Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới ...

Tài liệu Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện việt nam nhật bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam tới nhật bản

.DOCX
97
6
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN ANH HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN VIỆT NAM- NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TỚI NHẬT BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN ANH HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN VIỆT NAM- NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TỚI NHẬT BẢN Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN HỘI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế, luận văn chƣa thể trình bày đầy đủ tất cả các khía cạnh của đề tài và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo góp ý, chỉ dẫn để tôi có thể nhận thức sâu sắc hơn vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn của mình tới PGS. TS Hà Văn Hội – ngƣời thầy đã dành thời gian quý báu của mình để giúp đỡ, h ƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này và góp ý những ý kiến giá trị để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy và trang bị những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại giảng đ ƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt......................................................................i Danh mục bảng biểu..........................................................................................i Danh mục hình.................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAMNHẬT BẢN......................................................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................4 1.1.1. Các nghiên cứu về quan hệ kinh tế - thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản............................................................................................................. 4 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của VJEPA tới thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản.........................................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản......................................................................................................11 1.2.1 Cơ sở lý luận………………………………………………………11 1.2.2. Sự cần thiết hình thành mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản..........14 1.2.3. Khái quát mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản............17 1.2.4. Bối cảnh của việc ký kết VJEPA................................................... 20 1.2.5. Một số nội dung cơ bản của VJEPA liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật.................................................................................22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU....25 2.2. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận......................................................25 2.2.1. Phƣơng pháp luận..........................................................................25 2.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu...............................................................26 2.3. Phƣơng pháp cụ thể..............................................................................26 2.3.1. Phƣơng pháp thông kê...................................................................26 2.3.2. Phƣơng pháp so sánh.....................................................................28 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp.............................................. 29 2.3.4. Phƣơng pháp kế thừa..................................................................... 30 2.4. Nguồn số liệu........................................................................................31 2.4.1. Số liệu sơ cấp................................................................................. 31 2.4.2. Số liệu thứ cấp................................................................................31 2.5. Thiết kế nội dung nghiên cứu...............................................................32 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM- NHẬT BẢN (VJEPA) TỚI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN....................................................................35 3.1. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trƣớc VJEPA......................................................................................................... 35 3.1.1. Về kim ngạch xuất khẩu.................................................................35 3.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu....................................................... 42 3.2. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau khi VJEPA có hiệu lực...................................................................................... 44 3.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu.................................................................44 3.2.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu....................................................... 51 3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của VJEPA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản..............................................................................................56 3.3.1. Những ảnh hƣởng tích cực............................................................ 56 3.3.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực............................................................ 60 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TỐI ĐA LỢI ÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ VIỆT NAM- NHẬT BẢN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM.............................................62 4.1. Quan điểm, định hƣớng của Việt Nam đối với mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản.................................................................................. 62 4.2. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản............................63 4.2.1. Dự báo tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản............63 4.2.2. Các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản:................................................................................ 65 4.3. Một số giải pháp để tối đa hóa lợi ích của VJEPA tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản..............................................................67 4.3.1. Về phía Chính phủ..........................................................................67 4.3.2. Về phía doanh nghiệp.....................................................................70 KẾT LUẬN.....................................................................................................81 Tài liệu tham khảo...........................................................................................83 DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT 1 Ký hiệu ASEAN 2 ASEM 3 APEC 4 ẠJEPA 5 6 ATVSTP DBJ 7 8 EU FDI 9 10 11 FTA MFN GATT 12 ODA 13 OECD 14 15 USD VJEPA 16 WTO DANH MỤC BẢNG BIỂU i STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ii DANH MỤC HÌNH STT 1 2 3 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế nổi bật của nền kinh tế thế giới. Một trong những đặc điểm nổi bật của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của Hiệp định thƣơng mại tự do FTA (Free trade agreement). Trong số các hiệp định FTA mà Việt Nam đã tham gia kí kết, hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã đ ƣợc kí kết vào ngày 25/12/2008 sau nhiều phiên đàm phán. Nhật Bản là một trong những thị tr ƣờng lớn nhất thế giới và trong nhiều năm qua là đối tác th ƣơng mại quan trọng của Việt Nam. Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị tr ƣờng trên thế giới thì Nhật Bản chiếm tỷ trọng lên đến 10%. Tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2013, Nhật Bản xếp thứ 4 trong tất cả các thị trƣờng mà Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; trong đó, xếp thứ 2 về xuất khẩu và xếp thứ 3 về nhập khẩu. Tiềm năng từ quan hệ th ƣơng mại Việt NamNhật Bản khá lớn, Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ, tính đến nay đã đƣợc 43 năm, và tiềm năng từ mối quan hệ này ngày càng lớn, nhất là kể từ khi kí kết hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản. Khi VJEPA có hiệu lực, 28% biểu thuế cam kết sẽ đ ƣợc xóa bỏ thuế quan (thuế suất 0%), chủ yếu tập trung vào các mặt hàng hóa chất, d ƣợc phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện hiệp định (tính đến năm 2019) sẽ có thêm 3.717 mặt hàng đƣợc xóa bỏ thuế quan. Việt Nam cam kết cắt giảm với 8.873 dòng thuế, đến năm 2025 - năm cuối lộ trình sẽ có 8.548 dòng thuế đ ƣợc xóa bỏ thuế quan, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đƣa vào cắt giảm. VJEPA đã có nhiều ảnh hƣởng tích cực, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nƣớc Việt Nam và Nhật Bản. Có hiệu lực từ năm 2009, tới thời 1 điểm hiện tại, ảnh hƣởng của Hiệp định này tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản nhƣ thế nào ? Các doanh nghiệp đã có thể tận dụng tối đa lợi ích mà Hiệp định mang lại hay chƣa ? Từ những vấn đề này, nghiên cứu đề tài: “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản và ảnh hưởng của nó tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Nhật Bản ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu cụ thể của luận văn là:  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Hiệp định thƣơng mại tự do FTA nói chung và cơ sở thực tiễn về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt NamNhật Bản nói riêng. Phân tích thực trạng về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam  sang Nhật Bản trƣớc và sau khi VJEPA đƣợc ký kết. Từ đó rút ra sự ảnh hƣởng của của những điều khoản, những cam kết của hiệp định tới hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Nhật Bản. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi ích của VJEPA tới  hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản. 3. - Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ảnh hƣởng của việc ký kết hiêp định VJEPA tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản. - Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản thời kỳ trƣớc và sau khi VJEPA đƣợc ký kết, tập trung vào 5 nhóm mặt hàng chính: hàng dệt may; thủy sản; phƣơng tiện vận tải, phụ tùng; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác. - Thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2001 đến 2008 và sau khi ký kết hiệp định đến nay. 2 4. 1) Câu hỏi nghiên cứu Những nội dung cam kết nào trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật? 2) VJEPA có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản? 3) Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để có thể phát huy tối đa lợi ích của Hiệp định VJEPA? 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và sở lý luận, thực tiễn của mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Chƣơng 3: Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và những ảnh hƣởng của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm phát huy lợi ích của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- NHẬT BẢN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quan hệ thƣơng mại Việt Nam- Nhật Bản là một đều tài thu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý của các cấp, các ngành, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Đã có nhiều chuyên đề, hội thảo đ ƣợc tổ chức ở các cấp khác nhau, các luận văn và các bài nghiên cứu có thể kể đến nhƣ: 1.1.1. Các nghiên cứu về quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – Nhật Bản - Đề tài Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Nhật (2008) của Thạc sỹ Nguyễn Hƣơng Lƣu, nghiên cứu chủ yếu các đặc điểm của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản, những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và quan trọng hơn là các giải pháp thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam thâm nhập nhập ngày càng sâu vào thị trƣờng Nhật Bản. - Đề tài Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1986 đến nay (2007) của Lê Thị Lan Anh, tác giả đi sâu phân tích hoạt động thƣơng mại hai nƣớc từ những năm Việt Nam mới chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, lý do mà đến nay quan hệ thƣơng mại hai n ƣớc ngày càng phát triển. - Đề tài Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (2009) của Ngô Vân Anh, tác giả đã chỉ ra đƣợc một trong những nguyên nhân mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm qua chƣa cao chính là do chúng ta chƣa phát triển đƣợc hệ thống phân phối hàng hoá và tác giả cũng đã đƣa ra một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng của Việt Nam tại nƣớc ngoài. - Đề tài Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản thông qua một số cuộc gặp quan trọng của TS. Hồ Việt Hạnh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á 4 Bài viết tập trung phản ánh, nhìn nhận mối quan hệ 35 năm Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2008) thông qua những cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo hai nƣớc. Bài viết nêu ra những cam kết, tuyên bố, chứng minh cho thấy mối quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã có nhiều bƣớc tiến trên mọi lĩnh vực. Thông qua bài viết này có thể tìm hiểu đƣợc về mối quan hệ thƣơng mại giữa 2 nƣớc trƣớc khi kí kết VJEPA. - Đề tài Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản: thành tựu và triển vọng của TS. Trần Quang Minh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á: Bài viết chỉ ra những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. Việt Nam-Nhật Bản đã có quan hệ từ khá lâu trong lịch sử. Trải qua nhiều những thăng trầm, biến cố, những cuộc gặp gỡ và sự kiện quan trọng, quan hệ 2 nƣớc ngày càng ổn định và phát triển trên tất cả các lĩnh vực nh ƣ chính trị, an ninh, giáo dục, văn hoá, phát triển mạnh về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, th ƣơng mại hàng hoá. Bài viết cũng có đề cập tới hiệp định VJEPA đƣợc kí kết giữa 2 nƣớc, nhƣng chỉ là một phần nhỏ trong tiến trình hợp tác kinh tế,ch ƣa chỉ ra những tác động cụ thể đến quan hệ thƣơng mại giữa 2 quốc gia. - Quan hệ đối tác Việt Nam-Nhật Bản: từ quá khứ đến tƣơng lai (cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản): Tài liệu điểm lại chặng đƣờng hợp tác, mối quan hệ giữa 2 quốc gia trong tất cả các lĩnh vực: lịch sử quan hệ đối tác, thành tựu quan hệ đối tác qua các năm, những nỗ lực trong phát triển quan hệ đối tác, những đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam… - Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, còn đó những tiềm năng (bài phỏng vấn của phóng viên TTXVN với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hƣng năm đầu năm 2014): nhân dịp kỉ niệm 40 nămquan hệ Việt NamNhật Bản, trong bài phỏng vấn này, đại sứ đã chỉ ra những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản. cũng nhƣ nhận định về triển vọng hợp tác phát 5 triển kinh tế trên các lĩnh vực, đồng thời ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. - Cuốn sách “Thƣơng mại Việt Nam-Nhật Bản trong tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nƣớc” (tác giả: Trần Anh Phƣơng- nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. Với cuốn sách này, TS. Trần Anh Ph ƣơng đã tổng kết, phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản trong 35 năm qua, kể từ khi hai n ƣớc thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thƣơng mại phát triển nhanh chóng, đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực và hiện đang trong thời kỳ mới với triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên, thực trạng khả quan này vẫn chƣa tƣơng xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cả hai n ƣớc. Cuốn sách đã sơ lƣợc lịch sử quan hệ Việt Nam- Nhật Bản trƣớc và sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau đó, tác giả tập trung vào phân tích tình hình quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản trong các giai đoạn 1973-1975, 1976-1986 và giai đoạn 1987-2008, trong đó nêu bật các bƣớc tiến triển và những sự kiện lớn trong quan hệ kinh tế thƣơng mại hai n ƣớc, những tiến triển trong động thái tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại và quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu bật và phân tích những vấn đề đặt ra trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật bản, trong đó có các nguyên nhân khách quan về phía Nhật và cả nguyên nhân chủ quan của phía Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc, tác giả đã nêu lên triển vọng của quan hệ này, trong đó có đề cập đến những điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn đối với Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đã đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ thƣơng mại hai nƣớc đến năm 2020 6 Cuốn sách: “Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới ở Đông Á” (tác giả Trần Quang Minh- nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-2015). Việt Nam và Nhật Bản không những có nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa, mà còn có quan hệ giao l ƣu văn hóa và th ƣơng mại từ rất sớm. Các quan hệ đó đã từng chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ giữa Nhật Bản với Đông Nam Á ở thế kỷ XVI và XVII. Đến đầu thế kỷ XX, Phong trào "Đông Du" của Việt Nam do Phan Bội Châu khởi x ƣớng có thể đ ƣợc coi là một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, phong trào ủng hộ Việt Nam đã đ ƣợc dấy lên mạnh mẽ ở Nhật Bản. Những sự kiện này chứng tỏ rằng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vốn có cội nguồn từ trong lịch sử và là nền tảng cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ giữa hai n ƣớc hiện nay. Quan hệ Việt Nam Nhật Bản không phải lúc nào cũng thuận lợi, mà đã trải qua những b ƣớc thăng trầm gắn liền với những biến cố và sự kiện trong mỗi quốc gia cũng nh ƣ trong khu vực và trên thế giới. Kể từ năm 1992, một giai đoạn mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã đƣợc mở ra. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không chỉ đ ƣợc đẩy mạnh về chiều sâu trong các lĩnh vực truyền thông mà còn đ ƣợc mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đã xuất hiện những điểm chung về lợi ích chính trị là duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Á và coi an ninh quốc gia là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời khỏi an ninh khu vực và thế giới. Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong hơn một thập kỷ qua cũng là nét nổi bật đáng chú ý trong sự hợp tác về bảo đảm an ninh quốc gia của hai nƣớc. Gần đây, hai n ƣớc đều nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại song ph ƣơng ở các cấp, đặc biệt là đối thoại chính trị sẽ giúp cho hai nƣớc hiểu biết nhau hơn. Những thành tựu đã đạt đ ƣợc trong quan hệ giữa hai nƣớc là rất to lớn và ngày càng phát triển theo chiều h ƣớng tốt đẹp. Những 7 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 thực sự là một b ƣớc ngoặt quan trọng đánh dấu sự vƣơn tới một tầm cao mới của quan hệ đối tác chiến lƣợc giữa Việt Nam Nhật Bản. Hiện nay, bối cảnh thế giới mới, đặc biệt là tình hình ở Đông Á, đã và đang tạo ra những cơ hội mới, song cũng đặt ra không ít thách thức cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Cuốn sách đặt ra câu hỏi, phải làm gì để tận dụng cơ hội và vƣợt qua thách thức góp phần đƣa quan hệ giữa hai n ƣớc phát triển lên tầm cao mới của quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện trong thời gian tới là vấn đề đang đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, giới nghiên cứu, cũng nhƣ tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. - Đề tài Để hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản xứng với tầm đối tác chiến lƣợc của TS. Trần Anh Phƣơng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nghiên cứu nêu ra những thành tựu trong quan hệ Việt Nam- Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực nhƣ hợp tác thƣơng mại, hợp tác đầu t ƣ,… Tuy rằng đạt đƣợc nhiều thành tựu, thế nhƣng để làm thế nào tiếp tục nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của quan hệ hợp tác phát triển kinh tế nhiều lĩnh vực sao cho phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển của hai n ƣớc đang là nhiệm vụ đặt ra cho Chính Phủ, các cơ quan chức năng quản lý. Bài nghiên cứu đƣa ra những tồn tại đồng thời đề xuất một số giải pháp để quan hệ 2 nƣớc Việt Nam, Nhật Bản phát triển tốt đẹp hơn nữa trong tƣơng lai. - Đề tài Những giải pháp phát triển quan hệ Việt Nam- Nhật Bản trong thời gian tới. Bài nghiên cứu đƣa ra những dự báo về quan hệ Việt Nam- Nhật Bản dựa trên nền tảng thực tế, ở tất cả các lĩnh vực, có sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới. Đề xuất những giải pháp để phát triển mối quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian tiếp theo dựa trên những dự báo đó. - Luận văn thạc sỹ Quan hệ kinh tế - thƣơng mại Việt Nam- Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, thực trạng và giải pháp (2006) của Nguyễn Thị Thu Trang, Đại học Ngoại thƣơng. Luận văn đề cập đến quan hệ kinh tế 8 giữa Việt Nam, Nhật Bản kể từ năm 2004, trong đó quan hệ giữa 2 n ƣớc đã có những bƣớc phát triển nhất định trên mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để quan hệ giữa 2 nƣớc có thể phát triển trong tƣơng lai, rất cần sự nỗ lực của Nhà nƣớc, doanh nghiệp. - Luận văn thạc sỹ Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản (2007) của Nguyễn Thúy Hồng, Đại học Ngoại thƣơng. Nhật Bản là một đối tác chiến l ƣợc, là thị tr ƣờng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhiều năm qua. Luận văn tập trung phân tích về xúc tiến xuất khẩu hàng hoá, vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của 1 quốc gia, kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của một số quốc gia trên thế giới. Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản, đồng thời nêu ra những ƣu điểm, những nguyên nhân dẫn tới các tồn tại. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản. 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của VJEPA tới thương mại Việt Nam – Nhật Bản - Luận văn thạc sỹ Xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nƣớc (2014) của Đoàn Thị Bích Thủy. Luận văn nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hóa tập trung vào 3 nhóm mặt hàng chính. Sau đó rút ra ảnh hƣởng của VJEPA tới xuất khẩu 3 mặt hàng đó. - Ấn phẩm Những điều Doanh nghiệp cần biết về Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (Bộ Công Thƣơng). Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, di chuyển của thể nhân. Hiệp định sẽ tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ hiểu biết, gắn bó và giao lƣu giữa ngƣời dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hoá. Điều đó không chỉ có 9 lợi cho hai nƣớc Việt Nam và Nhật Bản mà còn có lợi chung cho khu vực, phù hợp với mục tiêu xây dựng “Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hoà bình và thịnh vƣợng ở khu vực Đông Á” mà Lãnh đạo hai nƣớc đã nhất trí đề ra từ năm 2006. Với mong muốn đƣa nội dung của Hiệp định đến với công chúng, đặc biệt là để Hiệp định thực sự trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp, cuốn sách gợi mở ra những định hƣớng quan trọng để doanh nghiệp có thể tranh thủ và phát huy tốt nhất các ƣu đãi của của Hiệp định VJEPA, xác lập vị thế kinh doanh tốt hơn trong một môi trƣờng mới - Buổi hội thảo do Bộ Công Thƣơng phối hợp với MUTRAP tổ chức vào tháng 9/2010, thảo luận về “Tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do đối với kinh tế Việt Nam”.Theo kết luận của Báo cáo nghiên cứu do chuyên gia trong và ngoài nƣớc của Dự án MUTRAP thực hiện, các Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) có lợi cho tăng trƣởng xuất khẩu và mang lại nhiều cơ hội phía trƣớc. - Luận văn thạc sỹ Phát triển quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành BFTA (Hiệp định th ƣơng mại song phƣơng) của hai nƣớc. Luận văn nghiên cứu tổng quan về thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc trong bối cảnh hình thành BFTA từ năm 2005 cho đến sau khi hiệp định đƣợc ký kết. Đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam- Nhật Bản - Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ƣu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật để đẩy mạnh XK hàng hoá VN sang thị trƣờng Nhật Bản (2012) của ThS. Phùng Thị Vân Kiều. Nghiên cứu tập trung làm rõ những ƣu đãi trong hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, sau đó đƣa ra những giải pháp nhằm tận dụng những ƣu đãi này trong giai đoạn tiếp theo. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan