Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh...

Tài liệu Hiện thực và con người trong sáng tác của hữu thỉnh

.PDF
104
100
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– BÙI THỊ KIỀU HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– BÙI THỊ KIỀU HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ĐIỆP THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Tác giả luận văn Bùi Thị Kiều Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn TS. Hoàng Điệp i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: TS. Hoàng Điệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 23 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thị Kiều ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................7 4.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................8 NỘI DUNG ...................................................................................................................9 Chương 1: SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH TRONG HÀNH TRÌNH THƠ VIỆT NAM TỪ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ĐẾN NAY ...................................9 1.1. Diện mạo thơ Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay ..................................9 1.1.1. Sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay ...........................................................................................................................9 1.1.2. Những thay đổi trong cảm hứng sáng tác và hình thức biểu hiện .....................12 1.2. Sáng tác của Hữu Thỉnh thời kì kháng chiến chống Mỹ đến nay.........................21 1.2.1. Sáng tác của Hữu Thỉnh những năm chống Mỹ ................................................21 1.2.2. Sáng tác của Hữu Thỉnh những năm sau kháng chiến chống Mỹ đến nay........24 Chương 2: BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH ............................................................... 28 2.1. Bức tranh hiện thực đời sống trong sáng tác của Hữu Thỉnh ............................... 28 2.1.1. Hiện thực đời sống thời kì kháng chiến chống Mỹ ...........................................29 2.1.2. Hiện thực cuộc sống sau kháng chiến đến nay ..................................................35 2.2. Hình tượng con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh ..........................................41 iii 2.2.1. Hình tượng con người trong kháng chiến chống Mỹ ........................................42 2.2.2. Hình tượng con người những năm sau kháng chiến đến nay ............................ 53 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH ................................................................................................. 66 3.1. Ngôn ngữ ..............................................................................................................66 3.1.1. Vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ dân gian .......................... 66 3.1.2. Lạ hóa ngôn ngữ thơ .......................................................................................... 70 3.2. Giọng điệu.............................................................................................................73 3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, mang âm hưởng sử thi.......................................................73 3.2.2. Giọng điệu tâm tình ........................................................................................... 76 3.2.3. Giọng điệu suy tư, triết lí ...................................................................................80 3.3. Hệ thống biểu tượng ............................................................................................. 84 3.3.1. Biểu tượng con đường .......................................................................................84 3.3.2. Biểu tượng ngọn lửa .......................................................................................... 87 3.3.3. Biểu tượng biển..................................................................................................89 KẾT LUẬN .................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95 iv MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong thời kì chống Mỹ có nhiều nhà thơ đã khẳng định được tên tuổi của mình góp phần làm cho thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành điểm sáng của văn học nghệ thuật Việt Nam. Những tên tuổi như: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Bằng Việt,… đã ghi dấu ấn riêng của thế hệ mình trong dàn đồng ca thời chống Mỹ. Trong số nhà các nhà thơ đó, dẫu không phải là người xuất hiện và gây ấn tượng sớm nhưng bằng tài năng thực sự của mình Hữu Thỉnh đã khẳng định được vị trí riêng trên thi đàn với một giọng thơ mới mẻ và có cảm xúc mãnh liệt. Đến nay, Hữu Thỉnh vẫn hiện diện là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ mình, một thế hệ nhà thơ bước ra từ chiến tranh đã từng ghi lấy cuộc đời mình, ghi lấy cả một thời đại vẻ vang của đất nước. Sáng tác của Hữu Thỉnh có vị trí riêng trong lòng người đọc bởi sự chân tình, giản dị của một con người hết lòng suy tư về cuộc sống. 1.2. Thơ Hữu Thỉnh được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Nhiều tác phẩm của ông đã được phổ nhạc làm say đắm lòng người như: Thơ viết ở biển, Trên một chiếc xe tăng, Chiều sông Thương. Hữu Thỉnh đã nhận được nhiều giải thưởng văn học có giá trị: giải ba cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1973, giải A cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1975 - 1976, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980, giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển, giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ ASEAN năm 1999 với tập thơ Thư mùa đông,... Trong suốt những năm tháng sáng tác văn chương, Hữu Thỉnh luôn quan tâm đến hiện thực đời sống và con người. Nhiều tác phẩm của nhà thơ phản ánh hiện thực của đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và sau kháng chiến. Giai đoạn sáng tác trước năm 1975, thơ ca của Hữu Thỉnh khám phá hiện thực cuộc chiến tranh với nỗi đau thương, bất hạnh, những thiệt thòi hi sinh và niềm tin vào kháng chiến. Ở giai đoạn sáng tác sau, trong bối cảnh mới của xã hội và trên tinh thần dân chủ, quan niệm về hiện thực và con người của ông đã có những chuyển biến sâu sắc: thay vì quan niệm văn chương là một hoạt động tuyên truyền cách mạng, giờ đây văn chương có thể bàn về nhiều vấn đề đa dạng của hiện thực hướng tới đời thường, với số phận cá nhân. Đây là những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và 1 cách nhìn nhận về con người trong cuộc sống của nhà thơ. Chính sự chuyển biến sâu sắc như vậy đã giúp Hữu Thỉnh có được sức sáng tác lâu bền và có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc. 1.3. Nhận thấy được những chuyển biến trong sáng tác của Hữu Thỉnh khi phản ánh về hiện thực đời sống và con người, chúng tôi chọn “Hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi mong muốn được trau dồi thêm kiến thức về sự nghiệp văn học của Hữu Thỉnh trong nền văn học Việt Nam hiện đại và hi vọng sẽ đóng góp một phần khám phá của mình để bạn đọc có thể hiểu sâu hơn về việc phản ánh hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh. 2. Lịch sử vấn đề Trong sự nghiệp sáng tác, Hữu Thỉnh đã gặt hái được nhiều thành công và nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình. Số lượng các bài báo, công trình nghiên cứu về thơ của Hữu Thỉnh khá phong phú, có nhiều bài viết đã đánh giá sâu sắc về sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Thiếu Mai có lẽ là một trong những người đầu tiên tiếp xúc và khám phá thơ Hữu Thỉnh đã có nhận xét về sự thành công của nhà thơ khá sâu sắc: “Thành công chủ yếu nhất của Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tinh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ chi li những tình cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ…” [33]. Người viết thấy được điểm đặc sắc của Hữu Thỉnh ở chỗ cho dù miêu tả cụ thể những mất mát của cuộc kháng chiến nhưng vẫn không hề gợi lên không khí bi thương mà trái lại vẫn thể hiện được ý chí quyết tâm trong cuộc kháng chiến. Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 năm 2003, tác giả Nguyễn Đăng Điệp có bài viết Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ. Tác giả đã thấy được những thay đổi cơ bản về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh những năm chiến tranh và sau chiến tranh: “Cái chất ru vỗ, ngọt ngào mang tính sử thi trong “Đường tới thành phố” và giai đoạn trước đó đã nhường chỗ cho giọng ưu tư, chua chát đau đời” [14]. Sự chuyển biến này có thể nhìn nhận qua phương diện tư duy và cấu trúc hình tượng cái tôi trữ tình. Về phương diện tư duy, nhà phê bình khẳng định: “Nếu trước đây, điều quan tâm lớn nhất với Hữu Thỉnh nói riêng và các thi sĩ nói chung là lời tâm niệm “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, thì ở chặng sau, cái nhìn của nhà thơ mang tính hướng 2 nội rất sâu. Những mảnh vỡ tâm trạng, những lo âu khắc khoải, những bể dâu cuộc đời được nói đến một cách riết róng qua góc nhìn đời tư. Không còn ở đây cái nhìn của chúng tôi mà là cái nhìn của chính tôi” [14]. Còn về sự thay đổi trong cấu trúc của hình tượng cái tôi trữ tình, người viết chỉ rõ: “Đó là cái tôi đa diện mà mặt trội của nó là những suy tư về cõi người. Đó không phải là cái tôi hiện quầng sáng sử thi mà là hiện lên trong chính cuộc sống thô ráp thường ngày” [14]. Nguyễn Đăng Điệp tiếp tục nhận xét về giọng điệu thơ Hữu Thỉnh: “Thơ Hữu Thỉnh không nghiêng về gam giọng sôi nổi, hào hùng mà nghiêng về trầm lắng” [14]. Cái trầm lắng đó người ta bắt gặp ở những cảm xúc xót xa, đau đớn luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Tác giả nhấn mạnh: “…chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh chính là những suy tư không ngừng về nhân thế bằng giọng trầm lắng” [14]. Trong bài viết Hữu Thỉnh- một phong cách thơ sáng tạo, Lưu Khánh Thơ cũng đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá về sự tìm tòi sáng tạo và những ảnh hưởng của chất liệu văn học dân gian ở thơ Hữu Thỉnh. Sự vận dụng những yếu tố dân gian đó đã làm nên nét đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh và làm cho thơ ông mang tính truyền thống dân tộc. Đồng thời, sự vận dụng các yếu tố dân gian đó cũng mang đến cho nhà thơ tính sáng tạo cao, nhà phê bình còn nhấn mạnh: “Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc nhưng không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh, mà còn ở cách tư duy, cách liên tưởng độc đáo, ở âm hưởng xa xôi khó nhận biết. Phải chăng sự ảnh hưởng đó là nguyên nhân khiến cho Hữu Thỉnh có được những câu thơ đa nghĩa, có tính hàm ẩn cao, mới lạ trong diễn đạt, bất ngờ trong cảm xúc …” [62, tr.410]. Người viết đã chỉ ra được điểm mạnh của nhà thơ là ở sự quan sát tinh tế và sự sâu sắc trong cảm xúc. Cuối cùng, tác giả rút ra kết luận khá xác đáng về phong cách thơ Hữu Thỉnh: “dù viết ở nhiều thể loại khác nhau nhưng phẩm chất thơ Hữu Thỉnh là đằm thắm, hồn hậu, nghiêng về phía rợp mát. Cái trầm lắng yêu thương lẫn át cái ồn ào sôi sục. Với thơ anh, người đọc cảm nhận ít khi qua khâu suy xét, nghĩ ngợi, có thể hiểu ngay và rung động với tâm tình của tác giả” [62, tr.421]. Có thể kể đến công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản. Người viết đã tìm thấy ở thơ Hữu Thỉnh có ba kiểu loại con người: con người đồng cảm, con người tình nghĩa và con người cô đơn. Ở con người đồng cảm, Nguyễn Nguyên Tản thấy được chiều sâu đồng cảm được thống nhất trong tác phẩm trữ tình trên cơ sở gắn bó giữa nhân tố tự sự và nhân tố nhập vai: “nhà thơ tìm thấy sự đồng cảm của mọi người với những tâm tình của anh 3 và thế hệ. Nhà thơ không ngần ngại bộc lộ thân phận và những nỗi niềm của thế hệ mình, thế hệ nhà thơ tự ý thức…” [48, tr.20]. Đồng thời, tác giả nêu ra nét đặc sắc nhất trong cách thể hiện của Hữu Thỉnh là những cảm xúc hình thành của chiều sâu tư tưởng, tình cảm: “Nhà thơ đồng cảm da diết đến cháy lòng với con người ở mọi chiều cảm xúc, nỗi niềm hạnh phúc và đau khổ, nhẫn nại hi sinh mà chan chứa hi vọng, nhưng chủ yếu là sự đồng cảm với nỗi đau thương, bất hạnh, thiệt thòi, hi sinh…” [48, tr.34]. Con người tình nghĩa trong thơ Hữu Thỉnh luôn mang tấm lòng yêu quê hương, đất nước, sống có nghĩa có tình. Có thể nói mọi hình ảnh của quê hương, đất nước từ con suối, bờ tre, cánh rừng đến ngôi nhà, ngọn lửa rộng lớn hơn là bầu trời, biển cả… đều trở thành đối tượng để nhà thơ thể hiện tiếng nói tri ân. Nguyễn Nguyên Tản cho rằng con người cô đơn xuất hiện nhiều trong thơ Hữu Thỉnh và chỉ ra những biểu hiện cụ thể: “Con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh xuất hiện trên cái nền chung ấy, nhưng cô đơn cũng cô đơn hơn, thất vọng cũng thất vọng hơn, đau xót cũng đau xót hơn…” [48, tr.53]. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự hình thành con người cô đơn trong thơ Hữu Thỉnh. Người viết đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan do nhà thơ là người luôn có những khát vọng được đồng cảm đến da diết, cháy bỏng. Có lẽ sự cô đơn đó đã tạo nên tính triết lí trong thơ Hữu Thỉnh. Trong bài viết Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ, Trần Đăng có những đánh giá về tập thơ Thương lượng với thời gian. Tác giả cho rằng dòng chảy xuyên suốt tập thơ là “sự tiếc nuối thời gian đã mất, hay đúng hơn là sự tự ý thức về cái hữu hạn của chính mình”. Đến với tập thơ này, chúng ta sẽ thấy được những trăn trở, chiêm nghiệm, khổ tâm của Hữu Thỉnh. Đây không phải là quãng thời gian sau chiến tranh “con người vừa thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của đạn bom chết chóc nên ùa vỡ mừng vui, sống tử tế với nhau hơn, nhân hậu với nhau hơn, mà là quãng thời gian của mấy mươi năm vật lộn với gian khó, trong đó có biết bao sự "phản thùng, thớ lợ", biết bao cặn lắng của những oan khuất…” [10] nên không ít khi nhà thơ cảm thấy bức bối ngột ngạt. Từ đó, người viết nhấn mạnh về cách tư duy, giọng điệu thơ Hữu Thỉnh: “Trong thế hệ thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh là nhà thơ tạo được một giọng riêng. Cho đến tập thơ này, dù có riết róng hơn hay quặn thắt hơn, ông vẫn giữ được cái giọng riêng ấy. Thơ ông được neo lại trong lòng người đọc nhiều chục năm qua là nhờ ở cái cách tư duy không lẫn với ai này. Nói ra cái điều ai cũng nghĩ, ai cũng biết 4 nhưng không phải ai cũng viết thành thơ như Hữu Thỉnh được…” [10]. Từ đánh giá này, ta thấy Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách độc đáo. Ông không chỉ thành công trong giai đoạn thơ ca chống Mỹ mà còn có vị trí xứng đáng và góp phần đổi mới nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tiếp nối sự phát hiện tính truyền thống và hiện đại trong thơ Hữu Thỉnh, nhà phê bình Lý Hoài Thu tìm thấy được phong vị dân gian trong thơ Hữu Thỉnh, nhìn nhận thơ ông gần gũi với tiếng nói của dân tộc và mang tính sáng tạo: “…với sự nhạy cảm của một ngòi bút có kinh nghiệm, Hữu Thỉnh vừa rất có ý thức trong việc đi sâu khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm, sáng tạo cái mới” [65]. Dù viết về thiên nhiên, chiến tranh hay tình yêu, thơ Hữu Thỉnh luôn bắt nguồn từ đời sống, song vẫn có những khám phá, rung động mới mẻ để tạo nên tính truyền thống và hiện đại: “Thơ Hữu Thỉnh giàu sức mạnh nội lực, gắn bó máu thịt với đời sống tâm linh và truyền thống thơ ca của dân tộc Việt Nam. Đó là hành trang vô cùng quý giá cho mọi tìm kiếm theo hướng hiện đại của thơ anh” [65]. Tác giả Hoàng Điệp với bài viết Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh đã khẳng định: “Hữu Thỉnh đến với thơ cũng tự nhiên và giản dị như chính phong cách sống của ông vậy. Thơ Hữu Thỉnh lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bởi lối diễn đạt tự nhiên không chút cầu kỳ khó hiểu nhưng qua đó toát lên sự cảm nhận tinh tế mà sâu sắc” [12, tr.113]. Trong thơ Hữu Thỉnh, giữa cảm xúc và suy nghĩ luôn có sự gắn bó hài hòa, sâu sắc, đặc biệt ngôn ngữ trong thơ ông giàu hình ảnh và giàu giá trị biểu cảm. Người viết tiếp tục khẳng định: “Dưới góc độ ngôn ngữ, Hữu Thỉnh đã tạo cho những sáng tác của mình cái hay, cái đẹp ở ngay trong đời sống thường nhật. Ông đã góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại một tiếng thơ trữ tình đằm thắm, luôn hướng về cội nguồn với những cảm xúc và ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, nhưng thấm đượm hồn dân tộc” [12, tr.116]. Đặc biệt, trong bài viết Hữu Thỉnh với thể loại trường ca, Hoàng Điệp đã đánh giá cao về những đóng góp của nhà thơ với thể loại trường ca: “Hữu Thỉnh là một trong những người có đóng góp nhiều và chiếm vị trí quan trọng đối với thể loại trường ca… Trường ca của ông không những nhiều về số lượng mà còn đạt giá trị về chất lượng” [11, tr.65]. Người viết đã thấy được sự thành công của nhà thơ trong việc khái quát tổng hợp về giai đoạn lịch sử, về nhiều mặt của đời sống cũng như chiều sâu tâm lí con người. Hơn nữa, khi viết về Trường ca biển, tác giả còn nhấn mạnh đến những suy nghĩ của nhà thơ về cuộc sống và tầm quan trọng của 5 thơ đối với con người: “…Hữu Thỉnh dồn sức thổi vào trong đó những tâm trạng, những suy nghĩ, những dự cảm, những day dứt khôn nguôi của chính nhà thơ về cuộc sống, về hạnh phúc, về thân phận con người… Vì vậy, với Hữu Thỉnh -“thơ là kinh nghiệm sống”, thơ của ông không đơn thuần là một niềm yêu, mà thơ - đôi khi là thứ “vũ khí” bênh vực con người” [11, tr.70]. Có thể thấy thơ Hữu Thỉnh rất giản dị và chân thực gần gũi với tiếng nói của con người Việt Nam. Vì vậy, thơ ông luôn sống trong lòng người đọc và đã nhận được những lời ngợi ca. Như vậy, các tác giả trên đã đánh giá khái quát về những sự nghiệp thơ ca của Hữu Thỉnh tập trung ở hai phương diện giá trị nội dung và nghệ thuật. Điều đó góp phần khẳng định Hữu Thỉnh là một nhà thơ có sức sáng tạo lâu bền và có nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Qua khảo sát, chúng tôi chưa thấy có bài viết, công trình nghiên cứu nào đi sâu khám phá, tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề hiện thực cuộc sống và con người trong các sáng tác của nhà thơ. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh” để có cái nhìn bao quát về quá trình sáng tác văn chương của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở đó, người viết mong góp một phần tiếng nói của mình cùng với các bài viết, các công trình nghiên cứu đã có để tiếp tục khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn về sự nghiệp thơ ca của Hữu Thỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lựa chọn đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là: Hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và thời kì sau kháng chiến đến nay. Trong đó, người viết tập trung khảo sát về bức tranh hiện thực đời sống, con người trong thơ Hữu Thỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là những sáng tác của Hữu Thỉnh đã được xuất bản: - Âm vang chiến hào (thơ, in chung) (1975) - Sức bền của đất (trường ca) (1977) - Đường tới thành phố (trường ca) (1980) - Từ chiến hào tới thành phố (1985) - Thư mùa đông (1994) - Trường ca biển (1994) - Thương lượng với thời gian (2005) 6 Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát, nghiên cứu một số thơ và trường ca hiện đại của các tác giả khác để có cái nhìn đối sánh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn muốn hướng tới khám phá, nghiên cứu một cách hệ thống về hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống và con người trong sự nghiệp sáng tác của Hữu Thỉnh. - Nghiên cứu sáng tác của Hữu Thỉnh để chỉ ra những đóng góp tiêu biểu và khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp chủ đạo của đề tài. Trên cơ sở phân tích những tập thơ đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật về hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh. - Phương pháp hệ thống: Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu hiện thực và con người trong thơ Hữu Thỉnh đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn. - Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê những biểu tượng tiêu biểu trong một số tập thơ của Hữu Thỉnh để từ đó tìm hiểu thấu đáo hơn về hiện thực và con người trong sáng tác của nhà thơ. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: để tìm ra những nét chung mang tính thời đại và những nét đặc sắc, riêng biệt, độc đáo cùng những biến đổi trong sáng tác của Hữu Thỉnh. Chúng tôi vận dụng so sánh, đối chiếu giữa các tập thơ của Hữu Thỉnh với nhau; so sánh, đối chiếu giữa thơ của Hữu Thỉnh với một số nhà thơ cùng thời. - Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp văn chương: Để khảo sát những vấn đề có tính quy luật nói chung của nghệ thuật thơ ca, những vấn đề mang tính quan niệm để từ đây chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của thơ Hữu Thỉnh. 7 - Phương pháp lịch sử xã hội: Đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Hữu Thỉnh, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm và phương thức biểu hiện, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng về phản ánh hiện thực và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh đối với văn học dân tộc. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu những sáng tác của Hữu Thỉnh ở quan niệm về hiện thực đời sống và con người. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp của Hữu Thỉnh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn này còn làm tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm, yêu thích thơ Hữu Thỉnh và cho việc dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Sáng tác của Hữu Thỉnh trong hành trình thơ Việt Nam từ kháng chiến chỗng Mỹ đến nay. Chương 2: Bức tranh hiện thực đời sống và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện hiện thực đời sống và con người trong sáng tác của Hữu Thỉnh. 8 NỘI DUNG Chương 1 SÁNG TÁC CỦA HỮU THỈNH TRONG HÀNH TRÌNH THƠ VIỆT NAM TỪ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ĐẾN NAY 1.1. Diện mạo thơ Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay 1.1.1. Sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay Vào năm 1964, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Cả nước ta bước vào thời kì kháng chiến chống Mỹ. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã trải qua nhiều gay go, căng thẳng, khốc liệt để đi tới thắng lợi trọn vẹn ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chính cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền thơ ca Việt Nam, chiến tranh càng gay go, ác liệt càng đem đến nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ ca: “Chiến tranh càng mở rộng, càng ác liệt, thơ càng mở rộng kích thước phát triển” [37, tr.117]. Ở thời kì này, thơ được coi là mũi nhọn có tính xung kích phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc. Thơ đã bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh chân thực những sự kiện lịch sử của đất nước, phản ánh tinh thần đấu tranh anh dũng, hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thơ đã ghi lại những hình ảnh về con người, dân tộc Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đầy gian nan mà hào hùng, vẻ vang. Có thể nói lịch sử thơ ca dân tộc chưa từng biết đến thời kì nào mà thơ lại có được một cuộc sống phong phú và sôi nổi đến thế [37, tr.117]. Sự phát triển mạnh mẽ của thơ ca thời kì này nhờ vào đội ngũ các nhà thơ. Thế hệ các nhà thơ xuất hiện từ trước năm 1945 như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu,... vẫn tiếp tục sáng tác và nhiều người đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra chặng đường mới trên con đường thơ của mình. Thế hệ kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu,… cũng thực sự khởi sắc. Những nhà thơ đó đã tiếp tục sự nghiệp của cha ông, hòa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Đặc biệt có sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ trong thời kì chiến tranh chống Mỹ như: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,… Lớp nhà thơ “vừa làm thơ vừa đánh giặc” cũng đã đã đem đến cho thơ sức sáng tạo mới mẻ, đầy nhiệt huyết. Họ là những nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến đầy gian nan mà vẻ vang của dân tộc. Nhiều cây bút đã khẳng định được tên tuổi mình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền thơ ca hiện đại. Các nhà thơ trẻ đã chủ động tìm 9 đến những thử thách quyết liệt nhất của cuộc sống để có nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào, ghi lại những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kỳ lịch sử đầy gian lao mà vẻ vang của dân tộc. Họ đem đến cho thơ chất hiện thực nóng bỏng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, tìm thấy chất thơ trong chiến tranh khắc nghiệt và nâng cao tầm nhận thức của mình về các vấn đề của cuộc sống một cách chính xác và sâu sắc. Với tâm hồn đầy nhạy cảm và sự am hiểu cuộc sống người lính nơi chiến trường, các nhà thơ trẻ đã phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà ở đó là chân dung những người cầm súng bảo vệ đất nước. Đó chính là những con người mang đậm dấu ấn, tầm vóc, tư tưởng và ý chí của thời đại. Những trang thơ của họ giàu chất hiện thực và có sự sáng tạo về nội dung và hình thức nghệ thuật. Cùng thời với các nhà thơ - chiến sĩ đó, các nhà thơ nữ: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát... cũng cất lên tiếng thơ từ hậu phương góp phần tạo nên hào khí của thời đại anh hùng. Có thể khẳng định chưa bao giờ lực lượng sáng tác thơ lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này. Thơ kháng chiến chống Mỹ thực sự là vũ khí tinh thần to lớn cho việc khơi dậy lòng yêu nước, ý chí chiến đấu và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc Việt Nam. Thơ ca kháng chiến chống Mỹ đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình là cổ vũ, động viên con người Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách, những mất mát hi sinh trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Giá trị lớn nhất, không thể phủ nhận được của thơ ca kháng chiến là nó đã thực sự bồi đắp cho phẩm chất, nhân cách con người cao đẹp hơn, vượt lên “cái tôi” bé nhỏ để vươn tới, hòa vào “cái ta” rộng lớn. Thơ ca chống Mỹ góp phần hun đúc thêm khí phách ngoan cường, bản lĩnh vững vàng của con người Việt Nam. Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối. Đây là thời kì mở đầu cho một chặng đường mới của đất nước trên tất cả mọi phương diện nhưng dân tộc ta vẫn phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do hậu quả của chiến tranh để lại. Do cơ chế bao cấp kéo dài rồi chuyển sang giai đoạn đổi mới, nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người cũng có những thay đổi khác với thời kì trước. Nếu như trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, con người luôn hướng tới cái chung, sống đùm bọc yêu thương, đồng lòng, góp sức vì sự nghiệp chung giải phóng đất nước thì đến thời kì này mối quan hệ giữa con người với con người trở nên phức tạp, đa diện. Người 10 lính vừa bước ra khỏi chiến trường với bao vinh quang của thế hệ cống hiến, hi sinh vì đất nước thì giờ đây bản thân họ nhiều khi cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống đời thường. Sau năm 1975, thơ ca Việt Nam có những chuyển động mạnh mẽ và đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức. Thơ không còn chỉ tập trung trong nội dung chiến đấu và xây dựng như thời trước năm 1975 nữa mà dường như thơ diễn tả mọi lĩnh vực của đời sống, phản ánh sự phong phú nhưng cũng vô cùng bề bộn và phức tạp hiện thực đời thường. Công cuộc đổi mới của Đảng vào năm 1986 ở nước ta là sự kiện chính trị và xã hội có ý nghĩa quan trọng. Sau ba mươi năm chiến tranh, mười năm hậu chiến, cuộc sống hòa bình và cơ chế thị trường đưa con người Việt Nam trở về với quỹ đạo bình thường của cuộc sống mưu sinh. Xu hướng dân chủ hóa, ý thức cá nhân và cơ chế thị trường,… đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Chính điều này đã thúc đẩy sự đổi mới văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý đã khẳng định: “Nếu xét như một hệ thống thể loại, thì thơ bao giờ cũng là một thể loại mạnh, luôn chiếm ngôi vị đầu bảng. Khác với văn xuôi, thơ một phần gắn chặt hơn với những yếu tố tự nhiên trong con người như cảm xúc, trực giác, phần khác tư duy thơ lại thuộc tư duy lựa chọn, theo trục dọc, trục của không gian” [66, tr.43]. Sự chuyển biến của đời sống xã hội, văn hóa, tư tưởng đã dẫn đến nhu cầu đổi mới thơ ca, mà trước tiên là đổi mới quan niệm thẩm mĩ về hiện thực và con người. Sau năm 1975, thơ Việt Nam hội tụ nhiều thế hệ nhà thơ giàu nhiệt huyết sáng tạo. Bên cạnh những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến vẫn tiếp tục cầm bút sáng tác như: Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh,… xuất hiện lớp nhà thơ có tuổi đời còn trẻ như: Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Trương Quế Chi, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Tuyết Nga, Chu Thị Thơm,... Họ đều cố gắng đi tìm những cách thức phong phú để thể hiện giọng điệu mới, phục vụ cho việc tái hiện chân thành cảm xúc tâm trạng và hiện thực đời sống. Có những nhà thơ trẻ đã thể hiện lối nói mạnh bạo, thể hiện khát khao mãnh liệt gửi gắm trong thơ: “Trong bóng tối mới tinh, vẫn bài ca hoang dã Tôi ứa máu những câu thơ cầu siêu Rách cằm ngã đêm đơn độc …Làm đóa Linh mẫu đơn Nở tận cùng đến chết” (Vi Thùy Linh - Sinh năm 1980). 11 Họ từ chối những khuôn mẫu sẵn có trong thơ, đưa vào những trang thơ của mình những cái hiện đại của đời sống để tạo ra những tứ thơ khác lạ: Ngoài đường cái quan xe rác chạy rầm rập đống lửa bao nilon đựng rác đôi tình nhân khét lẹt chàng thương binh ngực đầy huân chương vẫn hô một hai hành quân không chịu nghỉ nàng thất tình hoa mướp bồng áo bông ru hời (Phan Huyền Thư - Rỗng ngực) Cách tổ chức các hình ảnh thơ cùng với cấu trúc câu thơ, nhịp thơ và cảm xúc cho thấy Phan Huyền Thư đã khước từ những kinh nghiệm, quan niệm thẩm mĩ truyền thống, đưa những chất liệu mới vào thơ. Thơ lúc này được xem là thể loại tiên phong cho tâm hồn và nghệ thuật nhanh nhạy, đa dạng nhất, các nhà thơ ý thức được các bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội và đời sống văn học. Như vậy, thơ sau năm 1975 đến nay đang tiếp tục phát triển trên con đường hiện đại hóa, hội nhập với thơ ca nhân loại. Chính sự cách tân đổi mới trong thơ ca đã có những đóng góp vào văn hóa tinh thần dân tộc, làm phong phú, đa dạng thêm nền văn học Việt đương đại. Các nhà thơ đem đến cho tâm hồn con người Việt những cảm xúc, ẩn ức, lịch sử, hiện thực Việt, cùng những khao khát của con người đương thời để tạo nên những thành quả mới, giá trị mới. 1.1.2. Những thay đổi trong cảm hứng sáng tác và hình thức biểu hiện Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đặt dân tộc ta trước những thử thách gay gắt, vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập của dân tộc đứng trước nguy cơ một mất một còn. Trong những năm tháng đó, đời sống và số phận của mỗi người tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh của đất nước, với cuộc chiến đấu của dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, thơ đã trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi người, của toàn dân tộc. Vì vậy, một trong những nguồn cảm hứng sáng tác của giai đoạn này là cảm hứng sử thi. Nguồn cảm hứng này tạo cho nhà thơ một chỗ đứng ở tầm cao để bao quát thời đại, lịch sử và cũng định hướng cho sự suy ngẫm, phát hiện, liên tưởng của nhà thơ trước mọi hiện tượng và vấn đề, kể cả đời sống riêng tư, cá nhân hay thế sự. Nhờ thế mà thơ kháng chiến chống Mỹ đã tạo dựng được nhiều hình tượng đẹp, kì 12 vĩ, mới mẻ về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu của dân tộc mang tầm thời đại. Cũng nhờ đó mà trong thơ thời kì này có nhiều phát hiện, liên tưởng, mở rộng và đào sâu ý nghĩa khái quát, biểu tượng của những chi tiết, hình ảnh hiện thực. Cảm hứng sử thi là yếu tố chủ đạo của thơ ca cách mạng. Thơ thời kì này thường thể hiện tiếng nói của cộng đồng, của dân tộc trước thử thách quyết liệt. Nhân vật trung tâm thường không thể hiện cái tôi cá nhân mà là cái tôi công dân đại diện cho giai cấp, dân tộc, thời đại, hội tụ những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Trong thơ thường xuất hiện hình tượng đẹp về người chiến sĩ cách mạng: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên gác trực thăng Và anh chết khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công (Lê Anh Xuân - Dáng đứng Việt Nam) Người chiến sĩ giải phóng quân hiện lên ở đầu bài thơ mang dáng dấp của những anh hùng thần thoại với các động tác: “ngã”, “tì”, “gượng”. Lê Anh Xuân đã kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa chất sử thi và cảm hứng bay bổng để khắc hoạ dáng đứng Việt Nam anh hùng giữa chiến trường đầy bom đạn, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự hi sinh thầm lặng mà cao cả. Cái tôi trữ tình sử thi chiếm một vị trí đáng kể trong cảm hứng và giọng điệu của hầu hết các nhà thơ chống Mỹ. Đất nước ta lúc này phải đương đầu với kẻ thù hung ác, hùng mạnh, nham hiểm nhất của thời đại và chính điều đó đã khiến cả dân tộc phải thống nhất muôn người như một: Những năm toàn đất nước có một tâm hồn có chung khuôn mặt Nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ in nhau Những mắt sáng vì toàn dân tỉnh thức Dáng lao nhanh theo trận tuyến dời mau Núi Bắc sông Nam đều giống Bác Nhìn một người, ta nhìn ra cả nước … (Chế Lan Viên - Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa) 13 Nhà thơ nhìn Tổ quốc không phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt của lịch sử, của dân tộc, của thời đại, “Con mắt Bạch Đằng, Đống Đa”. Đó là một cái nhìn mang tính sử thi hoành tránh. Với những đặc điểm này, tinh thần yêu nước, hành động anh hùng, phẩm chất ngời sáng thông qua sự thể hiện của cái tôi trữ tình sử thi đã mang tầm vóc khái quát: đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Vì vậy, tình cảm yêu nước luôn được thể hiện trong trạng thái cảm xúc mãnh liệt nhất: Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông... (Chế Lan Viên - Sao chiến thắng) Tình yêu Tổ quốc gắn liền với ý thức trách nhiệm của mỗi người. Trữ tình - sử thi trở thành phương thức chủ đạo của thơ thời kỳ chống Mỹ. Cái tôi sử thi cũng chiếm một vị trí đáng kể trong cảm hứng và trong giọng điệu của nhiều nhà thơ thời chống Mỹ. Sức mạnh toàn dân tộc được soi chiếu bởi tầm nhìn sử thi. Sự nghiệp anh hùng trong những năm tháng hào hùng thời đánh Mỹ được nhà thơ Chế Lan Viên khái quát, cùng niềm tự hào: “Ta đánh giặc suốt ba mươi năm trời chẳng cần có ai thay/ Cả dân tộc không một ai làm quân dự bị” (Ngày vĩ đại). Cái tôi sử thi có thể thấy rõ qua những câu thơ có tính chất tuyên ngôn của Xuân Diệu: Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao (Những đêm hành quân) Cái tôi sử thi đã đại diện cái ta cộng đồng, tiếng nói của cái tôi trữ tình có sức âm vang của tiếng nói chung, có sức thuyết phục của chân lí chung mang tính phổ biến. Cái tôi sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tư cách là người phát ngôn cho cả nhân dân, cả dân tộc. Do vậy, những cái gì thuộc về cá nhân dường như thường ít được đề cập trong thơ. Trong âm hưởng hùng ca, say sưa với chiến thắng, thơ chống Mỹ thường tránh nói nỗi đau nếu phải đối diện với hiện thực nghiệt ngã thì các nhà thơ vẫn cố gắng “xoa dịu” vết đau bằng sức mạnh tinh thần: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan