoá đầu tư . Ngoài ra, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư còn thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đầu tư như mở cửa ngành dịch vụ cho FDI kể cả dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng; thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI, thuê mặt bằng đầu tư v.v.. Các khu công nghiệp ở các nước đang phát triển vốn là nơi được lập ra để tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất thu hút FDI, đây cũng là nơi có thể đón xu hướng chuyển ngành dịch vụ ra nước ngoài của các TNC để thu hút FDI vào ngành dịch vụ. Nói cách khác, xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế xuất phát từ chính sách tự do hoá đầu tư gắn liền với nhu cầu hoàn thiện môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Đây là một nhân tố quan trọng nhằm tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc ký kết các hiệp định đầu tư giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp của nước đầu tư tích cực đầu tư ra nước ngoài. Các hiệp định đầu tư quốc tế (International Investment Agreements- IIAs) như là các công cụ hỗ trợ để thu hút đầu tư nước ngoài. Các hiệp định này đưa ra những tín hiệu rõ ràng hơn nhằm bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư quốc tế và chúng cũng đưa ra lời cam kết mạnh mẽ hơn đối với các nhà đầu tư về tính ổn 13 định của các quy định đó[1] Bằng chứng là số lượng IIAs trên thế giới được ký kết đang tăng lên nhanh chóng và các hiệp định này được tiến hành ở mọi cấp độ: song phương, khu vực và đa phương, trong số đó, việc ký kết các hiệp định song phương là phổ biến nhất. Như vậy, để đảm bảo cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được diễn ra có hiệu quả thì các quốc gia đã và đang ký kết các hiệp định đầu tư dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong tương lai, xu hướng tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ phát triển mạnh theo hướng hình thành nền kinh tế toàn cầu thống nhất. 1.1.1 Xu hướng hình thành hiệp định đầu tư đa phương Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên vẫn còn thiếu những hành lang trật tự về cạnh tranh quốc tế. Do vậy, một hiệp định đầu tư đa phương sẽ là cơ sở cho một khuôn khổ trật tự kinh tế thế giới và các bước tiếp theo. Nói cách khác, nó thể hiện sự tự do hoá đầu tư đa phương. Điển hình nhất là các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại trong khuôn khổ WTO. Một kế hoạch toàn diện hơn đang được các quốc gia trên thế giới bàn thảo về tự do hoá đầu tư đa phương là Hiệp định đầu tư đa phương. Hiệp định đầu tư đa phương (Multibilateral Agreement on Investment - MAI) là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ của một nhóm nước với nhau. Để đạt được sự nhất trí cao trong việc tiến hành các thoả thuận đầu tư, các quốc gia đang phát triển cần phải đưa ra một số nội dung liên quan đến quyền lợi của họ trong bàn đàm phán. Bởi vì, MAI đề ra những nguyên tắc chống phân biệt đối xử, hỗ trợ và bảo hộ sở hữu có hiệu lực toàn cầu. Bên cạnh đó, hiệp định này sẽ giúp thống nhất được các cơ chế trọng tài xét xử đối với các trường hợp tranh chấp. Tức là, một khung pháp luật sẽ được hình thành nhằm giải quyết các tranh chấp mậu dịch. Hơn nữa, nó sẽ giúp các nước chủ nhà có tiềm năng nâng cao vị [1] Xem nội dung cơ bản của hiệp định đầu tư song phương, tr. 19-20 14 thế của mình trong đàm phán với các Công ty xuyên quốc gia (TNCs). Bởi vì, với hiệp định đầu tư đa phương nói trên thì các nước đang phát triển có thể hạn chế được mặt trái ở thái độ tiêu cực của các Công ty này. Một trong những vấn đề chúng ta nhận thấy đó là các thoả thuận đa phương có thể sẽ mở ra những cơ hội bình đẳng cho các bên trong việc tiến hành đàm phán ký kết. Có như vậy, thì MAI mới tạo lập kế hoạch vững chắc hơn dẫn đến nâng cao tính hấp dẫn của FDI và giúp cho mọi quốc gia, trong đó có các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào quá trình tự do hoá. Ngoài ra, một hiệp định đa phương như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự giao lưu và tiếp cận với các quy định về đầu tư hiện hành. Nó sẽ giúp cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp có cơ sở vững chắc và sẽ tác động tích cực hơn tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trái với thực tế là văn bản tách biệt được gọi là “hiệp định”. Về bản chất, tất cả hiệp định TRIMs là làm rõ việc áp dụng Điều khoản GATT III.4, về đối xử quốc gia, và XI.1, về các rào cản định lượng. Hiệp định thậm chí không định nghĩa biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại là gì. Thay vào đó, cách tiếp cận được sử dụng là đưa ra một danh sách các biện pháp không phù hợp với hai đoạn nêu trên của GATT. Danh sách này bao hàm TRIMs có tính bắt buộc hoặc có hiệu lực thực hiện theo luật trong nước và cả các biện pháp cần thiết phải tuân thủ để đạt được lợi thế. Không có nội dung nào giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc đối xử quốc gia đối với nhà đầu tư. Hiệp định này là một nỗ lực tương đối khiêm tốn về việc tăng tính kỷ luật của các chính sách đối với doanh nghiệp nước ngoài và là kết quả của các quan điểm khác nhau về mức độ đưa nội dung đầu tư vào WTO. Khi so sánh hiệp định TRIMs với các điều khoản đầu tư khác, hoặc với các nỗ lực đa phương về quy tắc đầu tư, gồm cả các quy tắc không ràng buộc như các quy tắc của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), hoặc hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), thì hiệp định này có 15 phạm vi hẹp. Tuy nhiên, như một công cụ đa phương, hiệp định cho phép các vấn đề đầu tư được thảo luận trong bối cảnh các cuộc đàm phán đa phương. Các lý thuyết về kinh tế và nhiều bằng chứng thực nghiệm đã ủng hộ mạnh mẽ cho ý kiến là các chính sách trung lập được thiết kế để tăng cường hiệu quả của đầu tư là tốt hơn các chính sách can thiệp của chính phủ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường đóng góp của đầu tư nước ngoài tới phát triển Tuy nhiên, cùng với các hiệp định song phương và khu vực, hiệp định đa phương thường liên quan đến sức mạnh trong đàm phán và khả năng đàm phán của các bên, trong đó đối mặt với những rủi ro bên mạnh có thể chiến thắng bên yếu hơn. Hơn nữa, vấn đề đa phương hoá trong khu vực đầu tư thực sự không nhất thiết phải giống như trong khu vực thương mại. Khu vực thương mại luôn có những đặc điểm rõ ràng bao gồm sự tương hỗ, không phân biệt đối xử và giữa hai khu vực này đặc biệt có sự khác nhau như sau: Sự tương trợ trong thương mại dựa vào những yếu tố hay là những sản phẩm mà một nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Còn trong hoạt động đầu tư, mỗi quốc gia muốn thu hút ít nhất là một nhóm nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển là việc thu hút FDI còn chưa được họ quan tâm thích đáng. Trong thương mại, nguyên tắc không phân biệt đối xử được áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ trên thị trường và về nguyên tắc là có giới hạn nhất định. Còn trong hoạt động đầu tư, về nguyên tắc, nó liên quan đến toàn bộ quy trình sản xuất. Do vậy, nó sẽ mang tính chất sâu rộng và nhạy cảm hơn so với lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, các thoả thuận tự do hoá đầu tư đa phương còn phải vượt qua nhiều trở ngại liên quan đến ảnh hưởng của TNCs đối với các nước chủ nhà là các nước đang phát triển. Như vậy, một vấn đề đặt ra là nếu như thực hiện các hiệp định đầu tư đa phương thì có thể sẽ nảy sinh các vấn đề khó khăn trong khi 16 đó thì việc tiếp cận các hiệp định đầu tư khu vực và song phương sẽ có thể giải quyết được những vấn đề tồn tại đó. 1.1.2 Các hiệp định đầu tƣ khu vực Trong thời gian vừa qua, do quá trình khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ, cho nên bên cạnh hiệp định đầu tư đa phương, các hiệp định khu vực liên quan đến việc đảm bảo đầu tư cũng được ký kết ngày càng nhiều. Những nội dung của tự do hoá đầu tư thường được gắn kết với các chương trình liên kết khu vực như chương trình liên kết của EU: Hiệp định đầu tư giữa các quốc gia thuộc liên minh châu Âu, bên cạnh đó còn có Hiệp định thương mại tự do châu Mỹ. Chỉ riêng năm 2003-2004, trên thế giới đã có thêm 13 hiệp định khu vực và liên khu vực về tự do hoá thương mại và hợp tác kinh tế có đề cập đến FDI. Cũng có những khu vực có hiệp định về đầu tư riêng như Hiệp định về thiết lập Khu vực đầu tư chung của ASEAN (AIA), trong khuôn khổ APEC có chương trình thuận lợi hoá đầu tư . Hiện nay cũng đã có hiệp định đầu tư giữa các nước OECD. 1.1.3 Hiệp định đầu tƣ song phƣơng Tuy nhiên, nếu so với hiệp định đầu tư đa phương và hiệp định đầu tư khu vực thì có thể nói hiệp định đầu tư song phương là một trong những hiệp định được ký kết nhiều nhất từ trước đến nay. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã tham gia ký kết hiệp định này. Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties- BIT) là thoả thuận được ký kết giữa hai quốc gia nhằm khuyến khích, xúc tiến và bảo hộ đầu tư trên lãnh thổ của nhau. Nó chính là hiệp định được ký kết giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư. Đây là hiệp định tự do hoá đầu tư trên cơ sở song phương dựa trên các hiệp định hợp tác ký kết giữa hai quốc gia với nhau hoặc của một quốc gia với một tổ chức khu vực như hiệp định giữa Nhật Bản với ASEAN. Những ưu đãi điển hình trong đầu tư song phương liên quan đến lĩnh 17 vực ưu tiên đầu tư, cấp giấy phép và thành lập, đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, đối xử công bằng và bình đẳng, bồi thường, bảo hiểm đầu tư v.v… Trong những năm vừa qua, phạm vi và nội dung của BITs được tiêu chuẩn hoá. Do đó, các hiệp định đầu tư song phương trên thế giới thường có những điều khoản giống nhau cơ bản. Vì vậy, bất kỳ hiệp định đầu tư song phương cũng sẽ bao gồm nội dung cơ bản sau đây: - Xác định đối tượng đầu tư là các tài sản hữu hình và vô hình đang tồn tại hoặc có thể được tạo ra trong tương lai - - Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế - Không phân biệt đối xử (chế độ đãi ngộ quốc gia) Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài thì sẽ ưu tiên áp dụng những điều khoản có lợi nhất cho các nhà đầu tư - Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc không phân biệt đối xử quốc gia (MFN) đã được thừa nhận trong BITs. Không tịch thu, quốc hữu hoá tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài - Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài sản hợp pháp của mình về nước. Giải quyết tranh chấp phát sinh phù hợp với pháp luật của hai nước - Các nhà đầu tư có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp theo các quy định pháp luật của hai nước và thông lệ quốc tế Ngoài ra, trong BITs còn có thêm một số quy định sau: - Nước chủ nhà phải cung cấp đầy đủ các thông tin về luật pháp cho các nhà đầu tư Các quy định về tiêu thụ sản phẩm (nội địa, xuất khẩu), lao động v.v…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan