Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệp định thuận lợi hóa thương mại tfa wto và những vấn đề đặt ra đối với ngành ...

Tài liệu Hiệp định thuận lợi hóa thương mại tfa wto và những vấn đề đặt ra đối với ngành hải quan việt nam

.DOCX
112
4
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ NGỌC MINH HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFA-WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ NGỌC MINH HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFAWTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Họ và tên tác giả : Phạm Thị Ngọc Minh Sinh năm : 12/05/1990 Mã học viên : 16055215 Đề tài luận văn : Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam. Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung của Luận văn này đƣợc hình thành và phát triển dƣới sự nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi của chính cá nhân tôi d ƣới sự hƣớng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Nguyễn Tiến Dũng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Ngọc Minh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài: “ Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra với ngành Hải quan Việt Nam”, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, các giảng viên, cán bộ Khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cũng nh ƣ luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Dũng - ng ƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ trong Tổng cục Hải quan đã giúp đỡ tôi và cung cấp những thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu, đồng thời gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình…đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn. Tuy nhiên, với kiến thức, kinh nghiệm và khả năng phân tích, đánh giá còn có nhiều hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của Quý thầy cô để luận văn đ ƣợc hoàn thiện hơn. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFA-WTO.................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 5 1.1.1. Một số nghiên cứu có liên quan..............................................................5 1.1.2. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài..........................................................9 1.2. Cơ sở lý luận về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO...........9 1.2.1. Tổng quan về hoạt động thuận lợi hóa thƣơng mại................................9 1.2.2. Khái quát về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO............17 1.2.3. Những lợi ích và chi phí khi của Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA- WTO.............................................................................................................. 28 1.2.4. Mối liên hệ với các văn kiện của WTO và các văn kiện quốc tế về tạo thuận lợi thƣơng mại............................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 37 2.1. Quy trình nghiên cứu:............................................................................. 37 2.2. Nguồn dữ liệu.......................................................................................... 37 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 38 CHƢƠNG 3. THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFAWTO TRONG NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM................................................. 40 3.1. Bối cảnh triển khai tạo thuận lợi thƣơng mại trong nƣớc.......................40 3.2. Sự tham gia của Việt Nam vào quá trình đàm phán Hiệp định................42 3.2.1. Quá trình tham gia................................................................................ 42 3.2.2. Quan điểm đàm phán............................................................................ 44 3.2.3. Các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TFA-WTO.......................45 3.3. Thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam................................................................................................... 53 3.3.1. Kết quả về khuôn khổ pháp lý.............................................................. 54 3.3.2. Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan.......................61 3.3.3. Về hiện đại hóa Hải quan...................................................................... 65 3.3.4. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan.......................................... 74 3.4. Đánh giá khả năng thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO đối với Hải quan Việt Nam.................................................................................. 76 3.4.1. Thuận lợi khi thực hiện Hiệp định........................................................ 76 3.4.2. Khó khăn khi thực hiện Hiệp định........................................................ 78 CHƢƠNG 4. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƢƠNG MẠI TFA-WTO CHO HẢI QUAN VIỆT NAM............81 4.1. Định hƣớng...................................................................................................... 81 4.2. Công tác triển khai........................................................................................... 82 4.3. Các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định TFA-WTO..................83 4.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và chính sách....................................83 4.3.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan.............84 4.3.3. Tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý với các Bộ, Ban, Ngành liên quan và công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp.................... 87 4.3.4. Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trong lĩnh vực Hải quan .. 89 4.3.5. Tăng cƣờng hợp tác hải quan quốc tế.................................................. 90 KẾT LUẬN............................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 94 I. Tiếng Việt STT Ký hiệu 1 CNTT&TKHQ 2 DNƢT 3 Luật BHVBQPPL 4 NSNN 5 QLRR 6 UBTTLTMQG 7 XNK II. Tiếng Anh STT Ký hiệu 1 ACDD 2 ADB 3 AEO 4 APEC 5 ASEAN 6 ASEM 7 ASW 8 ATA 9 ATIGA 10 C/O 11 CTG 12 DSU 13 EC i 14 EU 15 FDI 16 FTA 17 GATS 18 GATT 19 GMS 20 GPS 21 HS 22 ICD 23 IMF 24 MFN 25 MRA 26 NT 27 OECD 28 PSI 29 RCEP 30 ROO 31 S&D 32 TFA-WTO 33 TFI 34 CPTPP 35 TPRM 36 TRIPS 37 UNCTAD 38 UNECE 39 VNACCS/VCIS 40 WB 41 WCO 42 WTO iii DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 2 iv DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 2 3 4 5 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế tự do hoá thƣơng mại, vấn đề tạo thuận lợi th ƣơng mại ngày càng có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới các quốc gia về mọi phƣơng diện, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Các hoạt động cụ thể của tạo thuận lợi thƣơng mại rất đa dạng, khác nhau giữa các quốc gia khác nhau dẫn đến giảm sút, nhiều khi triệt tiêu hiệu quả của nhau. Vì vậy với vai trò Tổ chức thƣơng mại toàn cầu vận hành một hệ thống đồ sộ các văn kiện pháp lý điều chỉnh thƣơng mại thế giới, WTO thông qua vòng đàm phán Doha đã nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc một Hiệp định riêng biệt quy định cụ thể về tạo thuận lợi thƣơng mại. Kết quả là ngày 22/2/2017, Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO đã nhận đƣợc phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực, trở thành dấu mốc quan trọng của hệ thống thƣơng mại toàn cầu khi thỏa thuận đa ph ƣơng đầu tiên trong 21 năm lịch sử của WTO chính thức có hiệu lực. Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO đã xác lập một cơ chế quốc tế điều chỉnh hàng rào thƣơng mại hình thành trong hoạt động thƣơng mại giữa các nƣớc mà mức độ ảnh hƣởng của nó vƣợt quá các hàng rào thuế quan và đã thực sự cản trở giao lƣu thƣơng mại quốc tế. Hiệp định cũng xác lập cơ chế hợp tác đa phƣơng, cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt đảm bảo sự tham gia đồng bộ, đều khắp của các quốc gia thành viên WTO trong điều kiện khác biệt về hạ tầng, pháp lý, năng lực thực thi của các thành viên. Vì vậy, Hiệp định TFA-WTO là văn kiện pháp lý có tính ràng buộc rất cao theo quy định của WTO để thúc đẩy tiến trình tạo thuận lợi thƣơng mại của các thành viên ở phạm vi toàn cầu. Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định thành lập WTO để bổ sung Hiệp định TFAWTO vào Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập WTO, chính thức đ ƣa Việt Nam trở thành thành viên thứ 54 của WTO cam kết thực hiện Hiệp định TFA-WTO. Với 1 phần lớn nội dung tạo thuận lợi thƣơng mại thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan là cơ quan có trách nhiệm chủ trì trong việc triển khai thực hiện thành công các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO. Trong bối cảnh toàn Ngành Hải quan đang khẩn trƣơng, nỗ lực thực hiện cải cách, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về Hải quan trong tình hình hội nhập quốc tế, cần có một nghiên cứu để đánh giá toàn diện về tác động của các nội dung cam kết trong Hiệp định TFA-WTO và đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng, hiệu quả triển khai thực hiện thành công Hiệp định TFA-WTO trên thực tiễn. Tại Việt Nam, tuy Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO là một vấn đề đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, nh ƣng vấn đề còn tƣơng đối mới mẻ, các nghiên cứu, báo cáo về Hiệp định còn hạn chế, chủ yếu là nhận định trên báo, tạp chí, chƣa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về các vấn đề liên quan đến hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại nói chung và Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại trong khuôn khổ WTO nói riêng. Bên cạnh đó, cũng chƣa có một công trình nghiên cứu tổng quát nào về việc đánh giá khả năng thực hiện Hiệp định TFA-WTO đối với ngành Hải quan Việt Nam. Chính vì vậy, Học viên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại TFA-WTO và những vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Việc thực hiện Hiệp định TFA-WTO đã đem lại những kết quả gì trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam? - Ngành Hải quan Việt Nam cần có những biện pháp gì để thực hiện các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO hiệu quả? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại và 2 Hiệp định TFA-WTO, phân tích kết quả triển khai các nội dung về tạo thuận lợi thƣơng mại trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam, Luận văn đ ƣa ra kiến nghị, giải pháp cho Hải quan Việt Nam để thực hiện thành công các cam kết trong Hiệp định TFA-WTO, đảm bảo giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu tạo thuận lợi th ƣơng mại và yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về Hải quan chặt chẽ, hiệu quả. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại nói chung và Hiệp định TFA-WTO nói riêng - Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các hoạt động tạo thuận lợi thƣơng mại của Hải quan Việt Nam theo các nội dung cam kết của Hiệp định TFA-WTO. - Đề xuất định hƣớng, giải pháp cho Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao việc thực hiện các cam kết của Hiệp định TFA-WTO. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hiệp định TFA-WTO; Quá trình thực hiện các nội dung tạo thuận lợi thƣơng mại trong ngành Hải quan Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Quá trình đàm phán Hiệp định TFA-WTO từ năm 1996 đến nay và toàn bộ nội dung tạo thuận lợi thƣơng mại của Hiệp định TFAWTO; Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Hải quan từ năm 2012-2017 theo cam kết Hiệp định FTA-WTO, định hƣớng phát triển trong những năm tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu và thực hiện đ ƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu, Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập các tài liệu trong lĩnh v ƣc hải quan, từ đó sử dụng kết hợp các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Ngoài ra, Đề tài còn sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính, trong đó phân tích định tính đƣợc sử dụng chủ yếu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc 3 kết cấu bao gồm 4 Chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Hiệp định Thuận lợi thƣơng mại TFA-WTO Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO trong ngành Hải quan Việt Nam Chƣơng 4: Kiến nghị các giải pháp triển khai Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại TFA-WTO cho Hải quan Việt Nam 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TFA-WTO 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thuận lợi hóa th ƣơng mại luôn là một trong những đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, giới chuyên môn và nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả khi nghiên cứu vấn đề này lại có các cách tiếp cận khác nhau. 1.1.1. Một số nghiên cứu có liên quan Liên quan đến đề tài tác giả đang nghiên cứu, có thể kể đến một số công trình của các tác giả sau: (i) Các nghiên cứu chung về thuận lợi hóa Thương mại - Robert McDougall (2017), “Evaluating the Impementation Obligations of the Trade Faliciliation Agreement in the context of Existing Multilateral Trade Rules”, Trung tâm quốc tế về thƣơng mại và phát triển bền vững; Nghiên cứu khái quát về quá trình hình thành Hiệp định TFA-WTO, các nội dung cơ bản của Hiệp định và đƣa ra các mốc thời gian quy định cho các n ƣớc tham gia Hiệp định. Nghiên cứu đã so sánh các quy định của Hiệp định TFA-WTO và Hiệp định GATT đồng thời phân tích tác động của Hiệp định TFA-WTO đối với phát triển kinh tế toàn cầu và các mục tiêu phi kinh tế hợp pháp khác. - Rachael F. Ferer và Vivian C. Jones (2017), “WTO Trade Faliciation Agreement”; Nghiên cứu khái quát về tổ chức WTO, Hiệp định TFA-WTO, nêu quá trình đàm phán đến thời điểm có hiệu lực chính thức và các điều khoản của Hiệp định, đánh giá tác động của Hiệp định đối với kinh tế thế giới. Ngoài ra, các tác giả đã so sánh các nội dung Hiệp định TFA-WTO trong mối tƣơng quan với nội dung về thuận lợi hóa thƣơng mại của các Hiệp định tự do hóa thƣơng mại mà Mỹ đã ký 5 kết. - WCO News (2014), “WTO Trade Facilitation Agreement, Customs takes centre stage”; Tập san của Cơ quan Hải quan thế giới bao gồm 17 bài viết về Hiệp định Thuận lợi hóa thƣơng mại, đƣa đến cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng quan cũng nhƣ những lợi ích, thách thức mà Hiệp định mang lại cho thƣơng mại quốc tế. Đây đều là những nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực hải quan, đàm phán quốc tế và là nguồn tƣ liệu tham khảo cho Hải quan các n ƣớc trong quá trình thực thi Hiệp định. - Andrew Grainger (2016), “The WTO Trade Facilitation Agreement: Consulting the Private Sector”, Tạp chí Journal of World Trade, trang 1167-1188; Bài viết chỉ ra rằng việc tạo thuận lợi th ƣơng mại liên quan đến chất lƣợng hoạt động thƣơng mại quốc tế; và là yếu tố quan trong trong quá trình dịch chuyển hàng hóa qua biên giới. Hiện nay, với việc thuận lợi hóa thƣơng mại đang là một trong những ƣu tiên về chính sách hàng đầu tại các quốc gia, các nhà đám đang phải đối mặt với thách thức là phải đạt đƣợc một tiêu chuẩn chung cho thuận lợi hóa thƣơng mại ở tất cả các quốc gia. Bài viết tập trung đến mối liên hệ giữa thuận lợi hóa thƣơng mại và khu vực tƣ nhân. Mặc dù việc tham vấn khu vực t ƣ nhân về thuận lợi hóa thƣơng mại có nhiều khó khăn nhƣng nó đảm bảo các nguồn lực đầu tƣ vào tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc sử dụng tốt nhất và chất l ƣợng của các biện pháp tạo thuận lợi thƣơng mại đƣợc liên tục giám sát và đánh giá. - Một nghiên cứu có đề cập đến Hiệp định TFA-WTO, đ ƣợc đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 71 tháng 03 năm 2015, trang 21-31 của tác giả Trịnh Thị Thu Hƣơng và Phan Thị Thu Hiền với nội dung “Hiệp định tạo thuận lợi thƣơng mại của WTO: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”. Các tác giả đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi th ƣơng mại của WTO và phân tích cơ hội, thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định TFA-WTO. Theo đó, Hiệp định FTA-WTO sẽ giúp Việt Nam cải thiện các chỉ số phát triển của nền kinh tế vĩ 6 mô, giúp doanh nghiệp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa hải quan và các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thực thi TFA. (ii) Các nghiên cứu về thuận lợi hóa thương mại trong ngành hải quan Việt Nam - Nguyễn Ngọc Túc (2007), "Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng; Luận án đã khái quát cơ sở khoa học của việc tiếp tục cải cách hiện đại hóa Hải quan, nêu lên thực trạng cải cách, hiện đại hóa Hải quan trong giai đoạn 2004-2006, đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp để tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Các giải pháp, kiến nghị tác giả đƣa ra có giá trị thực tiễn cao, là nguồn t ƣ liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển ngành cho các nhà quản lý. - Hoàng Thị Thúy Hƣờng (2015), “So sánh pháp luật Hải quan Việt Nam và quy định của Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO”, Luận văn thạc sỹ, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng; Đề tài này đã giới thiệu tổng quan về Hiệp định Thuận lợi hóa th ƣơng mại WTO và so sánh pháp luật Hải quan Việt Nam nhằm tạo thuận lợi hóa th ƣơng mại và Hiệp định TFA-WTO, qua đó đƣa ra các đề xuất đối với Hải quan Việt Nam nhằm thực thi đồng bộ Hiệp định TFA-WTO. Đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác tạo thuận lợi hóa thƣơng mại của Hải quan Việt Nam trong tƣơng quan với nội dung Hiệp định TFA-WTO. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho Hải quan Việt Nam và các cơ quan hữu quan lien quan. - Trịnh Phƣơng Thảo (2011), "Cải cách thủ tục hành chính trong ngành hải quan hiện nay", Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội; 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan